Giáo án Luyện từ và câu 4 - Tuần 5 - Mở rộng vốn từ: Trung thực-Tự trọng

Giáo án Luyện từ và câu 4 - Tuần 5 - Mở rộng vốn từ: Trung thực-Tự trọng

I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh nắm được:

1. Kiến thức: Biết thêm một số từ ngữ ( gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ: Trung thực- Tự trọng (BT 4).

 - Nắm được nghĩa từ “tự trọng” (BT3).

2. Kĩ năng: Tìm được 1, 2 từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ trung thực và đặt câu với mỗi từ tìm được (BT1, BT 2);

 - Biết cách dùng các từ ngữ thuộc chủ đề để đặt câu.

3.Thái độ: Giáo dục hs lòng trung thực, tự trọng.

II. Chuẩn bị:

 1. Giáo viên: Kế hoạch bài dạy, bài giảng điện tử.

 2. Học sinh: Thiết bị học tập, vở, sách giáo khoa,.Tìm hiểu trước bài học; từ điển.

 

doc 2 trang xuanhoa 10/08/2022 4370
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu 4 - Tuần 5 - Mở rộng vốn từ: Trung thực-Tự trọng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Luyện từ và câu
MRVT: TRUNG THỰC - TỰ TRỌNG
I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh nắm được: 
1. Kiến thức: Biết thêm một số từ ngữ ( gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ: Trung thực- Tự trọng (BT 4).
 - Nắm được nghĩa từ “tự trọng” (BT3).
2. Kĩ năng: Tìm được 1, 2 từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ trung thực và đặt câu với mỗi từ tìm được (BT1, BT 2);
 - Biết cách dùng các từ ngữ thuộc chủ đề để đặt câu.
3.Thái độ: Giáo dục hs lòng trung thực, tự trọng.
II. Chuẩn bị: 
 1. Giáo viên: Kế hoạch bài dạy, bài giảng điện tử.
 2. Học sinh: Thiết bị học tập, vở, sách giáo khoa,..Tìm hiểu trước bài học; từ điển.
III. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A. Kiểm tra bài cũ 
- Thế nào là từ ghép phân loại ? Cho VD.
- Thế nào là từ ghép tổng hợp ? Cho VD.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá học sinh.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Bài học hôm nay sẽ giúp các em thực hành mở rộng vốn từ theo chủ điểm Trung thực - Tự trọng.
2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: Gọi học sinh đọc yêu cầu và mẫu.
- Yêu cầu suy nghĩ và làm bài.
- Gọi HS trình bày bài làm, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên chốt lại từ đúng.
- Tuyên dương HS tìm được nhiều từ đúng.
Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu. 
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự đặt câu.
- Nhận xét sửa chữa câu cho học sinh (nếu sai)
Bài 3: Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở. 
Gọi học sinh trình bày, các bạn khác nhận xét, bổ sung.
* Mở rộng: Tìm các từ có nghĩa như mục a, b, d.
- Yêu cầu học sinh đặt câu với từ tìm được.
Bài 4: Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung của bài.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- Giáo viên ghi nhanh sự lựa chọn của học sinh qua phần trình bày của HS.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Giáo viên chốt đáp án đúng: Các thành ngữ, tục ngữ a, c, d nói về tính trung thực. Các thành ngữ, tục ngữ b,e nói về lòng tự trọng.
- Cho học sinh nêu ý nghĩa của các câu thành ngữ, tục ngữ hoặc nêu tình huống sử dụng. 
3. Củng cố 
- Em thích câu thành ngữ, tục ngữ nào nhất? Vì sao?
- Giáo viên nhận xét chung tiết học 
- 2 học sinh lên bảng TL.
- Học sinh lắng nghe và ghi vở.
- Học sinh đọc yêu cầu.
- HS hoàn thành bài tập.
- HS trình bày bài.
- HS gửi bài làm, HS khác nhận xét, bổ sung.
Từ gần nghĩa với trung thực
Từ trái ngh
a với trung thực
Thẳng thắn, thẳng t
nh, ngay thẳng, chân thật, thật thà, chính trực, thật lòng, .....
điêu ngoa, gian dối, lưu manh, lừ đảo, lừa lọc, gian ngoan, 
gian trá,....
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh nối tiếp nhau đặt câu: 
+ Bố em là người thẳng thắn.
+ Chúng ta không nên gian dối.
+ Chúng ta nên sống thật lòng với nhau.
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh suy nghĩ để tìm câu trả lời đúng rồi làm vào vở.
* Tự trọng: coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình.
+ Tin vào bản thân: Tự tin.
+ Quyết định lấy công việc của mình: tự quyết
+ Đánh giá mình qua cao và coi thường người khác: tự kiêu, tự cao
- Học sinh tìm: tự trọng, tự tin, tự quết,...
+ Tự trọng là đức tính quý.
+ Trong học tập chúng ta nên tự tin vào bản thân mình.
- Học sinh đọc. 
- Trả lời câu hỏi.
+ Các thành ngữ, tục ngữ a, c, d nói về tính trung thực.
+ Các thành ngữ, tục ngữ b,e nói về lòng tự trọng.
- Học sinh nêu:
a) Thẳng như ruột ngựa: người có lòng dạ ngay thẳng.
b) Giấy rách phải giữ lấy lề: khuyên người ta dù nghèo đói, khó khăn vẫn phả giữ nề nếp phẩm giá của mình.
c) Thuốc đắng dã tật: thuốc đắng mới chữa được bệnh cho người, lời nói thẳng khó nghe nhưng giúp ta sửa chữa khuyết điểm.
d) Cây ngay không sợ chết đứng: người ngay thẳng thật thà không sợ bị nói xấu.
e) Đói cho sạch, rách cho thơm: Cho dù đói rách, khổ sở chúng ta cũng cần phải sống cho trong sạch, lương thiện
IV. Định hướng học tập tiếp theo:
- Tìm các từ chỉ sự vật: chỉ người, con vật, đồ vật, cây cối, vật

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_luyen_tu_va_cau_4_tuan_5_mo_rong_von_tu_trung_thuc_t.doc