Giáo án Toán học 4 - Bài: Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với 11

Giáo án Toán học 4 - Bài: Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với 11

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức: Biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.

2. Kĩ năng: Thực hiện thành thạo nhân nhẩm với 11, vận dụng vào giải toán có lời văn.

3. Phẩm chất: HS có phẩm chất học tập tích cực.

4. Góp phần phát triển năng lực:

- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

*Bài tập cần làm: Bài 1; bài 3.

II. Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên: Máy tính, giáo án điện tử.

- Học sinh: Máy tính ( điện thoại, ) SGK, vở ghi.

* Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

 

docx 3 trang xuanhoa 10/08/2022 2060
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán học 4 - Bài: Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn Toán
GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức: Biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
2. Kĩ năng: Thực hiện thành thạo nhân nhẩm với 11, vận dụng vào giải toán có lời văn. 
3. Phẩm chất: HS có phẩm chất học tập tích cực.
4. Góp phần phát triển năng lực: 
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
*Bài tập cần làm: Bài 1; bài 3. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Máy tính, giáo án điện tử.
- Học sinh: Máy tính ( điện thoại, ) SGK, vở ghi.
* Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)
 Trò chơi: Ai nhanh ai đúng
 2 x 134 x 5
 42 x 5 x 2
 138 x 4 x 25
 5 x 9 x 3 x 2
- GV giới thiệu vào bài
- HS tham gia chơi
- Nêu cách tính thuận tiện, cách nhân nhẩm với 10, 100, 1000,...
2. Hình thành kiến thức:(15p)
* Mục tiêu: Biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm- Lớp
a. GV viết lên bảng phép tính 27 x 11. 
- Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính trên. 
+ Em có nhận xét gì về hai tích riêng của phép nhân trên?
+ Em có nhận xét gì về kết quả của phép nhân 27 x 11 = 297 so với số 27? Các chữ số giống và khác nhau ở điểm nào? 
+ Vậy ta có cách nhân nhẩm 27 với 11 như thế nào? 
- Yêu cầu HS nhân nhẩm 41 với 11. 
- GV: Các số 27, 41 đều có tổng hai chữ số nhỏ hơn 10, vậy với trường hợp hai chữ số lớn hơn 10 như các số 48, 57, thì ta thực hiện thế nào? 
b. Viết lên bảng phép tính 48 x 11=?
- Yêu cầu HS áp dụng cách nhân nhẩm đã học trong phần a để nhân nhẩm 11. 
- Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính trên. 
+ Em có nhận xét gì về hai tích riêng của phép nhân trên? 
+ Vậy em hãy dựa vào bước cộng các tích riêng của phép nhân 48 x11 để nhận xét về các chữ số trong kết quả phép nhân 
- Vậy ta có cách nhân nhẩm 48 x 11 như thế nào?
- BT: nhân nhẩm 58 x 11. 
* Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2
- HS làm cá nhân- Chia sẻ nhóm 2- chia sẻ lớp
 27
 x11
 27 
 27
 297
+ Đều bằng 27. 
+ Số 297 chính là số 27 sau khi được viết thêm tổng hai chữ số của nó (2 + 7 = 9) vào giữa. 
* 2 cộng 7 = 9 
* Viết 9 vào giữa 2 chữ số của số 27 được 297. 
* Vậy 27 x 11 = 297 
- HS nhẩm vào giấy nháp – Chia sẻ nhóm 2- chia sẻ lớp- Nêu cách nhẩm
 48
 x11
 48 
 48
 528
+ Đều bằng 48. 
+ 48 x 11 = 528. 
 - 8 là hàng đơn vị của 48. 
 - 2 là hàng đơn vị của tổng hai chữ số của 48 (4 + 8 = 12). 
 - 5 là 4 + 1 với 1 là hang chục của 12 nhớ sang 
- 4 công 8 bằng 12. 
 + Viết 2 vào giữa hai chữ số của 48 được 428. 
 + Thêm 1 vào 4 của 428 được 528. 
 + Vậy 48 x 11 = 528. 
- HS thực hiện nhẩm cá nhân- chia sẻ nhóm 2- chia sẻ lớp- Nêu cách nhân nhẩm.
3. HĐ thực hành (18p)
* Mục tiêu: Thực hiện thành thạo nhân nhẩm với 11, vận dụng vào giải toán có lời văn. 
* Cách tiến hành
Bài 1: Tính nhẩm. 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Yêu cầu HS tự nhân nhẩm và ghi kết quả vào vở.
- Củng cố cách nhân nhẩm một số với 11. 
Bài 3: 
- Nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS
* Giúp đỡ hs M1+M2
Bài 2+ 4: (Bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
4. Hoạt động vận dụng (1p)
- Vận dụng nhân nhẩm trong tính toán, giải toán có tác dụng có gì?
Vận dụng tính nhẩm, tính nhanh trong cuộc sống và khi làm bài tập.
5. Hoạt động sáng tạo (1p)
- Tìm hiểu cách nhân nhẩm số có 3 chữ số với 11.
- Thực hiện cá nhân - Chia sẻ nhóm 2- chia sẻ lớp
Đ/a:
 34 x 11 = 374 
11 x 95 = 1045
 82 x 11 = 902
- Đọc đề bài – Hỏi đáp nhóm 2 về bài toán
- Làm cá nhân - Chia sẻ lớp
Bài giải
Số hàng cả hai khối lớp xếp được là
17 + 15 = 32 (hàng)
Số học sinh của cả hai khối lớp
 11 x 32 = 352 (học sinh)
 Đáp số: 352 học sinh
- HS làm vở Tự học - Chia sẻ lớp
Bài 2:
a) X : 11 = 25 b) X : 11 = 78
 X = 25 x 11 X = 78 x 11
 X = 275 X = 858
Bài 4: Ý đúng: b
- Ghi nhớ cách nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11
BT PTNL: Tính giá trị của các biểu thức sau bằng cách thuận tiện:
-... Tính nhanh
a. 12 x 11 + 211 x 11 + 11 x 33
b. 132 x 11 - 11 x 32 - 54 x 11
IV. Điều chỉnh bổ sung:
 .

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_hoc_4_bai_gioi_thieu_nhan_nham_so_co_hai_chu_so.docx