Giáo án Khoa học Lớp 4 - Bài 5: Vai trò của chất đạm và chất béo
. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này HS có khả năng về:
1.Kiến thức:
- Kể được tên các thức ăn có chứa nhiều chất đạm và chất béo.
- Hiểu được sự cần thiết phải ăn đủ thức ăn có chất đạm và chất béo.
2.Kĩ năng:
- Nêu được vai trò của các thức ăn có nhiều chất đạm và chất béo.
- Xác định được nguồn gốc của nhóm thức ăn chứa chất đạm và chất béo.
3.Thái độ:
- Có ý thức ăn nhiều loại thức ăn trong các bữa ăn hàng ngày.
- Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.
II. Dự kiến phương pháp giảng dạy và đồ dùng dạy và học
1. Phương pháp dạy học: Phương pháp vấn đáp, phương pháp quan sát, phương pháp thảo luận nhóm, phương phát thực hành – luyện tập, phương pháp sơ đồ tư duy,.
2. Đồ dùng dạy học
a) Giáo viên: Các hình minh hoạ trang 12 - 13 SGK, thịt bò, trứng đậu Hà Lan, thịt lợn, đậu phụ, pho mát, thị gà, cá, đậu tương, tôm, dầu thực vật, bơ, mỡ lợn, lạc, vừng, dừa,
b) Học sinh: SGK , bút màu, Vở ghi chung.
KHOA HỌC Bài: VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO I. Mục tiêu Sau khi học xong bài này HS có khả năng về: 1.Kiến thức: - Kể được tên các thức ăn có chứa nhiều chất đạm và chất béo. - Hiểu được sự cần thiết phải ăn đủ thức ăn có chất đạm và chất béo. 2.Kĩ năng: - Nêu được vai trò của các thức ăn có nhiều chất đạm và chất béo. - Xác định được nguồn gốc của nhóm thức ăn chứa chất đạm và chất béo. 3.Thái độ: - Có ý thức ăn nhiều loại thức ăn trong các bữa ăn hàng ngày. - Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những điều đã học vào cuộc sống. II. Dự kiến phương pháp giảng dạy và đồ dùng dạy và học 1. Phương pháp dạy học: Phương pháp vấn đáp, phương pháp quan sát, phương pháp thảo luận nhóm, phương phát thực hành – luyện tập, phương pháp sơ đồ tư duy,.. 2. Đồ dùng dạy học a) Giáo viên: Các hình minh hoạ trang 12 - 13 SGK, thịt bò, trứng đậu Hà Lan, thịt lợn, đậu phụ, pho mát, thị gà, cá, đậu tương, tôm, dầu thực vật, bơ, mỡ lợn, lạc, vừng, dừa, b) Học sinh: SGK , bút màu, Vở ghi chung. III. Tiến trình lên lớp. Hoạt động của giáo viên Họat động của học sinh 1.Ổn định lớp (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ ( 4 phút ) - Có mấy cách phân loại thức ăn? Và đó là những cách nào? - Dựa vào lượng chất có trong thức ăn người ta chia thức ăn thành mấy nhóm? - Yêu cầu HS nhận xét - GV nhận xét. 3. Bài mới ( 35 phút) a) Giới thiệu bài - Cho HS xem video giới thiệu. b) Các hoạt động Hoạt động 1: Phân loại chất đạm và chất béo. -GV treo tất cả thức ăn có chứa chất đạm và chất béo có trong trang 12,13 SGK và phân loại ra hai nhóm: Chất đạm và chất béo. - GV nhận xét. Hoạt động 2: Tìm hiểu về chất đạm Mục tiêu: HS nói tên, phân loại và vai trò của thức ăn chứa nhiều chất đạm - HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời các câu hỏi: - Gọi 1 nhóm thực hiện . +Nói tên những thức ăn giàu chất đạm có trong hình 12 SGK. +Kể tên các món ăn có chứa chất đạm mà các em ăn hằng ngày hoặc các em thích ăn. - Phân loại chất đạm: Chất đạm động vật và thực vật. - Cả lớp thực hiện phiếu bài tập - Gọi 1 HS lên bảng sắp xếp các hình ảnh chất đạm thành hai nhóm và giới thiệu. - Nhận xét - GV kết luận: + Thức ăn chứa chất đạm động vật: thịt lợn, trứng gà, vịt quay, cá, tôm, thịt bò, cua, ốc, + Thức ăn chứa chất đạm thực vật : đậu nành, đậu phụ, đậu Hà Lan, - Hằng ngày chúng ta sẽ ăn rất nhiều thức ăn trong đó có các thức ăn chứa nhiều chất đạm. Vậy tại sao ta phải ăn như vậy? Các em sẽ hiểu được điều này khi biết vai trò của chúng? +Tại sao hằng ngày chúng ta cần ăn thức ăn chứa nhiều chất đạm? - GV treo bảng phụ. H: Có nên chỉ ăn một loại đạm động vật hay thực vật? - GV kết luận: Chúng ta nên phối hợp ăn đa dạng các chất đạm để bổ sung chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe sẽ được học ở bài sau. Hoạt động 3: Tìm hiểu về chất béo Mục tiêu: HS nói tên, phân loại và vai trò của thức ăn chứa nhiều chất béo - Thảo luận nhóm đôi, 1 nhóm lên thực hiện +Kể tên thức ăn giàu chất béo có trong hình 13 SGK? + Kể tên các món ăn có chứa chất béo mà các em ăn hằng ngày hoặc các em thích ăn? - Phân loại chất béo: Chất béo động vật và thực vật. - HS thực hành nhóm 4 vẽ “ Sơ đồ cây” chia nhánh. - 1 HS lên bảng thực hiện - Nhận xét - GV kết luận: Thức ăn giàu chất béo là dầu ăn, mỡ lợn, bơ, một số thịt cá và một số hạt có nhiều dầu như lạc, vừng, đậu nành, Hiện nay, người ta ưu tiên sử dụng chất béo từ thực vật để dùng trong các món chay và tốt cho tim mạch. +Nêu vai trò của nhóm thức ăn chất béo? Mở rộng: Pho – mát là một loại thức ăn được chế biến từ sữa bò, chứa rất nhiều chất đạm. Bơ cũng là một loại thức ăn được chế biến từ sữa bò nhưng chứa nhiều chất béo. Tuy nhiên nên ăn ít thức ăn có nhiều chất béo động vật để phòng tránh các bệnh như huyết áp cao, tim mạch, H: Bữa trưa chúng ta đã được ăn món gì? Và trong món đó có chứa chất dinh dưỡng nào? H:Trong một bữa ăn có đầy đủ thịt, cá , rau các con ăn cảm thấy thế nào? Trong một bữa ăn không đủ thịt, cá rau thì các con cảm thấy thế nào? Liên hệ thực tế: Ở trường chúng ta phần ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng, vì vậy các con cần ăn hết phần ăn của mình để đảm bảo cho cơ thể lớn lên và khỏe mạnh. Hoạt động 4: Trò chơi “ Giải cứu đại dương ?” - GV phổ biến luật chơi. - Gọi bất kì HS trả lời. + Thịt gà có chứa chất gì + Khoai lang có chứa chất gì? +Mè có chứa chất gì? + Nhóm thức ăn nào chứa chất béo? 4 Củng cố - Dặn dò. H: Nêu vai trò của chất đạm và chất béo? - Về nhà xem lại bài và học nội dung bài. - Chuẩn bị bài mới. - Nhận xét tiết học. - Có 2 cách phân loại: + Dựa vào nguồn gốc của thức ăn. + Dựa vào lượng dinh dưỡng có trong thức ăn. - Chia làm 4 nhóm: + Nhóm thức ăn chứa nhiều bột đường. + Nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm +Nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo. + Nhóm thức ăn chứa nhiều vi – ta- min, chất khoáng. - Nhận xét - Lắng nghe. - Nhắc lại đề bài. - HS thực hiện phân loại - Lắng nghe. - HS trả lời + Các thứa ăn chứa nhiều chất đạm: đậu nành, thịt heo, trứng gà, vịt quay, cá, đậu hũ, tôm, thịt bò, đâu Hà Lan, cua, ốc + Các món ăn mà em thích ăn: thịt bò xào, trứng chiên, cá kho, . - Cả lớp thực hiện - Lắng nghe. + Chất đạm tham gia xây dựng và đổi mới cơ thể: làm cho cơ thể lớn lên, thay thế những tế bào già đã bị hủy hoại và tiêu mòn trong hoạt động sống. Vì vậy, chất đạm rất cần cho sự phát triển của trẻ em. - 1 em nhắc lại. - HS trả lời. + Các thức ăn chứa nhiều chất béo: Mỡ heo, lạc, vừng, dừa, dầu thực vật, + Các món ăn có chứa chất béo: tóp mỡ, đậu phộng rang muối, . - HS lắng nghe + Chất béo rất giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thu các vi-ta-min: A, D, K, E. - HS trả lời. - HS trả lời: Ăn ngon miệng, no lâu. - HS trả lời: Nếu chỉ có thịt, cá không có rau thì ăn ngán. Nếu chỉ có rau không có thịt , cá thì sẽ nhanh đói. + Thịt gà có chứa chất đạm + Khoai lang có chứa chất bột đường + Mè đen có chứa chất béo. .+ Vừng, lạc, mỡ lợn, dừa, Chất đạm tham gia xây dựng và đổi mới cơ thể: làm cho cơ thể lớn lên, thay thế những tế bào già đã bị hủy hoại và tiêu mòn trong hoạt động sống. Vì vậy, chất đạm rất cần cho sự phát triển của trẻ em. Chất béo rất giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thu các vi-ta-min: A, D, K, E. - Lắng nghe.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_khoa_hoc_lop_4_bai_5_vai_tro_cua_chat_dam_va_chat_be.docx