Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 7, Thứ 2 - Năm học 2012-2013

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 7, Thứ 2 - Năm học 2012-2013

TOÁN

Tiết 31: Luyện tập

(trang 40 - 41)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

 - Củng cố kĩ năng thực hiện tính cộng, trừ có nhớ các số tự nhiên và cách thử lại phép cộng, thử lại phép trừ các số tự nhiên.

 - Củng cố kĩ năng giải toán về tìm thành phần chưa biết của phép cộng hoặc trừ.

2. Kĩ năng: Làm được các bài tập thực hành .

3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập

II. Đồ dùng dạy học

- Bảng con

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

 

doc 6 trang xuanhoa 11/08/2022 2180
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 7, Thứ 2 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ bảy ngày 13 tháng 10 năm 2012
Ngày dạy: Thứ hai ngày 15 tháng 10 năm 2012
TOÁN
Tiết 31: Luyện tập
(trang 40 - 41)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
 - Củng cố kĩ năng thực hiện tính cộng, trừ có nhớ các số tự nhiên và cách thử lại phép cộng, thử lại phép trừ các số tự nhiên.
 - Củng cố kĩ năng giải toán về tìm thành phần chưa biết của phép cộng hoặc trừ.
2. Kĩ năng: Làm được các bài tập thực hành .
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập 
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng con
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Khởi động: Hát
* Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước.
2. Hoạt động cơ bản
Hướng dẫn luyện tập
MT : giúp HS làm các bài tập.
 PP : động não, đàm thoại, thực hành .
Bài tập 1:
+ GV nêu phép cộng 2416 + 5164, yêu cầu HS đặt tính rồi thực hiện phép tính.
+ GV hướng dẫn HS thử lại bằng cách lấy tổng trừ đi một số hạng, nếu được kết quả là số hạng còn lại thì phép tính cộng đã đúng.
+ Yêu cầu HS thử lại phép tính cộng.
+ Yêu cầu HS làm câu b
Bài tập 2:
+ Hướng dẫn tương tự đối với cách thử lại phép trừ 
+ Cho HS nêu lại cách thử của từng phép tính cộng, trừ 
Bài tập 3:
+ Yêu cầu HS nêu cách tìm số hạng chưa biết, cách tìm số bị trừ chưa biết
3. Hoạt động nối tiếp
Bài tập làm thêm: Tính tổng
325743 + 75632; 7760 + 5774; 8762 + 36787
- 2 HS thực hiện trên bảng lớp (Phương Trinh, Quỳnh Sương), cả lớp theo dõi.
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- HS thực hiện
- HS tiến hành thử lại phép tính
- HS làm bài
- HS thực hành tính
- Làm bài vào vở nháp.
 LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
TẬP ĐỌC
Tiết 13: Trung thu độc lập
(trang 66 - 67)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
 - Hiểu các từ ngữ trong bài.
 - Hiểu ý nghĩa của bài: Tình yêu thương cac em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.
2. Kĩ năng: 
 - Đọc trơn toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện tình cảm yêu mến thiếu nhi, niềm tự hào, ước mơ và hi vọng của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước, của thiếu nhi . 
3. Thái độ: 
 - Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước cho HS.
* GDKNS: Xác định giá trị, đảm nhận trách nhiệm
* GDBVMT: Yêu quê hương đất nước, biết gìn giữ và bảo vệ môi trường sống, bảo vệ quê hương.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa nội dung bài đọc SGK. 
- Bảng phụ viết câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
- Khởi động: Cho cả lớp hát một bài.
* Kiểm tra bài cũ: 
+ Yêu cầu HS đọc bài Chị em tôi và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?
+ NhËn xÐt, cho ®iểm.
- Giới thiệu bài.
2. Hoạt động cơ bản
* Luyện đọc.
MT : giúp HS đọc đúng bài văn.
 PP : trực quan, giảng giải, thực hành .
+ Gọi 1 HS đọc cả bài.
- Hướng dẫn phân đoạn : 3 đoạn .
+ Đoạn 1 : từ đầu của các em.
+ Đoạn 2 : tiếp theo to lớn, vui tươi.
+ Đoạn 4 : còn lại.
+ Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn.
+ Ghi bảng + hướng dẫn HS luyện đọc từ khó + giải thích từ khó (SGK) +giải thích thêm“vằng vặc”
+ Luyện đọc trong nhóm.
+ Đọc cả bài
+ GV đọc mẫu
* Tìm hiểu bài.
MT : Giúp HS cảm thụ bài văn.
PP : Đàm thoại, giảng giải, thực hành .
* Đoạn 1 : 
- Anh chiến sĩ nghĩ đến trung thu và các em nhỏ vào thời điểm nào ? 
- Trăng Trung thu độc lập có gì đẹp ?
- Em hãy tìm những từ ngữ tả đêm trăng độc lập rất đẹp ?
* Đoạn 2 :
- Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao ?
- Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm Trung thu độc lập ?
- Cuộc sống hiện nay, theo em, có gì giống và khác với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa ? 
* Đoạn 3 :
- Anh tin chắc Trung thu tương lai như thế nào ?
- Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào ?
GV chốt NDC: mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.
* Hướng dẫn đọc diễn cảm.
MT : Giúp HS đọc diễn cảm bài văn.
PP : Làm mẫu, thực hành .
 + Hướng dẫn cả lớp luyện đọc đoạn “ Ngày mai to lớn, vui tươi ”
+ GV đọc mẫu => Theo dõi, sữa chữa, uốn nắn.
3.Hoạt động nối tiếp
-Yêu cầu HS tìm giọng đọc hay cho toàn bài và tiếp tục luyện đọc diễn cảm.
- Cả lớp hát
- 2 HS trả lời (Lan Hương, Hải Đăng)
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. Đọc 2 – 3 lượt .
- HS luyện đọc trong nhóm
- 2 HS đọc cả bài.
HT: cá nhân, nhóm, lớp
-HS đọc thầm, đọc lướt từng đoạn và trả lời câu hỏi.
=> Ý đoạn 1 : Cảnh đẹp trong đêm trung thu độc lập đầu tiên.
 => Ý đoạn 2 : Mơ ước của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp cuả đất nước.
 => Ý đoạn 3 : Lời chúc của anh chiến sĩ với thiếu nhi.
HT: cá nhân,lớp.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- Thi đọc diễn cảm 
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ
Đọc đúng: ..
Hiểu nội dung bài: .
Đọc diễn cảm: ...
 ..›&š ..
CHÍNH TẢ
Tiết 7: Nhớ - viết: Gà Trống và Cáo 
(trang 67 - 68)
I. Mục tiêu
 - HS nhớ - viết lại đúng chính tả, trình bày đúng đoạn 2 và 3 trong bài thơ “Gà Trống và Cáo”. Biết trình bày đúng, đẹp các dòng thơ. 
 - Tìm được, viết đúng những tiếng bắt đầu bằng tr/ ch hoặc có vần ương/ ương, các từ hợp với nghĩa đã cho.
 - Giáo dục tính cẩn thận, sạch sẽ.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết sẵn nội dung BT 2a.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
- Trò chơi: Đố bạn
+ Tìm từ láy bắt đầu bằng s hoặc x, dấu hỏi hoặc dấu ngã 
+ Nhận xét.
- Giới thiệu bài
2. Hoạt động cơ bản
* Hướng dẫn HS nhớ – viết.
MT : giúp HS nhớ để viết đúng đoạn thơ.
 PP : trực quan, đàm thoại, thực hành .
Tìm hiểu về nội dung đoạn thơ:
+ Gọi HS đọc đoạn thơ.
- Gà tung tin gì để cho Cáo một bài học?
- Đoạn thơ muốn nói với chúng ta điều gì?
Hướng dẫn viết từ khó
+ Yêu cầu HS tìm các từ khó dễ lẫn.
+ Yêu cầu HS đọc, viết các từ vừa tìm được.
+ Lưu ý HS về cách trình bày thể thơ lục bát, cách viết lời nói của Gà Trống và Cáo
 Viết chính tả:
- Yêu cầu HS nhớ và viết bài.
Chấm, chữa bài:
- Chấm, chữa 7 – 10 bài.
- GV nhận xét chung bài viết của HS
* Hướng dẫn làm bài tập 
MT : Giúp HS làm đúng các bài tập .
PP : Động não, đàm thoại , thực hành
Bài 2:
+ GV yêu cầu HS đọc bài tập 2a.
+ Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và viết bằng chì vào SGK.
+ Tổ chức cho 2 nhóm HS thi điền từ tiếp sức trên bảng. Nhóm nào điền đúng từ, nhanh sẽ thắng.
+ Gọi HS nhận xét, chữa bài.
+ Gọi 1 HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh.
Bài 3:
+ Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
+ Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và tìm từ.
+ Gọi HS đọc định nghĩa và các từ đúng.
+ Gọi Gọi HS nhận xét.
+ Yêu cầu HS đặt câu với từ vừa tìm được.
+ Nhận xét câu của HS.
3. Hoạt động nối tiếp
+ Yêu cầu HS viết lại các từ sai trong bài chính tả.
HS sai 3 lỗi trở lên thì viết lại bài.
- Chơi trò chơi.
- Viết bảng con.
- Theo dõi.
HT: cá nhân, lớp
-1 HS đọc lại bài thơ,cả lớp đọc thầm nội dung bài.
- 3-4 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ.
- Viết từ khó.
- HS nhớ và viết bài.
- Soát lại bài .
- Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài.
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- Thảo luận cặp đôi và làm bài.
- Trí tuệ - phẩm chất - trong lòng đất - chế ngự - chinh phục - vũ trụ - chủ nhân
- 2 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS cùng bàn thảo luận để tìm từ.
- 1 HS đọc định nghĩa, 1 HS đọc từ.
Lời giải: ý chí – trí tuệ.
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ
HS viết sai dưới 3 lỗi: 	
HS viết sai trên 3 lỗi: 	
HS làm đúng các bài tập:
 ..›&š ..
LỊCH SỬ
Tiết 7: Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (Năm 938)
( Trang 21 - 23)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
 - HS biết được vì sao có trận đánh Bạch Đằng ?
2. Kĩ năng: 
 - HS kể lại được diễn biến trận Bạch Đằng.
 - Trình bày được ý nghĩa của trận Bạch Đằng đối với lịch sử dân tộc.
3. Thái độ: 
 - Luôn có tinh thần bảo vệ nền độc lập dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học
- SGK, phiếu học tập, hình minh họa, bộ tranh vẽ diễn biến trận Bạch Đằng
 III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Cho lớp hát bài : Cho ước mơ bay cao
* Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng lại xảy ra?
- Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
+ GV nhận xét, ghi điểm.
- Giới thiệu bài	
2. Hoạt động cơ bản
2.1. Một số nét về Ngô Quyền
MT: giúp HS nắm được một số nét về Ngô Quyền
PP: Trực quan, đàm thoại, giảng giải
+ Yêu cầu HS tìm hiểu SGK => làm phiếu học tập
+ GV yêu cầu một vài HS dựa vào kết quả làm việc để giới thiệu vài nét về con người Ngô Quyền.
2.2. Diễn biến của chiến thắng Bạch Đằng
MT: giúp HS kể lại được diễn biến của chiến thắng Bạch Đằng
PP : Trực quan, đàm thoại, giảng giải .
+ GV yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận:
 - Cửa sông Bạch Đằng nằm ở đâu?
 - Quân Ngô Quyền đã dựa vào thuỷ triều để làm gì?
 - Trận đánh diễn ra như thế nào?
 - Kết quả trận đánh ra sao?
+ GV kể mẫu diễn biến trận Bạch Đằng
+ GV yêu cầu HS dựa vào kết quả làm việc để thuật lại diễn biến của trận đánh.
2.3. Ý nghĩa của CT Bạch Đằng
MT: giúp HS nắm được ý nghĩa của CT Bạch Đằng
PP : Trực quan, đàm thoại, giảng giải .
+ GV nêu vấn đề cho cả lớp thảo luận:
 - Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Ngô Quyền đã làm gì?
 - Điều đó có ý nghĩa như thế nào?
GV kết luận: Chiến thắng Bạch Đằng mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước
3. Hoạt động nối tiếp
- Cho HS xem bộ phim hoạt hình lịch sử “Chiến thắng Bạch Đằng”
- Cả lớp cùng hát
- 2 HS nối tiếp trả lời (Hải Đăng, Anh Khoa)
- Nhận xét, bổ sung.
HT: nhóm, lớp
HS làm phiếu học tập
HS xung phong giới thiệu về con người Ngô Quyền.
HT: cá nhân, nhóm, lớp
HS đọc đoạn: “Sang đánh nước ta thất bại” để cùng thảo luận nhóm
HS thuật lại diễn biến của trận đánh.
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- HS thảo luận - báo cáo
Mùa xuân 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa.
- Đất nước được độc lập sau hơn một nghìn năm Bắc thuộc.
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_7_thu_2_nam_hoc_2012_2013.doc