Giáo án Hoạt động ngoài giờ chính khóa Lớp 3

Giáo án Hoạt động ngoài giờ chính khóa Lớp 3

I.MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:

-HS biết học tập tác phong anh bộ đội

-Phát triển tư duy sáng tạo ,óc thẩm mĩ cho HS

-Tạo không khí vui vẻ ,phấn khởi trong lớp học,trường học

II.QUY MÔ HOẠT ĐỘNG

-Tổ chức theo quy mô lớp hoặc khối lớp.

III.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

-Các trang phục của bộ đội

-Một số tiết mục văn nghệ

IV.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

Bước 1:Chuẩn bị

-Trước 1 tuần GV phổ biến cho HS kế hoạch tổ chức Lễ hội hóa trang.Yêu cầu HS chuẩn bị trang phục hóa trang mà các em thích.GV có thể gợi ý,giới thiệu cho HS một số hướng học sinh

- Tác phong anh bộ dội như thế nào

-HS cùng phụ huynh HS chuẩn bị trang phục hóa trang các nhân vật mà các em yêu thích.

Bước 2: Thực hành

-Cả lớp cùng hát bài: chú bộ đội

-Tuyên bố lí do,giới thiệu chương trình Lễ hội

-Lần lượt các HS /nhóm lên trình diễn trang phục hóa trang của mình.HS cả lớp đoán xem đó là nhân vật nào.Sau đó chủ nhân giới thiệu về nhân vật mà mình hóa trang thành chỳ bộ đội .

-GV hướng dẫn cả lớp bình chọn 3 bộ trang phục hóa trang đẹp nhất và bộ trang phục hóa trang ấn tượng nhất

-HS biểu diễn các tiết mục văn nghệ

-Kết thúc Lễ hội hóa trang,GV có thể tổ chức cho HS xếp hàng đi biểu diễn 1 vòng xung quanh sân trường hoặc khu vực trường đóng.

Bước 3:Củng cố nhận xét giờ học

-GV NX giờ học

 

doc 15 trang cuckoo782 15862
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ chính khóa Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoạt động NGCK
văn nghệ chào mừng 
20-11 (ngày nhà giáo Việt Nam)
I.Mục tiêu:
	 - Hiểu ý nghĩa ngày 20 – 11,có các hoạt động chào mừng thầy cô.
 - Các em hát hoặc đọc thơ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 
 - Thi trình diễn hay có sáng tạo.
II. Đồ dùng : 
III. Hoạt động
Nội dung
Các hoạt động dạy học
Hoạt động học
1.Giới thiệu bài : 
2.Tiến hành
* Tìm hiểu về ngày 20 – 11:
* Thi hát,múa chào mừng 20 - 11
3.Củng cố:
GV nêu mục tiêu tiết dạy
Ngày 20 –11 là ngày gì?
-Ngày 20 –11 được chọn là ngày nhà giáo Việt Nam từ năm nào? (1982)
-Để chào mừng ngày 20 –11 con và các bạn trong lớp đã có những việc làm nào?
-Ngày 20 – 11 con sẽ tặng cô món quà gì?
*Các tổ lựa chọn các bài hát phù hợp chủ đề.
Lựa chọn hình thức thể hiện sao cho phong phú.
*GV nhận xét chung, khen những em hát hay,múa đẹp.
Gv giới thiệu ghi bảng 
Gv nêu một số câu hỏi,hs trả lời, lớp nhận xét,bổ sung.
Điểm 9,10
Các tổ thi trình diễn. Chọn 5 hs làm ban giám khảo. Công bố tổ trình diễn hay nhất. 
Hoạt động NGCK
Học tập tỏc phong anh bộ đội 
I.Mục tiêu hoạt động:
-HS biết học tập tỏc phong anh bộ đội 
-Phát triển tư duy sáng tạo ,óc thẩm mĩ cho HS
-Tạo không khí vui vẻ ,phấn khởi trong lớp học,trường học
II.quy mô hoạt động
-Tổ chức theo quy mô lớp hoặc khối lớp.
III.Tài liệu và phương tiện
-Các trang phục của bộ đội 
-Một số tiết mục văn nghệ
IV.Các bước tiến hành:
Bước 1:Chuẩn bị
-Trước 1 tuần GV phổ biến cho HS kế hoạch tổ chức Lễ hội hóa trang.Yêu cầu HS chuẩn bị trang phục hóa trang mà các em thích.GV có thể gợi ý,giới thiệu cho HS một số hướng học sinh 
- Tỏc phong anh bộ dội như thế nào 
-HS cùng phụ huynh HS chuẩn bị trang phục hóa trang các nhân vật mà các em yêu thích.
Bước 2: Thực hành 
-Cả lớp cùng hát bài : chỳ bộ đội 
-Tuyên bố lí do,giới thiệu chương trình Lễ hội
-Lần lượt các HS /nhóm lên trình diễn trang phục hóa trang của mình.HS cả lớp đoán xem đó là nhân vật nào.Sau đó chủ nhân giới thiệu về nhân vật mà mình hóa trang thành chỳ bộ đội .
-GV hướng dẫn cả lớp bình chọn 3 bộ trang phục hóa trang đẹp nhất và bộ trang phục hóa trang ấn tượng nhất
-HS biểu diễn các tiết mục văn nghệ
-Kết thúc Lễ hội hóa trang,GV có thể tổ chức cho HS xếp hàng đi biểu diễn 1 vòng xung quanh sân trường hoặc khu vực trường đóng.
Bước 3 :Củng cố nhận xét giờ học
-GV NX giờ học 
Hoạt động NGCK
Chúc mừng cô giáo và các bạn gái
I.Mục tiêu:
-HS biết được ý nghĩa ngày Quốc tế phụ nữ 8-3
-HS biết thể hiện sự kính trọng,biết ơn đối với cô giáo và tôn trọng,quý mến các bạn gái trong lớp,trong trường.
II.quy mô hoạt động
-Tổ chức theo quy mô lớp.
III.Tài liệu và phương tiện
-Khăn bàn,lọ hoa,phấn màu.
-Giấy mời cô giáo và các bạn gái
-Hoa, bưu thiếp, quà tặng cô giáo và các bạn gái trong lớp.Lời chúc mừng
-Các bài thơ ,bài hát,..về phụ nữ,về ngày 8-3
IV.Các bước tiến hành:
Bước 1:Chuẩn bị
-Trước 1 tuần ,các HS nam trong lớp bàn kế hoạchvà phân công chuẩn bị cho các các nhân,nhóm HS nam
-Trang trí lớp học
+Trên bảng viết hàng chữ bằng phấn màu “Chúc mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8-3”
+Bàn GV trải khăn,bày lọ hoa,bàn ghế kê ngay ngắn 
-Gửi giấy mời hoặc có lời mời cô giáo hoặc các bạn gái đến dự
Bước 2: Chúc mừng cô giáo và các bạn gái
-Trước khi buổi lễ bắt đầu,các HS nam ra cưả đón cô giáo và các bạn gái.Mời cô giáo và các bạn gái ngồi vào hàng ghế danh dự
-Mở đầu đại diện HS nam lên nói 1 câu chúc mừng ngắn và tặng hoặc quà cho cô giáo và các bạn gái (theo phân công mỗi em nam tặng quà cho 1 bạn nữ)
-Cô giáo và các bạn nữ nói lời cảm ơn các HS nam
-Tiếp theo là phần liên hoan văn nghệ.Các HS nam lên hát,đọc thơ ,trình bày tiểu phẩm..về chủ đề ngày 8-3.Các HS nữ và cô giáo cùng tham gia các tiết mục vời các HS nam
-Kết thúc cả lớp hát bài “Lớp chúng ta đoàn kết”
Bước 3 :Củng cố nhận xét giờ học
-GV NX giờ học 
V.Tư liệu tham khảo:
-Bài hát Lớp chúng ta đoàn kết
-Bài hát Biết ơn chị Võ Thị Sáu
Hoạt động tập thể
Học tập tỏc phong anh bộ đội 
I.Mục tiêu hoạt động:
-HS biết học tập tỏc phong anh bộ đội 
-Phát triển tư duy sáng tạo ,óc thẩm mĩ cho HS
-Tạo không khí vui vẻ ,phấn khởi trong lớp học,trường học
II.quy mô hoạt động
-Tổ chức theo quy mô lớp hoặc khối lớp.
III.Tài liệu và phương tiện
-Các trang phục của bộ đội 
-Một số tiết mục văn nghệ
IV.Các bước tiến hành:
Bước 1:Chuẩn bị
-Trước 1 tuần GV phổ biến cho HS kế hoạch tổ chức Lễ hội hóa trang.Yêu cầu HS chuẩn bị trang phục hóa trang mà các em thích.GV có thể gợi ý,giới thiệu cho HS một số hướng học sinh 
- Tỏc phong anh bộ dội như thế nào 
-HS cùng phụ huynh HS chuẩn bị trang phục hóa trang các nhân vật mà các em yêu thích.
Bước 2: Thực hành 
-Cả lớp cùng hát bài : chỳ bộ đội 
-Tuyên bố lí do,giới thiệu chương trình Lễ hội
-Lần lượt các HS /nhóm lên trình diễn trang phục hóa trang của mình.HS cả lớp đoán xem đó là nhân vật nào.Sau đó chủ nhân giới thiệu về nhân vật mà mình hóa trang thành chỳ bộ đội .
-GV hướng dẫn cả lớp bình chọn 3 bộ trang phục hóa trang đẹp nhất và bộ trang phục hóa trang ấn tượng nhất
-HS biểu diễn các tiết mục văn nghệ
-Kết thúc Lễ hội hóa trang,GV có thể tổ chức cho HS xếp hàng đi biểu diễn 1 vòng xung quanh sân trường hoặc khu vực trường đóng.
Bước 3 :Củng cố nhận xét giờ học
-GV NX giờ học 
Hoạt động tập thể
Nghe kể chuyện về chiến thắng 30/4/1975
I.Mục tiêu hoạt động:
-HS biết được diễn biến cơ bản và ý nghĩa quan trọng của chiến thắng 30/4/1975 giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
-HS biết tự haò về chiến thắng 30/4 của quân và dân ta
-Hiểu được trách nhiệm của bản thân phải học tập,rèn luyện để xứng đáng là con cháu của một dân tộc anh hùng
II.quy mô hoạt động
-Tổ chức theo quy mô lớp hoặc khối lớp.
III.Tài liệu và phương tiện
-Tư liệu về chiến thắng 30/4/1975 (tranh ảnh,băng hình ,nội dung thông tin)
-Máy chiếu đa năng,các phương tiện nghe nhìn khác (nếu có điều kiện)
-Một số tiết mục văn nghệ về chủ đề hoạt động
IV.Các bước tiến hành:
Bước 1:Chuẩn bị
-GV có thể liên hệ với các cựu chiến binh hoặc cơ quan quân sự địa phương để mời họ nói chuyện với HS trường hợp không mời được GV cần tìm kiếm thông tin và chuẩn bị kể cho HS
-HS chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ về chiến thắng 30/4
Bước 2:Kể chuyện về chiến thắng 30/4/1975
-Văn nghệ chào mừng
-Tuyên bố lí do ,giới thiệu đại biểu
-Báo cáo viên kể chuyện cho HS nghe chú ý kết hợp giữa trình bày bằng lời với sử dụng tranh ảnh,băng hình minh họa
-HS nêu các câu hỏi muốn tìm hiểu thêm về chiến thắng 30/4/1975,báo cáo viên trả lời câu hỏi của HS
-HS biểu diễn một số bài hát,điệu múa ca ngợi chiến thắng 30/4/1975
Bước 3 Kết thúc
-HS phát biểu suy nghĩ của em sau khi nghe kể chuyện về chiến thắng 30/4/1975
-GV cảm ơn đại biểu.Nhắc nhở HS học tập,rèn luyện tốt để xứng đáng là con em của một dân tộc anh hùngđã làm nên chiến công lịch sử 30/4/1975 lừng lẫy thế giới
-Cả lớp hát bài:Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng
Bước 4 :Củng cố nhận xét giờ học
-GV NX giờ học 
Hoạt động tập thể
Nghe kể chuyện về tấm gương đạo đức Bác Hồ
I.Mục tiêu hoạt động:
-HS biết được một số mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của Bác Hồ
-Kính yêu Bác Hồ và có ý thức học tập theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ
II.quy mô hoạt động
-Tổ chức theo quy mô lớp.
III.Tài liệu và phương tiện
-Các mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của Bác Hồ
-Tranh ảnh minh họa
-Một số bài hát,bài thơ về Bác Hồ
IV.Các bước tiến hành:
Bước 1:Chuẩn bị
-GV tìm kiếm và chuẩn bị một số mẩu chuyện, tranh ảnh về tấm gương đạo đức của Bác Hồ phù hợp với lứa tuổi HS 
-HS sưu tầm số mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của Bác Hồ để có thể tham gia kể cùng GV
Bước 2:Kể chuyện 
-Lớp hát bài Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng
-Giáo viên kể chuyện cho HS nghe chú ý kết hợp giữa trình bày bằng lời với sử dụng tranh ảnh minh họa
-Sau mỗi lần kể GV dừng lại hỏi HS :Câu chuyện các em vừa nghe nói về đức tính gì của Bác Hồ? Đồng thời GV hỏi HS xem có câu chuyện nào khác nói về đức tính này không
-GV mời 1 số HS thêm những câu chuyện khác nói về về tấm gương đạo đức của Bác Hồ mà các em sưu tầm cho cả lớp nghe
-HS trình bày một số tiết mục văn nghệ về Bác Hồ
Bước 3 Kết thúc
-HS phát biểu suy nghĩ của em sau khi nghe kể chuyện về Bác Hồ
-GV nhắc nhở HS học tập,rèn luyện theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ
Bước 4 :Củng cố nhận xét giờ học
-GV NX giờ học 
V.Tư liệu tham khảo
-Bác Hồ tự học ngoaị ngữ
-Giữ luật lệ chung
-Đôi dép của Bác
-Câu chuyện “gần dân”
Hoạt động tập thể
ChơI trò chơI dân gian
I.Mục tiêu hoạt động:
-HS biết lựa chọn ,sưu tầm 1 số trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi nhi đồng
-Biết cách chơi 1 số trò chơi dân gian
-Yêu thích và thường xuyên tổ chức các trò chơi dân gian trong các dịp lễ tết,Hội khỏe Phù Đổng,các giờ ngoại khóa,giờ ra chơi.
II.quy mô hoạt động
-Tổ chức theo quy mô lớp.
III.Tài liệu và phương tiện
-Sách và các tuyển tập trò chơi dân gian
-Dụng cụ ,sân bãi và các điều kiện cần thiết để tổ chức trò chơi
IV.Các bước tiến hành:
Bước 1:Chuẩn bị
* Đối với GV
 -Hướng dẫn HS sưu tầm các trò chơi dân gian dành cho thiếu nhi,sách báo,người thân..
-Nắm được luật chơi và cách chơi 1 số trò chơi dân gian đơn giản
-Hướng dẫn HS học thuộc lòng 1 số bài thơ,đồng dao liên quan đến trò chơi
* Đối với HS 
-Tự sưu tầm 1 số trò chơi dân gian theo sự hướng dẫn của GV
Bước 2: Giới thiệu một số trò chơi dân gian
-Cho HS hát 1 bài dân ca hoặc 1 bài đồng dao
-GV giới thiệu 1 số trò chơi dân gian dành cho HS lớp 3 như: trò chơi Cướp cờ,đồ 
-Hướng dẫn cách chơi ,luật chơi và 1 số yêu cầu khi tổ chức trò chơi
-Tổ chức cho HS chơi thử
-Nhắc nhở HS đảm bào an toàn khi tổ chức trò chơi
Bước 3: Chơi trò chơi
-HS chơi các trò chơi dân gian theo tổ,nhóm.
Bước 4:Nhận xét,đánh giá
-GV NX thái độ,ý thức của HS 
-Dặn dò những nội dung cho buổi học sau.
 .
Hoạt động tập thể
Tham quan một số di tích lịch sử,di tích văn hóa ở địa phương
I.Mục tiêu hoạt động:
-Giúp HS biết được những di tích lịch sử hoặc di tích văn hóa ở địa phương
-Có ý thức bảo vệ,giữ gìn những di tích lịch sử,danh thắng của quê hương 
 II.quy mô hoạt động
-Tổ chức theo quy mô lớp hoặc khối lớp .
III.Tài liệu và phương tiện
-Các tư liệu về di tích lịch sử hoặc di tích văn hóa ở địa phương
-Chuẩn bị nội dung 1 số câu hỏi trong buổi giao lưu
-Sưu tầm 1 số bài hát,bài thơ,câu chuyện về di tích lịch sử ,di tích văn hóa ở địa phương
IV.Các bước tiến hành:
Bước 1:Chuẩn bị
* Đối với GV
-Xây dựng kế hoạch buổi tham quan và thông qua Ban giám hiệu nhà trường
-Thành lập ban tổ chức tham quan:GV chủ nhiệm,đại diện Hội phụ huynh lớp
-Ban tổ chức liên hệ trước với Ban quản lí di tích lịch sử ,di tích văn hóa ở địa phương để thống nhất thời gian,nội dung,chương trình buổi tham quan
-Chuẩn bị phương tiện tham quan nếu có điều kiện
 -Hướng dẫn HS tự tìm hiểu về di tích lịch sử ,di tích văn hóa ở địa phương thông qua sách, báo,ngưòi lớn 
-Chuẩn bị nội dung 1 số câu hỏi, câu đố ..liên quan đến di tích lịch sử ,di tích văn hóa
* Đối với HS 
-Chuẩn bị 1 số tiết mục múa,hát, trò chơi,câu hỏi, câu đố ..
- Bước 2: Tiến hành tham quan
-GV giới thiệu lí do ,mục đích của buổi tham quan
- Giới thiệu hướng dẫn viên (đại diện ban quản lí danh lam thắng cảnh) hướng dẫn HS tham quan
-Kể chuyện về quá trình hình thành,phát triển của danh lam đó
-Các sự kiện lịch sử,danh nhân văn hóa có liên quan
Bước 3: Giao lưu văn nghệ
-Kết thúc buổi tham quan GV chủ nhiệm hoặc người hướng dẫn có thể đưa ra 1 số trò chơI,câu đố, bài thơ..tạo sự thoải mái thư giãn cho các em.
-Biểu diễn 1 số tiết mục văn nghệ do tổ,nhóm,cá nhân chuẩn bị
Bước 4:Nhận xét,đánh giá
-GV NX thái độ,ý thức của HS rtong buổi tham quan
-Dặn dò những nội dung chuẩn bị cho buổi học sau
-
,
Hoạt động tập thể
Hội vui học tập
I.Mục tiêu hoạt động:
Hoạt động nhằm :
-Góp phần củng cố kiến thức, kĩ năng các môn học.
-Hình thành và phát triển vai trò chủ động,tích cực của HS
-Tạo không khí thi đua vui tươi,phấn khởi trong học tập
-Rèn kĩ năng giao tiếp,ra quyết định cho HS
II.quy mô hoạt động
-Tổ chức theo quy mô lớp hoặc khối lớp 
III.Tài liệu và phương tiện
-Địa điểm,trang trí sân khấu,hệ thống trang âm,micrô(với đối hội thi khối lớp,trường)
-Chuẩn bị hệ thống câu hỏi,tình huống,bài tập,trò chơi và đáp án
-Các phương tiện(phù hợp với các hình thức hoạt động)sử dụng trong Hội vui học tập(cây xanh để cài câu hỏi, bài tập trong hình thức hái hoa dân chủ)
-Quà tặng ,phần thưởng và hoa tươi phục vụ hội thi.
-Các tiết mục văn nghệ phục vụ cho Hội vui học tập
 IV.Các bước tiến hành:
Bước 1:Chuẩn bị
-GV CN thông báo cho HS trong lớp về nội dung(giới hạn nội dung,chương trình theo các tuần phù hợp với kế hoạch năm học) kế hoạch tổ chức Hội vui học tập
-Họp ban cán sự lớp phân công nhiệm vụ chuẩn bị cho Hội vui học tập.Hình thức tổ chức Hội vui học tập rất phong phú ,đa dạng.Tùy theo quy mô tổ chức mà Ban tổ chức lựa chọn các hình thức phù hợp.Có thể theo một trong các hình thức sau :
1.Hái hoa dân chủ :(nếu sử dụng theo quy mô lớp) Người dẫn chương trình trực tiếp công bốđáp án mỗi câu hỏi,tình huống (đã được Ban tổ chức chuẩn bị trước)Cách tiến hành có thể là :
a.Tất cả các HS trong lớp đều phải tham gia một cách tự do (lên hái hoa dân chủ và trả lời câu hỏi)
b.Hình thức tham gia là các tổ .Các tổ lần lượt cử đại diện tham gia hoạt động dưới sự điều khiển của người dẫn chương trình
2.Thi tìm hiểu kiến thức Rút thăm trả lời câu hỏi của Ban tổ chức (nếu sử dụng theo quy mô khối lớp)
a.Mỗi lớp/khối lớp thành lập một đội thi ,luân phiên trả lời câu hỏi dưới nhiều hình thức ,...
b.Các đội thi cùng tham gia trả lời các câu hỏi ,tình huống hoặc các trò chơi
Trò chơi Rung chuông vàng
 Nội dung thi có thể bao gồm khoảng 20 câu hỏi liên quan đến các kiến thức.Mỗi câu hỏi sẽ có 15 giây để HS suy nghĩ trả lời.Sau khi mỗi câu hỏi được chiếu trên màn hình,các HS sẽ ghi kết quả ra bảng và giơ lên.HS nào sai bị loại khỏi vòng chơi thứ nhất.Sau 10 câu hỏi sẽ có phần cứu trợ của các thầy cô để các em HS bị loaị có thể được tham gia chơi vòng thứ hai
 ở vòng thứ hai,luật chơi tương tự như vòng trước.HS còn trụ lại đến câu hỏi cuối cùng là người thắng cuộc
 Lưu ý :
+Tất cả các HS trong lớp trong lớp đều có thể tham gia trò chơi Rung chuông vàng.
+Những HS bị loại vì trả lời sai sẽ ra ngoài cổ vũ cho các bạn đang chơi
-GV CN và các GV khác chuẩn bị nội dung câu hỏi,bài tập đáp án phù hợp với mỗi môn học.Nội dung Hội vui học tập giới hạn trong 1 môn hoặc nhiều môn
-Yêu cầu các câu hỏi ,bài tập cần nhẹ nhàng,đa dạng (có câu hỏi đóng,câu hỏi mở,câu hỏi kiến thức,câu đố vui)phù hợp với các yêu cầu về chuẩn kiến thức,kĩ năng môn học.Đáp án các câu hỏi và bài tập phải chính xác phù hợp với nội dung chương trình môn học
-Dự kiến khách mời (Đại diện lãnh đạo nhà trường,Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong,đại diện GV phụ trách khối lớp,đại diện Ban cha mẹ HS)
-Lựa chọn người dẫn chương trình(nên là 2 HS nam ,nữ trong ban cán sự lớp)
Bước 2:Tiến hành
-Trang trí không gian hội thi: Kê bàn ghế hình chữ U( quy mô lớp),hội trường có sân khấu ( quy mô khối lớp),.Chuẩn bị các vị trí cho các đội thi, khách mời,dự kiến đại biểu phát biểu,..Các vị trí cho cổ động viên các lớp
-Tổ chức văn nghệ mở đầu chương trình
-Người dẫn chương trình tuyên bố lí do,giới thiệu đại biểu,thông báo nội dung chương trình
-Đại diện Ban tổ chức lên phát biểu khai mạc hội thi.
-Thực hiện các phần thi:
+ Người dẫn chương trình lên điều khiển hội thi:lần lượt mời các cá nhân,đội hti lên thực hiện phần thi của đội mình.
+Nên tổ chức xen kẽ các phần thi,các phần chơi các hoạt động văn nghệ tạo không khí nhẹ nhàng, vui tươi,hào hứng.
+Ban giám khảo đánh giá cho điểm ngay sau khi các phần thi kết thúc nhằm tạo không khí thi đua và rượt đuổi giữa các cá nhân và các đội thi
Bước 3: tổng kết hội thi
-Tổng kết ,đánh giá,xếp loại,trao quà ,phần thưởng cho các cá nhân và các đội thi
-Các đại biểu phát biểu ý kiến
- Các đại biểu trao quà ,phần thưởng cho các cá nhân và các đội thi
-Hội thi kết thúc trong tiếng hát của cả lớp.
-

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_ngoai_gio_chinh_khoa_lop_3.doc