Kế hoạch bài dạy Địa lý 4 - Tuần 2, Tiết 2: Dãy Hoàng Liên Sơn - Trần Thị Huyền
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn:
- Dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam: có nhiều đỉnh nhọn, sườn núi rất dốc, thung lũng thường hẹp và sâu.
- Khí hậu ở những nơi cao lạnh quanh năm.
2. Kĩ năng:
- Chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.
- Sử dụng bảng số liệu để nêu đặc điểm khí hậu ở mức độ đơn giản: dựa vào bảng số liệu cho sẵn để nhận xét về nhiệt độ của Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7.
3. Thái độ: Tự hào về đất nước Việt Nam.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: video, bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, máy chiếu, .
- Học sinh: tranh, ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn và đỉnh Phan-xi-păng.
PHÒNG GD & ĐT QUẬN THANH XUÂN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TRƯỜNG TIỂU HỌC KHƯƠNG ĐÌNH Phân môn: ĐỊA LÍ GV : Trần Thị Huyền Tiết 2: Dãy Hoàng Liên Sơn Lớp : 4A Ngày tháng năm 20 I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn: - Dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam: có nhiều đỉnh nhọn, sườn núi rất dốc, thung lũng thường hẹp và sâu. - Khí hậu ở những nơi cao lạnh quanh năm. 2. Kĩ năng: - Chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam. - Sử dụng bảng số liệu để nêu đặc điểm khí hậu ở mức độ đơn giản: dựa vào bảng số liệu cho sẵn để nhận xét về nhiệt độ của Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7. 3. Thái độ: Tự hào về đất nước Việt Nam. II/ Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: video, bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, máy chiếu, ... - Học sinh: tranh, ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn và đỉnh Phan-xi-păng. III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Thời gian Nội dung kiến thức và kĩ năng cơ bản Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1-2’ 3-4’ 1. Ổn định tổ chức 2. Khởi động - GV tổ chức cho HS: + Xác định tên, phương hướng, tỉ lệ bản đồ? + Xác định một số kí hiệu trên bản đồ? - GV nhận xét - Hát tập thể - HS thực hiện theo y/c của GV - Nhận xét, bổ sung - HS lắng nghe 1-2’ 3.Bài mới: 3.1.GTB - Cho HS xem video ? Đoạn video trên nói về nơi nào? - Nêu mục đích và y/c tiết học - GV ghi bảng tên bài - HS xem, quan sát - HSTL - HS lắng nghe - HS ghi vở 9-10’ 3.2. Các hoạt động a. Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí và đặc điểm của dãy HLS MT: HS nắm được: Dãy HLS nằm giữa sông Hồng và sông Đà; cao đồ sộ nhất nước ta; đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp, sâu. - GV sử dụng bản đồ yêu cầu: + Kể tên những dãy núi chính ở phía Bắc nước ta. Dãy núi nào dài nhất? + Xác định vị trí của dãy HLS - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm: + Dãy HLS nằm ở phía nào của Sông Hồng và sông Đà? + Dãy núi HLS dài bao nhiêu km? rộng bao nhiêu km? - HS kể - HS nhận xét -1 HS chỉ bản đồ, HS khác quan sát. - HS quan sát lược đồ, thảo luận nhóm 4 TLCH - Đại diện các nhóm trình bày 7-8’ b. Hoạt động 2: Xác định vị trí và đặc điểm của đỉnh núi Phan-xi-păng MT: HS biết được: + Đỉnh PXP nằm trên dãy núi HLS + Cao nhất nước ta nên gọi là nóc nhà của TQ + Đỉnh nhọn, xung quanh mây mù che phủ + Đỉnh núi, sườn và thung lũng ở dãy núi HLS như thế nào? - GV chốt KT đúng và ghi vắn tắt lên bảng. - GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận nhóm 2: + Chỉ đỉnh núi Phan-xi-păng và cho biết độ cao của nó + Tại sao Phan-xi-păng được coi là “nóc nhà” của Tổ quốc? + Mô tả Phan-xi-păng - Y/c các nhóm trình bày - GV ghi vắn tắt các ý kiến và chốt lại ý chính - Nhóm khác n/x, bổ sung - HS ghi vở; 1 HS nhắc lại - HS làm việc nhóm đôi, thảo luận, TLCH - HS trình bày ý kiến, trao đổi - Nhóm khác bổ sung - HS ghi vở 7-8’ c. Hoạt động 3: Tìm hiểu khí hậu ở những nơi cao , lạnh quanh năm MT: HS biết một số đặc điểm về khí hậu của Sapa và HLS + Nằm trên dãy núi HLS + Cao 1570m ; khí hậu mát mẻ quanh năm; là khu nghỉ mát, du lịch. - GV yêu cầu HS đọc thầm mục 2 + Khí hậu ở những nơi cao của HLS như thế nào? + Hãy xác định Sapa trên bản đồ? - GV yêu cầu HS sưu tầm ảnh và cầm ảnh đã sưu tầm gthiệu về Sapa - GV nhận xét - HS đọc thầm mục 2 - HS TLCH - Cá nhân xác định - HS báo cáo kết quả: HS treo tranh và gt về Sapa. - Cả lớp nhận xét, trao đổi bổ sung - HS lắng nghe 3-4’ 1-2’ 4. Củng cố 5. Dặn dò - Qua bài học em đã biết thêm được những gì? - Ghi nhớ - GV gthiệu thêm về HLS, Sapa - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau - HS TLCH - HS lắng nghe - HS xem video - HS lắng nghe *ĐIỀU CHỈNH : - Bổ sung năm học - Bổ sung năm học
Tài liệu đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_dia_ly_4_tuan_2_tiet_2_day_hoang_lien_son_t.doc