Giáo án Luyện từ và câu 4 - Tuần 22 - Bài: Chủ ngữ trong câu kể ai thế nào ?

Giáo án Luyện từ và câu 4 - Tuần 22 - Bài: Chủ ngữ trong câu kể ai thế nào ?

I. Mục tiêu:

 Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức: Hiểu được ý nghĩa và cấu tạo của CN trong câu kể Ai thế nào ?

2. Kĩ năng: Nhận biết được câu kể Ai thế nào ? trong đoạn văn ; Viết được một đọan văn khoảng 5 câu trong đó có câu kể Ai thế nào ?

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị:

- GV : Bài giảng điện tử.

- HS: Tìm hiểu ý nghĩa và cấu tạo của CN trong câu kể Ai thế nào ?

 

doc 4 trang xuanhoa 12/08/2022 2810
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu 4 - Tuần 22 - Bài: Chủ ngữ trong câu kể ai thế nào ?", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY LỚP 4
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO ? 
I. Mục tiêu:
 Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức: Hiểu được ý nghĩa và cấu tạo của CN trong câu kể Ai thế nào ?
2. Kĩ năng: Nhận biết được câu kể Ai thế nào ? trong đoạn văn ; Viết được một đọan văn khoảng 5 câu trong đó có câu kể Ai thế nào ?
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
- GV : Bài giảng điện tử.
- HS: Tìm hiểu ý nghĩa và cấu tạo của CN trong câu kể Ai thế nào ?
III. Tổ chức các hoạt động dạy học : 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Đặt 1 câu kể: Ai thế nào? – Xác định VN và nêu ‎ý nghĩa của VN trong câu con vừa đặt.
- Câu kể Ai thế nào? gồm mấy bộ phận? Mỗi bộ phận trả lời cho câu hỏi gì? 
- 1 HS đặt câu, xác định VN và nêu ý nghĩa của VN
- 1 HS trả lời
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV đánh giá, 
2. Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu và ghi tên bài.
- HS ghi bài 
b. Phần nhận xét: 
Bài 1 : Tìm các câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn sau
- GV nói về nội dung trong đoạn văn
- 1 học sinh đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm 
- BT yêu cầu gì?
- GVchốt yêu cầu, gạch dưới các từ quan trọng 
- GV yêu cầu HS đọc thầm và gạch chân dưới câu kể Ai thế nào? vào trong SGK - thời gian 2 phút.
- Chữa bài 
- HS trả lời 
- HS làm bài cá nhân
- HS trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
- GV chốt: Các câu kể kiểu Ai - thế nào trong đoạn văn là: 
- Hà Nội tưng bừng màu đỏ.
- Cả một vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa.
 - Các cụ già vẻ mặt trang nghiêm.
 - Những cô gái thủ đô hớn hở, áo màu rực rỡ.
* Tại sao con không chọn câu “Những dòng người từ khắp các ngả tuôn về vườn hoa Ba Đình” là câu kể Ai thế nào? 	
- GV giới thiệu câu đầu tiên: “Ngày 2/ 9/ 1945.” là câu đặc biệt. Các con sẽ được học sau. 
- GV: ngày 2/9/1945 là ngày gì? 
- GV giới thiệu về cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cho HS xem tranh ảnh về ngày 2 – 9
- Qua một số hình ảnh và đoạn văn vừa đọc các con thấy không khí ngày 2/9/1945 như thế nào? 
- Các câu kể Ai thế nào ? trong đoạn văn này có tác dụng gì? 
* Chốt : Câu kể Ai thế nào gồm mấy bộ phận? Là những bộ phận nào?
- HS nhắc lại
- HS ( vì nó là câu kể Ai làm gì?)
- HS ( Ngày Quốc khánh)
- HS nghe, xem
- HS: ( tưng bừng, náo nhiệt)
- HS: góp phần làm rõ hơn không khí tưng bừng náo nhiệt của ngày Quốc khánh.
- HS: 2 bộ phận CN và VN
Bài 2: Xác định chủ ngữ của các câu văn vừa tìm được 
- Bài yêu cầu gì? 
- Để tìm chủ ngữ con đặt câu hỏi thế nào? 
- GV yêu cầu HS làm phiếu học tập 
- GV hướng dẫn HS chữa bài
- GV chốt câu trả lời đúng. 
Câu 1: Hà Nội// tưng bừng màu đỏ.
Câu 2: Cả một vùng trời // bát ngát cờ, đèn và hoa.
Câu 4: Các cụ già// vẻ mặt trang nghiêm.
Câu 5: Những cô gái thủ đô // hớn hở, áo màu rực rỡ.
- Gọi HS nêu lại các chủ ngữ.
- Những chủ ngữ này là những từ chỉ gì?
- Những từ chỉ: địa danh, chỉ người, đồ vật, loài vật, cây cối đều được gọi chung là từ chỉ gì?
- Vậy CN trong câu kể Ai là các từ chỉ gì? 
- Những sự vật này có đặc điểm hay trạng thái gì? Hay VN trong câu kể Ai thế nào nêu nội dung gì? Cụ thể: 
+ Trong những vị ngữ này những vị ngữ nào chỉ đặc điểm?
+ Vẻ mặt nghiêm trang, hớn hở biểu thị nội dung gì?
- Vậy CN trong câu kể Ai thế nào? biểu thị nội dung gì?
*Chốt: Chủ ngữ chỉ sự vật có đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái được nêu ở VN. Đây chính là ý nghĩa mà CN biểu thị.
- Chủ ngữ ở câu thứ nhất thuộc từ loại nào?
- GV hỏi TT với những câu còn lại
- Vậy chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào do những từ ngữ nào tạo thành?
- 1HS đọc yêu cầu
- HS trả lời, GV gạch dưới từ quan trọng
- HS (Đặt câu hỏi : Ai? Cái gì? Con gì?)
- HS làm bài cá nhân vào phiếu học tập 
- H S báo cáo bài làm bằng máy chiếu, lớp NX, bổ sung ý kiến .
- HS nêu lại các chủ ngữ.
- HS nêu: Hà Nội: chỉ địa danh;Cả một vùng trời: chỉ địa điểm ;Các cụ già, các cô gái thủ đô: chỉ người
- HS: từ chỉ sự vật
- Đó là: tưng bừng, 
- Đó là: trạng thái
- Chỉ những sự vật có đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái được nêu ở VN.
- Danh từ
- HS trả lời
- HS: DT hoặc cụm DT
- CN trong câu kể Ai thế nào? biểu thị nội dung gì? Do những từ ngữ nào tạo thành? – Rút ra Ghi nhớ
- HS trả lời
3. Phần ghi nhớ: 
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì? do những từ ngữ nào tạo thành?
- Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào?Và chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?Có điểm gì giốngnhau?
- Còn điểm khác nhau? VD : Cô có từ con mèo
+ Lấy từ con mèo làm CN đặt 2 câu kể Ai thế nào? và Ai làm gì? 
- 2 HS đọc phần Ghi nhớ.
- Đều là những từ chỉ sự vật, do DT và Cụm DT tạo thành.
- HS đặt hai câu theo yêu cầu để thấy sự khác nhau.
4. Phần luyện tập:
Bài 1: Tìm CN của các câu kiểu Ai-thế nào?:
- GV nhắc lại y/c BT 
- Đoạn văn có mấy câu? Có mấy câu là câu kể?
- Vậy những câu nào không phải là câu kể? 
- GV giới thiệu câu 1, 2 là câu cảm
- GV yêu cầu HS :gạch chân dưới các câu kể Ai thế nào? trong thời gian 2 phút.
- GV chốt các câu kể Ai thế nào? , yêu cầu HS tiếp tục tìm CN của các câu này
- GV chốt kết quả
Câu 2: Màu vàng trên lưng chú / lấp lánh. 
 CN
Câu 3: Bốn cái cánh / mỏng như giấy bóng.
 CN
Câu 4: Cái đầu / tròn và hai con mắt / long 
 CN CN
lanh như thuỷ tinh.
Câu 5: Thân chú/ nhỏ và thon vàng như
 CN
màu vàng của nắng mùa thu.
Câu 7: Bốn cánh /khẽ rung rung như  còn 
 CN
đang phân vân.
*GV lưu ý: câu 4 là một câu ghép, sẽ được học sau.
- Gọi HS nêu lại CN?
- Những từ ngữ này là những từ chỉ gì?
- Chúng do những từ ngữ nào tạo thành?
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp đọc thầm, đánh số thứ tự bằng bút chì vào đầu mỗi câu
- HS: 8 câu, 6 câu
- HS trả lời.
- HS làm bài, nối tiếp nhau nêu kết quả
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS làm bài vào phiếu, trình bày bài làm, lớp nhận xét, GV sửa sai cho HS ( nếu có) 
GV nêu: Câu: Cái đầu tròn .. thuỷ tinh. Thuộc kiểu câu kể Ai thế nào? và nó có hai chủ ngữ, 2 vị ngữ đặt song song với nhau. Đó là câu ghép các em sẽ học sau.
* Chú ý: Câu 1 là câu cảm - sẽ học sau. Câu 6 là câu kể Ai - làm gì. GV giải thích từ đậu là động từ trạng thái có thể trả lời cho câu hỏi Làm gì hoặc Thế nào? Trong đoạn văn này, nó trả lời cho câu hỏi Làm gì?
Bài 2: Viết một đoạn văn từ 5 - 7 câu về một loại trái cây mà em thích , trong đoạn văn có dùng một số câu kiểu Ai - thế nào. 
- 1 HS đọc yêu cầu, GV chốt yêu cầu
- Con thích ăn hoa quả không?
- Con thích ăn loại quả nào nhất? 
- Khi tả về trái cây con sẽ phải tả những đặc điểm gì?
 - Đưa một số hình ảnh trái cây.
- Trước khi viết đoạn văn chúng ta cần lưu ý điều gì?
* Chú ý : khi viết đoạn văn phải có câu mở đoạn, kết đoạn. Giữa các câu phải có sự liên kết. Cần dùng những từ ngữ có hình ảnh gợi tả và kết hợp các biện pháp so sánh, nhân hóa để làm cho đoạn văn hay hơn. Trong đoạn chỉ cần một số câu kể Ai thế nào? 
- HS nối tiếp kể
- HS: màu sắc, hình dáng, mùi vị...
- HS xem
- HS nghe
 - GV nhắc HS sau khi viết xong đoạn văn hãy gạch dưới bằng bút chì mờ những câu trong đoạn là câu kể “ Ai- thế nào”.
 VD: Trong các loại quả, em thích nhất quả xoài. Hình dáng bầu bĩnh thật đẹp. Quả xoài chín thật hấp dẫn. Vỏ ngoài vàng ươm. Hương thơm nức.
- HS làm bài vào vở. Vài HS đọc bài làm của mình trước lớp.GV chiếu bài của HS
- Cả lớp nhận xét. 
+ Trong đoạn văn của bạn có câu nào là câu kể Ai thế nào?
+ Bạn dùng câu kể Ai thế nào trong đoạn văn để làm gì?
- GV nhận xét , khen bài viết tốt.
3.Củng cố:	
- CN trong các câu kể biểu thị nội dung gì? Chúng do những từ ngữ nào tạo thành?
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những học sinh học tốt.
- HS trả lời
IV. Định hướng học tập: 
- GV dặn HS đọc và tìm hiểu các từ ngữ về Cái đẹp.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_luyen_tu_va_cau_4_tuan_22_bai_chu_ngu_trong_cau_ke_a.doc