Giáo án Lịch sử 4 - Bài 24: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long (năm 1786)

Giáo án Lịch sử 4 - Bài 24: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long (năm 1786)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Nắm được diễn biến cuộc tiến công ra Thăng Long diệt chúa Trịnh (1786):

+ Sau khi lật đổ chính quyền họ Nguyễn, Nguyễn Huệ tiến ra Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh (năm 1786).

+ Quân của Nguyễn Huệ đi đến đâu đánh thắng đến đó; năm 1786, nghĩa quân Tây Sơn làm chủ Thăng Long, mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước.

- Nắm được công lao của Quang Trung trong việc đánh bại chúa Nguyễn, chúa Trịnh, mở đầu cho việc thống nhất đất nước.

- Nêu được ý nghĩa của việc nghĩa quân Tây Sơn làm chủ Thăng Long là mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước sau hơn 200 năm chia cắt.

- Kể lại được chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền họ Trịnh

 

docx 6 trang xuanhoa 12/08/2022 4890
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 4 - Bài 24: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long (năm 1786)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SỬ
BÀI 24: NGHĨA QUÂN TÂY SƠN TIẾN RA THĂNG LONG (NĂM 1786)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nắm được diễn biến cuộc tiến công ra Thăng Long diệt chúa Trịnh (1786):
+ Sau khi lật đổ chính quyền họ Nguyễn, Nguyễn Huệ tiến ra Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh (năm 1786).
+ Quân của Nguyễn Huệ đi đến đâu đánh thắng đến đó; năm 1786, nghĩa quân Tây Sơn làm chủ Thăng Long, mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước.
- Nắm được công lao của Quang Trung trong việc đánh bại chúa Nguyễn, chúa Trịnh, mở đầu cho việc thống nhất đất nước.
- Nêu được ý nghĩa của việc nghĩa quân Tây Sơn làm chủ Thăng Long là mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước sau hơn 200 năm chia cắt.
- Kể lại được chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền họ Trịnh
2. Góp phần phát triển các năng lực
- NL ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.
3. Phẩm chất
- Có ý thức học tập nghiêm túc, tôn trọng lịch sử.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Bài giảng điện tử, SGK Khoa học 4, lược đồ khởi nghĩa Tây Sơn, bản đồ Việt Nam.
2. Học sinh: Thiết bị học tập điện tử, SGK, bút, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Hoạt động mở đầu
- GV cho HS tham gia trò chơi: Hãy chọn thẻ đúng!
+ Câu 1: Một số thành thị ở nước ta trở nên phồn thịnh vào thời gian nào?
a. Thế kỉ XIV – XV
b. Thế kỉ XV – XVI
c. Thế kỉ XVI – XVII
d. Thế kỉ XII – XVII
+ Câu 2: Vào TK XVI – XVII, nơi có thể so với nhiều thành thị Châu Á nhưng lại đông dân hơn là:
a. Hội An 
b. Phố Hiến
c. Gia Định
c. Thành Thăng Long
+ Câu 3: Ngày 15 – 12 – 1999, phố cổ được UNESSCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới là:
a. Thăng long
b. Hội an 
c. Hàng Ngang
d. Mỹ Sơn
- GV nhận xét, dẫn vào bài mới:
Ở bài 21, chúng ta đã biết kết cục đau thương của cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn khiến cho đất nước ta bị chia cắt hơn 200 năm. Trải qua hơn 2 thế kỉ, chính quyền họ trịnh ở Đàng Ngoài và họ Nguyễn ở Đàng Trong luôn tìm cách bóc lột, vơ vét của cải của nhân dân, khiến đời sống nhân dân ta vô cùng cực khổ. Căm phẫn với ách thống trị bạo ngược của các tập đoàn phong kiến, năm 1771, tại Tây Sơn, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ đã phất cờ khởi nghĩa. Đến năm 1786, nghĩa quân tiếp tục vượt sông Gianh tiến ra Bắc, lật đổ chúa Trịnh. Và để biết diễn biến cuộc tiến công này ra sao. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long ( năm 1786)
- Cô mời một bạn nhắc lại tên bài học nào!
- Các bạn hãy ghi tên bài học vào vở
- GV yêu cầu HS xác định trên bản đồ vùng đất Tây Sơn: Vậy bạn nào có thể chỉ ra cho cô vùng đất Tây Sơn trên bản đồ nào ?
- Yêu cầu học sinh nhật xét
- GV nhận xét
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét.
( HS nhắn vào ô chat câu trả lời của mình)
c. Thế kỉ XVI – XVII
c. Thành Thăng Long
b. Hội an 
- HS nhắc lại tên bài
- HS chỉ ra trên bản đồ vùng đất Tây Sơn
Hoạt động 2: Sự hình thành và phát triển của nghĩa quân Tây Sơn 
- Bây giờ các em hãy đọc thông tin trong SGK từ: Mùa xuân 1771 => đó là năm 1786. Sau đó trả lời các câu hỏi:
+ Nghĩa quân Tây Sơn ra đời như thế nào? 
=> Căm phẫn trước ách thống trị bạo ngược của chế độ PK. Các cuộc khởi nghĩa bùng nổ. Nổi bật nhất là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn của 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ vào mùa xuân 1771. Đây chính là hình ảnh của 3 anh em Tây Sơn: NN,NL,NH, họ được mọi người dân gọi là Tây Sơn Tam Kiệt vì rất tài giỏi và mưu trí. Họ đã lên vùng Tây Sơn Thượng Đạo lập căn cứ, dựng cờ khởi nghĩa chống chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong. 
+ Các em có thể thấy đây là lược đồ căn cứ địa của nghĩa quân Tây Sơn ở vùng Tây Sơn Thượng Đạo. 
+ Các em quan sát lược đồ căn cứ địa của nghĩa quân Tây Sơn Vậy bạn nào có thể chỉ ra cho cô vùng đất Tây Sơn trên bản đồ nào ?
=> Gv giới thiệu về vùng đất Tây Sơn:
Tây Sơn là vùng đất thuộc huyện Phù Ly, phủ Quy Nhơn, dinh Quảng Nam (nay là huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định). Tây Sơn vốn có hai vùng : vùng rừng núi là Thượng đạo (nay thuộc tỉnh Gia Lai), vùng Hạ đạo ( nay thuộc Bình Định); bấy giờ Tây Sơn thượng đạo là vùng rừng núi rậm rạp nên được chọn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa.
+ Trình bày sự phát triển của nghĩa quân Tây Sơn
=> Nghĩa quân Tây sơn ra đời vào mùa xuân năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ xây dựng căn cứ khởi nghĩa tại Tây Sơn (nay thuộc An Khê – Gia Lai). 1771, đánh đổ được chế độ thống trị của họ Nguyễn ở Đàng Trong. Năm 1785, đánh đuổi được quân xâm lược Xiêm. Nghĩa quân Tây Sơn làm chủ được Đàng Trong và quyết định tiến ra Thăng Long.
- GV nhận xét: Qua hoạt động này chúng ta đã biết được sự hình thành và phát triển của Nghĩa quân Tây Sơn
=> Để biết được cuộc tiến công ra Bắc như thế nào. Chúng ta cùng sang hoạt động tiếp theo
Cá nhân – chia sẻ lớp
+ Mùa xuân năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ xây dựng căn cứ khởi nghĩa tại Tây Sơn.
- HS lắng nghe
- HS chỉ
+ Sau khi đánh đổ được chế độ thống trị của họ Nguyễn ở Đàng Trong (1777), đánh đuổi được quân xâm lược Xiêm (1785). Nghĩa quân Tây Sơn làm chủ được Đàng Trong và quyết định tiến ra Thăng Long diệt chính quyền họ Trịnh.
- HS lắng nghe
Hoạt động 2: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long
- GV cho học sinh xem video cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long + kết hợp đọc thông tin trong SGK, tiến hành TLN, trả lời các câu hỏi: 
+ Nghĩa Quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc vào khi nào? Ai là người chỉ huy? Mục đích của cuộc tiến quân là gì ?
+ Khi nghe tin nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long, chúa Trịnh và quan tướng có thái độ và hành động ra sao?
+ Những sự việc nào cho thấy quân Trịnh rất chủ quan, coi thường lực lượng của nghĩa quân ?
+ Khi nghĩa quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long, quân Trịnh chống đỡ như thế nào ?
- GV mời TBHT điều hành các nhóm chia sẻ
- GV nhận xét tinh thần làm việc nhóm, biểu dương nhóm làm tốt. Đồng thời bổ sung, giảng giải thêm: 
=> Khi nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long, chúa Trịnh đứng ngồi không yên, sợ hãi, cuống cuồng tìm cách trốn. Nghe lời của viên tướng, chúa Trịnh chủ quan bỏ thuyền, lên bờ chơi tản mát. Cho đến khi quân tây Sơn ập đến các tướng sĩ nhìn nhau, không dám tiến. Ngược lại với thái độ chủ quan của quân Trịnh là thái độ quyết tâm của nghĩa quân Tây Sơn: Tiến như vũ bão về phía Thăng Long, đánh mạnh vào trận địa của quân Trịnh, bắn đạn lửa vào quân Trịnh.
- Qua phần TLN các em đã biết được nội dung, diễn biến cuộc tiến công của nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long. Vậy bạn nào giỏi có thể kể lại cho cô và cả lớp cùng nghe diễn biến cuộc tiến công của nghĩa quân Tây Sơn qua thông tin trong SGK và lược đồ cô chiếu nào!
-Yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét, tuyên dương bạn trình bày tốt, nắm được nội dung, diễn biến của cuộc tiến công
=> Để biết được kết quả và ý nghĩa của cuộc chiến ra sao? Chúng ta tìm hiểu hoạt động 3
Thảo luận nhóm 6– chia sẻ lớp
- Nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc vào năm 1786, do Nguyễn Huệ tổng chỉ huy, mục đích để lật đổ chính quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn.
+ Kinh thành Thăng Long náo loạn, chúa Trịnh Khải đứng ngồi không yên. Trịnh Khải gấp rút chuẩn bị quân và mưu kế giữ kinh thành
+ Một viên tướng quả quyết rằng nghĩa quân đi đường xa, lại tiến vào xứ lạ không quen khí hậu , địa hình nên chỉ cần đánh một trận là nhà Chúa sẽ thắng. Một viên tướng khác thề đem cái chết để trả ơn Chúa.Trịnh Khải ra lệnh dàn binh đợi nghĩa quân đến.
+ Quân Trịnh sợ hãi không dám tiến mà quay đầu bỏ chạy.
- TBHT điều hành các nhóm chia sẻ, nêu ý kiến và nhận xét
- TBHT mời Gv nhận xét
- HS lắng nghe
+ HS kể lại: Nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc vào năm 1786, do Nguyễn Huệ tổng chỉ huy để lật đổ chính quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn. Kinh thành Thăng Long náo loạn, chúa Trịnh Khải đứng ngồi không yên, gấp rút chuẩn bị quân và mưu kế giữ kinh thành
 Một viên tướng quả quyết rằng nghĩa quân đi đường xa, lại tiến vào xứ lạ không quen khí hậu , địa hình nên chỉ cần đánh một trận là nhà Chúa sẽ thắng.
 Một viên tướng khác thề đem cái chết để trả ơn Chúa.Trịnh Khải ra lệnh dàn binh đợi nghĩa quân đến. Quân Trịnh sợ hãi không dám tiến mà quay đầu bỏ chạy.
- HS nhận xét
- Hs lắng nghe
Hoạt động 3: Kết quả và ý nghĩa của sự kiện nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long
- Gv yêu cầu hs thảo luận, làm việc theo nhóm đôi: Nêu kết quả và ý nghĩa của cuộc tiến quân ra Thăng Long của Nguyễn Huệ?
+ Kết quả
+ ý nghĩa
- GV mời TBHT điều hành các nhóm chia sẻ
- GV nhận xét, kết luận: 
+ Kết quả: Nguyễn Huệ làm chủ được Thăng Long, lật đổ họ Trịnh, giao quyền cai trị ở Đàng Ngoài cho vua lê
+ Ý nghĩa: Mở đầu việc thông nhất lại đất nước sau 200 bị chia cắt.
 * Rút ra ghi nhớ- GV hỏi:
+ Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc nhằm mục đích gì?
+ Quân của Nguyễn Huệ thế nào?
+ Năm 1786, có sự kiện gì đáng chú ý?
- GV rút ra ghi nhớ, mời HS nhắc lại
Nhóm đôi – chia sẻ lớp
+ Làm chủ được Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh.
+ Mở đầu việc thống nhất đất nước sau hơn 200 năm chia cắt.
- TBHT điều hành các nhóm chia sẻ
- TBHT mời Gv nhận xét
-HS lắng nghe
+ Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc,tiến vào Thăng Long, tiêu diệt chính quyền họ Trịnh. 
+ Quân của Nguyễn Huệ đi đến đâu đánh thắng tới đó
+ Năm 1786, nghĩa quân Tây Sơn làm chủ Thăng Long, mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước
- 1- 2 hs nhắc lại ghi nhớ
Hoạt động 4: Cúng cố - Dặn dò
- GV yêu cầu HS nêu 1 số địa điểm, con đường mang tên Nguyễn Huệ 
- GV chiếu một số hình ảnh đền thờ Nguyễn Huệ. Con đường, ngôi trường mang tên Nguyễn Huệ, .
- GV nhận xét tiết học và tuyên dương.
- Dặn dò các em về học bài , trả lời các câu hỏi SGK
- Chuẩn bị bài mới “ Quang Trung đại phá quân Thanh
- HS trình bày
- HS theo dõi
- HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_4_bai_24_nghia_quan_tay_son_tien_ra_thang_lo.docx