Kế hoạch bài dạy Kể chuyện 4 - Tuần 11, Tiết 11: Bàn chân kì diệu - Trần Thị Huyền

Kế hoạch bài dạy Kể chuyện 4 - Tuần 11, Tiết 11: Bàn chân kì diệu - Trần Thị Huyền

I/ Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Hiểu ND và ý nghĩa truyện: Ca ngợi tấm gương Nguyễn Ngọc Ký giàu nghị lực, có ý chí vươn lên trong học tập và rèn luyện.

- Rút ra được bài học cho mình từ tấm gương Nguyễn Ngọc Ký.

2. Kĩ năng:

- Nghe, quan sát tranh để kể lại được từng đoạn, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện

“Bàn chân kì diệu” (do GV kể)

- Rèn kĩ năng nghe GV và các bạn kể, nhận xét lời kể của bạn và kể tiếp

3. Thái độ: HS noi gương và học tập tấm gương Nguyễn Ngọc Ký.

II/ Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên: Phấn màu, tranh minh họa SGK

- Học sinh: SGK, vở

 

doc 3 trang xuanhoa 08/08/2022 3210
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Kể chuyện 4 - Tuần 11, Tiết 11: Bàn chân kì diệu - Trần Thị Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT QUẬN THANH XUÂN	 	 KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 TRƯỜNG TIỂU HỌC KHƯƠNG ĐÌNH 	 	 Phân môn: KỂ CHUYỆN
GV : Trần Thị Huyền 	 Tiết 11: Bàn chân kì diệu
 Lớp : 4A
 Ngày tháng năm 20
I/ Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- Hiểu ND và ý nghĩa truyện: Ca ngợi tấm gương Nguyễn Ngọc Ký giàu nghị lực, có ý chí vươn lên trong học tập và rèn luyện. 
- Rút ra được bài học cho mình từ tấm gương Nguyễn Ngọc Ký.
2. Kĩ năng: 
- Nghe, quan sát tranh để kể lại được từng đoạn, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện 
“Bàn chân kì diệu” (do GV kể)
- Rèn kĩ năng nghe GV và các bạn kể, nhận xét lời kể của bạn và kể tiếp
3. Thái độ: HS noi gương và học tập tấm gương Nguyễn Ngọc Ký.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Phấn màu, tranh minh họa SGK
- Học sinh: SGK, vở
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung kiến thức
và kĩ năng cơ bản
Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1-2’
1-2’
1.Ổn định tổ chức 2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- GV nêu yêu cầu tiết học 
- Ghi bảng tên bài
- Hát tập thể
- HS lắng nghe 
- HS ghi vở
9-10’
2.1. GV kể chuyện
MT: Giúp HS biết được nội dung câu chuyện. 
- GV kể lần 1 và gthiệu về Nguyễn Ngọc Kí (Giọng thong thả, chậm rãi, chú ý nhấn giọng: thập thò, mềm nhũn, buông thõng, bất động, nhoè ướt, quay quắt, co quắp...)
- GV giải nghĩa 1 số từ khó
- GV kể lần 2, kết hợp giới thiệu tranh minh hoạ
- HS nghe
- Tập giải nghĩa từ
- HS lắng nghe
20-21’
2.2 Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
a) Tìm hiểu truyện
MT: Giúp HS nắm chắc được nội dung câu chuyện và dần dần ghi nhớ được nội dung thông qua các câu hỏi. 
b) HD HS kể chuyện
MT: HS kể được câu chuyện theo đúng trình tự thời gian và theo ý hiểu của mình. 
c) Ý nghĩa câu chuyện
MT : HS hiểu được ý nghĩa của câu chuyện và rút ra bài học cho bản thân mình. 
- Dựa vào câu chuyện trả lời các câu hỏi:
+ Hai cánh tay của Kí có gì khác với mọi người?
+ Khi cô giáo đến nhà , Kí đang làm gì?
+ Kí đã cố gắng ntn?
+ Kí đã đạt được nhiững thành công gì?
+ Nhờ đâu mà Kí đã đạt được những thành công đó?
- GV chốt câu TL đúng
- GV yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm
- Từng cặp HS luyện kể từng đoạn và toàn bộ truyện
- GV khen ngợi những HS thuộc câu chuyện, biết kể chuyện bằng giọng biểu cảm
- Yêu cầu HS bình chọn bạn KC hay nhất
- GV nhận xét và hỏi:
+ Câu chuyện có ý nghĩa gì?
Câu chuyện khuyên chúng ta hãy kiên trì, nhẫn nại , vượt lên mọi khó khăn thì sẽ đạt đuợc mọi ước mơ của mình.
+ Em học được gì ở Nguyễn Ngọc Kí?
- 1 HS đọc câu hỏi, cả lớp lằng nghe suy nghe
- HS lần lượt trả lời từng câu
- HS kể chuyện theo cặp
- 1 vài HS lên kể 
- Đại diện nhóm lên kể
- Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hấp dẫn nhất
- HS trao đổi về ý nghĩa câu chuyện và TLCH
1-2’
1-2’
3. Củng cố 
4. Dặn dò
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi thêm những HS nghe bạn kể chuyện chăm chú
- Chuẩn bị bài sau
- HS lắng nghe 
*ĐIỀU CHỈNH : 
- Bổ sung năm học 

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_ke_chuyen_4_tuan_11_tiet_11_ban_chan_ki_die.doc