Kế hoạch bài dạy Lớp 4 - Tuần 6

Kế hoạch bài dạy Lớp 4 - Tuần 6

CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN

Tập đọc:

NỖI DẰN VẶT CỦA AN - ĐRÂY -CA

I. Yêu cầu cần đạt:

- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.

- Hiểu nội dung: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- Yêu thích văn học, giáo dục HS lòng yêu thương, có ý thức trách nhiệm về việc làm của mình.

- Cảm thụ được nội dung bài, trả lời nhanh, chính xác các câu hỏi của bài góp phần phát triển NL ngôn ngữ, NL văn học.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh ảnh.

- Bảng phụ có ghi nội dung ghi nhớ, đoạn khó đọc, câu khó đọc.

 

doc 47 trang xuanhoa 06/08/2022 2590
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lớp 4 - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY LỚP 4C TUẦN 6
( Từ ngày 11/10 đến ngày 15/10/2021)
Thứ ngày
Buổi
Tiết
TKB
Môn
Tiết
PPCT
Tên bài
Thứ hai
11/10
Sáng
1
Chào cờ
Chào cờ đầu tuần.
2
Tập đọc
Tập đọc: Nỗi dằn vặt của an- đrây- ca
Chị em tôi.
3
Toán
Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó 
Luyện tập (tr. 48
4
Khoa học
Bài 15. Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh
Bài 16. Ăn uống khi bị bệnh
Chiều
1
Lịch sử
Nhà Lý dời đô ra Thăng Long
2
LuyệnToán
Ôn luyện tuần 5
3
Đạo đức
Biết bày tỏ ý kiến
Thứ ba
12/10
Sáng
1
Tin
GV CHUYÊN DẠY
2
Tin
GV CHUYÊN DẠY
3
Anh
GV CHUYÊN DẠY
4
Anh
GV CHUYÊN DẠY
Chiều
1
Kể chuyện
Kể chuyện: Bàn chân kì diệu
2
Toán
Góc nhọn , góc tù, góc bẹt ( tr. 49 )
3
LTVC
LTVC: MRVT: Trung thực – Tự trọng
Thứ tư
13/10
Sáng
1
Thể dục
GV CHUYÊN DẠY
2
Thể dục
GV CHUYÊN DẠY
3
Anh
GV CHUYÊN DẠY
4
Anh
GV CHUYÊN DẠY
Chiều
1
Tập đọc
Tập đọc: Chị em tôi
2
Toán
Hai đường thẳng vuông góc ( tr.50 )
3
TL Văn
TLV:	Trả bài văn viết thư
Thứ năm
14/10
Sáng
1
LTVC
LTVC: Danh từ chung và danh từ riêng
2
Toán
Hai đường thẳng Song song ( tr.51 )
3
Âm nhạc
GV CHUYÊN DẠY
4
Mỹ thuật
GV CHUYÊN DẠY
Chiều
1
Chính tả
Chính tả: Nghe – viết : Thợ rèn
2
Địa lý
Bài 5. Tây Nguyên
Bài 6. Một số dân tộc ở Tây Nguyên
3
Kĩ thuật
Khâu đột thưa
Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa
Thứ sáu
15/10
Sáng
1
SHTT
Sinh hoạt chủ nhiệm
ATGT
Hậu quả của tai nạn giao thông
2
Toán
Vẽ hai đường thẳng vuông góc
3
TLV
TLV:Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
4
Khoa học
Thứ hai ngày 11 tháng 10 năm 2021
BUỔI SÁNG
CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
Tập đọc: 
NỖI DẰN VẶT CỦA AN - ĐRÂY -CA
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.
- Hiểu nội dung: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Yêu thích văn học, giáo dục HS lòng yêu thương, có ý thức trách nhiệm về việc làm của mình.
- Cảm thụ được nội dung bài, trả lời nhanh, chính xác các câu hỏi của bài góp phần phát triển NL ngôn ngữ, NL văn học.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh ảnh.
- Bảng phụ có ghi nội dung ghi nhớ, đoạn khó đọc, câu khó đọc.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Đọc thuộc lòng bài Gà Trống và Cáo
+ Cáo đã làm gì để dụ Gà Trống xuống?
+ Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
- GV nhận xét, tuyên dương, dẫn vào bài mới
2. Khám phá:
a. Luyện đọc 
- Gọi 1 HS đọc toàn bài 
- Hướng dẫn cách đọc toàn bài.: Đọc toàn bài với giọng trầm, buồn, xúc động. Lời của ông đọc với giọng mệt nhọc, yếu ớt. Ỹ nghĩ của An-đrây-ca đọc với giọng buồn, day dứt. Giọng mẹ nhẹ nhàng, an ủi. Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm: hoảng hốt, khóc nấc, nức nở, 
- Chia đoạn:
- HS đọc đoạn nối tiếp lần 1,theo dõi và sửa sai.
- Từ khó
- Câu khó 
- Gọi 1 HS đọc phần chú giải.
- HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm đôi.
- 1 HS đọc toàn bài 
- GV đọc mẫu
b. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
 Câu 1: 
+ Khi câu chuyện xảy ra An-đrây-ca ..... như thế nào ?
+ Mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc, thái độ của em lúc đó như thế nào ?
Câu 2: Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mua thuốc về nhà ?
Câu 3: An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào ?
Câu 4: Câu chuyện cho thấy An-đrây-ca là một cậu bé như thế nào ?
+ Nội dung của bài là gì?
- Gọi 2 HS nhắc lại và ghi bảng.
c. Luyện đọc diễn cảm.
- Chọn đoạn và HD đọc
- GV đọc mẫu 
- Gọi 1 HS đọc
- Đọc nhóm
- Thi đọc
- GV theo dõi, uốn nắn.
- Nhận xét và tuyên dương.
3. Vận dụng, trải nghiệm: 
- Hệ thống lại bài
* Khi bố, mẹ sai bảo việc gì chúng ta cần làm?
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Chị em tôi.
-LPHT điều hành:
- 1 HS đọc
+ Cáo đon đả mời chào Gà xuống đất để báo cho Gà biết: Từ nay muôn loài đã kết thân 
+ Hãy luôn luôn cảnh giác giống như chú Gà Trồng 
-1 HS đọc
+ Đoạn 1: An-đrây-ca...mang về nhà.
+ Đoạn 2: bước vào phòng.... ít năm nữa.
Đọc nối tiếp
- Đọc cá nhân: nhanh nhẹn, hoảng hốt, òa khóc, An-đrây-ca....
- Đọc cá nhân : 
+ “Bố khó thở lắm !” 
+ “Chơi một lúc mới nhớ lời mẹ dặn, mang về nhà.” 
- Đọc chú giải trong sách
- HS đọc bài theo nhóm đôi.
- 1HS đọc 
- Lắng nghe.
+ 9 tuổi, em sống với mẹ, ông em đã 96 tuổi nên rất yếu.
+ An-đrây-ca nhanh nhẹn đi ngay.
+ Em hoảng hốt khi thấy mẹ khóc nấc, ông của em đã qua đời.
+ Em òa khóc và cho rằng tại vì mình mua thuốc về trễ mà ông mất. Em kể cho mẹ nghe. Mẹ nói ... và ân hận.
+ Em là một cậu bé rất yêu thương ông của mình, không tha thứ cho mình vì ông sắp chết mà ... với lỗi lầm của mình.
+ Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách .... với lỗi lầm của bản thân.
- HS đọc.
- Từ Bước vào phòng ông nằm, .....ra khỏi nhà.
- Lắng nghe
- 1 HS đọc
- Đọc nhóm đôi
- Đại diện thi đọc
Lắng nghe.
- Nhắc lại nội dung bài
- Khi bố, mẹ sai bảo việc gì chúng ta cần làm ngay để khỏi phải ân hận. 
- Lắng nghe
- HS lắng nghe và thực hiện.
 Toán: 
	 TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ
 LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt.
Bài: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số
- Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Bước đầu biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Có ý thức tự học, yêu thích môn học.
- Vận dụng được kiến thức vào thực hành, phân tích đề toán nhanh góp phần phát triển NL toán học.
- Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2.
Bài: Luyện tập
- Biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Tính chính xác, cẩn thận.
- Vận dụng kiến thức vào thực hành nhanh, chính xác, trình bày bài khoa học góp phần phát triển NL toán học, NL thẩm mĩ.
- Bài tập cần làm : Bài 1 (a, b), bài 2, bài 4 
II. Đồ dùng dạy – học:
Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy- học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động:
- LPVTM điều hành lớp hát, vận động tại chỗ. 
- GV dẫn vào bài mới. 
BÀI: TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ.
2. Khám phá: 
 a. Hướng dẫn tìm hai số khi biết tổng và hiệu của đó: 
- GV đọc VD và chép lên bảng. 
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
* Vì bài toán cho biết tổng và cho biết hiệu của hai số, yêu cầu chúng ta tìm hai số nên dạng toán này được gọi là bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số. 
 * Hướng dẫn và vẽ sơ đồ bài toán
+ GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ bài toán: (SGK)
+ GV yêu cầu HS suy nghĩ xem đoạn thẳng biểu diễn số bé sẽ như thế nào so với đoạn thẳng biểu diễn số lớn?
 * Hướng dẫn giải bài toán (cách 1)
 - GV yêu cầu HS quan sát kĩ sơ đồ bài toán và suy nghĩ cách tìm hai lần của số bé. 
+ Nếu bớt đi phần hơn của số lớn so với số bé thì số lớn như thế nào so với số bé?
+ Lúc đó trên sơ đồ ta còn lại hai đoạn thẳng biểu diễn hai số bằng nhau và mỗi đoạn thẳng là một lần của số bé, vậy ta còn lại hai lần của số bé. 
+ Hai lần số bé là 60. Vậy số bé là bao nhiêu?
+ Số bé là 30. Vậy số lớn là bao nhiêu?
* Yêu cầu HS rút ra công thức tính 
Cách hai: GV hướng dẫn tương tự cách 1
c. Luyện tập, thực hành: 
Bài 1: 
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Hướng dẫn HS áp dụng 1 trong 2 công thức trên để tìm tuổi của hai người. 
 - GV yêu cầu HS làm bài. 
- GV nhận xét . 
Bài 2: 
+ GV hướng dẫn HS tìm cách giải tương tự bài tập 1. 
 - GV nhận xét và tuyên dương HS. 
BÀI: LUYỆN TẬP
A. Hướng dẫn luyện tập: 
 Bài 1(a, b), : Tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó. 
 - GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài. 
- GV nhận xét và tuyên dương HS. 
Bài 2: - GV gọi HS đọc đề bài toán, sau đó yêu cầu HS nêu dạng toán và tự làm bài. 
- GV nhận xét
Bài 4: (N4)
 - GV hướng dẫn, yêu cầu HS thảo luận . 
3.Vận dụng, trải nghiệm:
 - GV yêu cầu HS nêu cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. 
 - GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. 
- Thực hiện
- HS đọc đề toán. 
- Bài toán cho biết tổng của hai số là 70, hiệu của hai số là 10. 
- Bài toán yêu cầu tìm hai số. 
+ Đoạn thẳng biểu diễn số bé ngắn hơn so với đoạn thẳng biểu diễn số lớn. 
- HS suy nghĩ sau đó phát biểu ý kiến. 
- Thì số lớn sẽ bằng số bé. 
Giải:
Hai lần của số bé là: 70 – 10 = 60
Số bé là: 60: 2 = 30. 
Số lớn là: 30 + 10 = 40
 (hoặc 70 – 30 = 40)
 Đáp số: SB: 30, SL: 60
Số bé = (Tổng – Hiệu): 2
Số lớn = ( Tổng + Hiệu ): 2
+ HS đọc đề. 
- Tuổi của bố và của con là 58 (tổng), bố hơn con 38 tuổi ( hiệu)
- Tìm tuổi của mỗi người. 
Giải:
Tuổi của con là:
( 58 – 38): 2 = 10 ( tuổi)
Tuổi của bố là:
10 + 38 = 40 ( tuổi)
 Đáp số: 10 tuổi, 
 48 tuổi. 
+ HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. 
+ HS đọc đề. 
+ HS lên bảng. Lớp làm VBT. 
Giải:
Số học sinh trai của lớp là:
(28 + 4): 2 = 16 (HS)
Số học sinh nữ là:
16 – 4 = 12 ( HS)
Đáp số: 12 HS, 16 HS
- 3HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. 
a. Số lớn là: (24 + 6): 2 = 15
 Số bé là: 15 – 6 = 9
 b. Số lớn là: (60 + 12): 2 = 36
 Số bé là: 36 – 12 = 24
- HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn và đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau. 
+ HS đọc đề toán. 
- HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một cách, HS cả lớp làm bài vào VBT. 
Bài giải
Tuổi của em là: 
(36 – 8): 2 = 14 (tuổi)
Tuổi của chị là: 
14 + 8 = 22 (tuổi)
Đáp số: Em 14 tuổi
 Chị 22 tuổi
- Các nhóm thảo luận
- HS đại diện nhóm trình 
Giải:
 Số sản phẩm của phân xưởng thứ nhất làm được là: 
 (1200 – 120 ): 2 = 540 (sản phẩm)
Số sản phẩm của phân xưởng thứ hai làm được là: 1200 – 540 = 660 (sản phẩm)
 Đáp số: 540 sp ; 660 sp. 
Khoa học
BẠN CẢM THẤY THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH ?
ĂN GÌ KHI BỊ BỆNH
I. Yêu cầu cần đạt.
Bài: Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh
- Nêu được một số biểu hiện khi cơ thể bị bệnh: hắt hơi, sổ mũi, chán ăn, mệt mỏi, đau bụng, nôn, sốt, 
- Biết nói với cha mẹ, người lớn khi cảm thấy trong người khó chịu, không bình thường.
- Phân biệt được lúc cơ thể khoẻ mạnh và lúc cơ thể bị bệnh.
- Hiểu được tầm quan trọng của việc giữ gìn sức khỏe.
- Mạnh dạn trao đổi ý kiến của bản thân trước lớp, cùng các bạn trao đổi giải quyết vấn đề liên quan góp phần phát triển NL ngôn ngữ, NL khoa học.
Bài: Ăn gì khi bị bệnh
- Nhận biết người bệnh cần được ăn uống đủ chất, chỉ một số bệnh phải ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Biết ăn uống hợp lí khi bị bệnh.
- Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy: pha được dung dịch o-rê-dôn hoặc chuẩn bị nước cháo muối khi bản thân hoặc người thân bị tiêu chảy.
- Giáo dục mối quan hệ giữa con người với môi trường : Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.
- Có ý thức ăn uống hợp lí để nhanh khỏi bệnh; quan tâm, chăm sóc người bệnh
- Vận dụng kiến thức vào thực tiễn, cùng các bạn trong nhóm thực hành thí nghiệm tích cực có hiệu quả góp phần phát triển NL khoa học, NL làm việc nhóm.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Các hình minh hoạ trang 32, 33 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
- Bảng lớp chép sẵn các câu hỏi. - Phiếu ghi các tình huống.
III. Các hoạt động dạy- học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài: Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh
1. Khởi động:
+ Em hãy kể tên các bệnh lây qua đường tiêu hoá và nguyên nhân gây ra các bệnh đó?
+ Em đã làm gì để phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá cho mình và mọi người?
 - GV nhận xét và tuyên dương HS.
- GV dẫn vào bài mới. 
2. Khám phá
Hoạt động 1: Biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh. 
- Treo tranh
- Yêu cầu từng HS quan sát các hình minh họa, thảo luận và trình bày theo nội dung sau: 
+ Sắp xếp các hình có liên quan với nhau thành 3 câu chuyện. Mỗi câu chuyện gồm 3 tranh thể hiện Hùng lúc khỏe, Hùng lúc bị bệnh, Hùng lúc được chữa bệnh. 
+ Kể lại câu chuyện cho mọi người nghe với nội dung mô tả những dấu hiệu cho em biết khi Hùng khoẻ và khi Hùng bị bệnh. 
- GV nhận xét, tổng hợp các ý kiến của HS. 
- Nhận xét khen các nhóm trình bày tốt. 
- Yêu cầu HS đọc, suy nghĩ và trả lời các câu hỏi trên bảng. 
+ Em đã từng bị mắc bệnh gì?
+ Khi bị bệnh đó em cảm thấy trong người như thế nào?
+ Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bị bệnh em phải làm gì? Tại sao phải làm như vậy?
Kết luận: Khi khoẻ mạnh thì ta cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Khi có các dấu hiệu bị bệnh các em phải báo ngay cho bố mẹ hoặc người lớn biết. Nếu bệnh được phát hiện sớm thì sẽ dễ chữa và mau khỏ
HĐ2:Trò chơi: “Mẹ ơi, con bị ốm !” 
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ và phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy ghi tình huống. 
 Sau đó nêu yêu cầu. 
- Các nhóm đóng vai các nhân vật trong tình huống. 
- Người con phải nói với người lớn những biểu hiện của bệnh. 
+ Nhóm 1: Tình huống 1: Ở trường Nam bị đau bụng và đi ngoài nhiều lần. 
+ Nhóm 2: Tình huống 2: Đi học về, Bắc thấy hắt hơi, sổ mũi và cổ họng hơi đau. Bắc định nói với mẹ nhưng mẹ đang nấu cơm. Theo em Bắc sẽ nói gì với mẹ?
+Nhóm 3: Sáng dậy Nga đánh răng thấy chảy máu răng và hơi đau, buốt. 
Bài: Ăn uống khi bị bệnh
2. Khám phá:
HĐ1. Chế độ ăn uống đối với người mắc bệnh
- Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trang 34, 35 /SGK thảo luận và trả lời các câu hỏi: 
+ Khi bị các bệnh thông thường ta cần cho người bệnh ăn các loại thức ăn nào?
+ Đối với người bị ốm nặng nên cho ăn món đặc hay loãng? Tại sao?
+ Đối với người ốm không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn thế nào?
+ Đối người bệnh cần ăn kiêng thì nên cho ăn như thế nào?
+ Làm thế nào để chống mất nước cho bệnh nhân bị tiêu chảy, đặc biệt là trẻ em?
- GV NX, tổng hợp ý kiến của các nhóm HS. 
- Gọi 2 HS đọc mục Bạn cần biết. 
HĐ2.Thực hành pha dung dịch ô- rê- dôn và chuẩn bị vật liệu nấu cháo muối. 
Bước 1: -Yêu cầu HS xem kĩ hình minh hoạ trang 35 / SGK
 GV gọi 2 HS ; một HS đọc câu hỏi của bà mẹ đưa con đến khám và một HS đọc câu trả lời của bác sĩ. 
+ Bác sĩ đã khuyên người bị bệnh cần ăn uống như thế nào ?
Bước 2: Tổ chức và hướng dẫn. 
-YC các nhóm báo cáo về đồ dùng đã chuẩn bị. 
- Đối với nhóm pha dung dịch ô- rê- dôn, cần đọc kĩ hướng dẫn cách pha trên gói và làm theo hướng dẫn. 
- Đối với nhóm chuẩn bị vật liệu nấu cháo muối thì quan sát chỉ dẫn ở hình 7 và làm theo hướng dẫn ( không yêu cầu nấu cháo)
- GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. 
- Gọi một vài nhóm lên trình bày sản phẩm thực hành và cách làm. Các nhóm khác theo dõi, bổ sung. 
 - GV nhận xét, khen các nhóm làm đúng các bước và trình bày lưu loát. 
 Kết luận: Người bị tiêu chảy mất rất nhiều nước. Do vậy ngoài việc người bệnh vẫn ăn bình thường, đủ chất dinh dưỡng chúng ta cần cho họ uống thêm nước cháo muối và dung dịch ô- rê- dôn để chống mất nước. 
Hoạt động 3: Trò chơi: Em tập làm bác sĩ. 
 - GV tiến hành cho HS thi đóng vai. 
 - Phát phiếu ghi tình huống cho mỗi nhóm. 
 - Yêu cầu các nhóm cùng thảo luận tìm cách giải quyết, tập vai diễn và diễn trong nhóm. 
 - GV gọi các nhóm lên thi diễn. 
 - GV nhận xét khen cho nhóm diễn tốt nhất. 
3.Vận dụng, trải nghiệm: 
- Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bị bệnh em phải làm gì?
- Dặn HS luôn có ý thức giữ gìn sức khỏe và ăn uống hợp lí khi bị bệnh.
- Nhận xét tiết học
+ Các bệnh lây qua đường tiêu hoá là: bệnh tiêu chảy, bệnh lị, bệnh tả,.. Nguyên nhân là do ăn uống không hợp vệ sinh, ăn các loại thức ăn ôi thiu, không giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ 
+ Giữ vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở của gia đình, 
+ Nhận xét, bổ sung. 
- Tiến hành thảo luận nhóm. 
- Đại diện nhóm sẽ trình bày 2 hoặc 3 câu chuyện, vừa kể vừa chỉ vào hình minh họa. 
+ Nhóm 1: Câu chuyện thứ nhất gồm các tranh 1, 4, 8. Hùng đi học về, thấy có mấy khúc mía mẹ vừa mua để trên bàn. Cậu ta dùng răng để xước mía vì cậu thấy răng mình rất khỏe, không bị sâu. Ngày hôm sau, cậu thấy răng đau, lợi sưng phồng lên, không ăn hoặc nói được. Hùng bảo với mẹ và mẹ đưa cậu đến nha sĩ để chữa. 
+ Nhóm 2: Câu chuyện gồm các tranh 6, 7, 9. Hùng đang tập nặn ô tô bằng đất ở sân thì bác Nga đi chợ về. Bác cho Hùng quả ổi. Không ngần ngại cậu ta xin và ăn luôn. Tối đến Hùng thấy bụng đau dữ dội và bị tiêu chảy. Cậu liền bảo với mẹ. Mẹ Hùng đưa thuốc cho Hùng uống. 
+ Nhóm 3: Câu chuyện gồm các tranh 2, 3, 5. Chiều mùa hè oi bức, Hùng vừa đá bóng xong liền đi bơi cho khỏe. Tối đến cậu hắt hơi, sổ mũi. Mẹ cậu cặp nhiệt độ thấy cậu sốt rất cao. Hùng được mẹ đưa đến bác sĩ để tiêm thuốc, chữa bệnh. 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
+ HS suy nghĩ trả lời. 
+ Cảm thấy mệt mỏi, 
+ Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bị bệnh em phải báo ngay cho bố mẹ hoặc người lớn biết để kịp thời phát hiện và chữa trị. 
- HS lắng nghe và ghi nhớ. 
- Tiến hành thảo luận nhóm sau đó đại diện các nhóm trình bày. 
+ Các nhóm tập đóng vai trong tình huống, các thành viên góp ý kiến cho nhau. 
+ Nhóm 1: 
HS 1: Mẹ ơi, con bị ốm!
HS 2: Con thấy trong người thế nào?
HS 1: Con bị đau bụng, đi ngoài nhiều lần, người mệt lắm. 
HS 2: Con bị tiêu chảy rồi, để mẹ lấy thuốc cho con uống. 
+ Nhóm 2: Bắc nói: Mẹ ơi, con thấy mình bị sổ mũi, hắt hơi và hơi đau ở cổ họng. Con bị cảm cúm hay sao mẹ ạ. 
+ Nhóm 3: Mẹ ơi, con bị sâu răng rồi. Con đánh răng thấy chảy máu và hơi đau, buốt trong kẻ răng mẹ ạ. 
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi. 
+ Thức ăn có chứa nhiều chất như: Thịt, cá, trứng, sữa, uống nhiều chất lỏng có chứa các loại rau xanh, hoa quả, đậu nành
+ Thức ăn loãng như cháo thịt băm nhỏ, cháo cá, cháo trứng, nước cam vắt, nước chanh, sinh tố. Vì những loại thức ăn này dễ nuốt trôi, không làm cho người bệnh sợ ăn. 
+ Ta nên dỗ dành, động viên họ và cho ăn nhiều bữa trong một ngày. 
+ Tuyệt đối phải cho ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. 
+ Để chống mất nước cho bệnh nhân tiêu chảy, đặc biệt là trẻ em vẫn phải cho ăn bình thường, đủ chất, ngoài ra cho uống dung dịch ô-rê-dôn, nước cháo muối
- 2 HS đọc. 
+ 2HS thực hành theo hướng dẫn của GV
+ Phải cho cháu uống dung dịch ô- rê- dôn hoặc nước cháo muối. 
+ HS nhắc lại lời khuyên của bác sĩ. 
- 3 đến 6 nhóm lên trình bày. 
- HS lắng nghe, ghi nhớ. 
- Tiến hành trò chơi. 
- Nhận tình huống và suy nghĩ cách diễn. 
- HS trong nhóm tham gia giải quyết tình huống. Sau đó cử đại diện để trình bày trước lớp. 
+ HS đọc bài. 
BUỔI CHIỀU:
Lịch sử
NHÀ LÝ DỜI ĐÔ RA THĂNG LONG
I. Yêu cầu cần đạt :
- Nêu được những lí do khiến Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La: vùng trung tâm của đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, nhân dân không khổ vì ngập lụt.
- Vài nét về công lao của Lý Công Uẩn: Người sáng lập vương triều Lý, có công dời đô ra Đại La và đổi tên kinh đô là Thăng Long.
- Chỉ được trên bản đồ vị trí của kinh đô Hoa Lư và Thăng Long
- Lập được bảng so sánh về vị trí, địa thế của Hoa Lư và Thăng Long.
- Nêu cao lòng tự hào dân tộc, tự hào thủ đô Hà Nội đã có hơn 1000 năm văn hiến.
- Nhận biết thành Đại La qua các thời kì đổi tên thành Hà Nội ngày nay
II. Đồ dùng dạy học:
 	- GV: + Bản đồ hành chính Việt Nam.
 	+ Phiếu học tập của HS.
 	- HS: SGK, bút dạ,...
III. Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động: 
+ Tình hình nước ta khi quân Tống xâm lược?
+ Diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược. 
+ Ý nghĩa của sự kiện lịch sử đó?
- GV nhận xét, khen/ động viên.
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét.
+ Năm 979, Đinh Tiên Hoàng và con trưởng là Đinh Liễn. . . 
+ Đầu năm 981, quân Tống theo hai đường thuỷ và bộ. . . 
+ Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược thắng lợi. . . 
2. Khám phá:
*HĐ1: Nhà Lý ra đời 
 - GV yêu cầu HS đọc SGK từ Năm 2005 đến nhà Lý bắt đầu từ đây . 
+ Sau khi Lê Đại Hành mất, tình hình nước ta như thế nào? 
+Vì sao khi Lê Long Đĩnh mất, các quan trong triều lại tôn Lý Công Uẩn lên làm vua?
+ Vương triều nhà Lý bắt đầu từ năm nào?
*KL: Như vậy, năm 1009, nhà Lê suy tàn, nhà Lý tiếp nối nhà Lê xây dựng đất nước ta. Chúng ta cùng tìm hiểu về triều đại nhà Lý. 
Hoạt động 2: Nhà Lý rời đô ra Thăng Long: 
- GV đưa ra bản đồ hành chính miền Bắc Việt Nam rồi yêu cầu HS xác định vị trí của kinh đô Hoa Lư và Đại La (Thăng Long). 
 - GV yêu cầu HS dựa vào lược đồ và kênh chữ trong SGK đoạn: “Mùa xuân năm 1010 . . màu mỡ này”, để lập bảng so sánh theo mẫu sau: 
Vùng đất
Nội dung
 so sánh 
Hoa Lư
Đại La
- Vị trí
- Địa thế
- Không phải trung tâm
- Rừng núi hiểm trở, chật hẹp
- Trung tâm đất nước
- Đất rộng, bằng phẳng, màu mỡ
 +Vua “Lý Thái Tổ suy nghĩ như thế nào mà quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La?”. 
- GV: Mùa thu năm 1010, Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La và đổi tên Đại La thành Thăng Long. Sau đó, Lý Thánh Tông đổi tên nước là Đại Việt . 
 - GV giải thích từ “ Thăng Long” và “Đại Việt”: Theo truyền thuyết, khi vua tạm đỗ dưới thành Đại La có rồng vàng hiện lên ở chỗ thuyền ngự, vì thế vua đổi tên thành Thăng Long, có nghĩa là rồng bay lên. Sau đó năm 1054 vua Lý Thánh Tông đổi tên nước ta là Đại Việt. 
+Thăng Long dưới thời Lý được xây dựng như thế nào?
3. Hoạt động ứng dụng 
- GV tổng kết và GD như lòng tự hào dân tộc, tự hào văn hiến
- HS đọc thầm. 
+ Sau khi Lê Đại Hành mất, Lê Long Đĩnh lên làm vua. Nhà vua tính tình bạo ngược nên lòng người rất oán hận . 
+ Vì Lý Công Uẩn là một vị quan trong triều nhà Lê. Ông vốn là người thông minh, văn võ đều tài, đức độ cảm hóa được lòng người, khi Lê Long Đĩnh mất các quan trong triều lại tôn Lý Công Uẩn lên làm vua . 
+ Nhà Lý bắt đầu từ năm 1009
- HS lên bảng xác định. 
- HS lập bảng so sánh (nhóm 2) 
+ Vua thấy Đại La là vùng đất ở trung tâm, bằng phẳng, dân cư không khổ nì ngập lụt, muôn vật phong phú, tốt tươi. Ông nghĩ “Muốn cho con cháu đời sau xây dựng cuộc sống ấm no thì phải rời đô”. 
. 
+ Thăng Long có nhiều lâu đài, cung điện, đền chùa. Dân tụ họp ngày càng đông và lập nên phố, nên phường. 
- Kể chuyện lịch sử về Lý Công Uẩn
 Đạo đức
 BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN ( Tiết 2)
I. Yêu cầu cần đạt:
- HS biết được: trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đên trẻ em
- HS biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình, nhà trường
- HS bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
- Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân, tôn trọng ý kiến của người khác. 
- Biết nêu ý kiến của mình đối với các tình huống, tham gia đóng vai cùng các bạn sôi nổi góp phần phát triển NL ngôn ngữ, NL giải quyết vấn đề, NL làm việc nhóm.
II. Đồ dùng học tập.
SGK Đạo đức 4
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Gv đặt vấn đề: Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em?
- HS trả lời
2. Khám phá
Hoạt động 1. Tiểu phẩm Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa
- Kể nội dung câu chuyện
Hỏi:
+ Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc học tập của Hoa?
+ Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào? Ý kiến của Hoa có phù hợp không?
+ Nếu là bạn Hoa, em sẽ giải quyết như thế nào?
- Mời HS nhận xét
- GV nhận xét, kết luận: Mỗi gia đình có những vấn đề, khó khăn riêng. Là con cái, các em nên cùng bố mẹ tìm cách giải quyết, tháo gỡ, nhất là những vấn đề có liên quan đến các em. Ý kiến các em sẽ được bố mẹ lắng nghe và tôn trọng. Đồng thời các em cũng phải biết bày tỏ ý kiến một cách rõ ràng, lễ độ
Hoạt động 2. Trò chơi Phóng viên
- Một số HS đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp theo những câu hỏi trong bt 3 hoặc một số câu hỏi khác, ví dụ:
+ Bạn hãy giới thiệu một bài hát, bài thơ mà bạn yêu thích
+ Bạn hãy kể về một truyện mà bạn yêu thích
+ Người mà bạn yêu quý nhất là ai?
+ Sở thích của bạn hiện nay là gì?
+ Điều bạn quan tâm nhất hiện nay là gì?
GV nhận xét, kết luận: Mỗi người đều có quyền có những suy nghĩ riêng và có quyền bày tỏ ý kiến của mình 
*Học sinh cần biết bày tỏ ý kiến của mình với cha mẹ, với thầy cô giáo, với chính quyền địa phương về môi trường sống của em trong gia đình, về môi trường lớp học, trường học, về môi trường cộng đồng địa phương
Hoạt động 3. Thảo luận nhóm
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ
- Yêu cầu các em thảo luận để làm bt 4
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
- Nhận xét, tuyên dương các nhóm
- Kết luận chung:
+ Ý kiến của trẻ em cần được trân trọng. Tuy nhiên không phải ý kiến 
+ Trẻ em có quyền có ý kiến và bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em (trong đó có vấn đề môi trường), không phải ý kiến nào của trẻ em cũng phải được thực hiện mà chỉ có những ý kiến phù hợp với điều kiện hoàn cảnh gia đình, của đất nước và có lợi cho sự phát triển của trẻ em
+ Trẻ em cũng cần biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác
- Nghe câu chuyện
- HS trả lời
- Nhận xét ý kiến của bạn
- Lắng nghe
- HS tham gia
- Lắng nghe
- Chia nhóm
- Thảo luận nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày
- Lắng nghe
* Hệ thống bài học
 Nhận xét tiết học
 Chuẩn bị bài “Tiết kiệm tiền của”
- Lắng nghe
Thứ ba ngày 12 tháng 10 năm 2021
Kể chuyện:
 BÀN CHÂN KÌ DIỆU
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nghe, quan sát tranh để kể lại được từng đoạn, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Bàn chân kì diệu (do GV kể).
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tấm gương Nguyễn Ngọc Ký giàu nghị lực, có ý chí vươn lên trong học tập và rèn luyện.
- GDHS phải có ý chí vươn lên trong học tập cũng như trong cuộc sống, tích cực tham gia kể.
- Tái hiện lại được nội dung câu chuyện, thảo luận nhóm tích cực góp phần phát triển NL diễn đạt, NL làm việc nhóm, NL ngôn ngữ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ truyện trong SGK trang 107 (phóng to nếu có điều kiện)
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
+ Gọi HS kể lại câu chuyện về ước mơ đẹp. 
- Nhận xét, dẫn vào bài mới.
2. Khám phá
 HĐ1: GV kể chuyện: 
- Treo tranh minh họa 
- GV kể chuyện lần 1: Chú ý giọng kể chậm rãi, thong thả. Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả hình ảnh, hành động của Nguyễn Ngọc Kí: Thập thò, mềm nhũn, buông thõng, bất động, nhoè ướt, quay ngoắt, co quắp, 
- GV kể chuyện lần 2: Vừa kể vừ chỉ vào
tranh minh hoạ và đọc lời phía dưới mỗi tranh
HĐ2: Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện:
a/. Kể chuyện theo cặp: 
-Yêu cầu HS kể theo nhóm, trao đổi, kể chuyện trong nhóm. GV đi giúp đỡ từng nhóm
b/ Kể trước lớp: 
-Tổ chức cho HS kể từng đoạn trước lớp. (Mỗi nhóm cử 1 HS thi kể và kể một tranh)
* GV khuyến khích các HS khác lắng nghe và hỏi lại bạn một số tình tiết trong truyện. 
+ Hai cánh tay của Kí có gì khác mọi người?
+ Khi cô giáo đến nhà, Kí đang làm gì?
+ Kí đã cố gắng như thế nào?
+ Kí đã đạt được những thành công gì?
+ Nhờ đâu mà Kí đạt được những thành công đó?
- Nhận xét chung và từng HS . 
c/ Tìm hiểu ý nghĩa truyện: 
+ Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?
+ Em học được điều gì ở Nguyễn Ngọc Kí. 
*Thầy Nguyễn Ngọc Kí là một tấm gương sáng về học tập, ý chí vươn lên trong cuộc sống. Từ một cậu bé bị tàn tật, ông trở thành một nhà thơ, nhà văn, là Nhà giáo ưu tú. 
3. Vận dụng, trải nghiệm: 
- Dặn HS về nhà kể lại truyện cho người thân nghe và chuẩn bị những câu chuyện mà em được nghe, được đọc về một người có nghị lực. 
- Nhận xét tiết học. 
+ HS kể chuyện và nêu ý nghĩa chuyện. 
- Nhận xét, bổ sung, lắng nghe
+ HS theo dõi GV kể và kết hợp quan sát tranh minh hoạ. 
+ HS nối tiếp đọc các yêu cầu bài tập. 
- HS kể chuyện theo nhóm 4. (mỗi em nối tiếp nhau kể 2 tranh). Sau đó mỗi em kể lại toàn chuyện, trao đổi về ý nghĩa chuyện. 
+ HS kể chuyện trước lớp. 
- Một vài HS kể toàn chuyện. 
+ Câu chuyện khuyên chúng ta hãy kiên trì, nhẫn nại, vượt lên mọi khó khăn sẽ đạt được mong ước của mình. 
+ Em học được ở anh Kí tinh thần ham học, quyết tâm vươn lên cho mình trong hoàn cảnh khó khăn. . . . 
Toán:
GÓC NHỌN, GÓC TÙ, GÓC BẸT
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt (bằng trực giác hoặc sử dụng ê ke).
- Tích cực trong các hoạt động của bài.
- Sử dụng thước eke để xác định các góc thành thạo, chính xác, nâng cao kĩ năng sử dụng trực giác để xác định góp phần phát triển NL sử dụng công cụ toán học, NL quan sát. 
- Bài tập cần làm : Bài 1, bài 2 (chọn 1 trong 3 ý).
II. Đồ dùng dạy - học:
- Thước thẳng, ê ke (dùng cho GV và cho HS)
III. Các hoạt động dạy- học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: Kiểm tra bài ở nhà của HS
- GV dẫn vào bài mới.
2. Khám phá: 
* Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt: 
 Giới thiệu góc nhọn
- GV vẽ lên bảng góc nhọn AOB như phần bài học SGK. 
- Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc này. 
- GV giới thiệu: Góc này là góc nhọn. 
- GV: Hãy dùng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc nhọn AOB và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông. 
 - GV nêu: Góc nhọn bé hơn góc vuông. 
 - GV có thể yêu cầu HS vẽ 1 góc nhọn (Lưu ý HS sử dụng ê ke để vẽ góc nhỏ hơn góc vuông). 
Giới thiệu góc tù 
 - GV vẽ lên bảng góc tù MON như SGK. 
 -Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc. 
- GV giới thiệu: Góc này là góc tù. 
- GV: Hãy dùng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc tù MON và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông. 
- GV nêu: Góc tù lớn hơn góc vuông. 
- GV có thể yêu cầu HS vẽ 1 góc tù (Lưu ý HS sử dụng ê ke để vẽ góc lớn hơn góc vuông)
 Giới thiệu góc bẹt 
- GV vẽ lên bảng góc bẹt COD như SGK. 
- Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc. 
- GV vừa vẽ hình vừa nêu: tăng dần độ lớn của góc COD, đến khi hai cạnh OC và OD của góc COD “thẳng hàng” (cùng nằm trên một đường thẳng) với nhau. Lúc đó góc COD được gọi là góc bẹt. 
-GV hỏi: Các điểm C, O, D của góc bẹt COD như thế nào với nhau?
- GV yêu cầu HS sử dụng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc bẹt so với góc vuông. 
- GV yêu cầu HS vẽ và gọi tên 1 góc bẹt. 
3. Luyện tập, thực hành: 
 Bài 1: Tìm các góc sau đây. Góc nào là góc vuông, góc từ, góc nhọn, góc bẹt. 
- GV nhận xét, có thể vẽ thêm nhiều hình khác trên bảng và yêu cầu HS nhận biết các góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt. 
 Bài 2( chọn 1 trong 3 ý).
- GV hướng dẫn HS dùng ê ke để kiểm tra các góc của từng hình tam giác trong bài. 
- GV nhận xét, có thể yêu cầu HS nêu tên từng góc trong mỗi hình tam giác và nói rõ đó là là góc nhọn, góc tù và góc bẹt?
4. Vận dụng, trải nghiệm: 
- GV gọi HS nhắc lại thế nào là góc nhọn, góc tù và góc bẹt?
- Muốn biết chính xác một gó

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_lop_4_tuan_6.doc