Giáo án Luyện từ và câu 4 - Tuần 17 - Bài: Câu kể ai là gì?

Giáo án Luyện từ và câu 4 - Tuần 17 - Bài: Câu kể ai là gì?

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu cấu tạo, tác dụng của câu kể Ai là gì?

2. Kĩ năng:

- Giảm tải không làm BT1-ý b

- Nhận biết được câu kể Ai là gì? trong đoạn văn (BT1, mục III); biết đặt câu kể theo mẩu đã học để giới thiệu về người bạn, người thân trong gia đình (BT2, mục III).

(HS khá, giỏi viết được 4, 5 câu kể theo yêu cầu của BT2).

3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức dùng đúng câu tiếng Việt.

* KNS:

- KN giao tiếp

- KN thể hiện sự tự tin

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ chép sẵn đoạn văn ở BT1 (phần nhận xét).

- Nháp ép viết từng phần a, b, c ở BT1 (phần luyện tập).

- Phấn màu.

 

docx 4 trang xuanhoa 12/08/2022 1530
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu 4 - Tuần 17 - Bài: Câu kể ai là gì?", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện từ và câu
CÂU KỂ AI LÀ GÌ?
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hiểu cấu tạo, tác dụng của câu kể Ai là gì? 
2. Kĩ năng: 
- Giảm tải không làm BT1-ý b
- Nhận biết được câu kể Ai là gì? trong đoạn văn (BT1, mục III); biết đặt câu kể theo mẩu đã học để giới thiệu về người bạn, người thân trong gia đình (BT2, mục III).
(HS khá, giỏi viết được 4, 5 câu kể theo yêu cầu của BT2).
3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức dùng đúng câu tiếng Việt.
* KNS:
- KN giao tiếp
- KN thể hiện sự tự tin
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ chép sẵn đoạn văn ở BT1 (phần nhận xét).
Nháp ép viết từng phần a, b, c ở BT1 (phần luyện tập).
Phấn màu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Khởi động: (1’) Hát.
2. Bài cũ: (4’) Mở rộng vốn từ: Cái đẹp.
- GV gọi 4 HS thực hiện tiếp nối các yêu cầu sau:
· Đọc thuộc lòng một câu tục ngữ thuộc chủ điểm: Cái đẹp.
· Nêu trường hợp có thể sử dụng câu tục ngữ ấy.
- GV nhận xét.
3. Bài mới: (31’) Câu kể Ai là gì? 
a) Giới thiệu bài: (1’)
- GV hỏi: 
+ Các em đã được học những kiểu câu kể nào? Cho ví dụ về từng loại câu?
+ Khi mới gặp nhau, hay mới quen nhau, các em tự giới thiệu về mình như thế nào? 
- GV giới thiệu: “Các câu mà người ta thường dùng để tự giới thiệu về mình hoặc giới thiệu về người khác thuộc câu kể Ai là gì? Bài học hôm nay, các em cùng tìm hiểu về kiểu câu này.” 
b) Các hoạt động: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Nhận xét (10’)
MT: Giúp HS nắm tác dụng, cấu tạo của câu kể Ai là gì? 
PP: Trực quan, đàm thoại, giảng giải.
– Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc từng phần của phần nhận xét.
– GV hướng dẫn HS làm BT1, 2:
– Gọi HS đọc 3 câu được gạch chân trong đoạn văn. 
 – Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận tiếp nối nhau trả lời câu hỏi: Câu nào dùng để giới thiệu, câu nào nêu nhận định về bạn Diệu Chi? 
– GV nhận xét bài làm của HS.
– Bài 3:
– Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
– GV hướng dẫn:
+ Để tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai? các em hãy gạch một gạch dưới nó, để tìm bộ phận trả lời câu hỏi là gì? Các em hãy gạch 2 gạch dưới nó. Sau đó cùng đặt các câu hỏi.
VD: Hỏi:
· Ai là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta?
 Trả lời:
· Đây là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta.
 Hỏi:
· Đây là ai?
 Trả lời:
· Đây là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta.
– Yêu cầu HS làm bài.
– GV nêu: Các câu giới thiệu và nhận định về bạn Diệu Chi là kiểu câu kể Ai là gì?
Hoạt động lớp, nhóm, cá nhân 
– 4 HS tiếp nối nhau đọc trước lớp theo yêu cầu 1.
– 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
Nhóm 4 em trao đổi, thảo luận và tìm câu trả lời 
Các nhóm tiếp nối trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung
+ Câu giới thiệu về bạn Diệu Chi là: Đây là Diệu Chi trường tiểu học Thành Công
+ Câu nhận định về bạn Diệu Chi là: Bạn ấy là một hoạ sĩ nhỏ đấy.
– 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
– 2 HS tiếp nối nhau đặt câu trên bảng. HS cả lớp làm bài vào vở BT.
– VD: Bạn Diệu Chi // là học sinh cũ của trường tiểu học Thành Công.
– Các câu hỏi: 
· Ai là học sinh cũ của trường tiểu học Thành Công?
· Bạn Diệu Chi là ai?
Hoạt động 2: Ghi nhớ. (2’)
MT: Giúp HS rút ra được ghi nhớ.
PP: Trực quan, đàm thoại, giảng giải.
– Câu kể gồm những bộ phận nào?
– Câu kể Ai là gì? được dùng để làm gì?
– Yêu cầu HS nêu 1 số ví dụ 
– GV chốt và ghi lên bảng ghi nhớ.
Hoạt động lớp
– Gồm 2 bộ phận (CN và VN)
– để giới thiệu hoặc nêu nhận định về một người, một vật nào đó.
– HS tự nêu, bạn nhận xét, bổ sung
– HS đọc lại ghi nhớ.
Hoạt động 3: Luyện tập (18’)
MT: Giúp HS làm được các bài tập.
PP: Trực quan, đàm thoại, thực hành.
– Bài 1: 
+ Nhắc HS: Trước hết, các em phải tìm đúng câu kể Ai là gì? trong các câu đã cho. Sau đó nêu tác dụng của câu vừa tìm được.
+ Dán tờ phiếu trong đó có ghi nội dung đoạn văn câu a, mời 1 HS lên bảng gạch chân dưới câu kể Ai là gì? Sau đó nêu tác dụng của từng câu kể.
– Bài 2: 
+ Nhắc HS chú ý: 
@ Chọn tình huống giới thiệu.
@ Nhớ dùng câu kể Ai là gì? trong bài giới thiệu.
Hoạt động lớp, nhóm đôi
– Đọc yêu cầu BT.
– Suy nghĩ, trao đổi, thảo luận với bạn cùng bàn
– HS phát biểu ý kiến.
– Nhận xét, bổ sung
– Đọc yêu cầu BT.
– Suy nghĩ, viết nhanh vào nháp lời giới thiệu, kiểm tra các câu kể Ai là gì? có trong đoạn văn.
– Từng cặp thực hành giới thiệu.
– Thi giới thiệu trước lớp.
– Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn có đoạn giới thiệu đúng đề tài, tự nhiên, sinh động, hấp dẫn.
4. Củng cố: (3’)
- Nêu lại ghi nhớ SGK.
- Giáo dục HS có ý thức dùng đúng câu tiếng Việt.
5. Dặn dò: (1’)
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh đoạn giới thiệu, viết lại vào vở.
- Chuẩn bị bài: Vị ngữ trong câu kể Ai là gì? (Đọc kỹ phần nhận xét và làm nháp các bài tập trang 38 Vở BTTV).

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_luyen_tu_va_cau_4_tuan_17_bai_cau_ke_ai_la_gi.docx