Giáo án Lịch sử và Địa lý 4 - Tuần 14

Giáo án Lịch sử và Địa lý 4 - Tuần 14

NHÀ TRẦN THÀNH LẬP

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- HS nêu được hoàn cảnh ra đời của nhà Trần. Nêu được bộ máy tổ chức hành chính của nhà nước, luật pháp, quân đội thời nhà Trần & những việc nhà Trần làm để xây dựng đất nước.

2. Kỹ năng:

- Thấy được mối quan hệ gần gũi, thân thiết giữa vua với quan, giữa vua với thần dân dưới thời nhà Trần.

3. Thái độ

- Giáo dục sự yêu thích học môn Lịch sử.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Tranh minh hoạ SGK.

- HS : Phiếu học tập.

 

docx 6 trang xuanhoa 08/08/2022 2720
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử và Địa lý 4 - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn : Lịch sử Thứ ngày tháng năm 2018
Tuần: 14
Tiết : 
NHÀ TRẦN THÀNH LẬP
Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
HS nêu được hoàn cảnh ra đời của nhà Trần. Nêu được bộ máy tổ chức hành chính của nhà nước, luật pháp, quân đội thời nhà Trần & những việc nhà Trần làm để xây dựng đất nước.
2. Kỹ năng: 
Thấy được mối quan hệ gần gũi, thân thiết giữa vua với quan, giữa vua với thần dân dưới thời nhà Trần.
3. Thái độ
Giáo dục sự yêu thích học môn Lịch sử.
Đồ dùng dạy học: 
GV: Tranh minh hoạ SGK.
HS : Phiếu học tập.
Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung HĐ dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
1. Bài cũ:
- GV treo lược đồ phòng tuyến sông Như Nguyệt & yêu cầu HS:
+ Trình bày lại diễn biến cuộc chiến ở phòng tuyến sông Như Nguyệt?
+ Nêu kết quả & ý nghĩa của cuộc kháng chiến?
- 2 HS trình bày
- HS nêu - Nhận xét
2. Bài mới:
2’
a) Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu & ghi tên bài
- Ghi vở
b) Dạy bài mới:
14’
Hoạt động 1 : 
Hoàn cảnh ra đời của nhà Trần
- GV yêu cầu HS đọc đoạn: “Đến cuối TK ... nhà Trần được thành lập” để trả lời:
+ Hoàn cảnh đất nước ta cuối thế kỉ 12 như thế nào?
+ Trong hoàn cảnh đó nhà Trần đã thay nhà Lý như thế nào?
- GV kết luận ghi bảng lớp:
+ Nhà Lý suy yếu, không gánh vác được việc nước
+ Nhà Trần thay thế nhà Lý
- 1,2 em đọc to, lớp đọc thầm
- 2,3 HS trả lời câu hỏi
- HS ghi bài
14’
Hoạt động 2: 
Nhà Trần xây dựng đất nước
- GV yêu cầu HS hoàn thành nội dung trong phiếu. 
(Nội dung phiếu trong STK tr 65)
- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả
- Nhận xét
- GV chốt ý.
+ Hãy tìm những sự việc cho thấy dưới thời Trần, quan hệ giữa vua - quan, vua - dân chưa quá cách xa? 
- GV kết luận ghi ý:
+ Chia đất nước thành nhiều lộ, phủ, châu, huyện
+ Nhường ngôi sớm cho con
+ Xây dựng quân đội
+ Đặt chức Hà đê sứ, khuyến nông
- HS hoạt động cá nhân: đọc SGK làm phiếu học tập
- Mỗi HS báo cáo 1 phần
- Lớp nhận xét
- Lắng nghe
5’
3. Củng cố - Dặn dò:
- Đọc ghi nhớ
- GV nhận xét giờ học 
- Dặn dò: Đọc lại bài & chuẩn bị bài sau
- 1 HS nêu
- Lắng nghe
Môn : Địa lý Thứ ngày tháng năm 2018
Tuần: 14
Tiết : 
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
 HS có thể trình bày được một số đặc điểm tiêu biểu của hoạt động trồng trọt, chăn nuôi của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
2. Kỹ năng: 
Nêu được các công việc chính phảI làm trong quá trình sản xuất lúa gạo.
3. Thái độ
Giáo dục lòng yêu lao động, quý trọng sức lao động. 
Đồ dùng dạy học: 
GV: Bảng phụ (giấy khổ to) vẽ sẵn sơ đồ. 
Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung HĐ dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
1. Bài cũ:
-GV đặt câu hỏi yêu cầu HS TL bài cũ
+ Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ có những nét sinh hoạt, sinh sống ntn?
+ Trang phục & lễ hội của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ có những nét đáng kể gì?
- GV nhận xét, đánh giá
- 1,2 em trả lời
- 2 em mô tả - nhận xét
2. Bài mới:
2’
a) Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu & ghi bài
- HS ghi vở
b) Dạy bài mới:
9’
Hoạt động 1:
Vựa lúa lớn thứ hai cả nước
- GV treo bản đồ, chỉ & giảng
- GV yêu cầu HS đọc đoạn 1 mục 1 để trả lời:
+ Tìm 3 nguồn lực chính giúp đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước?
- GV kết luận & ghi ý
* Quy trình sản xuất lúa gạo:
- GV chốt kl & ghi vào sơ đồ vẽ sẵn giấy to: Làm đất, gieo mạ, nhổ mạ, cấy lúa, chăm sóc, gặt lúa, tuốt lúa, phơi thóc.
- HS quan sát
- 2 HS đọc
- HS hoạt động nhóm 2 – thảo luận & trả lời câu hỏi
- Lần lượt nêu ý n/x, 
- HS quan sát tranh minh họa & nêu 
- Nhận xét, bổ sung
9’
Hoạt động 2:
Cây trồng vật nuôi ở đồng bằng Bắc Bộ
+ Dựa vào những hiểu biết của con về cây trồng vật nuôi ở địa phương, hãy kể tên các loại cây trồng, vật nuôi ở đồng bằng Bắc Bộ
- GV chốt ý & kết luận
- GV khắc sâu cho HS mối liên hệ giữa trồng trọt & chăn nuôi: Lúa ngô, khoai sắn ®(T.ăn) (Phân bón)¬ lợn, gà, vịt...
- HS hoạt động nhóm 2
- 2 HS nêu ý
10’
Hoạt động 3:
Vùng trồng rau lạnh
+ Nhiệt độ trung bình tháng của Hà Nội ở các tháng trong một năm là bao nhiêu?
+ Mùa đông ở đồng bằng Bắc Bộ kéo dài mấy tháng?
+ Vào mùa đông nhiệt độ thường giảm nhanh khi nào?
+ Mùa đông, ở đồng bằng Bắc Bộ thích hợp trồng cây gì?
- GV ghi tên một số loại rau tiêu biểu. 
- GV kết luận
- HS hoạt động cá nhân 
- 4,5 HS nêu câu trả lời, bổ sung
- Lắng nghe và ghi vở
5’
3. Tổng kết - Dặn dò:
+ Kể tên 1 số biện pháp bảo vệ cây trồng, vật nuôi?
- GV nhận xét giờ học
- GV dặn dò
- HS đọc ghi nhớ
- Lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_va_dia_ly_4_tuan_14.docx