Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 6, Thứ 6 - Năm học 2012-2013
TẬP LÀM VĂN
Tiết 12: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
(trang 32 - 33)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức HS nắm được cốt truyện “Ba lưỡi rìu”, hiểu nội dung ý nghĩa của truyện “Ba lưỡi rìu”.
2. Kĩ năng: - Biết dựa vào 6 tranh minh họa truyện “Ba lưỡi rìu” và những lời dẫn giải dưới tranh, phát triển ý dưới mỗi tranh thành một đọan văn kể chuyện
3. Thái độ Yêu thích tạo dựng đoạn văn kể chuyện .
II. Đồ dùng dạy học
- Các tranh minh họa trong SGK (phóng to).
- Các tờ phiếu to ghi các câu hỏi gợi ý SGK.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 6, Thứ 6 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ tư ngày10 tháng 10 năm 2012 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 12 tháng 10 năm 2012 TOÁN Tiết 30 : Phép trừ (trang 39 - 40) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Giúp HS củng cố cách thực hiện phép trừ. 2. Kĩ năng: Thực hiện cách thực hiện phép trừ (có nhớ và không nhớ) 3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập 1, 2,(dòng 1), 3. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động sư phạm * Cả lớp hát 1 bài. * Kiểm tra bài cũ. - Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước. + GV nhận xét và ghi điểm . * Giới thiệu bài mới. - Đưa một phép cộng và hướng dẫn HS từ phép cộng suy ra phép trừ. 2. Hoạt động cơ bản * Củng cố cách thực hiện phép trừ MT: giúp HS củng cố cách thực hiện phép cộng PP: động não, đàm thoại, thực hành + GV nêu 1 đề toán (để nêu bật được phép trừ): Mẹ cho Lan 49875 đồng, Lan mua tập hết 12500 đồng. Hỏi Lan còn lại bao nhiêu tiền? + Yêu cầu HS tìm cách làm => thực hiện phép tính trừ: 49875 – 12500 + Yêu cầu HS đặt tính và tính vào bảng con, 1 HS lên bảng lớp để thực hiện. + HS nhắc lại cách đặt tính và cách thực hiện phép tính trừ + Nhắc lại tên gọi: số bị trừ, số trừ, hiệu Củng cố cách trừ có nhớ: + GV đưa ví dụ: 647253 – 285749 => HS thực hiện + GV nhận xét, cho HS so sánh, phân biệt với ví dụ ở trên. + GV chốt lại vừa ghi lại cách làm (dùng phấn màu ở những hàng có nhớ) Để thực hiện được phép tính trừ, ta phải tiến hành những bước nào? + GV chốt lại * Thực hành MT: giúp HS làm các bài tập. PP: động não, đàm thoại, thực hành. Bài tập 1: + Đặt tính và tính; củng cố cách thực hiện phép tính Bài tập 2: + Yêu cầu HS nêu lại cách đặt tính và cách tính của phép trừ Bài tập 3: + Đọc đề, tự làm bài 3. Hoạt động nối tiếp Bài tập làm thêm: Tìm x biết: 14578 + x = 78984 ; x – 147989 = 781 450 - 4 HS thực hiện trên bảng lớp (Khánh Hà,Mỹ Đình, Mai Thy, Mỹ Huyền) lớp theo dõi. HT: cá nhân, lớp - HS thực hiện - Cách đặt tính: Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng viết thẳng cột với nhau, sau đó viết dấu - & kẻ gạch ngang. - Cách tính: trừ theo thứ tự từ phải sang trái. Vài HS nhắc lại cách đặt tính & cách thực hiện phép tính - Ta phải tiến hành 2 bước: bước 1 là đặt tính, bước 2 là thực hiện phép tính trừ HT: cá nhân, lớp - HS làm bài - HS thực hiện - HS làm bài - Làm bài vào nháp. . LƯỢNG GIÁ ..& .. TẬP LÀM VĂN Tiết 12: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện (trang 32 - 33) I. Mục tiêu 1. Kiến thức HS nắm được cốt truyện “Ba lưỡi rìu”, hiểu nội dung ý nghĩa của truyện “Ba lưỡi rìu”. 2. Kĩ năng: - Biết dựa vào 6 tranh minh họa truyện “Ba lưỡi rìu” và những lời dẫn giải dưới tranh, phát triển ý dưới mỗi tranh thành một đọan văn kể chuyện 3. Thái độ Yêu thích tạo dựng đoạn văn kể chuyện . II. Đồ dùng dạy học - Các tranh minh họa trong SGK (phóng to). - Các tờ phiếu to ghi các câu hỏi gợi ý SGK. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động sư phạm * Cho cả lớp hát một bài. * Kiểm tra phần sửa lỗi và viết lại bài của một số HS. * Giới thiệu bài mới. 2. Hoạt động cơ bản * Kể lại cốt truyện “ Ba lưỡi rìu” MT: giúp HS nắm đựoc cốt truyện “ Ba lưỡi rìu” PP: Trực quan, đàm thoại, giảng giải + Treo tranh, giới thiệu 6 bức tranh =>Yêu cầu HS phát triển thành truyện ngắn. - Thế nào là cốt truyện? + Gọi HS đọc toàn bộ bài 1, đọc phần lời dưới mỗi tranh và giải nghĩa từ “tiều phu” - Truyện có mấy nhân vật? - Nội dung truyện nói về điều gì? + Chia nhóm 6, thảo luận kể lại cốt truyện. * Phát triển thành đoạn văn kể chuyện MT: Giúp HS xây dựng được một đoạn văn KC PP: động não, đàm thoại, thực hành GV hướng dẫn làm mẫu tranh 1: + Trả lời các câu hỏi gợi ý: nhân vật làm gì? nói gì? Ngoại hình của nhân vật, lưỡi rìu màu gì? + GV kể mẫu tranh 1. + Hướng dẫn các yêu cầu cần kể: - Mỗi tranh phải nói được ba phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. - Quan sát kỹ tranh, hình dung nhân vật trong tranh đang làm gì, nói gì, chiếc rìu trong tranh màu gì? + Chia 6 nhóm, mỗi nhóm phát triển một bức tranh thành một đoạn văn kể chuyện. + Các nhóm nối tiếp nhau xây dựng câu chuyện + Nhận xét, khen ngợi đoạn văn viết tốt. 3. Hoạt động nối tiếp - Yêu cầu HS viết hoàn chỉnh nội dung một bức tranh thành câu chuyện. HT: cá nhân, nhóm, lớp - 1 em đọc yêu cầu BT . - Tìm hiểu nội dung truyện. - Kể lại cốt truyện. HT: cá nhân, nhóm, lớp - 1 HS đọc nội dung BT - Trả lời - Theo dõi. - Mỗi nhóm quan sát tranh, đọc gợi ý dưới tranh và TLCH gợi ý => xây dựng thành một đoạn văn kể chuyện. - Đại diện các nhóm thi kể - Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ. LƯỢNG GIÁ ..& .. ĐỊA LÍ Tiết 6: Tây Nguyên (trang ) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: HS biết Tây Nguyên là xứ sở của các cao nguyên xếp tầng, là vùng đất có hai mùa mưa & khô rõ rệt. 2. Kĩ năng - HS chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam vị trí của khu vực Tây Nguyên & các cao nguyên. Trình bày được một số đặc điểm của Tây Nguyên (vị trí, địa hình, khí hậu). - Bước đầu biết dựa vào lược đồ (bản đồ), bảng số liệu, tranh ảnh để tìm kiến thức. 3. Thái độ: Ham thích tìm hiểu các vùng đất của dân tộc. II. Đồ dùng dạy học - Bản đồ Địa lí tự nhiên VN. - Tranh, ảnh và tư liệu về các cao nguyên ở Tây nguyên. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động sư phạm * Cho cả lớp hát một bài. * KTBC - Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì? - Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở vùng trung du Bắc Bộ? * Giới thiệu bài mới. 2. Hoạt động cơ bản 2.1. Vị trí của Tây Nguyên MT: giúp HS nắm được vị trí của Tây Nguyên và xác định được tên các cao nguyên PP: Trực quan, đàm thoại, giảng giải + GV chỉ trên bản đồ vị trí của khu vực Tây Nguyên và giới thiệu: Tây Nguyên là vùng đất cao, rộng lớn, gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau + Giải thích nghĩa “cao nguyên” + GV yêu cầu HS lên bảng chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam và đọc tên các cao nguyên theo thứ tự từ Bắc xuống Nam. 2.2. Một số cao nguyên ở Tây Nguyên MT: giúp HS nắm được đặc điểm của một số cao nguyên PP: Trực quan, đàm thoại, giảng giải. + GV chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm một số tranh ảnh & tư liệu về một cao nguyên + Yêu cầu thảo luận: trình bày một số đặc điểm tiêu bểu của cao nguyên ( mà nhóm được phân công tìm hiểu) - Nhóm 1: cao nguyên Đắc Lắc. - Nhóm 2: cao nguyên Kon Tum. - Nhóm 3: cao nguyên Di Linh. - Nhóm 4: cao nguyên Lâm Viên. + GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện phần trình bày. 2.3. Đặc điểm khí hậu MT: giúp HS nắm các đặc điểm khí hậu PP: Giảng giải, đàm thoại, trực quan Ở Buôn Ma Thuột mùa mưa vào những tháng nào? Mùa khô vào những tháng nào? Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? Là những mùa nào? Mô tả cảnh mùa mưa và mùa khô ở Tây Nguyên + GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời. 3. Hoạt động nối tiếp Yêu cầu HS sưu tầm tranh ảnh về vùng Tây Nguyên. - Cả lớp hát một bài. - 2 HS trả lời (Đặng Quý, Thanh Bình) HT: cá nhân, nhóm, lớp - Đọc SGK, quan sát tranh ảnh. - HS lên bảng chỉ bản đồ tự nhiên Việt Nam & đọc tên các cao nguyên (theo thứ tự từ Bắc xuống Nam) HT: cá nhân, nhóm, lớp - HS thảo luận trong nhóm theo các câu hỏi gợi ý và tư liệu do GV đưa. - Đại diện nhóm HS trình bày - Bổ sung, nhận xét. HT: cá nhân, nhóm, lớp - HS dựa vào mục 2 & bảng số liệu ở mục 2, từng HS trả lời các câu hỏi. - HS mô tả cảnh mùa mưa & mùa khô ở Tây Nguyên. Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ. LƯỢNG GIÁ
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_4_tuan_6_thu_6_nam_hoc_2012_2013.doc