Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 8 (Bản mới)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 8 (Bản mới)

I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Tính tổng của các số và vận dụng một số tính chất của phép cộng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.

- Tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ; tính chu vi hình chữ nhật; giải bài toán có lời văn.

2. Năng lực:

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

3. Phẩm chất

- Nghiêm túc, tích cực phát biểu xây dựng bài

II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

GV: - Bảng phụ.

HS: sách , vở

 

doc 46 trang xuanhoa 05/08/2022 4300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 8 (Bản mới)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TOÁN – Lớp 4a3
LUYỆN TẬP (Tiết 36)
Ngày dạy: / / 
I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Tính tổng của các số và vận dụng một số tính chất của phép cộng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.
- Tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ; tính chu vi hình chữ nhật; giải bài toán có lời văn.
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất
- Nghiêm túc, tích cực phát biểu xây dựng bài
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: - Bảng phụ.
HS: sách , vở
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1.Hoạt động mở đầu 
*Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ
*Phương pháp, kĩ thuật: trò chơi
*Cách tiến hành: 
- Nêu công thức và phát triền bằng lời tính chất kết hợp của phép cộng.
- Áp dụng tính:
a) 643 + 128 + 372	b) 1455 + 305 + 1545
- GV kiểm tra bài về nhà của HS.
2.Hoạt động luyện tập thực hành
Mục tiêu: Đặt tính đúng, tính đúng, tính nhanh phép cộng nhiều số hạng, tìm số bị trừ, số hạng
*Phương pháp, kĩ thuật: Thảo luận nhóm, trình bày một phút
*Cách tiến hành:
Bài 1: Đặt tính rồi tính tổng 
- HS đọc đề bài, nêu cách thực hiện phép tính. HSCHT
- 4 HS lên bảng làm bài. 
- HS cả lớp làm bài vào bảng con. 
+ Tổ 1: 2814 + 1429 + 3046
+ Tổ 2: 3925 + 618 + 535
+ Tổ 3: 26 287 + 14 075 + 9210
+ Tổ 4: 54 293 + 61 934 + 7652
- HS trình bày cách làm. Nhận xét.
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất 
- HS đọc yêu cầu bài.
- GV hướng dẫn, làm mẫu 1 bài 
96 + 78 + 4 = 96 + 4 + 78	 Hoặc: 96 + 78 + 4 = 78 + (96 + 4)
 = 100 + 78	 = 78 + 100	
 = 178	 = 178
- HS tự làm tiếp.
 Bài 3: HSHT
- HS nêu yêu cầu bài tập – 1 HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm vở.
a) x – 306 = 504	 b) x + 254 = 680
	 x = 504 + 306	x = 680 -254
	 x = 810	 x = 426
3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm
*Mục tiêu: Giải toán có lời văn liên quan đến phép cộng, tính giá trị biểu thức có chứa chữ.
*Phương pháp, kĩ thuật: giải quyết vấn đề
*Cách tiến hành:
Bài 4: HS K,G làm bài b
- HS đọc yêu cầu bài,1 HS lên bảng tóm tắt, làm bài. HSCHT
- HS cả lớp làm bài vở bài tập
- Đáp số: a) 150 người	b) 5406 người
Bài 5: HS đọc đề bài, yêu cầu bài: HSHTT
+ Muốn tính chu vi của 1 hình chữ nhật ta làm thế nào?
+ Vậy nếu ta có chiều dài hình chữ nhật là a, chiều rộng hình chữ nhật là b thì chu vi của hình chữ nhật là gì?
- GV giới thiệu CT tính chu vi hình chữ nhật: P = ( a + b ) x 2
- GV làm mẫu: p = ( 16 cm + 12 cm ) x 2 = 56 cm 
– HS làm bài.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
*Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại bài
*Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
 *Cách tiến hành: 
- Nêu lại 2 tính chất của phép cộng đã học.
- Công thức tính chu vi hình chữ nhật: P = ( a + b ) x 2.
- Nhận xét.
- Làm lại bài 1, 3 trong vở.
IV. ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG:
 .........................................................................................................................................................
 .........................................................................................................................................................
 ......................................................................................................................................................... 
 .........................................................................................................................................................
	TOÁN – Lớp 4a3
TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ÐÓ (Tiết 37)
Ngày dạy: / / 
I/YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất:
- Tích cực, hứng thú trong học tập
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Bảng con
HS: Sách, vở
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1.Hoạt động mở đầu
* Mục tiêu: HS biết tính tổng của các số và vận dụng một số tính chất của phép cộng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.
*Phương pháp, kĩ thuật: Cá nhân
* Cách tiến hành:
- 1 HS làm bảng lớp	HS làm bảng con
196 + 76 + 4 = (196 + 4) + 76	55 + 78 + 45 = 78 + (55 + 45)
 = 200 + 76	 = 78 + 100	
 = 276	 = 178
- GV chữa bài nhận xét.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu: Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
*Phương pháp, kĩ thuật: Gợi mở, động não
* Cách tiến hành:
* Giới thiệu bài toán:
- HS đọc ví dụ SGK. Phân tích đề: 
+ Bài toán cho biết gì? (Tổng hai số là 70. Hiệu hai số là 10.) HSCHT
+ Bài toán yêu cầu gì? (Tìm hai số đó) HSHT
- GV nêu: Vì bài toán cho biết tổng và hiệu của hai số và yêu cầu tìm hai số đó nên đây được gọi là dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu.
* Hướng dẫn vẽ sơ đồ bài toán
- GV vẽ 1 đoạn thẳng biểu diễn số lớn. Yêu cầu HS suy nghĩ thảo luận nhóm đôi xem đoạn thẳng biểu diễn số bé như thế nào so với đoạn thẳng biểu diễn số lớn.
- HS trả lời, lên bảng vẽ đoạn thẳng biểu diễn số bé. 
- HS biểu diễn tổng và hiệu của hai số trên sơ đồ.
?
10
70
Số bé:
?
Số lớn:
- Yêu cầu HS quan sát sơ đồ. Hỏi: Đoạn thẳng biểu diễn số lớn như thế nào so với đoạn thẳng biểu diễn số bé? (Đoạn thẳng biểu diễn số lớn dài hơn đoạn thẳng biểu diễn số bé). 
- Vậy nêu bớt đi phần hơn thì số lớn như thế nào so với số bé? (Nếu bớt đi phần hơn thì số lớn bằng số bé). Khi đó hai đoạn thẳng như thế nào so với nhau? (Hai đoạn thẳng bằng nhau).
- Vậy mỗi đoạn thẳng là mấy lần số bé? (Mỗi đoạn thẳng là 2 lần số bé). HSHTT
- HS chỉ trên sơ đồ 2 lần số bé. 
- Tổng của hai số bằng bao nhiêu? Phần lớn hơn của số lớn so với số bé được gọi là gì? (Hiệu của hai số). Số lớn lớn hơn số bé bao nhiêu đơn vị? (10 đơn vị).
- Khi bớt đi phần hơn của số lớn so với số bé thì tổng của chúng thay đổi như thế nào? (Sẽ giảm đi 10 đơn vị).
- Một HS lên bảng tìm tổng mới. (70 – 10 = 60).
- Tổng mới chính là mấy lần số bé? (2 lần số bé bằng: 70 – 10 = 60). 
+ Tìm số bé? (60 : 2 = 30).
+ Tìm số lớn thế nào? ( 30 + 10 = 40). Vì số lớn lớn hơn số bé 10 đơn vị.
- GV kết luận tìm số bé: Số bé = (tổng - hiệu) : 2
* Hướng dẫn giải bài toán cách 2
- HS vẽ sơ đồ (HS Khá – Giỏi) 
70
10
Số lớn: 
Số bé: 
- GV vẽ thêm vào đoạn thẳng biểu diễn số bé để số bé bằng số lớn. Nêu: Nếu vẽ thêm vào số bé một đoạn thẳng đúng bằng phần lớn hơn của số lớn so với số bé thì 2 số lớn như thế nào so với số bé? (Số lớn bằng số bé).
- Lúc này trên sơ đồ có 2 đoạn thẳng biểu diễn hai số bằng nhau và mỗi đoạn thẳng là một lần số lớn. Vậy ta có mấy lần số lớn? (Hai lần số lớn).
- Khi thêm vào số bé một đoạn thẳng đúng bằng phần lớn hơn của số lớn so với số bé thì tổng của chúng thay đổi như thế nào? (Tổng sẽ tăng thêm 10 đơn vị).
- Tổng mới của hai số là: 70 + 10 = 80
- Tổng mới của hai số chính là hai lần số lớn.
+ Tìm số lớn: 80 : 2 = 40
+ Tìm số bé: 40 – 10 = 30. 
- GV kết luận tìm số lớn: Số lớn = (tổng + hiệu) : 2
- HS nhắc lại 2 công thức trên.
Chú ý: Khi làm bài, HS có thể giải bài toán bằng 1 trong 2 cách.
3. Hoạt động luyện tập, thực hành
* Mục tiêu: Giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
*Phương pháp, kĩ thuật: Trực quan, vấn đáp
* Cách tiến hành:
Bài 1
- HS đọc bài toán HSCHT
- Bài toán cho biết gì? (Tuổi bố và con cộng lại là 58 tuổi, bố hơn con 38 tuổi).
- Bài toán hỏi gì? (Bố bao nhiêu tuổi, con bao nhiêu tuổi). HSHT
- Bài toán thuộc dạng nào? (Tìm hai số khi biết tổng và hiêu của hai số đó).
+ Tuổi bố và tuổi con cộng lại chính là gì? (Là tổng số tuổi của hai người)
+ Vậy hiệu số tuổi của hai người là bào nhiêu? (Là số tuổi bố hơn con: là 38) HSHTT
- HS lên bảng vẽ sơ đồ, HS dưới lớp vẽ sơ đồ vào vở.
? tuổi
38 tuổi
	Tóm tắt:	
58 tuổi
Con:
? tuổi
Bố:
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1cách.
- HS cả lớp làm vở ( tổ 1 và 2 lớp cách 1; tổ 3 và 4 lớp cách 2)
- HS trình bày bài làm. Nhận xét.
- GV nhận xét HS.
Bài giải
Số tuổi của bố là:
(58 + 38 ) : 2 = 48 (tuổi)
Số tuổi của con là:
48 – 38 = 10 (tuổi)
Đáp số: Bố: 48 tuổi
Con: 10 tuổi
Bài 3
- HS đọc bài toán.
- Bài toán cho biết gì? (Cả hai lớp 4A và 4B trồng được 600 cây, lớp 4A trồng ít hơn lớp 4B 50 cây).
- Bài toán hỏi gì? (Mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây?).
- HS lên bảng vẽ sơ đồ, dưới lớp vẽ sơ đồ vào vở.
- Giải thích cách vẽ.
+ Tổng số cây của hai lớp là 600 cây.
+ Hiệu số cây của hai lớp chính là số cây lớp 4A trồng ít hơn lớp 4B.
Lớp 4B
Lớp 4A	600 cây
 50 cây
- HS làm bài vào vở. Làm xong đổi chéo vở với bạn để kiểm tra bài làm.
- 1 HS làm bảng lớp.
- HS trình bày bài làm. Nhận xét
- GV nhận xét.
Bài giải
Số cây lớp 4B trồng được là:
(600 + 50 ) : 2 = 375 (cây)
Số cây lớp 4A trồng được là:
375 – 50 = 325 (cây)
Đáp số: Lớp 4A: 325 cây
Lớp 4B: 375 cây
- Nêu cách tìm số lớn, số bé khi biết tổng và hiệu của 2 số đó?
4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm
* Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức và kĩ năng hoạt động nhóm hoàn thành bài tập.
*Phương pháp, kĩ thuật: Thảo luận nhóm, ổ bi
* Cách tiến hành:
Bài 4
- HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm theo kĩ thuật “Ổ bi”.
- GV chia HS thành 2 nhóm ngồi thành 2 vòng tròn đồng tâm đối diện nhau để nêu ý kiến của mình cho bạn nghe.
- Sau 1 phút thì HS vòng ngoài ngồi yên, HS vòng trong chuyển chỗ theo chiều kim đồng hồ, tương tự như vòng bi quay, để luôn hình thành các nhóm đối tác mới. 
- Hết thời gian thảo luận. HS trình bày kết quả. 
- Nhận xét, sửa bài .
Số thứ nhất: (8 + 8) : 2 = 8
Số thứ hai: 8 – 8 = 0
- GV nhận xét tiết học
- HS Nêu cách tìm số lớn, số bé khi biết tổng và hiệu của 2 số đó
- Nhận xét.
- Bài tập về nhà: bài 5 SGK
- Dặn dò HS về làm bài và chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG:
 .........................................................................................................................................................
 .........................................................................................................................................................
 ......................................................................................................................................................... 
 .........................................................................................................................................................
TOÁN – Lớp 4a3
LUYỆN TẬP (Tiết 38)
Ngày dạy: / / 
I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Củng cố kiến thức về giải toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng.
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất
- Giúp HS có thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
GV; bảng phụ
HS: sách, vở	
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
1. Hoạt động mở đầu
* Mục tiêu: Giúp HS thư giãn trước khi vào bài
* Cách tiến hành: 
- Cho HS nhảy theo nhạc.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
* Mục tiêu: HS củng cố lại cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
*Phương pháp, kĩ thuật: Trò chơi
* Cách tiến hành: 
Trò chơi Ô số bí mật
1. Viết công thức tổng quát tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó?
Số lớn = (Tổng + Hiệu) : 2
Số bé = (Tổng – Hiệu) : 2
2. Nếu Tổng hai số bằng Hiệu hai số đó thì:
a) Số lớn bằng tổng của hai số
b) Số bé bằng hiệu của hai số
c) Số bé bằng 0
d) Cả 3 ý trên đều đúng.
3. Tổng hai số là 24. Hiệu hai số là 6. Số lớn, số bé lần lượt là: HSCHT
a) 30 và 18
b) 15 và 9
c) 9 và 15
d) 18 và 30
4. Tổng hai số là 60. Hiệu hai số là 12. Số lớn, số bé lần lượt là: HSHT
a) 36 và 24
b) 24 và 36
c) 72 và 48
d) 48 và 72
3. Hoạt động luyện tập, thực hành
* Mục tiêu : HS củng cố về giải toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng.
*Phương pháp, kĩ thuật: Động não
* Cách tiến hành: 
Bài 2
- HS đọc đề bài toán.
- 2 HS lên bảng tóm tắt, làm bài, cả lớp làm vào vở. HSHTT
Bài giải
Tuổi em là:
(36 – 8) : 2 = 14 (tuổi)
Tuổi chị là:
14 + 8 = 22 (tuổi)
Đáp số: Chị: 22, Em: 14 tuổi
Bài 3
- Bài toán cho biết gì? (Có 65 quyển sách. Sách giáo khoa nhiều hơn sách đọc thêm là 17 quyển)
- Bài toán hỏi gì? (Mỗi loại có bao nhiêu quyển sách?)
- HS tóm tắt, làm bài và kiểm tra bài bạn bên cạnh.
- HS lên bảng tóm tắt, làm bài, cả lớp làm vở.
Bài giải
Số sách giáo khoa học sinh mượn :
(65 + 17) : 2 = 41 (quyển)
Số sách đọc thêm học sinh mượn:
41 – 17 = 24 (quyển)
Đáp số: Sách giáo khoa: 41 quyển
Sách đọc thêm: 21 quyển
Bài 4
- HS đọc đề bài. HSCHT
- Bài toán cho biết gì? (Hai phân xưởng làm được 1200 sản phẩm. Phân xưởng thứ nhất làm được ít hơn phân xưởng thứ hai 120 sản phẩm) HSHT
- Bài toán hỏi gì? (Mỗi phân xưởng làm được bao nhiêu sản phẩm?) HSHTT
- HS tóm tắt, làm bài và kiểm tra bài bạn bên cạnh.
Bài giải
Số sản phẩm phân xưởng thứ 1 làm:
(1200 – 120) : 2 = 540 (sản phẩm)
Số sản phẩm phân xưởng thứ 2 làm:
540 + 120 = 660 (sản phẩm)
Đáp số: Xưởng 1: 540
Xưởng 2: 660 sản phẩm
- GV tổng kết giờ học.
4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm
* Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức về khối lượng hoàn thành bài tập.
*Phương pháp, kĩ thuật: Vấn đáp
* Cách tiến hành:
Bài 5 
- HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì? (Hai thửa ruộng thu hoạch được 5 tấn 2 tạ thóc. Thu hoạch ở thửa ruộng thứ nhất được nhiều hơn ở thửa ruộng thứ hai 8 tạ thóc)
- Bài toán hỏi gì? (Mỗi thửa ruộng thu hoạch được bao nhiêu ki-lô-gam thóc?)
- Khi làm bài này cần lưu ý điều gì? (Đơn vị đo khối lượng)
- HS vẽ sơ đồ ra nháp. 
- Làm bài vào vở.
Bài giải
5 tấn 2 tạ = 52 tạ
Số thóc thu họach ở thửa ruộng thứ nhất:
(52 + 8) : 2 = 30 (tạ) = 3 000kg
Số thóc thu họach ở thửa ruộng thứ 2:
30 – 8 = 22 (tạ) = 2 200kg
Đáp số: Thửa 1: 3 000kg
Thửa 2: 2 200kg
 Dặn dò xem trước bài : góc nhọn , góc tù, góc bẹt
IV. ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG:
 .........................................................................................................................................................
 .........................................................................................................................................................
 ......................................................................................................................................................... 
 .........................................................................................................................................................
TOÁN – Lớp 4a3
LUYỆN TẬP CHUNG (Tiết 39)
Ngày dạy: / / 
I/YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Ôn lại cách thực hiện các phép tính cộng, trừ với các số tự nhiên, tính giá trị của biểu thức.
- Sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để giải các bài toán về tính nhanh.
- Ôn lại cách tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất
- HS có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực trong các hoạt động và yêu thích môn học.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bảng phụ, SGK
- HS: Bảng con, SGK, vở
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1. Hoạt động mở đầu
* Mục tiêu: HS có hứng thú bước vào tiết học
*Phương pháp, kĩ thuật: Trò chơi
* Cách tiến hành: 
- Lớp trưởng tổ chức cho các bạn trò chơi khởi động: “Thỏ ăn cỏ”
-GV nhận xét.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu: HS biết thuộc công thức và biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
*Phương pháp, kĩ thuật: Động não
* Cách tiến hành:
- HS nhắc lại:
+ Công thức tìm hai số khi biết tổng và hiệu của 2 số? HSCHT
+ Công thức tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng? HSHT
3. Hoạt động luyện tập, thực hành
* Mục tiêu: Thực hiện các phép tính cộng, trừ với các số tự nhiên, thử lại.
- HS tính được giá trị của biểu thức.
- Sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để giải các bài toán về tính nhanh.
- Giải toán về tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.
*Phương pháp, kĩ thuật: Đàm thoại, khăn trải bàn
* Cách tiến hành:
Bài 1
- HS nêu lại cách thử phép cộng, phép trừ.
+ Đặt tính thẳng hàng thẳng cột à cộng từ phải sang trái à cộng có nhớ vào chữ số ở hàng liền trước. Thử lại phép cộng: Tổng – Số hạng.
+ Đặt tính thẳng hàng thẳng cột à trừ từ phải sang trái à với những phép tính có chữ số ở số bị trừ bé hơn chữ số ở số trừ ta mượn 1 chục ở chữ số hàng liền trước của số bị trừ à thực hiện phép trừ sau đó trả lại 1 ở chữ số ở hàng liền trước của số trừ. Thử lại phép trừ: Hiệu + Số trừ.
- HS đặt tính, tính rồi thử lại. HSHTT
- Cột a) cá nhân lên bảng, cột b) lớp bảng con.
a) 35269 + 27485	b) 48795 + 63584
80326 – 45719	10000 - 8989
- HS nhận xét kết quả.
Bài 2
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức. (Thực hiện phép nhân chia trước cộng trừ sau, thực hiện lần lượt từ trái qua phải).
Tổ 1: 570 – 225 – 167 + 67 = 345 – 167 + 67 = 178 + 67 = 245
Tổ 2: 168 x 2 : 6 x 4 = 336 : 6 x 4 = 56 x 4 = 224
Tổ 3: 468 : 6 + 61 x 2 = 78 + 122 = 200
Tổ 4: 178 + 277 + 123 + 422 = 455 + 123 + 422 = 578 + 422 = 1000
Bài 3 
- HS đọc đề bài và nêu yêu cầu bài tập. HSCHT
- 4 em lên bảng tính, lớp làm vở, HS nêu lại cách tính.
- Nhận xét kết quả như:
98 + 3 + 97 + 2 = (98 + 2) + (3 + 97) = 100 + 100 = 200
Bài 4
- HS đọc đề, nêu yêu cầu đề bài. HSCHT
+ Bài toán dạng gì? (Tìm hai số khi biết Tổng và Hiệu)
+ Nêu cách tìm? 
Số lớn = (Tổng + Hiệu) : 2
Số bé = (Tổng – Hiệu) : 2
- HS làm vào vở, 1 HS làm vào bảng phụ
- Nhận xét kết quả, sai sửa bài. HSHTT
Bài giải
Số l nước thùng bé là:
(600 – 120) :2 = 240 (l)
Số l nước thùng to là:
240 + 120 = 360 (l)
Đáp số: Thùng to: 360l
Thùng bé: 240l
Bài 5
- 1 HS đọc đề bài. HSCHT
- HS thảo luận nhóm 4 theo kĩ thuật Khăn trải bàn để hoàn thành bài toán. 
+ Mỗi HS làm bài cá nhân trong vòng vài phút, trình bày bài làm vào ô số của mình.
+ Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thống nhất cách làm và ghi vào ô ý kiến chung bài làm của cả nhóm.
- HS giải thích bài làm của mình.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
* Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học 
* Cách tiến hành:
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
IV. ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG:
 .........................................................................................................................................................
 .........................................................................................................................................................
 ......................................................................................................................................................... 
 .........................................................................................................................................................
TOÁN – Lớp 4a3
GÓC NHỌN, GÓC TÙ, GÓC BẸT (Tiết 40)
Ngày dạy: / / 
I/YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức 
Giúp HS 
- Có biểu tượng về góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất 
- HS say mê học toán, tìm tòi học hỏi.
- Giáo dục HS tính chính xác, độc lập trong toán học.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
GV: Bài soạn Laptop, đèn chiếu ,thước 
HS: .SGK, e ke	
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:	
1.Hoạt động mở đầu
*Mục tiêu: Hs nhận dạng được góc vuông, góc không vuông., biết nêu tên đỉnh và cạnh của các góc	
*Phương pháp, kĩ thuật: Quan sát
*Cách tiến hành 
- Cho HS nhận dạng về góc vuông, góc không vuông.
- Hs nêu tên đỉnh, cạnh của mỗi góc.
- HS nhận xét, Gv nhận xét.
1. Hoạt động mở đầu
* Mục tiêu: HS biết sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để giải các bài toán về tính nhanh.
* Cách tiến hành:
- HS làm bảng con
234 + 177 + 16 + 23 (cả lớp)
1 + 2 + 3 + 97 + 98 + 99 (cá nhân) HSCHT
- GV nhận xét.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu: Hình thành biểu tượng về góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
* Phương pháp, kĩ thuật: Quan sát, trực quan
* Cách tiến hành:
B
M
- GV vẽ lần lượt từng loại góc: nhọn, tù, bẹt lên bảng và giới thiệu về góc và cạnh.
C
A
N
R
Q
P
O
- HS đọc tên góc.
* Giới thiệu góc nhọn
+ Góc ABC có đỉnh gì? (Đỉnh A) HSHT
+ 2 cạnh góc là cạnh nào? (AB và AC) HSHTT
- 1 HS vẽ lên bảng một góc nhọn khác để HS quan sát, đặt tên đỉnh và 2 cạnh góc, đọc tên góc đó.
- HS lấy ví dụ thực tế về góc nhọn.
- GV đặt ê ke vào góc để HS nhận ra được góc nhọn bé hơn góc vuông.
* Giới thiệu góc tù
+ Góc OMN có đỉnh gì?
+ 2 cạnh góc là cạnh nào?
- HS vẽ góc tù vào bảng con, đặt tên góc. 
- Góc tù như thế nào so với góc vuông? (Góc tù lớn hơn góc vuông)
- HS lấy ví dụ thực tế về góc tù.
* Giới thiệu góc bẹt
- HS lên đo góc bẹt. Nhận xét góc bẹt như thế nào so với góc vuông. (Góc bẹt lớn hơn góc vuông và gấp hai lần góc vuông).
+ Góc PQR có đỉnh gì?
+ Hai cạnh góc là cạnh nào?
+ Các điểm P, Q, R của góc bẹt PQR như thế nào? (Thẳng hàng với nhau) 
- HS lên bảng vẽ và dùng ê ke để kiểm tra các lọai góc.
3. Hoạt động luyện tập, thực hành
* Mục tiêu: Biết dùng ê ke để nhận dạng góc nào là góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
*Phương pháp, kĩ thuật: Quan sát, mảnh ghép
* Cách tiến hành:
Bài 1
- HS quan sát các góc trong SGK và đọc tên các góc, nêu rõ góc đó là góc nhọn, góc vuông, góc tù hay góc bẹt.
VÒNG 1: NHÓM CHUYÊN GIA
- Học sinh thảo luận nhóm.
+ Nhóm 1: hình 1
+ Nhóm 2: hình 2
+ Nhóm 3: hình 3
+ Nhóm 4: hình 4
+ Nhóm 5: hình 5
+ Nhóm 6: hình 6
VÒNG 2: NHÓM CÁC MẢNH GHÉP
- Chia nhóm mới.
- Câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau. Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ hoàn tất.
- HS trình bày lại nội dung đã trao đổi trong nhóm.
- Các bạn khác lắng nghe và nhận xét.
- HS lên bảng điền theo mẫu, HS cả lớp nhận xét rồi điền vào SGK.
- GV kết luận.
Bài 2: (chọn 1 trong 3 câu)
- GV hướng dẫn HS dùng êke để kiểm tra các góc của hình tam giác trong bài.
4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm
* Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trình bày một phút
* Cách tiến hành:
1.
 a)	b)	c)	d)	e)
- Cho biết các góc trên là loại góc gì?
2. Đúng ghi Đ, sai ghi S
A. Góc nhọn lớn hơn góc vuông. S HSCHT
B. Góc nhọn bé hơn góc vuông. Đ
C. Góc tù lớn hơn góc vuông. Đ HSHT
D. Góc bẹt gấp 2 lần góc vuông. Đ HSHTT
- GV nhận xét tiết học.
-Dặn dò – xem trước bài: “ Hai đường thẳng vuông góc”.
IV. ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG:
 .........................................................................................................................................................
 .........................................................................................................................................................
 ......................................................................................................................................................... 
 .........................................................................................................................................................
TẬP ĐỌC – Lớp 4a3
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ (Tiết 15)
Ngày dạy: / / 
I/YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Hiểu ý nghĩa bài: Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất
- HS yêu thích môn học
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: - Tranh minh hoạ trong SGK 
HS - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1.Hoạt động mở đầu
*Mục tiêu :kiểm tra kiến thức cũ
*Phương pháp, kĩ thuật: trò chơi, đóng vai
*Cách tiến hành
- 2 HS lên bảng đọc phân vai vở kịch “Ở vương quốc tương lai” và trả lời câu hỏi theo nội dung bài. HSHT
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 
* Mục tiêu: Giúp HS đọc đúng đọan văn
* Phương pháp, kĩ thuật: Nhóm
* Cách tiến hành
- HS nối tiếp nhau đọc bài (4 HS), GV kết hợp sửa phát âm, ngắt giọng, kết hợp giải nghĩa từ.
- HS đọc theo cặp
- 1HS đọc cả bài. HSHTT
- GV đọc mẫu lần 1.
3. Hoạt động luyện tập, thực hành 
* Mục Tiêu : Giúp HS cảm thụ bài văn 
* Phương pháp, kĩ thuật: Vấn đáp, động não
* Cách tiến hành
HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi
- HS đọc toàn bài và trả lời câu hỏi:
+ Câu thơ nào được lập lại nhiều lần trong bài? HSCHT
+ Việc lập lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì?
+ Mỗi khổ thơ nói lên điều gì?
+ Các bạn nhỏ mong ước điều gì qua từng khổ thơ?
+ Em hiểu câu thơ Mãi mãi không có mùa đông ý nói gì?
+ Câu thơ: Hoá trái bom thành trái ngon có nghĩa là mong ước điều gì?
+ Em thích ước mơ nào của các bạn thiếu nhi trong bài thơ? Vì sao?
4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm.
* Mục tiêu: HS đọc diễn cảm bài văn 
* Phương pháp: Thực hành, đóng vai
* Tiến hành:
 - 4 HS đọc nối tiếp đọc bài, cả lớp theo dõi và tìm ra cách đọc.
- HS luỵên đọc theo cặp.
- HS đọc diễn cảm toàn bài. HSHTT
- GV nhận xét giọng đọc.
- HS nhẩm học thuộc lòng .
- HS thi đọc thuộc lòng.
- Bình chọn HS đọc hay.
+ Nếu em có phép lạ, em sẽ ước điều gì? HSCHT
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ.
IV. ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG:
 .........................................................................................................................................................
 .........................................................................................................................................................
 ......................................................................................................................................................... 
 ........................................................................................................................................................
CHÍNH TẢ - Lớp 4a3
TRUNG THU ÐỘC LẬP (Tiết 8)
Ngày dạy: / / 
I/YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Nghe, viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài Trung thu độc lập.
- Biết tự phát hiện lỗi và sửa lỗi trong bài chính tả.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3 . Phẩm chất
- GDBVMT: Giáo dục tình cảm yêu quê hương, đất nước.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: - Bảng phụ viết sẵn nội dung BT 2 a, hoặc 2b.
HS: - vở chính tả, SGK . 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu:
* Mục tiêu : Gợi nhớ kiến thức
* Phương pháp, kĩ thuật: Cá nhân
* Cách tiến hành: 
- 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào nháp các từ bắt đầu bằng tr/ ch hoặc ươn/ ương: bay lượn, vườn tược, rướn cổ, sương gió, vươn vai. HSCHT
- Nhận xét.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Hướng dẫn nghe – viết chính tả 
* Mục tiêu: Nghe, viết đúng bài văn 
* Phương pháp, kĩ thuật: động não
* Cách tiến hành:
a) Tìm hiểu nội dung đoạn văn:
- HS đọc đọan văn cần viết, GV đọc lại.
- Hỏi: + Cuộc sống mà anh chiến sĩ mơ tới đất nước ta tươi đẹp như thế nào? HSHT
 + Đất nước ta đã thực hiện được ước mơ 60 năm của anh chiến sĩ chưa? HSHTT
b) Hướng dẫn viết từ khó:
- HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- HS đọc các từ khó vừa tìm được nhu: dòng thác, phấp phới, rải, cao thẳm, bát ngát
- 3 HS lên bảng viết, các HS khác viết vở nháp.
c) Viết chính tả:
- GV đọc từng câu hoặc đọc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết.
d) Soát lỗi và chấm bài:
- GV đọc lại toàn bài chính tả một lượt. 
- HS xoát lại bài.
- GV chấm một số bài, nhận xét. 
3. Hoạt động luyện tập, thực hành: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
* Mục tiêu: Tìm và viết đúng các tiếng đầu bằng r/d/gi để điền vào ô trống, hợp với nghĩa đã cho.
* Phương pháp, kĩ thuật: thảo luận nhóm
* Cách tiến hành
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS tự đọc bài, phát hiện lỗi và sửa lỗi chính tả trong bài của mình.
- HS đọc lại truyện vui: Theo em anh ngốc có mò được kiếm không? 
- Để mò được kiếm em phải làm gì?
Bài 3b: 
- 1 HS đọc yêu cầu. HSCHT
- HS thảo luận nhóm đôi
 – làm bài.
- GV nhận xét, bổ sung
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
Mục tiêu : khắc sâu kiến thức
Kĩ thuật: sơ đồ tư duy
Cách tiến hành: 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG:
 .........................................................................................................................................................
 .........................................................................................................................................................
 ......................................................................................................................................................... 
 .........................................................................................................................................................
KỂ CHUYỆN – Lớp 4a3
KỂ CHUYỆN ÐÃ NGHE, ÐÃ ÐỌC (Tiết 8)
Ngày dạy: / / 
I/YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Rèn kĩ năng nói:
+ Biết kể tự nhiên, bằng lời nói của mình câu chuyện mình đã nghe, đã đọc nói về một ước mơ đẹp hoặc ước mơ viển vông phi lí.
+ Hiểu chuyện, trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiế

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_8_chuan_kien_thuc.doc