Kế hoạch bài dạy Khoa học 4 - Tuần 13, Tiết 25: Nước bị ô nhiễm - Trần Thị Huyền

Kế hoạch bài dạy Khoa học 4 - Tuần 13, Tiết 25: Nước bị ô nhiễm - Trần Thị Huyền

I/ Mục tiêu:

1. Kiến thức: Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm.

2. Kĩ năng:

- Giải thích tại sao nước sông hồ thường đục và không sạch.

- Phân biệt được nước trong và nước đục bằng cách quan sát và thí nghiệm.

3. Thái độ: Biết giữ gìn và bảo vệ nguồn nước.

II/ Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên: Máy chiếu, máy tính, phấn màu,

- Học sinh: Chuẩn bị theo nhóm: Một chai nước sông, hồ, ao (nước đã dùng trong sinh hoạt), một chai nước sạch; hai chai không, hai phễu lọc nước, bông để lọc, một kính lúp.

 

doc 2 trang xuanhoa 09/08/2022 1470
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Khoa học 4 - Tuần 13, Tiết 25: Nước bị ô nhiễm - Trần Thị Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT QUẬN THANH XUÂN	 	 KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 TRƯỜNG TIỂU HỌC KHƯƠNG ĐÌNH 	 	 Môn: KHOA HỌC
 GV : Trần Thị Huyền Tiết 25: Nước bị ô nhiễm
 Lớp : 4A
 Ngày tháng năm 20
I/ Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm.
2. Kĩ năng:
- Giải thích tại sao nước sông hồ thường đục và không sạch.
- Phân biệt được nước trong và nước đục bằng cách quan sát và thí nghiệm.
3. Thái độ: Biết giữ gìn và bảo vệ nguồn nước.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Máy chiếu, máy tính, phấn màu, 
- Học sinh: Chuẩn bị theo nhóm: Một chai nước sông, hồ, ao (nước đã dùng trong sinh hoạt), một chai nước sạch; hai chai không, hai phễu lọc nước, bông để lọc, một kính lúp.
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung kiến thức
và kĩ năng cơ bản
Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1-2’
4-5’
1. Ổn định tổ chức
2. Khởi động 
- GV nêu câu hỏi:
+ Nêu vai trò của nước đối với sự vật?
+ Nước còn được sử dụng vào những việc gì khác? Cho VD
- GV n/x 
- Hát tập thể
- 2-3 HS TLCH
- Nhận xét, bổ sung
1-2’
3. Bài mới 
3.1.GTB 
- Nêu mục đích và y/c tiết học 
9-10’
3.2. Tìm hiểu về một số đặc điểm cuả nước trong tự nhiên
MT: Phân biệt được nước trong và nước đục bằng cách qua nsát thí nghiệm
- GT tại sao nước sông, hồ thường đục và không sạch
- GV chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để làm thí nghiệm 
- Các nhóm HS làm việc theo nhiệm vụ GV đã giao
- Cả nhóm nghiên cứu mục “Bạn cần biết” và các tư liệu rồi bàn cách trình bày
- Đại diện các nhóm lên trình bày
- Các nhóm cùng quan sát, thảo luận và đưa ra cách giải thích
- HS đọc mục Quan sát và Thực hành để biết cách làm 
- HS quan sát 2 chai nước 
+ đoán nguồn gốc
+ dán nhãn vào 2 chai
- HS thảo luận và tìm cách lọc nước
- Nhận xét, bổ sung
- GV tới kiểm tra kết quả và n/xét 
- GV khen ngợi nhóm nào thực hiện đúng quy trình làm thí nghiệm
- GV hỏi:Tại sao nước sông, hồ, ao đục hơn nước mưa, nước giếng?
- GV chốt: Nước sông, ao, hồ hoặc đã sử dụng thường bị lẫn nhiều cát, đặc biệt nước có phù sa thường đục
- Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi
- Nhắc lại phần KT
14-15’
3.3. Xác định tiêu chuẩn đánh giá nước bị ô nhiễm và nước sạch
MT: Nêu đặc điểm của nước sạch và nước bị ô nhiễm
- GV nêu câu hỏi 
- Yêu cầu các nhóm thảo luận và đưa ra các tiêu chuẩn về nước sạch và nước bị ô nhiễm
- Đại diện các nhóm treo kết quả thảo luận của nhóm lên bảng
- Đối chiếu với sgk/53
- GV nhận xét chung và khen những nhóm có KQ đúng và thực hành nhanh
- HS thảo luận
- 1 vài nhóm ghi KQ vào phiếu
- Đại diện các nhóm báo
- Nhận xét, bổ sung
3-4’
1-2’
4. Củng cố
5. Dặn dò
- GV hỏi: 
? Thế nào là nước sạch?
? Thế nào là nguồn nước bị ô nhiễm?
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau
- HS suy nghĩ 
- HS lên trình bày 
- Lắng nghe
*ĐIỀU CHỈNH:
- Bổ sung năm học 
- Bổ sung năm học 

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_khoa_hoc_4_tuan_13_tiet_25_nuoc_bi_o_nhiem.doc