Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 8, Thứ 2 - Năm học 2012-2013

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 8, Thứ 2 - Năm học 2012-2013

TOÁN

Tiết 36: Luyện tập

(trang 46)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Tính tổng của các số và vận dụng một số tính chất của phép cộng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.

- Tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ ; tính chu vi hình chữ nhật; giải bài toán có lời văn

2. Kĩ năng: Làm được các bài tập thực hành.

3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập.

II. Đồ dùng dạy học

- Bảng con.

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

 

doc 7 trang xuanhoa 11/08/2022 2240
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 8, Thứ 2 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ bảy ngày 20 tháng 10 năm 2012
Ngày dạy: Thứ hai ngày 22 tháng 10 năm 2012
TOÁN
Tiết 36: Luyện tập
(trang 46)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- Tính tổng của các số và vận dụng một số tính chất của phép cộng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.
- Tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ ; tính chu vi hình chữ nhật; giải bài toán có lời văn 
2. Kĩ năng: Làm được các bài tập thực hành.
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng con.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Khởi động: Hát
* Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước.
2. Hoạt động cơ bản
Hướng dẫn luyện tập
MT: giúp HS làm các bài tập.
PP: động não, đàm thoại, thực hành.
Bài tập 1:
+ Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và cách thực hiện phép tính.
+ Lưu ý HS khi cộng nhiều số hạng: phải viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số cùng hàng phải thẳng cột, viết dấu + ở số hạng thứ hai, sau đó viết dấu gạch ngang
Bài tập 2:
+ GV yêu cầu HS khi trình bày phải nêu dựa vào tính chất nào để thực hiện bài này? (có thể hỏi trước khi HS làm bài đầu tiên, các bài sau tự làm và nêu khi trình bày)
Bài tập 3:
+ Yêu cầu HS đọc đề bài tập.
+ x là thành phần nào của phép tính?
+ Muốn tìm x, ta phải làm gì?
Bài tập 4:
+ Yêu cầu HS đọc đề bài tập 
+ Làm bài cá nhân.
Bài tập 5:
+ Yêu cầu HS đọc đề bài tập 
+ Em hãy nêu công thức tính chu vi hình chữ nhật?
+ Nếu chiều dài là a, chiều rộng là b thì chu vi là gì?
- Yêu cầu HS áp dụng làm bài.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng.
3. Hoạt động nối tiếp
Áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng để tính giá trị của các biểu thức sau:
426 + (574 + 715); 789 + (211 + 250)
- 2 HS thực hiện trên bảng lớp (Phương Trinh, Quỳnh Sương), cả lớp theo dõi.
HT: cá nhân, nhóm, lớp
HS làm bài
Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả
HS làm bài
HS sửa
- HS đọc đề bài tập.
- HS làm bài vào vở.
- Sửa bài.Chấm một số bài nhanh nhất.
HS làm bài
HS sửa bài
- Làm bài vào nháp.
 LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
TẬP ĐỌC
Tiết 15: Nếu chúng mình có phép lạ
(trang 76 - 77)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu ý nghĩa của bài: bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có những phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
2. Kĩ năng: 
- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng nhịp thơ.
- Đọc diễn cảm thể hiện niềm vui, niềm khát khao của các bạn nhỏ khi mơ ước về cuộc sống tương lai tươi đẹp. HS khá, giỏi học thuộc và đọc diễn cảm được bài thơ, trả lời được câu hỏi 3.
3. Thái độ: 
- HS biết ước mơ và cố gắng thực hiện những ước mơ của mình.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa nội dung bài đọc SGK. 
- Bảng phụ viết câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
- Khởi động: Cho cả lớp hát một bài.
* Kiểm tra bài cũ: 
+ Yêu cầu HS đọc bài Ở vương quốc tương lai và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?
+ NhËn xÐt, cho ®iểm.
- Giới thiệu bài.
2. Hoạt động cơ bản
* Luyện đọc.
MT: giúp HS đọc đúng bài thơ
PP: trực quan, giảng giải, thực hành.
+ Gọi 1 HS đọc cả bài.
- Hướng dẫn phân đoạn : mỗi khổ thơ là 1 đoạn 
+ Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn.
+ Ghi bảng + hướng dẫn HS luyện đọc từ khó + giải thích từ khó (SGK) 
+ Luyện đọc trong nhóm.
+ Đọc cả bài
+ GV đọc mẫu.
* Tìm hiểu bài.
MT: Giúp HS cảm thụ bài thơ
PP: Đàm thoại, giảng giải, thực hành.
- Câu thơ nào trong bài được lập lại nhiều lần ?
- Việc lập lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì ?
- Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ. Những điều mơ ước ấy là gì?
- Giải thích ý nghĩa của các cách nói sau:
+ Ước “ Không còn mùa đông”
+ Ước “ hoá trái bom thành trái ngon “
- Nhận xét về ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ?
- Cách thể hiện những ước mơ trong bài thơ có gì đặc sắc ?
- Em thích ước mơ nào trong bài thơ? Vì sao?
GV chốt NDC: bài thơ nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có những phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn. * Hướng dẫn đọc diễn cảm.
MT: Giúp HS đọc diễn cảm bài thơ
PP: Làm mẫu, thực hành.
+ Hướng dẫn cả lớp luyện đọc khổ thơ 2 và 3
+ GV đọc mẫu => Theo dõi, sữa chữa, uốn nắn.
3.Hoạt động nối tiếp
-Yêu cầu HS nào chưa thuộc, tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
- Cả lớp hát
- 2 HS trả lời (Lan Hương, Hải Đăng)
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. Đọc 2 – 3 lượt .
- HS luyện đọc trong nhóm
- 2 HS đọc cả bài 
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- HS đọc thầm, đọc lướt từng đoạn và trả lời câu hỏi.
HT: cá nhân,lớp.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- Thi đọc thuộc lòng từng đoạn và cả bài thơ
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ
Đọc đúng: ..
Hiểu nội dung bài: .
Đọc diễn cảm: ...
 ..›&š ..
CHÍNH TẢ
Tiết 8: Trung thu độc lập
(trang 77 - 78)
I. Mục tiêu
 - Nghe - viết đúng, đẹp một đoạn trong bài TRUNG THU ĐỘC LẬP
- Tìm và viết đúng các tiếng bắt đầu bằng r/d/gi, hoặc vần iên/yên/iêng.
- Giáo dục tính cẩn thận, sạch sẽ.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết sẵn nội dung BT 2a.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
- Trò chơi: Đố bạn
+ Tìm các từ bắt đầu bắt đầu bằng tr/ ch hoặc có vần ươn/ ương
+ Nhận xét.
- Giới thiệu bài
2. Hoạt động cơ bản
* Hướng dẫn HS nghe– viết
MT: giúp HS nghe để viết đúng đoạn văn.
PP: trực quan, đàm thoại, thực hành.
Tìm hiểu về nội dung đoạn văn:
+ Gọi HS đọc đoạn văn sẽ viết
+ Yêu cầu HS tìm các từ khó dễ lẫn.
+ Yêu cầu HS đọc, viết các từ vừa tìm được.
+ Lưu ý HS về cách trình bày.
Viết chính tả:
+ GV đọc cho HS viết với tốc độ vừa phải. Mỗi câu hoặc cụm từ được đọc 2 – 3 lần.
+ Đọc lại toàn bài 1 lượt .
+ Chấm, chữa 7 – 10 bài.
+ GV nhận xét chung bài viết của HS
* Hướng dẫn làm bài tập 
MT: Giúp HS làm đúng các bài tập.
PP: Động não, đàm thoại , thực hành
Bài 2:
+ GV yêu cầu HS đọc bài tập 2a
+ Gọi HS nhận xét, chữa bài.
+ Gọi 1 HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh.
Bài 3:
+ Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
+ Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và tìm từ.
+ Gọi HS đọc định nghĩa và các từ đúng.
+ GV nhận xét 
3. Hoạt động nối tiếp
+ Tổ chức trò chơi “ Ôn luyện Tiếng Việt” 
 + Nội dung: tìm từ có vần “iên – yên - iêng”
- Chơi trò chơi.
- Viết bảng con.
- Theo dõi.
HT: cá nhân, lớp
-1 HS đọc,cả lớp đọc thầm nội dung bài.
- HS nêu
- Luyện viết vào bảng con
- Nghe GV đọc và viết bài.
- Soát lại bài .
- Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài.
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- HS làm việc cá nhân điền bằng bút chì vào chỗ trống những tiếng bắt đầu bằng r/d/gi
- 2 HS lên bảng phụ làm bài tập.
- 2 HS cùng bàn thảo luận để tìm từ.
- 1 HS đọc định nghĩa, 1 HS đọc từ.
Lời giải: rẻ - danh nhân – giường
- Tham gia chơi.
LƯỢNG GIÁ
HS viết sai dưới 3 lỗi: 	
HS viết sai trên 3 lỗi: 	
HS làm đúng các bài tập:
 ..›&š ..
LỊCH SỬ
Tiết 8: Ôn tập
( Trang 24)
I. Mục tiêu
- HS biết: từ bài 1 đến bài 5 học hai giai đoạn lịch sử: “Buổi đầu dựng nước và giữ nước”, “Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập” .
- Kể tên những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong hai thời kì này rồi thể hiện nó trên trục và băng thời gian.
II. Đồ dùng dạy học
- Băng và hình vẽ trục thời gian 
- Một số tranh ảnh, bản đồ 
 III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Cho lớp hát bài : Cho ước mơ bay cao
* Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy nêu vài nét về con người Ngô Quyền .
- Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh giặc ?
- Kết quả trận đánh ra sao ?
+ GV nhận xét, ghi điểm.
- Giới thiệu bài	
2. Hoạt động cơ bản
2.1. Các giai đoạn LS của dân tộc
MT: giúp HS xác định các giai đoạn LS của dân tộc
PP: Trực quan, đàm thoại, giảng giải
+ GV yêu cầu HS đọc SGK / 24
+ GV treo băng thời gian (theo SGK) lên bảng và phát cho mỗi nhóm một bản yêu cầu HS ghi (hoặc gắn) nội dung của mỗi giai đoạn.
+ Yêu cầu HS nêu những giai đoạn LS của dân tộc, nêu thời gian của từng giai đoạn.
+ GV nhận xét, kết luận.
2.2. Các sự kiện LS
MT: giúp HS nắm được các sự kiện LS quan trọng
PP: Trực quan, đàm thoại, giảng giải.
+ GV treo trục thời gian (theo SGK) lên bảng và phát PHT cho HS và yêu cầu HS ghi các sự kiện tương ứng với thời gian có trên trục: khoảng 700 năm TCN, 179 năm TCN, 938.
 + GV tổ chức cho các em lên ghi bảng hoặc báo cáo kết quả .
 + GV nhận xét và kết luận .
2.3. Kể lại một sự kiện LS
 MT: giúp HS kể lại được một sự kiện LS
PP: Trực quan, đàm thoại, giảng giải 
+ Yêu cầu HS kể lại bằng lời hoặc bằng bài viết ngắn hay bằng hình vẽ về một trong ba nội dung sau :
 - Đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang (sản xuất, ăn mặc, ở, ca hát, lễ hội )
 - Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra trong hoàn cảnh nào? Nêu diễn biến và kết quả của cuộc KN?
 - Trình bày diễn biến và nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng
+ GV nhận xét và kết luận
3. Hoạt động nối tiếp
- Giải ô chữ liên quan đến các sự kiện LS đã học.
- Cả lớp cùng hát
- 3 HS nối tiếp trả lời (Hải Triều, Anh Khoa, Khánh Thịnh)
- Nhận xét, bổ sung.
HT: nhóm, lớp
-HS đọc.
-HS các nhóm thảo luận và đại diện lên báo cáo kết quả 
=> Nhận xét, bổ sung 
- HS lên chỉ băng thời gian và trả lời 
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- HS nhớ lại các sự kiện LS và lên điền vào bảng .
- HS khác nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh .
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- HS đọc nội dung câu hỏi và trả lời theo yêu cầu .
 + Nhóm1: kể về đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang
 + Nhóm 2: kể về khởi nghĩa Hai Bà trưng.
 + Nhóm3: kể về chiến thắng Bạch Đằng.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả. => Nhận xét, bổ sung.
- Tham gia giải.
LƯỢNG GIÁ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_8_thu_2_nam_hoc_2012_2013.doc