Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2021-2022 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2021-2022 (Chuẩn kiến thức)

Tập đọc

Tiết 33: Ôn tập học kì I (tiết 1)

I. Mục tiêu

 - Kiểm tra lấy điểm, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu. Hệ thống một số điểm cần ghi nhớ về nội dung nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm “Có chí thì nên” và “Tiếng sáo diều”.

 - Đọc đúng giọng, hiểu nội dung của bài

 - Học tập nghiêm túc, chăm chỉ.

 - Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. Đồ dùng dạy học:

 - GV: Phiếu ghi tên từng bài tập đọc , máy chiếu

 

docx 45 trang xuanhoa 11/08/2022 1250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2021-2022 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
Thứ hai ngày 6 tháng 12 năm 2021
Buổi sáng:
Chào cờ
Tập chung toàn trường
 ____________________________________________
Tập đọc
Tiết 33: Ôn tập học kì I (tiết 1)
I. Mục tiêu
 - Kiểm tra lấy điểm, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu. Hệ thống một số điểm cần ghi nhớ về nội dung nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm “Có chí thì nên” và “Tiếng sáo diều”.
 - Đọc đúng giọng, hiểu nội dung của bài
 - Học tập nghiêm túc, chăm chỉ.
 - Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Phiếu ghi tên từng bài tập đọc , máy chiếu
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động: 
- Đọc bài: Rất nhiều mặt trăng, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét.
- Giới thiệu, ghi đầu bài
2. Luyện tập
a. Kiểm tra tập đọc, học thuộc lòng (5 HS):
- Yêu cầu HS lên bốc thăm, chuẩn bị bài đọc
- Đặt câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc
- Cho điểm những HS đạt yêu cầu
b. Bài tập:
Bài 2: Lập bảng tổng kết các bài tập đọc là truyện kể trong 2 chủ điểm: “Có chí thì nên” và “Tiếng sáo diều”
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Chia nhóm.
 - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng (máy chiếu)
- 2 HS đọc
- Cả lớp theo dõi
- HS lên bốc chọn bài, chuẩn bị 2
 phút và đọc bài.
- Thực hiện
- Thảo luận nhóm 4 làm bài 
- Đại diện nhóm trình bày
Tên bài
Tác giả
Nội dung chính
Nhân vật
Ông Trạng thả diều
Trịnh Đường
Nguyễn Hiền nhà nghèo mà hiếu học đỗ Trạng Nguyên khi mới 13 tuổi.
Nguyễn Hiền
Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi
Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam
Bạch Thái Bưởi từ tay trắng đã làm nên sự nghiệp
Bạch Thái Bưởi
Vẽ trứng
Xuân Yến
Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi nhờ sự kiên trì khổ luyện đã thành danh họa kiệt xuất. 
Lê-ô-nác-đô Đa Vin-xi
Người tìm đường lên các vì sao
Lê Quang Long Phạm Ngọc Toàn
Xi-ôn-cốp-xki kiên trì theo đuổi ước mơ đã tìm được đường lên các vì sao.
Xi-ôn-cốp-xki
Văn hay chữ tốt
Truyện đọc 1 (1995)
Cao Bá Quát kiên trì luyện chữ đã nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt.
Cao Bá Quát
Chú Đất Nung (P1 + 2)
Nguyễn Kiên
Chú bé Đất dám nung mình trong lửa đã trở thành người mạnh mẽ, hữu ích. 
Chú Đất Nung
Trong quán ăn “Ba cá Bống”
A-lếch-xây Tôn- xtôi
Bu-ra-ti-nô thông minh mưu trí đã moi được bí mật về chiếc chìa khoá từ hai kẻ độc ác.
Bu-ra-ti-nô
Rất nhiều mặt trăng
Phơ-bơ
Trẻ em có suy nghĩ và nhìn thế giới xung quanh rất ngộ nghĩnh và khác người lớn
Công chúa nhỏ
3. Vận dụng:
- Nêu lại ý nghĩa từng bài đọc.
- Về tiếp tục ôn bài. Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS
VI. Điều chỉnh sau tiết dạy
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________________
Toán
Tiết 81: Dấu hiệu chia hết cho 9 (Tr.97)
I. Mục tiêu
 - Nhận biết được dấu hiệu chia hết cho 9.
 - Áp dụng dấu hiệu chia hết cho 9 để làm các bài tập.
 - HS yêu thích học toán.
 - Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
II. Đồ dùng dạy học
	- HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động: 
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 5, cho ví dụ.
- Nhận xét.
- Giới thiệu, ghi đầu bài
2. Khám phá
- Cho HS nêu ví dụ về các số chia hết cho 9; các số không chia hết cho 9
- Yêu cầu HS tìm ra đặc điểm của các số chia hết cho 9 rồi rút ra nhận xét: 
+ Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9
- Tương tự, yêu cầu HS tìm đặc điểm của các số không chia hết cho 9.
+ Các số có tổng các chữ số không chia hết cho 9 thì không chia hết cho 9
3. thực hành, luyện tập
Bài 1: Trong các số sau (SGK) số nào chia hết cho 9
- Cho HS nêu yêu cầu 
- Làm bài vào bảng con, 1HS lên bảng chữa.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng: 
* Củng cố về dấu hiệu chia hết cho 9.
Bài 2: Trong các số sau (SGK) số nào không chia hết cho 9
 - BT 2 HS làm bài vở. HS năng khiếu làm tiếp BT 3 và 4 vào vở nháp
- Nhận xét, chữa bài. Bài 2
 * Củng cố về các số không chia hết cho 9.
Bài 3:
- GV chốt đúng.
Bài 4: 
- GV chốt KQ đúng:
4. Vận dụng:
- Tổ chức trò chơi: Hộp quà bí mật
- Về ôn bài. Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS nêu
- Cả lớp theo dõi
- 2 HS nêu ví dụ
- Nêu nhận xét 
- HS nêu 
- Thực hiện
- Thực hiện
+ Đáp án: 99, 108; 29385
- 1 HS đọc yêu cầu
- Thực hiện
 - Nêu KQ.
Đáp án: 96; 7853; 5554; 1097
- HS năng khiếu nêu KQ, lớp nhận xét
- HS năng khiếu nêu KQ, lớp nhận xét
- Tham gia trò chơi
VI. Điều chỉnh sau tiết dạy
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Anh văn
Đồng chí Hợp dạy
___________________________________
Khoa học
Tiết 27: Không khí cần những thành phần nào?
I. Mục tiêu
 - Biết làm được thí nghiệm chứng minh hai thành phần chính của không khí.
 - Làm thí nghiệm chứng minh trong không khí có nhiều thành phần.
 - Nhận biết sự cần thiết và quan trọng của không khí.
 - NL tự học, NL tư duy, NL giải quyết vấn đề,NL ngôn ngữ.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Máy chiếu, đồ TN: Lọ thuỷ tinh, nước vôi trong,...
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động: 
- Y / c HS trả lời Không khí có những tính chất gì? 
- Nhận xét.
- Giới thiệu, ghi đầu bài
2. Khám phá:
 Hoạt động 1: Xác định thành phần chính của không khí.
- Chia nhóm.
- Y/c HS đọc mục: Thực hành (SGK )
- Yêu cầu HS làm thí nghiệm, GV giúp đỡ những nhóm lúng túng.
- Nhận xét, bổ sung
- Chốt lại: Không khí gồm có hai thành phần chính là khí ô xi duy trì sự cháy và khí nitơ không duy trì sự cháy.
+ Tại sao khi nến tắt nước lại dâng vào cốc ?
+ Phần không khí còn lại có duy trì sự cháy không ? 
- Nhận xét, kết luận (máy chiếu)
 Hoạt động 2: Tìm hiểu một số thành phần khác của không khí.
- Y/c HS quan sát lọ nước vôi trong.
- Y/c HS quan sát lại sau khi bơm không khí vào lọ nước vôi
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả và cách lí giải các hiện tượng sảy ra.
- Yêu cầu HS giải thích hiện tượng, thảo luận
- Yêu cầu HS nêu ví dụ chứng tỏ trong không khí có hơi nước
- Y/c HS quan sát hình 4 – 5(SGK ), trả lời:
+ Kể tên những thành phần khác có trong không khí ?
+ Không khí gồm những thành phần nào?
Kết luận:(máy chiếu)
 - Không khí gồm 2 thành phần chính: Thành phần duy trì sự sống ( Ô- xi) và thành phần không duy trì sự cháy ( Ni – tơ). Ngoài ra còn chứa khí các- bô- níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn.
4. Vận dụng: 
 - Không khí gồm những thành phần nào?
 - Về nhà học bài. Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS trả lời
- Cả lớp theo dõi
- Hoạt động nhóm 4
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm 
 - Làm thí nghiệm
- Thảo luận, trả lời
 - Đại diện nhóm trình bày
 - Theo dõi.
- Đại diện nhóm trả lời.
- Lắng nghe.
- Quan sát
- Thảo luận nhóm 4, đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận
- Giải thích
- Lấy ví dụ
- Quan sát, trả lời câu hỏi
- Lắng nghe
- HS nêu.
VI. Điều chỉnh sau tiết dạy
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
___________________________________
Buổi chiều
Toán
Tiết 82: Dấu hiệu chia hết cho 3 (Tr 97 - 98)
I. Mục tiêu:
 - HS nhận biết được dấu hiệu chia hết cho 3.
 - Vận dụng được dấu hiệu các số chia hết cho 3 và các số không chia hết cho 3 vào làm bài tập.
 - HS tích cực học tập.
 - Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
II. Đồ dùng dạy học
	- GV: bảng phụ BT2
	- HS: Bảng con ( BT1).
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 9, cho ví dụ.
- Nhận xét.
- Giới thiệu, ghi đầu bài
2. Khám phá
- Yêu cầu HS lấy ví dụ về các số chia hết cho 3 và các số không chia hết cho 3
- Ghi lên bảng.
* Nhận xét:
- Gợi ý cho HS nhận xét các số bị chia theo từng cột
- Gọi HS nêu nhận xét về dấu hiệu chia hết, không chia hết
- Chốt lại:
 + Các số chia hết cho 3 có tổng các chữ số chia hết cho 3
 + Các số không chia hết cho 3 có tổng các chữ số không chia hết cho 3.
- Yêu cầu HS nêu dấu hiệu chia hết cho 3 (SGK )
3. thực hành, luyện tập:
Bài 1: 
- Cho HS nêu yêu cầu 
- Yêu cầu HS ghi kết quả vào bảng con
- Kiểm tra, nhận xét
 Củng cố về dấu hiệu chia hết cho 3.
Bài 2: 
- Cho HS đọc yêu cầu BT 2 
- Làm bài vào vở BT2. 1 HS làm bảng phụ. HS năng khiếu giỏi làm nháp BT 3 và 4 sau đó nêu KQ.
- Nhận xét, chữa bài 2.
 Củng cố về dấu hiệu các số không chia hết cho 3.
Bài 3: 
- Chữa bài., chốt KQ đúng.
Bài 4: 
- Chữa bài:
3. vận dụng:
- Y/c HS lấy ví dụ chia hết cho 3
- Về ôn bài. Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS nêu
- Cả lớp theo dõi
- Nêu ví dụ
- Nêu nhận xét 
- Nêu dấu hiệu
- Lắng nghe
- 2 HS nêu
- Thực hiện 
- Thực hiện 
Đáp án: Các số chia hết cho 3 trong các số đã cho là: 231; 1872; 92313.
- 1 HS nêu 
- Thực hiện
- HS nhận xét 
+ Đáp án: Các số không chia hết cho 3 trong các số đã cho là: 502; 6823; 55553; 641311
- HS năng khiếu nêu miệng KQ .
- Lớp nhận xét.
- HS năng khiếu nêu miệng KQ .
- Lớp nhận xét.4
1
 56 56 
8
5
79 79
1
1
2 35 2 35
- HS suy nghĩ, trả lời
- 2 HS nêu
VI. Điều chỉnh sau tiết dạy
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Tập đọc
Tiết 34 : Ôn tập cuối HK I (tiết 2)
I. Mục tiêu
 - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc – học thuộc lòng
 - Ôn luyện kĩ năng đặt câu, kiểm tra sự hiểu biết của học sinh về nhân vật qua bài tập đặt câu nhận xét về nhân vật. Ôn các thành ngữ, tục ngữ qua bài thực hành chọn tục ngữ, thành ngữ hợp với tình huống đã cho.
 - Tích cực học tập
 - NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Phiếu ghi tên các bài tập đọc , máy chiếu
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
- Giới thiệu, ghi đầu bài
2. luyện tập:
a. Kiểm tra tập đọc – học thuộc lòng (5 em)
 Tiến hành như tiết 1
b. Bài tập
Bài 2: Đặt câu với các từ ngữ thích hợp để nhận xét về các nhân vật em đã biết qua bài tập đọc
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập (đọc cả tên nhân vật đã cho).
- Nhận xét (máy chiếu)
Bài 3: Chọn những thành ngữ, tục ngữ thích hợp để khuyến khích hoặc khuyên nhủ bạn
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập
- Nhắc HS xem lại bài tập đọc “Có chí thì nên” nhớ lại các câu thành ngữ, tục ngữ đã học, đã biết.
- YC HS làm bài vào VBT
- Nhận xét (Máy chiếu)
 VD: Có công mài sắt có ngày nên kim;..
3. Vận dụng:
Nhắc lại các câu thành ngữ theo 2 chủ điểm đã học.
 Về tiếp tục ôn bài. Chuẩn bị bài sau.
- Cả lớp theo dõi
- Thực hiện 
- Làm vào vở bài tập
 - HS đọc bài làm.
- Theo dõi, nhận xét 
- Thực hiện 
- Thực hiện
- Đại diện nhóm trình bày
 Theo dõi, nhận xét 
- HS nêu
VI. Điều chỉnh sau tiết dạy
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
(Kể chuyện) Luyện từ và câu
Tiết 15: Chủ ngữ trong câu kể “Ai làm gì”
I. Mục tiêu
 - Hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?
 - Biết cách xác định bộ phận chủ ngữ trong câu, biết đặt câu với bộ phận chủ ngữ cho sẵn.
 - HS yêu thích Tiếng Việt.
 - NL tự học, NL tư duy, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Máy chiếu: nhận xét, bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động:
- Kiểm tra sách vở
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài:
2. Khám phá:
- Nhận xét:
- Cho 1 HS đọc đoạn văn ở phần nhận xét
- Nêu yêu cầu ở SGK
- Cho HS trả lời miệng yêu cầu 1, 3, 4 
- Yêu cầu 2 cho HS xác định chủ ngữ bằng cách gạch chân đoạn văn ở SGK 
- GV chốt kết quả ( máy chiếu)
- Cùng cả lớp chốt lại phần ghi nhớ
- Gọi HS đọc ghi nhớ (máy chiếu)
3. Luyện tập:
Bài 1: 
- Cho HS nêu yêu cầu và nội dung đoạn văn.
- Yêu cầu HS làm miệng ý a, sau đó nêu các câu kể Ai làm gì ? trong đoạn văn.
- Nhận xét, chốt lời giải:(máy chiếu)
Bài 2: Đặt câu với các từ ngữ sau làm chủ ngữ
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm bài.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc các câu đã đặt
- Nhận xét , đánh giá.
Bài 3: Đặt câu nói về hoạt động của từng nhóm người hoặc vật được miêu tả trong bức tranh bên (SGK)
- Yêu cầu HS làm mẫu theo yêu cầu 
- Cho HS làm vào vở bài tập.
- Gọi HS đọc đoạn văn vừa viết
- Nhận xét 
4. Vận dụng:
- Nêu lại cấu trúc câu Ai làm gì?
- Về học bà. Chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc
- Lắng nghe
- Trả lời
- Làm bài vào SGK. 
- 2 HS.
- Thực hiện
- HS làm bài VBT, 1 HS làm bảng phụ
+ Các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn và bộ phận chủ ngữ được gạch chân. 
C3: Trong rừng, chim chóc véo von hót.
C5: Thanh niên lên rẫy.
C4: Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước. 
C6: Em nhỏ đùa vui trước nhà sàn.
C7: Các cụ già chụm đầu bên những ché rượu cần.
- Thực hiện
- Làm bài vào vở nháp.
- Nối tiếp đọc kết quả
- Theo dõi, nhận xét 
- 1 HS. 
- Thực hiện
- 3 HS đọc
- Theo dõi 
- 2 HS.
VI. Điều chỉnh sau tiết dạy
.........................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________
	Đạo đức
 Tiết 14: Kính trọng và biết ơn người lao động (tiết 1)
I. Mục tiêu
 - Nhận thức được vai trò quan trọng của người lao động
 - Biết bày tỏ thái độ biết ơn người lao động 
 - Kính trọng, biết ơn người lao động, trân trọng những sản phẩm của người lao lao động.
 - NL tự học, giải quyết vấn đề, NL hợp tác.
 II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Kẻ sẵn bảng trống ở hoạt động 3.7
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động: 
- Kiểm tra sách vở
- Giới thiệu, ghi đầu bài 
2. Khám phá, luyện tập
Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp truyện: Buổi học đầu tiên.
- Kể toàn bộ câu chuyện
- Cho HS thảo luận theo 2 câu hỏi ở SGK 
- Nhận xét, gợi ý cho HS nêu kết luận
- Kết luận: 
Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm 2 
Bài 1: 
- Nêu yêu cầu bài tập
- Cho HS thảo luận theo nhóm 
- Kết luận: 
+ Nông dân, bác sĩ, người giúp việc, người đạp xích lô, giáo viên, kĩ sư tin học, ... đều là người lao động
+ Những người ăn xin, kẻ buôn bán ma tuý, buôn bán phụ nữ ... không phải là người lao động
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm 
Bài 2:
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các 
- Gọi đại diện nhóm phát biểu
- Ghi lên bảng đã kẻ sẵn
- Kết luận: Mọi người lao động đều mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội
Hoạt động 4: Làm việc cá nhân 
Bài 3: 
- Nêu yêu cầu bài tập
- Cho HS tự làm bài 
- Gọi 1 số HS trình bày ý kiến
Kết luận: 
 + Các việc làm a, c, d, đ, e, g thể hiện sự kính trọng biết ơn người lao động. Các việc làm b, h là thiếu kính trọng người lao động.
*Ghi nhớ (SGK)
- Yêu cầu HS đọc mục ghi nhớ
3. Vận dụng:
- Vì sao phải quý trọng người lao động?
 GD KNS: Tôn trọng giá trị sức lao động.
- Chuẩn bị bài tập 5, 6 (SGK)
- Theo dõi
- Lắng nghe
- Thảo luận nhóm 2, trả lời
- 2 HS nêu kết luận
- Theo dõi, nhận xét, bổ sung
+ Cần phải kính trọng mọi người lao động, dù là những người lao động bình thường nhất.
- 1 HS đọc yêu cầu BT.
- Thảo luận theo nhóm 2.
- Đại diện nhóm trình bày
- Theo dõi, nhận xét 
- Lắng nghe
- Thảo luận nhóm 3, mỗi nhóm 1 tranh.
- Đại diện nhóm trả lời
- Theo dõi, nhận xét, bổ sung 
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Làm bài vào vở
- 1 số HS trình bày
- Lắng nghe
- 2 HS đọc 
VI. Điều chỉnh sau tiết dạy
...................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 7 tháng 12 năm 2021
Buổi sáng
Tập đọc
Tiết 35: Ôn tập cuối HK I (tiết 4)
I. Mục tiêu 
 - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc - học thuộc lòng. Ôn luyện về văn miêu tả đồ vật
 - HS viết được một bài văn miêu tả hoàn chỉnh
 - Tích cực học tập.
 - NL giao tiếp và hợp tác, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Phiếu ghi tên các bài tập đọc - học thuộc lòng (như tiết 1)
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
2. luyện tập:
a. Kiểm tra tập đọc - học thuộc lòng 
- Tiến hành như tiết 1
b. bài tập:
Bài 2: Quan sát một đồ dùng học tập chuyển kết quả quan sát thành dàn ý.
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập
- Hướng dẫn HS thực hiện từng yêu cầu
Đề bài: Tả một đồ dùng học tập của em.
- Cho HS đọc đề bài, xác định yêu cầu của đề
- Gọi HS đọc lại ghi nhớ về bài văn miêu tả đồ vật đã học
- Cho HS làm bài
- Gọi HS trình bày trước lớp
- Nhận xét, đánh giá.
* Yêu cầu HS viết phần mở bài gián tiếp, kết bài kiểu mở rộng
- Cho HS làm bài cá nhân
- Nhận xét. 
3. Vận dụng:
 Nêu cấu trúc của bài văn tả đồ vật.
 Về ôn bài.Chuẩn bị bài sau.
- Gắp thăm, đọc bài theo yêu cầu 
- Thực hiện
- Đọc đề, xác định yêu cầu 
- 1 HS đọc
- Làm bài vào VBT
 - HS trình bày
 - Theo dõi, nhận xét 
- Viết vào vở BT
- 6 HS nối tiếp đọc
 Theo dõi, nhận xét 
- HS nêu
VI. Điều chỉnh sau tiết dạy
...................................................................................................................................................................................................................................................................................
.______________________________________
Toán
Tiết 83: Luyện tập (Tr 98)
I. Mục tiêu:
 - Củng cố cho học sinh về các dấu hiệu chia hết cho 2; 5; 9; 3
 - Giải được các bài toán có sử dụng dấu hiệu chia hết cho 2; 5; 9; 3
 - HS hứng thú học tập.
 - Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy - lập luận logic.
II. Đồ dùng dạy học
	- GV: SGK; Bảng phụ ( BT2).
	- HS: Bảng con ( BT1)
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- Kiểm tra BT ở vở BT.
- Nhận xét. 
- Giới thiệu, ghi đầu bài.
2. Luyện tập, thực hành:
Bài 1: Tìm số 
- Nêu yêu cầu bài tập 
- Cho HS ghi theo từng ý .
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
Đáp án: 
* Củng cố về các dấu hiệu chia hết cho 3 và cho 9.
Bài 2: Tìm chữ số thích hợp để viết vào ô trống sao cho thoả mãn các yêu cầu
- Nêu yêu cầu 
- Nhận xét, chốt kết quả đúng
Bài 3: Câu nào đúng, câu nào sai? 
- Cho HS nêu yêu cầu BT3
- Cả lớp làm bài vào vở BT3, ( HS năng khiếu làm BT4 vào nháp)
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 4: Viết số 
- GV chốt KQ đúng
3. HĐ vận dụng:
- Y/c HS lấy ví dụ chia hết cho 2,5,9,3
- Các số như thế nào thì chia hết cho 9 và cho 3?
 - Về ôn. Chuẩn bị bài sau.
- Cả lớp theo dõi
- Thực hiện
- Làm vào bảng con.
 a) Các số chia hết cho 3 là: 4563; 2229; 3576; 66816
b) Các số chia hết cho 9 là: 4563; 66816
c) Các số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9 là: 2229; 3576.
- Thực hiện 
- Làm bài vào SGK.1 HS làm bài vào BP
5
- Theo dõi
2
 a) 94 chia hết cho 9 
b) 2 5 chia hết cho 3 ( 5; 8 )
5
c) 76 chia hết cho 3 và chia hết cho 2.
- Thực hiện
- Thực hiện
- Trình bày kết qủa bài 3
a) Số 13465 không chia hết cho 3 (Đ)
b) Số 70009 chia hết cho 9 (S)
c) Số 78435 không chia hết cho 9 (S)
d) Số có tận cùng là 0 thì vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 (Đ)
- HS năng khiếu nêu miệng KQ.
- Lớp nhận xét. Bổ sung.
a) 612; 621; 126; (162; 261; 216)
b) 120 (hoặc 102; 210; 201)
- HS nêu
VI. Điều chỉnh sau tiết dạy
...................................................................................................................................................................................................................................................................................
______________________________________
Lịch sử
Tiết 14: Nhà Trần và việc đắp đê
I. Mục tiêu
	- HS biết được nhà Trần rất quan tâm đến việc đắp đê. Đắp đê giúp cho nông nghiệp phát triển và là cơ sở xây dựng khối đoàn kết dân tộc.
 - Dựa vào tranh ảnh, SGK để tìm kiến thức.
 - HS có ý thức học tập.
 - NL tự học, NL tư duy, NL ghi nhớ.
II. Đồ dùng dạy học:
	-GV : Máy chiếu, tranh , ND
III. Các hoạt động dạy học:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động: 
- Nhà Trần thành lập trong hoàn cảnh nào?
- Nhận xét.
- Giới thiệu, ghi đầu bài
2.Khám phá- Luyện tập:
 Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
- Yêu cầu thảo luận, trả lời các câu hỏi:
+ Sông ngòi tạo nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhưng cũng gây khó khăn gì? 
+ Kể tóm tắt về một cảnh lũ lụt mà em biết
- Nhận xét, kết luận. ( máy chiếu)
+Sông ngòi cung cấp nước cho nông nghiệp phát triển nhưng cũng có khi gây lụt lội làm ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
- Hướng dẫn trả lời câu hỏi.
+ Em hãy tìm các sự kiện trong bài nói lên sự quan tâm tới đê điều của nhà Trần? 
- Nhận xét, kết luận: ( máy chiếu)
 + Nhà Trần rất quan tâm tới việc đắp đê phòng lụt, đã lập Hà đê sứ để trông coi việc đắp đê và bảo vệ đê. Năm 1248, nhân dân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê. Tất cả mọi người đều phải tham gia đắp đê, bảo vệ đê. Các vua nhà Trần cũng có khi tự mình trông nom việc đắp đê
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân ( máy chiếu)
- Y/ cHS quan sát tranh vẽ . đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi:
+ Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê? (Hệ thống đê dọc theo những con sông chính được xây đắp, nông nghiệp nhờ vậy phát triển)
+ Ở địa phương em, nhân dân đã làm gì để chống lũ lụt? 
* Ghi nhớ: ( máy chiếu)
3.Vận dụng:
GDBVMT: Vai trò, ảnh hưởng to lớn của sông ngòi đối với đời sống của con người (đem lại phù sa nhưng cũng mang lại lũ lụt đe dọa sản xuất và đời sống). Qua đó thấy được tầm quan trọng của hệ thống đê và giáo dục ý thức trách nhiệm trong việc góp phần bảo đê điều - những công trình nhân tạo phục vụ đời sống 
- Yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ bài
- Về nhà học bài. Chuẩn bị bài sau.
- Hát
- 1HS nêu.
- Cả lớp theo dõi
- Đọc thông tin ở SGK.
- Thảo luận nhóm 2, trả lời. 
- HS trả lời 
- Theo dõi, nhận xét, bổ sung 
- Lắng nghe
- Đọc thông tin ở SGK.
- Lắng nghe
- Thảo luận và trả lời
- Quan sát ( máy chiếu)
- Đọc thầm, trả lời câu hỏi
- 2 HS nêu.
- 2 HS
VI. Điều chỉnh sau tiết dạy
...................................................................................................................................................................................................................................................................................
______________________________________
Địa lý
Tiết 14: Ôn tập
I. Mục tiêu
 - Củng cố và hệ thống hoá cho HS những kiến thức về thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở vùng đồng bằng.
 - Chỉ được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ địa lý tự nhiên VN.
 - Ham tìm hiểu về đất nước con người Việt Nam.
 - NL ngôn ngữ, NL giao tiếp, NL giải quyết vấn đề.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Máy chiếu; tranh, ND.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động: 
- Tại sao nói Hà Nội là trung tâm văn hoá, chính trị, khoa học và kinh tế lớn của cả nước?
- Nhận xét.
- Giới thiệu, ghi đầu bài
2. Luyện tập:
 Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
- Yêu cầu các nhóm thảo luận nêu đặc điểm của đồng bằng Bắc Bộ và chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ
- Gọi đại diện các nhóm trả lời
- Nhận xét, chốt câu trả lời đúng:
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
- Y/c cả lớp thảo luận về đặc điểm dân cư ở đồng bằng Bắc Bộ; trang phục truyền thống của người dân ở đây
- Nhận xét, bổ sung: 
Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm
- Y/c HS quan sát tranh sưu tầm thảo luận theo nhóm về hoạt động sản xuất của người dân ở ĐBBB.
- Nhận xét, bổ sung, chốt lại:
 ( máy chiếu)
4. Vận dụng:
- Nêu lại đặc điểm dân cư ở đồng bằng Bắc Bộ.
- Về nhà ôn bài
- 2 HS nêu
- Cả lớp theo dõi
- Thảo luận nhóm 2
- Đại diện nhóm trả lời
 Theo dõi, nhận xét 
+Đồng bằng Bắc Bộ là đồng bằng lớn thứ hai sau đồng bằng Nam Bộ, có diện tích khoảng 15000km2, do phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp.
- Thảo luận nhóm 2
- 2 HS nêu
 Theo dõi, nhận xét 
+ Đồng bằng Bắc Bộ là nơi tập trung dân cư đông đúc nhất nước ta; chủ yếu là người Kinh.
+ Trang phục truyền thống: đàn ông áo dài, khăn xếp; phụ nữ áo thứ thân 
- Quan sát tranh ( máy chiếu)
- Đại diện nhóm trình bày
 Theo dõi, nhận xét 
+ Sản xuất nông nghiệp: chủ yếu là trồng lúa nước, rau quả xứ lạnh
+ Sản xuất thủ công nghiệp: làm gốm, sứ, dệt vải 
+ Sản xuất công nghiệp cũng tương đối phát triển.
- 2 HS.
VI. Điều chỉnh sau tiết dạy
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
._____________________________________
Kĩ thuật
 Tiết 14: Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn ( Tiết 2)
I. Mục tiêu
 - HS hoàn thành được sản phẩm tự chon của mình.
 - Thực hành làm được các sản phẩm dựa trên kiến thức đã học.
 - Yêu quý sản phẩm mình làm ra
 - NL tư duy, NL giải quyết vấn đề, NL thẩm mĩ
II. Đồ dùng dạy - học:
	- GV: Mẫu khâu, thêu đã học.
	- HS: Bộ đồ dùng thực hành kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài:
2. Thực hành:
Hoạt động 2: Học sinh tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn
- Nêu yêu cầu bài tập: Tự chọn 1 sản phẩm trong các nội dung đã học – tiến hành khâu thêu sản phẩm đó
- Gợi ý cho HS chọn sản phẩm:
+ Có thể cắt khâu thêu khăn tay (cắt mảnh vải hình vuông 20cm khâu đường viền mép bằng mũi thường hoặc mũi khâu đột thêu hình đơn giản hoặc tên của mình)
- Khâu túi đựng bút
- Cắt khâu thêu váy áo cho búp bê
- Y/c HS trưng bày sản phẩm
- Nhận xét.
3. Vận dụng: 
 - Nhắc lại các bước khâu, thêu.
- Về làm bài thực hành.Chuẩn bị bài sau.
- Cả lớp theo dõi
- Lắng nghe
- Thực hành làm sản phẩm mình chọn
- Trưng bày sản phẩm
- Theo dõi, tự đánh giá
- HS nêu.
VI. Điều chỉnh sau tiết dạy
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
_________________________________________
Buổi chiều
Toán
Kiểm tra cuối học kì 1
(Đề chung của khối)
______________________________________
Luyện từ và câu
Tiết 33: Ôn tập cuối HK I (tiết 3)
I. Mục tiêu
 - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc – học thuộc lòng. Nghe – viết bài thơ “Đôi que đan”
 - Nghe viết, trình bày dúng bài chính tả.
 - Có ý thức rèn chữ viết
 - NL nghe viết, giao tiếp và hợp tác.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Phiếu ghi tên các bài tập đọc – học thuộc lòng (như tiết 1)
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
Kiểm tra bài làm ở VBT.
- Nhận xét.
2. luyện tập:
a. Kiểm tra tập đọc – học thuộc lòng:
- Tiến hành như tiết 1
b. Hướng dẫn học sinh nghe – viết chính tả:
- Đọc toàn bài “Đôi que đan”
- Cho HS đọc lại bài thơ
- Nêu nội dung chính của bài
- Yêu cầu HS tự viết từ khó
- Đọc từng câu cho HS viết
- Đọc lại toàn bài
- Chấm 4 - 5 bài, nhận xét 
3. Vận dụng:
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
- Dặn học sinh về tiếp tục ôn bài
- Cả lớp theo dõi
- Rút thăm, đọc theo yêu cầu 
- Lắng nghe
- Cả lớp đọc thầm
- HS nêu
- Viết từ khó vào bảng con
- Viết bài vào vở
- Soát lỗi chính tả
- Nghe
VI. Điều chỉnh sau tiết dạy
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
______________________________________
Tập làm văn (Chính tả )
Tiết 33: Kim tự tháp Ai Cập
I. Mục tiêu
 - Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn.	
 - Làm đúng các bài tập phân biệt các từ ngữ có âm, vần dễ lẫn.	
 - HS có ý thức rèn chữ viết.
 - NL tự học, NL tư duy, NL giải quyết vấn đề, NL thẩm mĩ.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Máy chiếu,bài tập 2.
 - HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động:
- Kiểm tra vở, đồ dùng của HS
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
2. Khám phá:
- GV đọc bài viết, nêu câu hỏi:
+ Đoạn văn nói lên điều gì?
(Ca ngợi kim tự tháp Ai Cập là một công trình kiến trúc vĩ đại của người Ai Cập cổ đại)
- Y/c HS tìm từ khó
- Đọc bài viết
- Đọc toàn bài 
- Chấm 5 bài, nhận xét 
3.Luyện tập:
Bài 2: Chọn viết đúng chính tả các từ trong ngoặc đơn 
- Nêu yêu cầu bài tập. 
- Cho HS đọc thầm đoạn văn và làm bài 
- Nhận xét, chốt lời giải đúng: 
( máy chiếu)
Bài 3a:
- Cho HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài 
- Cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng:( máy chiếu)
4. Vận dụng:
- Nêu lại ý nghĩa bài viết.
GD BVMT: HS thấy được vẽ đẹp kì vĩ của cảnh vật nước bạn, có ý thức bảo vệ những danh lam thắng cảnh của đất nước và thế giới.
- Về ôn bài. Chuẩn bị bài sau.
- Hát 
- 1 HS đọc.
 Lắng nghe
- Trả lời
- HS tìm từ khó. Viết vào bảng con
- Viết bài vào vở
- Nghe, soát lỗi
- Lắng nghe
- Đọc và làm bài vào VBT.
- HS nêu KQ
- Theo dõi, nhận xét
Đáp án:
 Sinh - biết - biết- sáng - tuyệt - xứng

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_14_nam_hoc_2021_2022_chuan_kien_t.docx