Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 6, Thứ 5 - Năm học 2012-2013
TOÁN
Tiết 29: Phép cộng
(trang 38 - 39)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp HS củng cố cách thực hiện phép cộng
2. Kĩ năng
- Thực hiện cách tính phép cộng ( có nhớ và không nhớ )
- Củng cố kĩ năng giải toán về tìm thành phần chưa biết của phép tính
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 6, Thứ 5 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ ba ngày 9 tháng 10 năm 2012 Ngày dạy: Thứ năm ngày 11 tháng 10 năm 2012 TOÁN Tiết 29: Phép cộng (trang 38 - 39) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Giúp HS củng cố cách thực hiện phép cộng 2. Kĩ năng - Thực hiện cách tính phép cộng ( có nhớ và không nhớ ) - Củng cố kĩ năng giải toán về tìm thành phần chưa biết của phép tính 3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động sư phạm * Trò chơi:Tìm số * Kiểm tra bài cũ. - Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước. - Nhận xét, cho điểm. * Giới thiệu bài mới. 2. Hoạt động cơ bản * Củng cố cách thực hiện phép cộng MT: giúp HS củng cố cách thực hiện phép cộng PP: trực quan, đàm thoại, giảng giải + GV nêu 1 đề toán (để nêu bật được phép cộng): Lớp Bốn A đóng góp được 48 352 đồng. Lớp Bốn B đóng góp được 21 026 đồng cho phong trào “Nụ cười hồng”. Hỏi cả 2 lớp góp được bao nhiêu tiền? + Yêu cầu HS tìm cách làm => thực hiện phép tính cộng 48 352 + 21 026 + Yêu cầu HS đặt tính và tính vào bảng con, 1 HS lên bảng lớp để thực hiện. + HS nhắc lại cách đặt tính và cách thực hiện phép tính cộng + Nhắc lại tên gọi: số hạng, số hạng, tổng Củng cố cách cộng có nhớ: + GV đưa ví dụ: 367 859 + 541 728 => HS thực hiện + GV nhận xét, cho HS so sánh, phân biệt với ví dụ ở trên. + GV chốt lại vừa ghi lại cách làm (dùng phấn màu ở những hàng có nhớ) Để thực hiện được phép tính cộng, ta phải tiến hành những bước nào? + GV chốt lại * Thực hành MT: giúp HS làm các bài tập. PP: động não, đàm thoại, thực hành. Bài tập 1: + Đặt tính và tính; củng cố cách thực hiện phép tính Bài tập 2: + Yêu cầu HS nêu lại cách đặt tính và cách tính của phép cộng . Bài tập 3: + Đọc đề, tự làm bài. 3. Hoạt động nối tiếp Bài tập làm thêm: Làm bài trong sách BT Toán. - 2 HS thực hiện trên bảng lớp (Hải Đăng, Phú Quý), lớp chú ý sửa bài. - Nhận xét. HT: cá nhân, lớp - HS đọc phép tính - HS thực hiện - Cách đặt tính: Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng viết thẳng cột với nhau, sau đó viết dấu + và kẻ gạch ngang. - Cách tính: cộng theo thứ tự từ phải sang trái. Vài HS nhắc lại cách đặt tính và cách thực hiện phép tính HS thực hiện Ta phải tiến hành 2 bước: bước 1 là đặt tính, bước 2 là thực hiện phép tính cộng. - HS làm bài. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - Làm bài vào vở nháp. LƯỢNG GIÁ ..& .. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 12: Mở rộng vốn từ: Trung thực – Tự trọng (trang 62 – 63) I. Mục tiêu - Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Trung thực – Tự trọng. - Sử dụng những từ đã học để đặt câu, chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực. - HS yêu thích học TV. II. Đồ dùng dạy học - Từ điển Tiếng Việt - Bảng phụ viết sẵn BT1 phần nhận xét. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động sư phạm * Trò chơi: Tìm từ * Kiểm tra bài cũ. + Tìm từ cùng nghĩa, trái nghĩa với trung thực, tự trọng => đặt câu + Nhận xét, cho điểm. * Giới thiệu bài mới. 2. Hoạt động cơ bản * MRVT: Tự trọng MT: giúp HS làm được các bài tập. PP: động não, đàm thoại, thực hành. Bài tập 1: + Thảo luận nhóm 4, ghi vào bảng nhóm. + GV chốt đáp án đúng theo thứ tự: tự trọng, tự kiêu, tự ti, tự tin, tự ái, tự hào. + GV giải thích, giúp HS nhận ra sự khác nhau giữa nghĩa của các từ. * MRVT: Trung thực MT : Giúp HS làm được các bài tập PP: Động não, đàm thoại, thực hành. Bài tập 2: + Yêu cầu làm vào vở nháp + Sửa bài: thi đua 2 đội/ 5 người chọn nhanh đáp án đúng + Nhận xét, chỉnh sửa, tính điểm thi đua + Đáp án: trung thành, trung kiên, trung nghĩa, trung hậu, trung thực + Giải thích nghĩa từ khó Bài tập 3: + Hướng dẫn: dùng tự điển tìm nghĩa từ rồi phân loại từ. + Thảo luận nhóm đôi + Sửa bài: Trò chơi “Ong xây tổ” + GV chốt đáp án đúng: a) Trung có nghĩa là “ở giữa”: trung thu, trung bình, trung tâm. Trung có nghĩa là “một lòng một dạ” : trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung hậu, trung kiên. Bài tập 4: + GV nêu yêu cầu BT. + Các nhóm thi tiếp sức. Từng thành viên tiếp nối nhau đọc câu văn đã đặt với 1 từ ở BT 3. +GV nhận xét, chỉnh sửa. 3. Hoạt động nối tiếp + Tổ chức trò chơi: “Ai đúng, ai nhanh” + Chia 2 đội: mỗi đội lần lượt chỉ định 1 người bất kỳ ở đội kia kể một từ cùng nghĩa hoặc trái nghĩa với gtrung thực và đặt câu với từ tìm được. Đội nào không tìm được thì đội đó thua. - Nối tiếp nhau tìm từ. - Làm bảng con. - Lắng nghe. HT: cá nhân, nhóm, lớp. - 1 HS đọc đề bài - HS thảo luận, trình bày vào bảng nhóm => nhận xét, bổ sung. HT: cá nhân, lớp, nhóm. + HS đọc đề bài. + Làm bài cá nhân + Thi đua - Đọc đề. - Kiểm tra đáp án các nhóm - Các nhóm trình bày kết quả của mình. => Nhận xét, bổ sung - HS suy nghĩ đặt câu. - HS nêu câu đã đặt. - Tham gia chơi. LƯỢNG GIÁ ..& ..
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_4_tuan_6_thu_5_nam_hoc_2012_2013.doc