Giáo án Luyện từ và câu 4 - Tuần 26 - Bài: Mở rộng vốn từ: Dũng cảm
BÀI: MỞ RỘNG VỐN TỪ: DŨNG CẢM (Tuần 26)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Mở rộng một số từ ngữ thuộc chủ điểm “Dũng cảm” qua việc tìm từ cùng nghĩa và trái nghĩa (BT1)
- Biết dùng từ theo chủ điểm để đặt câu hay kết hợp với từ ngữ thích hợp (BT2, BT3)
- Biết được một số thành ngữ nói về lòng dũng cảm và đặt được câu với thành ngữ theo chủ điểm (BT4, BT5)
2. Năng lực:
- Biết sử dụng các từ ngữ trong chủ điểm để đặt câu.
- Hiểu được ý nghĩa của số câu thành ngữ thuộc chủ điểm.
3. Phẩm chất:
- Giáo dục học sinh đức tính can đảm, dũng cảm trong học tập và trong cuộc sống.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu 4 - Tuần 26 - Bài: Mở rộng vốn từ: Dũng cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN TỪ VÀ CÂU – LỚP 4 BÀI: MỞ RỘNG VỐN TỪ: DŨNG CẢM (Tuần 26) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Mở rộng một số từ ngữ thuộc chủ điểm “Dũng cảm” qua việc tìm từ cùng nghĩa và trái nghĩa (BT1) - Biết dùng từ theo chủ điểm để đặt câu hay kết hợp với từ ngữ thích hợp (BT2, BT3) - Biết được một số thành ngữ nói về lòng dũng cảm và đặt được câu với thành ngữ theo chủ điểm (BT4, BT5) 2. Năng lực: - Biết sử dụng các từ ngữ trong chủ điểm để đặt câu. - Hiểu được ý nghĩa của số câu thành ngữ thuộc chủ điểm. 3. Phẩm chất: - Giáo dục học sinh đức tính can đảm, dũng cảm trong học tập và trong cuộc sống. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: SGK, Bài giảng điện tử, các câu hỏi trò chơi khởi động. 2. Học sinh: Thiết bị học tập điện tử, SGK Tiếng Việt 4 tập 2, vở bài tập, bút,... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Hoạt động mở đầu - GV cho HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm + Câu 1: Thế nào là Dũng cảm? a, Chấp nhận đầu hàng trước những khó khăn, thử thách b, Dám đương đầu với khó khăn, nguy hiểm để bảo vệ lẽ phải c, Phớt lờ, bỏ qua những hành động sai trái + Câu 2: Dòng nào sau đây cùng nghĩa với từ Dũng cảm a, Anh hùng, thương yêu, gan dạ b, Can trường, can đảm, yếu ớt c, Gan góc, táo bạo, gan lì - GV nhận xét, khen ngợi: Cô thấy các bạn về nhà học bài cũ tốt. Cô khen. Trong tiết LTVC trước các em đã được học bài MRVT Dũng cảm. Để giúp các em tiếp tục ôn tập và mở rộng thêm một số từ ngữ, thành ngữ thuộc chủ điểm Dũng cảm thì cô và các con cùng vào bài học ngày hôm nay: Mở rộng vốn từ: Dũng cảm. - GV chiếu tên đầu bài lên màn hình - GV mời HS nhắc lại tên bài. - Đáp án b - Đáp án c - HS lắng nghe. - 2 HS đọc tên bài Hoạt động 2: Thực hành - Luyện tập - Bài 1+ Bài 2: (Nhóm 6 - Chia sẻ lớp) - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 1và 2 - GV đặt câu hỏi: + Từ cùng nghĩa là những từ như thế nào? + Từ trái nghĩa là những từ như thế nào? + Dũng cảm là gì? - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 6 trong 3 phút để thực hiện yêu cầu của Bài 1 và Bài 2 (nhắc nhở HS thảo luận cả 2 bài nhưng khi chia sẻ sẽ chia sẻ từng bài riêng, Bài 1 chia sẻ theo nhóm, Bài 2 – HS đọc nối tiếp theo trò chơi gọi tên) - GV mời TBHT điều hành - GV ghi lại các từ mà các nhóm tìm được - GV nhận xét, kết luận: Khen các nhóm làm việc hiệu quả. GV nêu các từ đúng, nói thêm một số từ HS chưa tìm được: a) Các từ cùng nghĩa với từ dũng cảm: gan dạ, anh hùng, anh dũng, can đảm, gan lì, gan góc, bạo gan, quả cảm b) Các từ trái nghĩa với từ dũng cảm: hèn nhát, hèn hạ, nhát gan, nhút nhá * GV cùng HS giải nghĩa một số từ khó: + “hèn hạ” có nghĩa là gì? + Giải thích từ“ quả cảm” có nghĩa là gì? - GV mở rộng cho HS: Các từ cùng nghĩa với từ “Dũng cảm” là đức tính quý báu của người dân Việt Nam. Đặc biệt là trong chiến tranh, những người chiến sĩ cách mạng đã dũng cảm hi sinh xương máu bảo vệ nền độc lập cho dân tộc để chúng ta có được cuộc sống như ngày hôm nay. - Liên hệ: Vậy trong học tập cũng như trong cuộc sống, bạn nào đã thể hiện được lòng dũng cảm? Các con hãy chia sẻ cho cô và các bạn cùng nghe nào! - Chuyển ý: Lớp ta đã có rất nhiều bạn đã có đức tính dũng cảm. Cô khen cả lớp. Qua bài tập 1 cô thấy các con đã hiểu và tìm được các từ cùng nghĩa, trái nghĩa với từ dũng cảm. Để giúp các em đặt được câu với các từ vừa học thì chúng ta cùng chuyển sang bài tập 2. Bài 2: Đặt câu với một trong các từ tìm được - GV mời TBHT điều hành - GV nhận xét: Khen/ động viên HS, chữ lỗi dùng từ, đặt câu cho HS. Nêu ví dụ bổ sung: + Các chiến sĩ trinh sát rất gan dạ + Cả tiểu đội chiến đấu rất anh dũng + Bạn ấy hiểu bài nhưng nhút nhát nên không dám phát biểu - GV kết luận và chuyển ý: Các em đã biết đặt câu với các từ ngữ thuộc chủ điểm dũng cảm. Vậy để ghép các từ thuộc chủ điểm dũng cảm với từ ngữ thích hợp như thế nào chúng ta cùng chuyển sang bài tập 3. Bài 3: (Chia sẻ cá nhân trước lớp bằng lời) - Gọi 1 HS đọc đề bài và xác định yêu cầu của bài 3. - Mời TBHT điều hành - GV nhận xét chung và chốt đáp án đúng: + dũng cảm bênh vực lẽ phải + Khí thế dũng mãnh + hi sinh anh dũng - Mở rộng: GV đố HS: + Hãy tìm nhân vật trong các câu chuyện về bênh vực lẽ phải? + Hãy tìm nhân vật đã dũng cảm hi sinh trên chiến trường? - GV nhận xét, kết luận: Các con đã biết lựa chọn từ phù hợp để điền vào chỗ trống cho hợp văn cảnh. Bên cạnh đó, các con đã tìm thêm được những tấm gương có lòng dũng cảm đã học. Cô khen cả lớp! - Chuyển ý: Để biết thêm những câu thành ngữ nào nói về lòng dũng cảm thì cô và các con cùng làm bài tập 4. Bài 4: Trong các thành ngữ sau, những thành ngữ nào nói về lòng dũng cảm? Ba chìm bảy nổi; vào sinh ra tử; cày sâu cuốc bấm; gan vàng dạ sắt; nhường cơm sẻ áo; chân lấm tay bùn. (Hoàn thành vào vở và chia sẻ) - Gọi 1 HS đọc đề bài và xác định yêu cầu của bài tập 4. - Yêu cầu HS làm vào vở trong 1 phút và chia sẻ kết quả bài làm - GV yêu cầu HS chia sẻ bài làm của mình - GV đặt câu hỏi: + Những thành ngữ nào nói về lòng dũng cảm? + Tại sao em lại chọn “vào sinh ra tử” và “gan vang dạ sắt” là thành ngữ nói về lòng dũng cảm? + Tại sao em không chọn thành ngữ “chân lấm tay bùn” là thành ngữ nói về lòng dũng cảm?...... - GV nhận xét, chốt đáp án: 2 thành ngữ nói về lòng dũng cảm trong bài là “Vào sinh ra tử” và “gan vàng dạ sắt”. - Mở rộng: GV giải nghĩa 2 thành ngữ nói về lòng dũng cảm: + “Vào sinh ra tử”: có 2 nghĩa. Nghĩa thực: sinh có nghĩa là sống, tử có nghĩa là chết. Câu này ý chỉ người thường giáp mặt với cái chết, xông pha nơi nguy hiểm, trải qua nhiều trận mạc, kề bên cái chết. + “Gan vàng dạ sắt”: nghĩa thực: vàng và sắt là 2 kim loại quý và cứng rắn. Cách ví lòng dũng cảm của con người như vàng, sắt. Ý chỉ những con người gan dạ, dũng cảm, không nao núng trước những khó khăn, nguy hiểm. - Yêu cầu HS tìm thêm các thành ngữ nói về lòng dũng cảm. - GV nhận xét, bổ sung: + Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh. + Bắt giặc phải có gan, chống thuyền phải có sức. - Yêu cầu HS đọc thầm và nhẩm thuộc thành ngữ. Gọi 1-2 HS đọc thuộc. - Chuyển ý: Để giúp các con đặt câu với những thành ngữ vừa tìm được thì chúng ta chuyển sang bài tập 5. Bài 5: Đặt câu với một trong các thành ngữ vừa tìm được ở bài tập 4 (Đặt câu qua link padlet) - Gọi 1 HS đọc đề bài và xác định yêu cầu của bài tập 5. - GV gửi link padlet để HS đặt câu trong vòng 3 phút. - GV mời TBHT điều hành - GV chiếu màn hình padlet các câu HS đã đặt - GV nhận xét và kết luận: GV khen ngợi câu đặt đúng và hay, chữa lỗi dùng từ, đặt câu cho HS. Khi đặt câu chúng ta cần phải hiểu được ý nghĩa của thành ngữ để đặt câu phù hợp với văn cảnh. - 1 HS đọc và xác định yêu cầu bài. - Nghĩa gần giống nhau. - Nghĩa trái ngược nhau. - HS thảo luận nhóm đôi trong 2 phút. - TBHT điều hành các nhóm chia sẻ kết quả TLN +Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. + Mời các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Mời cô giáo nhận xét - HS lắng nghe. + Hèn hạ: Là sự thấp kém về bản lĩnh và nhân cách. Ví dụ như: Tâm địa hèn hạ, con người hèn hạ - Có quyết tâm và dũng khí, dám đương đầu với nguy hiểm để làm những việc thấy cần phải làm. Ví dụ: Tinh thần quả cảm, ... - HS lắng nghe. - HS chia sẻ - HS chia sẻ - TBHT điều hành các bạn đọc nối tiếp theo trò chơi gọi tên, đặt câu với các từ đã tìm được ở Bài 1. - HS tiến hành chơi, 1 bạn đặt câu và tiếp tục mời bạn tiếp theo cho đến khi hết lượt. - TBHT mời các bạn nhận xét, lấy ý kiến. - TBHT mời GV nhận xét - HS lắng nghe. - HS đọc và xác định yêu cầu của bài. - TBHT điều hành chia sẻ cá nhân trước lớp + Bạn đã điền từ gì vào ô trồng thứ 1,2,3. + Bạn hiểu các từ “anh dũng”, “dũng cảm”, “dũng mãnh” có nghĩa là gì? + Tại sao bạn lại điền từ “dũng cảm” vào “ bênh vực lẽ phải”? + Tại sao bạn lại không điền “dũng mãnh” vào “ bênh vực lẽ phải”? + - TBHT điều hành các bạn nhận xét, lấy ý kiến. - Mời cô giáo nhận xét - HS lắng nghe. - HS trả lời: + Dế Mèn đánh lại bọn nhện để bảo vệ chị nhà Trò. + Bác sĩ Ly dũng cảm đối mặt với tên chúa tàu hung ác. + Anh Kim Đồng, chị Võ Thị Sáu, Lượm, - 1 HS đọc đề và xác định yêu cầu của bài 4. - HS thảo luận làm vào vở - HS chia sẻ bài làm của mình - HS lắng nghe. - HS tìm các thành ngữ nói về lòng dũng cảm - HS đọc nhẩm và thuộc thành ngữ. - 1 HS đọc đề và xác định yêu cầu của bài 5. - HS tiến hành đặt câu với 2 thành ngữ qua link padlet - TBHT điều hành các bạn chia sẻ câu mình đã đặt - HS đọc câu đã đặt được. - HS nhận xét lẫn nhau - TBHT mời GV nhận xét - HS lắng nghe. Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò - Cho HS xem video giới thiệu về một số tấm gương dũng cảm. - Yêu cầu HS nêu cảm nhận sau khi xem video. - Nhận xét tiết học. - Tìm thêm các câu tục ngữ, thành ngữ có nội dung nói về chủ điểm Dũng cảm. - Chuẩn bị bài sau. - HS xem. - HS nêu cảm nhận. - HS lắng nghe.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_luyen_tu_va_cau_4_tuan_26_bai_mo_rong_von_tu_dung_ca.docx