Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2019-2020

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2019-2020

Tiết 2 :TẬP ĐỌC:

 DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

I- MỤC TIÊU:

 - Đọc rành mạch, trôi chảy, bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn).

 Hiểu các từ ngữ trong bài và hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu.

Phát hiện được những lời nói cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn, bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài.

II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

 - Tranh minh hoạ trong SGK.

 - Băng giấy viết câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc

 

doc 47 trang xuanhoa 11/08/2022 1140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 
Thứ 5 ngày 29 tháng 8 năm 2019
Tiết 2 :TẬP ĐỌC:
 DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I- MỤC TIÊU:
 - Đọc rành mạch, trôi chảy, bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn).
 Hiểu các từ ngữ trong bài và hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu.
Phát hiện được những lời nói cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn, bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài.
II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 
 - Tranh minh hoạ trong SGK. 
 - Băng giấy viết câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
3’
2’
10’
12’
10’
 3’
A- Bài cũ: 
- Gv kiểm tra sách vở T Việt của HS. 
B- Bài mới:
 - Giới thiệu bài: Phân môn TĐ, lớp 4/1 gồm 5 chủ điểm các em quan sát tranh trang 3 SGKvà cho biết tranh nói về chủ điểm
– GV ghi mục bài.
a. Luyện đọc bài:
 GV HD HS chia đoạn. 
Đoạn 1: hai dòng đầu.
Đoạn 2: Năm dòng tiếp theo.
Đoạn 3: Năm dòng tiếp theo.
Đoạn 4: Phần còn lại.
 - 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn lần 1.
- GV Nhận xét, sữa chữa, tuyên dương 
 Giáo viên ghi và đọc: đá cuội, mất đi, trở về. 
- Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. (lần 2). Giải nghĩa các từ khó
- Luyện đọc thầm trong nhóm
- Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc lại từng đoạn.
- Gv hướng dẫn, đọc mẫu
b. Tìm hiểu bài mới:
 – GV đính tranh như SGK nêu: tranh giới thiệu về cuộc gặp gỡ giữa Dế Mèn và nhà trò.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1.
- Dế Mèn nhìn thấy Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào ?
- Gọi 1 HS lên đọc đoạn 2 .
- Hãy đọc thầm lại đoạn trên và tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt .
- Yêu cầu HS đọc thầm và tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò bị nhện ức hiếp đe dọa ?
- Những lời nói và cử chỉ nào nói lên lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?
- Qua câu chuyện tác giả muốn nói với chúng ta điều gì ?
- Đó chính là nội dung chính của bài .
- Gọi 2 HS nhắc lại và ghi bảng .
- Trong truyện có nhiều hình ảnh nhân hóa em thích hình ảnh nào nhất ? Vì sao?
c. Đọc diễn cảm:
- Gv gọi 1 học sinh đọc đoạn 1.
GV yêu cầu: đoạn 1 các em chỉ cần đọc giọng kể bình thường, hơi chậm
 GV gọi 1 học sinh đọc đoạn 2. 
 GV gọi một học sinh đọc đoạn 3.
Đoạn 3 cần đọc giọng điệu như thế nào ?
 GV gọi 1 học sinh đọc đoạn 4.
Đoạn 4 cách đọc có gì khác với đoạn 3? 
 HS đọc cặp 
- GV cho HS đọc hay nối tiếp nhau theo 4 đoạn. 
 GV sửa chữa cách đọc hay.
 GV phân vai đọc theo từng cặp .
- GV cho thi đua giữa các tổ đọc đoạn em thích nhất. 
 C. Củng cố, dặn dò: 
- Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn?
- GV chốt ý nghĩa, GV ghi bảng.
- GV nhận xét tiết học 
 Về nhà luyện đọc lại bài văn, chuẩn bị bài “Mẹ ốm”
- HS quan sát.
- HS nghe.
- Nhắc mục bài
- HS theo dõi.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn lần 1.
- HS phát âm các tiếng đọc dễ sai
- 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
- HS luyện đọc trong nhóm
- 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
- Theo dõi
- Quan sát.
- HS đọc thầm.
- Dế Mèn đi qua vùng cỏ xước thì nghe ........ bên tảng đá cuội.
- Thân hình chị gầy gò ốm yếu, người bự những phấn như mới lột. Cánh chi mỏng, ngắn chùn chùn, quá yếu lại chưa quen mở. Vì ốm yếu chị kiếm bữa cũng chẳng đủ nên lâm vào cảnh nghèo túng
- Trước đây mẹ con nhà trò vay lương ăn của bọn nhện..............., đe bắt chị ăn thịt.
- Lời nói: Em đừng sợ. Hãy trở về cùng tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu.
Cử chỉ, hành động: Xoè cả hai càng ra, dắt nhà trò đi
+ Là người có tấm lòng nghĩa hiệp, dũng cảm, không đồng tình với những kẻ độc ác cậy khoẻ ức hiếp kẻ yếu.
+ Tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn 
- Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp sẵn sàng bênh vực kẻ yếu 
HS tự lựa chọn trả lời theo ý mình.
HS nối tiếp đọc đoạn và nêu cách đọc mỗi đoạn
- HS đọc theo cặp.
- Học sinh đọc hay nối tiếp nhau theo 4 đoạn. 
- HS phân vai đọc theo từng cặp .
- Các tổ thi đua đọc đoạn em thích nhất. 
- HS trả lời.
Tiết 3: CHÍNH TẢ: (Nghe - viết).
 DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I- MỤC TIÊU:
- Học sinh nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài TĐ “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu:” “Một hôm vẫn khóc”. Không mắc quá 5 lỗi trong bài viết
- Làm đúng bài tập 2b phân biệt những tiếng có âm đầu ( an/ang).
- Viết rõ ràng, có ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.
II- CHUẨN BỊ: 
 - GV : Bảng phụ viết sẵn đoạn văn và bài tập.
 - HS: Xem trước bài.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
4’
1’
20’
10’
5’
1. Bài cũ: 
- Kiểm tra vở chính tả của học sinh.
2. Bài mới: Giới thiệu bài - Ghi đề.
HĐ1: Hướng dẫn nghe - viết.
a) Tìm hiểu nội dung bài viết:
- Gọi 1 HS đọc đoạn viết chính tả 1 lượt
H: Tìm những chi tiết cho thấy chị nhà trò rất yếu ớt?
b) Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu HS tìm những tiếng, từ khó trong đoạn viết?
- GV nêu thêm một số tiếng, từ mà lớp hay viết sai.	
- Gọi 2 em lên bảng viết, dưới lớp viết nháp.
- Gọi HS nhận xét, phân tích sửa sai.
 + Nhà Trò : viết hoa danh từ riêng
 + cỏ xước: chú ý viết tiếng “xước”
 + tỉ tê: chú ý dấu hỏi.
 + ngắn chùn chùn: chú ý âm “ch” vần “un”
- Gọi 1 HS đọc lại những từ viết đúng trên bảng.
GV đọc lại bài viết một lần.
c) Viết chính tả:
- GV hướng dẫn cách viết và trình bày.
- Đọc từng câu cho học sinh viết.
- Đọc cho HS soát bài
- Chấm 7-10 bài - yêu cầu HS sửa lỗi. 
- GV Nhận xét chung.
 HĐ2 : Luyện tập.
 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2b, sau đó làm bài tập vào vở. Mỗi dãy làm một phần.
- GV theo dõi HS làm bài.
- Gọi 2 HS lên bảng sửa bài.
- Nhận xét, sửa
3- Củng cố, Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà sửa lỗi sai, chuẩn bị bài sau.
- Cả lớp để vở lên bàn.
- Lắng nghe
- 1 em đọc, lớp theo dõi, đọc thầm theo.
- HS nêu
- 2-3 em nêu: Nhà Trò, cỏ xước, tỉ tê, ngắn chùn chùn,..
- 2 HS viết bảng, dưới lớp viết nháp.
-Thực hiện phân tích trước lớp, sửa nếu sai.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi.
-HS chú ý lắng nghe
- Theo dõi.
-Viết bài vào vở.
- HS đổi vở soát bài, báo lỗi.
- Thực hiện sửa lỗi nếu sai.
 - Lắng nghe.
- 2 HS nêu yêu cầu, thực hiện làm bài vào vở.
- 2 HS sửa bài, lớp theo dõi.
- Lần lượt đọc kết quả bài làm, nhận xét.
- Thực hiện sửa bài, nếu sai.
 Theo dõi.
- Lắng nghe và ghi nhận.
Tiết 4: TOÁN: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000
I- MỤC TIÊU:
 Giúp học sinh:
- Ôn tập về đọc, viết các số trong phạm vi 100 000. Biết phân tích cấu tạo số.
- Ôn tập viết tổng thành số.
- Ôn tập về chu vi của một hình.
II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - GV vẽ sẵn bảng số trong bài tập 2 lên bảng.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
2’
 2’
1’
10’
5’
5’
5’
5’
5’
1. Ổn định: Nề nếp lớp.
2. Bài cũ: 
- Kiểm tra sách vở của học sinh.
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài, ghi đề.
“ Trong chương trình toán lớp 3, các em đã được học đến số nào? ( 100 000). Trong giờ học này chúng ta cùng ôn tập về các số đến 100 000”.
HĐ1: Ôn lại cách đọc số, viết số và các hàng.
- GV viết số 83 251, yêu cầu HS đọc và nêu rõ chữ số hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn là chữ số nào?
- Tương tự với các số: 83 001, 80 201, 80 001
- Cho HS nêu quan hệ giữa 2 hàng liền kề.
(VD: 1 chục = 10 đơn vị; 1 trăm = 10 chục; )
- Gọi một vài HS nêu : các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, tròn chục nghìn.
HĐ2 : Thực hành làm bài tập.
Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu, sau đó tự làm bài vào vở.
- Theo dõi HS làm bài.
- Gọi 2 HS lên bảng sửa bài. 
- Yêu cầu HS nêu quy luật của các số trên tia số “a” và các số trong dãy số “b”
H: Các số trên tia số được gọi là những số gì?
H: Hai số đứng liền nhau trên tia số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
H: Các số trong dãy số “b” là những số gì?
H: Hai số đứng liền nhau trong dãy số “b” hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
- Chữa bài trên bảng cho cả lớp.
Bài 2:
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài cho cả lớp.
- Yêu cầu HS đổi chéo vở kiểm tra.	
 Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc bài mẫu “a”, 1 HS đọc bài mẫu “b”và nêu yêu cầu của bài.	
- Cho HS tự phân tích cách làm và làm bài vào vở.
- Theo dõi giúp đỡ HS yếu.
- Chữa bài, yêu cầu HS sửa bài nếu sai.
Bài 4:
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài.
H: Muốn tính chu vi của một hình ta làm như thế nào?
- Cho HS nêu các hình ở bài tập 4.
- Gv gợi ý: vận dụng công thức tính chu vi hình chữ nhật và hình vuông để tính.
- Yêu cầu HS tự làm bài rồi chữa.
- Chữa bài cho cả lớp, yêu cầu sửa bài.
Đáp án:
Chu vi hình tứ giác ABCD:
6+4+3+4 = 17 ( cm)
Chu vi hình chữ nhật QMNP:
( 8+4) x 2 = 24 ( cm)
Chu vi hình vuông GHIK:
5 x 4 = 20 ( cm).
4- Củng cố, Dặn dò: 
- Chấm bài, nhận xét.
- Gọi vài em nhắc lại cách tính chu vi HCN, HV. Hướng dẫn BT luyện thêm về nhà.
- Nhận xét tiết học.
 Về làm bài luyện thêm, chuẩn bị :”Tiếp theo”.
- Mở sách, vở học toán.
- Theo dõi.
- HS nhắc lại đề.
- 2 HS đọc và nêu, lớp theo dõi: 
số1 hàng Đơn vị, số 5 hàng chục, số 2 hàng trăm, số 3 hàng nghìn, số 8 hàng chục nghìn,
- Vài HS nêu: 
- 10,20,30,40,50,..
- 100,200,300,400, 500, 
- 1 000, 2 000, 3 000, 4 000, 
- 10 000, 20 000, 30 000, 
- 1 HS nêu:
a) Viết số thích hợp vào các vạch của tia số.
b) Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- Cả lớp làm vào vở bài tập.
- 2 HS lên bảng làm bài tập.
 ..các số tròn chục nghìn.
 .10 000 đơn vị.
..số tròn nghìn.
 1000 đơn vị.
- Theo dõi và sửa bài nếu sai.
- Cả lớp làm vào vở bài tập.
- HS lần lượt lên bảng làm.
- HS kiểm tra lẫn nhau.
- 2 HS đọc, lớp theo dõi.
a) Viết số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị.
b) Viết tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị thành số theo mẫu.
- HS tự làm bài vào vở, sau đó lần lượt lên bảng làm, lớp theo dõi, nhận xét.
- Thực hiện sửa bài.
- HS nêu yêu cầu bài tập 4:
 tính tổng độ dài các cạnh của hình đó.
 hình tứ giác, hình chữ nhật và hình vuông.
- HS làm vào vở BT, sau đó đổi vở kiểm tra chéo.
- Thực hiện sửa bài.
- Lắng nghe.
- 2 em nhắc lại.
- Lắng nghe, ghi nhận.
Tiết 5 : ÂM NHẠC: ÔN TẬP 3 BÀI HÁT
và kí hiệu ghi nhạc đã học ở lớp 3
I- MỤC TIÊU:
- HS ôn tập, nhớ lại một số bài hát đã học ở lớp 3.
- Nhớ một số kí hiệu ghi nhạc đã học
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 	
- Bảng phụ ; Tranh ảnh phong cảnh quê hương , đất nước . Băng đĩa bài hát , nhạc cụ..
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 8'
20'
 5'
1- Phần mở đầu: 
- Giới thiệu nội dung tiết học: Ôn tập các bài hát và một số kí hiệu ghi nhạc đã học ở lớp 3. 
2- Phần hoạt động:
Nội dung 1: Ôn tập 3 bài hát lớp 3. 
Hoạt động 1:
- Chọn 3 bài để HS ôn lại: Quốc ca Việt Nam, Bài ca đi học, Cùng múa hát dưới trăng. 
Hoạt động 2: 
Hát kết hợp với gõ đệm. 
Nội dung 2: 
- Ôn tập một số kí hiệu ghi nhạc. 
HĐ1: Hỏi một số kí hiệu ghi nhạc đã học ở lớp 3? (Kí hiệu ghi nhạc gì? Kể tên các nốt nhạc? Em biết những hình nốt nhạc nào?)
HĐ2: Học sinh tập nói tên nốt nhạc trên khuông. 
3- Phần kết thúc:
- HS hát lại một bài hát.
- Dặn dò, nhận xét tiết học. 
- Học sinh hát kết hợp gõ đệm theo phách.
- HS trả lời. 
- HS tập viết một số nốt nhạc trên khuông (VD: Son đen, Son trắng)
- HS hát. 
Chiều thứ 5 ngày 29 tháng 8 năm 2019
Tiết 1 : LỊCH SỬ: PHẦN MỞ ĐẦU
BÀI 1: MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
I- MỤC TIÊU:
- Học xong bài này, HSbiết :
- Vị trí địa lí, hình dáng của đất nước ta .
- Trên đất nước ta có nhiều dân tộc sinh sống và có chung một LS, một Tổ quốc .
- Một số yêu cầu khi HS học môn LSvà ĐL.
- Biết yêu đất nước con người VN.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bản đồ địa lí tự nhiên VN, bản đồ hành chính VN.
- Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc ở một số vùng .
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
TL
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2'
1'
8'
7'
7'
8'
3'
1.- KTBC: 
Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
2.-Bài mới :
Giới thiệu bài: Tiết LS hôm nay ,sẽ giúp các em hiểu biết về thiên nhiên và con người VN trong bài “Môn Lịch sử và Địa lí” 
*HOẠT ĐỘNG 1:
* Vị trí đất nước ta và dân cư mỗi vùng .
- GV treo bản đồ Địa lí tự nhiên VN.
- GV giới thiệu vị trí của đất nước ta và các dân cư ở mỗi vùng 
Hỏi:-Em đang sống ở nơi nào trên đất nước ta?
 - Em hãy chỉ xác định trên bản đồ vị trí tỉnh mà em đang sống ?
 - GV nhận xét ,tuyên dương .
*HOẠT ĐỘNG 2:
* Sinh hoạt của mỗi dân tộc trên đất nước ta .
- Chia lớp làm 6 nhómphát cho mỗi nhóm một tranh ảnh cảnh sinh hoạt của một dân tộc ở một vùng.
-Yêu cầu HS tìm hiểu trong bức tranh,rồi mô tả bức tranh đó.
- GV nhận xét ,kết luận :Mỗi dân tộc sống trên đất VN có nét văn hoá riêng song có cùng một Tổ quốc, một Lịch sử VN.
*HOẠT ĐỘNG 3:
*Dựng nước và giữ nước .
Đặt vấn đề: Đất nước ta tươi đẹp như ngày hôm nay ông cha ta đã hàng nghìn năm dựng nước và giữ nuớc.
- Em nào có thể kể được một sự kiện chứng minh cho điều đó ? 
- GV kết luận 
Chuyển ý: Để biết nhiều về con người và thiên nhiên chúng ta đi vào 
HOẠT ĐỘNG 4: 
*Môn Lịch sử và Địa lí
- Để học tốt môn LS và ĐL các em cần làm gì?
- GV kết luận :
- Nêu ví dụ : Các em có thể đặt câu hỏi: “Trên đất nước ta có bao nhiêu dân tộc cùng chung sống? ” và cùng tìm câu trả lời, hoặc các em tập quan sát, tìm kiếm tài liệu LS để trình bày trước lớp, như tranh ảnh về phong tục tập quán, cảnh vật đất nước con người VN 
- Qua các bài LS và Địa Lí các em sẽ thấy đất nước ta tươi đẹp con người VN ta cần cù, nhân hậu nhưng kiên cường bất khuất, chúng ta càng thêm tự hào yêu thích môn học LS và Địa lí.
3- Củng cố:
-Yêu cầu HS đọc phần bài học .
- Môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 giúp các em biết gì?
- Trò chơi :Tả cảnh thiên nhiên và đời sống của người dân nơi em đang ở ?
* Cách chơi: Các em tự chọn bạn cùng nhóm cùng nhau trao đổi 3 phút. Đại diện của mỗi nhóm ta ûsơ lược trước lớp .nếu có tranh ảnh minh hoạ thì sẽ được thưởng .
- HS nhắc mục bài.
- HS theo dõi.
- Quan sát.
- HS trả lời.
- HS chỉ.
- Các nhóm nhận tranh tìm hiểu và mô tả bức tranh nhóm mình.
- HS biết xung phong kể.
- HS trả lời.
- HS đặt câu hỏi.
- HS trả lời.
- Các nhóm chơi trò chơi theo HD của GV.
Tiết 2: ĐỊA LÝ: BÀI 2: LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ
I- MỤC TIÊU: 
- Học xong bài này,HS biết :
- Định nghĩa đơn giản về bản đồ.
- Một số yếu tố của bản đồ: tên ,phương hướng ,tỉ lệ ,kí hiệu bản đồ 
- Các kí hiệu của một số đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ .
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Một số loại bản đồ: thế giới , châu lục , Việt Nam 
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TL
Hoạt động d¹y
Hoạt động häc
2'
8'
8'
7'
6'
2'
1- Bài mới:
- GV giới thiệu bài:(ghi mục bài).
* HOẠT ĐỘNG 1: 
- GV treo các loại bản đồ lên bảng theo thứ tự lãnh thổ từ lớn đến nhỏ (thế giới, châu lục ,Việt Nam ).
- GV yêu cầu HS đọc tên các bản đồ treo trên bảng. 
-Yêu cầu HS nêu phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên bản đồ.
- GV kết luận: Bản đồ thế giới thể hiện toàn bộ bề mặt trái đất, bản đồ châu lục thể hiện một bộ phận lớn của bề mặt trái đất – các châu lục, bản đồ VN thể hiện một bộ phận nhỏ hơn của bề mặt trái đất - Nước Việt Nam 
- Em hiểu bản đồ là gì?
 - GV ghi bảng 
*HOẠT ĐỘNG 2:
* Xác định vị trí trên bản đồ .
- Yêu cầu HS quan sát hình 1 và hình 2 SGK /trang 5, rồi chỉ vị trí của hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn trên từng hình.
-Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi :
+ Ngày nay muốn vẽ bản đồ, chúng ta thường phải làm như thế nào?
+ Tại sao cùng vẽ về Việt Nam mà bản đồ hình 3 trong SGK lại nhỏ hơn bản đồ địa lí tự nhiên treo trên tường ?
- GV nhận xét, Bổ sung thêm: Trong trường hợp không yêu cầu tính chính xác cao và nội dung cũng cần giản lược thì người ta dùng lược đồ.
*HOẠT ĐỘNG 3:
* Một số yếu tố của bản đồ .
- Yêu cầu các nhóm đọc SGK ,quan sát bản đồ cho biết :+ Trên bản đồ cho biết điều gì?
 + Hoàn thiện bảng sau :
Theo 3 cột : 1-Tên bản đồ .
2- Phạm vi thể hiện .
3-Thông tin chủ yếu .
+ Trên bản đồ người ta quy định các hướng Đ,T , N, B như thế nào?
+ Chỉ các hướng B, N, Đ, T trên bản đồ địa lí tự nhiên VN (H3)?
+ Bảng chú giải ở H3 có những kí hiệu nào? Kí hiệu bản đồ thường dùng để làm gì?
*HOẠT ĐỘNG 4:
*Thực hành vẽ một số kí hiệu bản đồ .
Yêu cầu HS quan sát bảng chú giải ở hình 3 và vẽ một số kí hiệu của một số đối tượng địa lí như: đường biên giới quốc gia , núi , sông , thủ đô , thành phố , mỏ khoáng sản 
- Cho HS đọc phần bài học SGK .
2- Củng cố, dặn dò:
- Hỏi : Bản đồ là gì?
- Kể một số yếu tố bản đồ ?
- Bản đồ dùng để làm gì ?
- GV nhận xét , tuyên dương.
Về nhà tập xem vàtìm vị trí trên bản đồ. Chuẩn bị cho bài tiếp theo.
- HS nhắc lại mục bài .
- HS quan sát.
- Hoạt động ca ûlớp .
- HS đọc tên của mỗi bản đồ .
- HS chỉ vào bản đồ và nêu .
- HS trả lời.
- HS ghi vở.
- HS quan sát hình 1 và hình 2 SGK /trang 5,rồi chỉ vị trí của hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn trên từng hình .
- HS trả lời.
- HS đọc SGK phần 1 trang 4. thảo luận nhóm đôi đại diện nhóm trả lời 
- Nhóm ,quan sát bản đồ và thảo luận ghi chép,trình bày trước lớp 
- HS trả lời.
- Trên là Bắc, dưới là Nam , bên phải là Đông, bên trái là Tây.
- HS chỉ trên bản đồ.
- HS trả lời.
- HS quan sát.
- HS thi đố với nhau (1 em vẽ kí hiệu hỏi em kia kí hiệu đó thể hiện cái gì?
- HS đọc bài.
- Hoạt động cả lớp .
- HS trả lời 
- HS lắng nghe.
Tiết 3: ĐẠO ĐỨC: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP ( tiết1)
I- MỤC TIÊU:
 1. Học xong bài này ,HS có khẳ năng nhận thức được :
 - Cần phải trung thực trong học tập .
 - Hiểu được giá trị của tính trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng .
 2. Biết trung thực trong học tập .
 3. Biết đồng tình ,ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập .
II- TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: 
- Tranh vẽ trong SGK.
- 1 số mẫu chuyện ,tấm gương về sự trung thực trong học tập .
III- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
2'
8'
8'
7'
7'
2'
1'
 1- Ổn định lớp:
 2- Kiểm tra bài cũ:
 3- Bài mới: 
Giới thiệu bài:” Trung thực trong học tập” ghi bảng.
* Hoạt động 1:
- Giáo viên treo tranh tình huống như SGK, tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
- Nếu em là bạn Long em sẽ làm gì? Vì sao em làm thế ?
- GV tổ chức cho học sinh trao đổi cả lớp.
+ Theo em hành động nào là hành động thể hiện sự trung thực ?
+Trong học tập, chúng ta có cần trung thực hay không?
+ Kết luận: Trong học tập, chúng ta phải luôn trung thực . Khi mắc lỗi gì trong học tập, ta nên thẳng thắn nhận lỗi và sửa lỗi.
*Hoạt động 2 :
- GV cho học sinh làm việc cả lớp :
+ Vì sao phải trung thực trong học tập?
+ Khi đi học , bản thân chúng ta tiến bộ hay người khác tiến bộ ? 
- Nếu chúng ta gian trá , chúng ta có tiến bộ được không?
+ GV kết luận : Học tập giúp chúng ta tiến bộ . Nếu chúng ta gian trá , giả dối, kết quả học tập là không thực chất chúng ta sẽ không tiến bộ được.
Hoạt động 3:
TRÒ CHƠI “ ĐÚNG – SAI”
+ GV tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm 
+ Yêu cầu các nhóm nhận bảng câu hỏi 
+ Hướng dẫn cách chơi:
- Nhóm trưởng đọc từng câu hỏi: nếu bạn cho đúng thì giơ tay nếu sai không giơ tay .
 - Nhóm trưởng yêu cầu các bạn giải thích :vì sao đúng , vì sao sai ?
+ Yêu cầu các nhóm thực hiện trò chơi.
+Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận của cả nhóm.
Kết luận : - Chúng ta cần làm gì để trung thực trong học tập?
-Trung thực trong học tập nghĩa là chúng ta không được làm gì?
+GV nhận xét bổ sung tuyên dương .
*Hoạt động 4:
Liên hệ bản thân
+ Hãy nêu những hành vi của bản thân mà em cho là trung thực .
+Nêu những hành vi không trung thực trong giờ học mà em đã từng biết.
+ Tại sao phải trung thực học tập ? Việc trung thực trong học tập sẽ có tác dụng gì ?
GV chốt bài học : Trung thực trong học tập giúp em mau tiến bộ và được mọi người yêu quý , tôn trọng .
 4- Củng cố, dặn dò:
- Về nhà tìm 3 hành vi thể hiện sự trung thực và hành vi thể hiện sự không trung thực trong học tập.
- HS nhắc mục bài.
- HS quan sát. Thảo luận nhóm.
- HS trả lời.
- Trao đổi cả lớp rồi trả lời.
- HS nghe và trả lời....
- HS làm việc cả lớp.
Cả lớp theo dõi suy nghĩ rồi trả lời.
- HS nghe.
- Chơi trò chơi theo nhóm.
Thực hiện theo HS của GV.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
 - Học sinh lắng nghe và trả lời.
HS liên hệ bản thân.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh nghe.
Thứ sáu ngày 30 tháng 8 năm 2019
Tiết 1: TOÁN: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (tt)
I- MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Thực hiện được các phép tính cộng, trừ các số đến 5 chữ số, nhân (chia) các số đến 5 chữ số với (cho) số có 1 chữ số.
biết so sánh, xếp thứ tự các số đến 100 000
II- CHUẨN BỊ: 
- GV : Bảng phụ.; HS : Xem trước bài trong sách.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5’
6’
 5’
5’
5’
5’
 5’
4’
1- Bài cũ:
- Chữa bài tập luyện thêm.
- Gọi 3 HS lên bảng sửa bài.
Bài 1: Cho các chữ số 1, 4, 7, 9. Viết số lớn nhất và số bé nhất có 4 chữ số trên.
a) 9741 ; b) 1479 
 - Nhận xét cho học sinh.
2- Bài mới: 
- Giới thiệu bài, ghi đề bài.
HĐ1 : Luyện tính nhẩm.
- Cho HS tính nhẩm các phép tính đơn giản bằng trò chơi: “ Tính nhẩm truyền”.
VD: GV viết các phép tính lên bảng, sau đó gọi HS đầu tiên tính nhẩm và cứ thế gọi tiếp bạn khác với các phép tính nối tiếp.
- GV tuyên dương những bạn trả lời nhanh, đúng.
HĐ2 : Thực hành
- GV cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài 1, 2, 3 và 4.
Bài 1: - Yêu cầu HS tính nhẩm và viết kết quả vào vở.
- Gọi lần lượt 2 em lên bảng thực hiện .
- Cho HS nhận xét, sửa theo đáp án sau:
7000 + 2000 = 9000 16000 : 2 = 8000
9000 – 3000 = 6000 8000 x 3 = 24000
8000 : 2 = 4000 11000 x 3 = 33000
3000 x 2 = 6000 49000 : 7 = 7000
Bài 2: 
- Yêu cầu HS làm vào VBT.
Bài 3: - Gọi 1-2 em nêu cách so sánh. Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi 2 em lên bảng sửa bài, dưới lớp nhận xét.
- Sửa bài chung cho cả lớp.
Bài 4 : - Yêu cầu HS tự làm bài.
Đáp án:
Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn:
 56731,65371,67351, 75631.
 b) Viết các số theo thứ tự từ lớn đến bé:
 92678, 82697, 79862, 62978.
Bài 5 : - Cho HS đọc đề, nêu yêu cầu và hướng dẫn cách làm.
GV treo bảng phụ ghi sẵn bài tập 5 
( SGK) lên bảng.
Hướng dẫn HS thêm vào bảng số liệu:
- Gọi 2 em lên bảng sửa bài, dưới lớp nhận xét.
- Sửa bài chung cho cả lớp.
Loại hàng
Giá tiền
SL
Thành tiền
Bát
2500đ/
 1 cái
5 cái
12 500 đồng
Đường
6400đ/
1kg
2 kg
12 800 đồng
Thịt
35000đ/
1kg
2 kg
70 000 đồng
Tổng
95 300đ
- Yêu cầu HS trả vở và sửa bài.
4- Củng cố Dặn dò:
- Chấm một số bài, nhận xét – Nhấn mạnh một số bài HS hay sai..
- Hướng dẫn bài luyện tập thêm về nhà
- Giáo viên nhận xét tiết học
- 3 em lên bảng.
- Theo dõi, lắng nghe.
- Vài em nhắc lại đề.
- Theo dõi.
- Cả lớp cùng chơi.
- 1 em nêu yêu cầu.
- Thực hiện cá nhân.
- Làm bài vào vở.
- Thực hiện làm bài, rồi lần lượt lên bảng sửa, lớp theo dõi và nhận xét.
- Sửa bài nếu sai.
- 1-2 em nêu: So từng hàng chữ số từ cao xuống thấp, từ lớn đến bé.
- Thực hiện làm bài, 2 em lên bảng sửa, lớp theo dõi và nhận xét.
- Sửa bài nếu sai.
- Thực hiện làm bài, 2 em lên bảng sửa, lớp theo dõi và nhận xét.
- Sửa bài nếu sai.
- 1 em đọc đề, lớp theo dõi.
- HS quan sát và đọc bảng thống kê số liệu.
- HS thực hiện theo 3 yêu cầu trong sách.
- Viết thành câu trả lời vào vở.
- 1 em lên bảng điền,
1 em lên bảng viết thành bài giải.
Giải
Số tiền mua bát:
2500 x 5 = 12 500 ( đồng).
Số tiền mua đường:
6 400 x 2 = 12 800 ( đồng).
số tiền mua thịt:
35 000 x 2 = 70 000 ( đồng).
Số tiền bác Lan mua hết tết cả:
12 500 + 12 800 + 70 000 = 
= 95 300 (đồng).
Số tiền bác Lan còn lại:
100 000 – 95 300 = 4 700 ( đ ).
 Đáp số : 4 700 đồng.
- Sửa bài nếu sai.
- Lớp theo dõi và nhận xét
- 1 vài em nộp bài.
- Cả lớp theo dõi.
Tiết 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: CẤU TẠO CỦA TIẾNG
I- MỤC TIÊU:
 - HS nắm được cấu tạo cơ bản của tiếng là gồm 3 bộ phận: âm đầu, vần và thanh.
điền được các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ ở BT 1 vào bảng
- HS khá giỏi vận dụng bài học làm tốt bài tập 2.
II- CHUẨN BỊ: 
- Gv: Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ của tiếng; Bộ chữ cái ghép tiếng.
- HS : Vở bài tập, SGK. 
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
3’
2’
15’
15’
 5’
1- Bài cũ: 
- Kiểm tra sách vở của học sinh.
2- Bài mới: 
- Giới thiệu bài – Ghi đề.
 Tiết học hôm nay sẽ giúp các em nắm được cấu tạo các bộ phận của một tiếng, từ đó hiểu thế nào là những tiếng bắt vần với nhau trong thơ.
HĐ1: Tìm hiểu bài.
a. Nhận xét:
GV treo bảng phụ ghi sẵn câu tục ngữ trong sgk.
- Yêu cầu 1: HS đếm số tiếng trong câu tục ngữ.
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
- Yêu cầu 2: Đánh vần tiếng bầu và ghi lại cách đánh vần đó.
 - GV ghi kết quả của HS lên bảng bằng các màu phấn khác nhau.
- Yêu cầu 3: Phân tích cấu tạo tiếng bầu.
H: Tiếng bầu do những bộ phận nào tạo thành?
- GV chốt lại: Tiếng do âm b, vần âu và thanh huyền tạo thành.
- Yêu cầu 4: Phân tích các tiếng còn lại và rút ra nhận xét.
- GV giao cho mỗi nhóm phân tích 1 tiếng.
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét và sửa bài cho cả lớp
Tiếng
âm đầu
Vần
Thanh
ơi
ơi
ngang
thương
th
ương
ngang
lấy
l
ây
sắc
bí
b
i
sắc
cùng
c
ung
huyền
 - Yêu cầu HS nhắc lại kết quả phân tích. 
H: Tiếng do những bộ phận nào tạo thành?
H: Những tiếng nào có đủ các bộ phận như tiếng bầu? tiếng nào không có đủ các bộ phận như tiếng bầu?
- Gọi một vài HS nêu nhận xét chung về cấu tạo của một tiếng.
b. Rút ra ghi nhớ.
 Mỗi tiếng gồm có 3 bộ phận: âm đầu, vần và thanh. Tiếng nào cũng có vần và thanh. Có tiếng không có âm đầu.
HĐ 2: luyện tập.
Bài 1: 
- Gọi 1 HS đọc đề và nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm vào vở bài tập.
- Gọi HS lên bảng sửa bài.
- Chấm và sửa bài ở bảng theo đáp án gợi ý sau :
Tiếng
âm đầu
Vần
Thanh
nhiễu
nh
iêu
ngã
điều
đ
iêu
huyền
Phủ
ph
u
hỏi
lấy
l
ây
sắc
giá
gi
a
sắc
Bài 2: ( HSKG)
- Gọi 1 HS đọc đề và nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm vào vở bài tập.
- Gọi HS lên bảng sửa bài.
- Chấm và sửa bài cho cả lớp.
Đáp án: là chữ sao
3- Củng cố: 
- Gọi 1HS đọc lại ghi nhớ .
- Tuyên dương những em học tốt.
- Nhận xét tiết học. Dặn dò về nhà học bài.
- Mở sách vở lên bàn.
- Lắng nghe và nhắc lại đề bài.
- Tất cả HS đếm thầm.
- 1-2 em làm mẫu (đếm thành tiếng dòng đầu bằng cách đập nhẹ tay lên mặt bàn). Kết quả là 6 tiếng.
- Tất cả lớp làm theo đếm thành tiếng dòng còn lại.( là 8 tiếng).
- Cả lớp đánh vần thầm.
- 1 HS làm mẫu đánh vần thành tiếng.
- Cả lớp đánh vần thành tiếng và ghi lại cách đánh vần vào bảng con: bờ-âu-bâu-huyền-bầu.
- HS giơ bảng con báo cáo kết quả.
- 2 HS ngồi cạnh nhau thảo luận, trao đổi .
 - 1-2 HS trình bày kết luận, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Hoạt động nhóm bàn 3 em.
- Đại diện nhóm lên bảng chữa bài.
- Theo dõi, sửa bài trên phiếu nếu sai.
- Một số em trả lời:
-Tiếng do âm đầu, vần và thanh tạo thành.
-Tất cả các tiếng có đủ bộ phận như tiếng bầu chỉ riêng tiếng ơi là không đủ vì thiếu âm đầu.
- Một vài em nêu, mời bạn nhận xét, bổ sung.
- 3- 4 HS lần lượt đọc ghi nhớ trong SGK.
- 1 em nêu yêu cầu.
- Cả lớp thực hiện làm bài.
- Theo dõi bạn sửa bài.
- Sửa bài nếu sai.
- 1 em nêu yêu cầu.
- Cả lớp thực hiện làm bài.
- Theo dõi bạn sửa bài.
- Sửa bài nếu sai.
1 HS đọc, lớp theo dõi.
- Theo dõi, lắng nghe.
- Nghe và ghi nhận. 
Tiết 3: KỂ CHUYỆN: SỰ TÍCH HỒ BA BỂ
I- MỤC TIÊU:
 - Nghe - kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạ, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện: Sự tích hồ Ba Bể
 - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể và ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái.
II- CHUẨN BỊ: 
- Gv: Tranh minh hoạ - HS : Xem trước truyện.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
3’
2’
10’
20’
 5’
1- Bài cũ: - Kiểm tra sách vở của HS.
2- Bài mới: - Giới thiệu, ghi đề.
HĐ1: Giáo viên kể chuyện.
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ câu chuyện : “ Sự tích hồ Ba Bể”. Trong SGK và đọc thầm yêu cầu.
- GV kể chuyện 2 lần. 
- Lần 1 kể bằng lời kết hợp giải nghĩa một số từ khó trong truyện như:
 + Cầu phúc: cầu xin được hưởng điều tốt lành.
 + Giao long: loài rắn lớn còn gọi là thuồng luồng.
 + Bà goá: người phụ nữ có chồng bị chết.
 + Làm việc thiện: làm điều tốt lành cho người khác.
 + Bâng quơ: không đâu vào đâu, không có cơ sở để tin tưởng.
- Lần 2 kể bằng tranh minh hoạ.
- Kể câu chuyện chốt ý từng đoạn.
1. Bà cụ ăn xin xuất hiện trong đêm lễ hội.
2. Bà cụ ăn xin được mẹ con bà goá đưa về nhà.
3. Chuyện xảy ra trong đêm lễ hội.
4. Sự hình thành hồ Ba Bể.
HĐ2 : Hướng dẫn HS kể chuyện.
- Yêu cầu HS đọc lần lượt yêu cầu của từng bài tập.
* Chú ý : Chỉ cần kể đúng cốt truyện, không cần lặp lại nguyên văn lời của cô.
 + Kể xong, cần trao đổi cùng bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
a) Kể chuyện theo nhóm:
Đoạn 1 : Bà cụ ăn xin xuất hiện như thế nào?
Đoạn 2 : Ai cho bà cụ ăn và nghỉ ?
Đoạn 3 : Chuyện gì xảy ra trong đêm lễ hội?
Đoạn 4 : Hồ Ba Bể hình thành như thế nào?
- Yêu cầu học sinh kể cả câu chuyện.
b) Thi kể chuyện trước lớp:
- Yêu cầu HS kể chuyện nhóm 4 em theo tranh.
- Gọi HS xung phong thi kể toàn bộ câu chuyện.
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm trả lời câu hỏi:
H. Ngoài mục đích giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, câu chuyện còn nói với ta điều gì ?
- GV tổng hợp các ý kiến, chốt ý: Ngoài việc giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, câu chuyện còn ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái ( như mẹ con bà goá), khẳng định người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng.
- GV nhận xét, tuyên dương 
3- Củng cố:
- Gv liên hệ giáo dục HS: Biết quan tâm giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn, những người già cả, neo đơn.
- Nhận xét tiết học.
- Về kể lại cho người thân và bạn bè nghe. Chuẩn bị: “ Nàng tiên ốc”
- HS kiểm tra lẫn nhau.
- 1 em nhắc lại đề.
- Theo dõi quan sát.
- Đọc thầm yêu cầu của bài kể chuyện trong SGK.
- Lắng nghe.
- HS theo dõi.
- HS đọc lần lượt yêu cầu của từng bài tập.
- HS kể chuyện theo nhóm bàn.
1–2 em kể mỗi đoạn theo 1 tranh, cả lớp lắng nghe, nhận xét, kể bổ sung.
- 1em kể cả câu chuyện
-Thực hiện nhóm 4 em kể nối tiếp nhau theo 4 tranh. Lớp theo dõi, nhận xét.
- HS xung phong thi kể toàn bộ câu chuyện. Lớp theo dõi, n/ xét.
- Thảo luận nhóm bàn.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp. Mời bạn nhận xét, bổ sung.
- Cho HS trình bày trước lớp
- Lớp nhận xét và bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, bạn hiểu câu chuyện nhất để tuyên dương trước lớp.
1–2 em nhắc lại ý nghĩa.
- Cả lớp nhận xét và bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, bạn hiểu câu chuyện nhất.
- Lắng nghe, ghi nhận.
Tiết 4: KỸ THUẬT: VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_1_nam_hoc_2019_2020.doc