Giáo án môn Tập đọc 4 - Tuần 11 - Bài: Ông Trạng thả diều

Giáo án môn Tập đọc 4 - Tuần 11 - Bài: Ông Trạng thả diều

ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức:

- Hiểu các từ khó: Trạng, kinh ngạc

- Hiểu nội dung : Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó( trả lời được câu hỏi trong SGK ).

2. Kĩ năng:

- Đọc đúng: lưng trâu,nền cát, nước Nam

- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rói ; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.

3. Thái độ:

- Xác định giá trị; hợp tác;thể hiện sự tự tin, ý chí vượt khó vươn lên.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Bài giảng điện tử, thiết bị điện tử, SGK.

2. Học sinh: Thiết bị điện tử, SGK,vở ghi.

 

docx 6 trang xuanhoa 10/08/2022 2680
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tập đọc 4 - Tuần 11 - Bài: Ông Trạng thả diều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc
ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức: 
- Hiểu các từ khó: Trạng, kinh ngạc
- Hiểu nội dung : Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó( trả lời được câu hỏi trong SGK ).
2. Kĩ năng: 
- Đọc đúng: lưng trâu,nền cát, nước Nam
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rói ; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
3. Thái độ: 
- Xác định giá trị; hợp tác;thể hiện sự tự tin, ý chí vượt khó vươn lên.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên: Bài giảng điện tử, thiết bị điện tử, SGK.
2. Học sinh: Thiết bị điện tử, SGK,vở ghi.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Mở đầu
- GV: Bạn nào có thể nhắc lại cho cô, ở những tuần học trước, các con đã được học những chủ điểm nào?
- À đúng rồi, các con đã được học các chủ điểm thương người như thể thương thân, măng mọc thẳng, trên đôi cánh ước mơ. Hôm nay cô cùng các con cùng tìm hiểu một chủ điểm mới. Chủ điểm có tên “Có chí thì nên”.	
- Hỏi: Chủ điểm tuần này chúng ta học có tên là gì? (Mời HS nhắc lại)
- Bây giờ cô mời cả lớp mình cùng quan sát lên bức tranh, bạn nào có thể mô tả cho cô, con thấy gì trong bức tranh này?
-À cô khen con đã miêu tả rất đúng bức tranh, quan sát bức tranh chúng ta có thể thấy phía xa xa kia có một chú bé chăn trâu ngồi ngoài lớp nghe lỏm thầy giảng bài; rồi những bạn nhỏ đội mưa gió đi học; Những bạn nhỏ chăm chỉ, miệt mài học tập, nghiên cứu.
- Chủ điểm Có chí thì nên sẽ giới thiệu với các em những con người có nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
Dẫn: Các con ạ, chúng ta từ xưa đến nay vẫn luôn tự hào về đất nước Việt Nam là một mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi có rất nhiều người tài ở trên mọi lĩnh vực. Nguyễn Trãi đã khẳng định trong Bình Ngô đại cáo rằng : 
“Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có”.
Không chỉ vậy, nước ta còn có những thần đồng nổi tiếng là thông minh, có trí tuệ siêu phàm từ khi còn rất , và trong bài tập đọc ngày hôm nay của chúng ta mang tên: Ông Trạng thả thả diều, cô và các con sẽ cùng tìm hiểu về một thần đồng như thế. Đó là một cậu bé đã đỗ trạng nguyên từ năm 13 tuổi. Vậy cậu bé đó là ai, cậu thông minh và tài năng như thế nào, chúng ta cùng đi vào bài hôm nay nhé!
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Cho HS quan sát bức tranh và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì? 
- Cậu bé đó chính là trạng nguyên trẻ tuổi nhất nước ta. Qua câu chuyện Ông trạng thả diều bài học hôm nay các em sẽ thấy được ý chí vượt khó vươn lên của cậu bé Nguyễn Hiền.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc
- Gv yêu cầu HS đọc toàn bài.
- Hỏi: Bài chia làm mấy đoạn?
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp đọc lần 1.
- YC HS tìm từ khó
- Chiếu từ khó: Kinh ngạc, lạ thường
lưng trâu, nền cát.
- Yc hs đọc từ khó
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp lần 2
- Yêu cầu HS giải nghĩa từ “trạng”, “kinh ngạc”
- Hướng dẫn ngắt, nghỉ:
Thầy kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu đến đó / và có trí nhớ lạ thường.
- HS luyện đọc nhóm 4 trong Zoom.
- Gọi 1 nhóm lên đọc.
- Yc 1 nhóm lên đọc 
- GV đọc mẫu: 
* Toàn bài đọc với giọng kể chuyện: chậm rãi, cảm hứng ca ngợi. Đoạn cuối bài đọc với giọng sảng khoái
* Nhấn giọng ở từ ngữ: rất ham thả diều, bé tí, kinh ngạc, lạ thường, hai mươi, thuộc bài, như ai, lưng trâu, ngón tay, mảnh gạch, vỏ trứng, cánh diều, tiếng sáo, bay cao, vi vút, vượt xa, mười ba tuổi, trẻ nhất, 
=> Chuyển ý: Qua phần luyện đọc vừa rồi, các con chắc hẳn đã phần nào thấy được tài năng và ý chí của Nguyễn Hiền. Vậy để chúng mình thấy rõ hơn, hiểu sâu hơn về ý chí vượt khó vươn lên trong học tập của cậu bé thần đồng này thì, thì cố và các con hãy cùng bước sang phần Tìm hiểu bài. 
b. Tìm hiểu bài 
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1,2 và trả lời câu hỏi:
+ Em biết gì về Nguyễn Hiền?
+ HS đọc câu hỏi 1: Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền. 
+ Câu hỏi 1 yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV chuyển đổi yêu cầu câu hỏi: 
Với câu hỏi này, cô sẽ biến đổi yêu cầu như sau: 
Gạch chân dưới những chi tiết cho thấy tư chất thông minh của Nguyễn Hiền. 
+ Cho cô biết, yêu cầu mới cô đưa ra là gì? 
- GV cho HS thao tác trên Classkick:
Với yêu cầu này, để tất cả các con được hoạt động, đưa ra ý kiến và chia sẻ với các bạn, chúng mình sẽ đưa ra câu trả lời thông qua ứng dụng Classkick. Phần mềm này rất quen thuộc với chúng mình rồi, các con vào hộp chat để lấy đường link và thao tác thật nhanh nhé! 
- GV chiếu bài 1 bạn, yêu cầu trình bày. 
- Gọi 2-3 HS nhận xét. Trong khi nhận xét, hỏi lại HS:
+ Giải nghĩa từ kinh ngạc
- GV chốt: Những chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?
- Đoạn 1, 2 cho em biết điều gì?
- Chiếu: Tư chất thông minh của Nguyễn Hiền.
=> Chuyển ý: Vừa rồi cô cùng các con tìm hiểu tư chất thông minh của Nguyễn Hiền. Vậy để các con biết được Nguyễn Hiền có đức tính gì thì cô cùng các con tìm hiểu đoạn 3
- Gọi HS đọc đoạn 3 trao đổi và TLCH
+ Những chi tiết nào cho thấy Nguyễn Hiền ham học và chịu khó?
- GV cho HS thảo luận theo nhóm 5, mỗi nhóm cử ra một bạn thư kí, thống nhất hình thức trình bày kết quả thảo luận. Sau đó chụp ảnh up lên Padlet hoặc Lumio.
+ Nhóm 1: Trình bày kết quả theo hàng ngang. 
+ Nhóm 2: Trình bày kết quả dưới dạng sơ đồ tư duy (bông hoa 4 cánh – 4 ý) 
+ Nhóm 3: Sơ đồ gạch ý
... 
- GV gọi 1-2 nhóm trình bày. 
- GV gọi 1-2 nhóm nhận xét. 
- GV chốt: 
- Nội dung chính đoạn 3 là gì?
- Chiếu: Tư chất thông minh của Nguyễn Hiền.
=> Chuyển ý: Vừa rồi các con đã biết được Nguyễn Hiền có đức tính ham học và chịu khó. Vậy để các con biết tại sao Nguyễn Hiền được gọi là “ông trạng thả diều” thì cô cùng các con tìm hiểu đoạn 4.
Câu 3:
- Gọi HS đọc đoạn 4 trả lời câu hỏi: Vì sao chú bé Nguyễn Hiền được gọi là ông trạng thả diều?
Câu 4: 
- HS đọc câu hỏi
- GV cho HS suy nghĩ và viết câu trả lời lên hộp chat. 
- GV giải nghĩa:
+ Câu Tuổi trẻ tài cao: nói lên Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên năm 13 tuổi. Ông còn nhỏ mà đã có tài.
+ Câu Có chí thì nên: nói lên Nguyễn Hiền còn nhỏ mà đã có chí hướng, ông quyết tâm học khi gặp nhiều khó khăn.
- Giảng: Cả ba câu tục, thành ngữ trên đều có nét nghĩa đúng với nội dung truyện. Nguyễn Hiền là người tuổi trẻ tài cao, là người công thành danh toại. Nhưng câu tục ngữ Có chí thì nên nói đúng ý nghĩa câu chuyện nhất.
- Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
- Đoạn cuối bài cho em biết điều gì?
- Chiếu: Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên
- Gọi 1 HS đọc toàn bài trao đổi và tìm nội dung chính của bài.
=> Chuyển ý: Vừa rồi cô cùng các con tìm hiểu về Nguyễn Hiền. Vậy để xem bạn nào đọc hay, đọc diễn cảm thì cô và các con cùng chuyển sang phần đọc diễn cảm.
c. Đọc diễn cảm.
- Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài. Cả lớp theo dõi để phát hiện ra giọng đọc.
- Đưa đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm 
- Giáo viên đọc mẫu.
- Yêu cầu HS tìm ra cách đọc và luyện đọc đoạn: Thầy phải đom đóm vào trong.
- Thi đọc diễn cảm
- Gv nhận xét.
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Câu chuyện ca ngợi ai? Về điều gì?
- Truyện đọc giúp em hiểu điều gì? 
- Liên hệ: Đưa ra một số tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập / cuộc sống.
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau. 
-HS trả lời: Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ.
- Hs lắng nghe
- Chủ điểm: Có chí thì nên.
Tranh minh hoạ chủ điểm vẽ:
+Một chú bé chăn trâu ngồi ngoài lớp nghe lỏm thầy giảng bài.
+ Những bạn nhỏ đội mưa gió đi học.
+Những bạn nhỏ chăm chỉ, miệt mài học tập, nghiên cứu.
- Lắng nghe.
- Bức tranh vẽ cảnh một cậu bé đang ngồi ngoài cửa nghe thầy đồ giảng bài.
- Lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng trước lớp. Cả lớp theo dõi đọc thầm theo.
- Bài chia 4 đoạn:
+ Đoạn 1: Vào đời vua làm diều để thả.
+ Đoạn 2: Lên sáu chơi diều
+ Đoạn 3: Sau vì học trò của thầy.
+ Đoạn 4: Thế rồi nước Nam ta.
- 4 hs đọc nối tiếp
- Hs tìm: Kinh ngạc, mảnh gạch vỡ, đom đóm, vi vút.
- Hs quan sát
- Hs đọc
- 4 hs đọc nối tiếp
- Trạng: tức Trạng nguyên, người đỗ đầu kì thi cao nhất thời xưa.
-Kinh ngạc: Cảm thấy rất lạ trước điều hoàn toàn không ngờ.
- 2 – 3 hs đọc
- HS luyện đọc nối tiếp trong nhóm.
- HS đọc 
- Hs lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp, cả lớp đọc thầm nối tiếp trả lời câu hỏi:
+ Nguyễn Hiền sống ở đời vua Trần Thái Tông. Gia đình cậu rất nghèo.
Cậu bé ham thích chơi thả diều.
+ Tìm những chi tiết ...
- Gạch chân ...
- Kinh ngạc: cảm thấy rất lạ trước điều hoàn toàn không ngờ.
+ Nguyễn Hiền đọc đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường, cậu có thể thuộc 20 trang sách trong ngày mà vẫn có thời gian chơi diều.
- Tư chất thông minh của Nguyễn Hiền.
- Hs lắng nghe
- 1 HS đọc thành tiếng
- HS thực hiện
- HS trình bày
- HS nhận xét
+ Nhà nghèo Hiền nhờ bạn xin thầy chấm hộ.
Tư chất thông minh của Nguyễn Hiền.
- Hs quan sát
- Hs lắng nghe
- 1 HS đọc trước lớp 
- HS trả lời : Vì cậu đỗ trạng nguyên năm 13 tuổi, lúc ấy cậu vẫn thích chơi diều.
- Hs lắng nghe
- HS giải thích sự lựa chọn của mình. 
- Câu chuyện khuyên ta phải có ý chí, quyết tâm thì làm được điều mình mong muốn.
- Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên.
- Hs quan sát
- Ca ngợi Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi. 
- 1 HS đọc toàn bài. Cả lớp theo để tìm ra giọng đọc.
- Theo dõi.
- Hs lắng nghe
- Tìm ra giọng đọc và luyện đọc.
- 2 HS thi đọc trước lớp
- Hs lắng nghe
- Câu truyện ca ngợi Trạng nguyên Nguyễn Hiền. Ông là người ham học, chịu khó nên đã thành tài.
- Truyện giúp em hiểu:
+ Truyện giúp em hiểu rằng muốn làm được việc gì cũng phải chăm chỉ, chịu khó.
+ Nguyễn Hiền là một tấm gương sáng cho chúng em noi theo.
+ Nguyễn Hiền là người có chí. Nhờ đó ông đã là Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất nước ta.
- Hs lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_tap_doc_4_tuan_11_bai_ong_trang_tha_dieu.docx