Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 5, Thứ 2 - Năm học 2012-2013

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 5, Thứ 2 - Năm học 2012-2013

TOÁN

Tiết 21: Luyện tập

(trang 26)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Giúp HS củng cố về nhận biết số ngày trong từng tháng của một năm.

- Biết năm nhuận có 366 ngày và năm không nhuận có 365 ngày

- Củng cố về mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học, cách tính mốc thế kỉ

2. Kĩ năng: Làm được các bài tập thực hành.

3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập 1, 2, 3.

II. Đồ dùng dạy học

- Bảng con

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

 

doc 8 trang xuanhoa 11/08/2022 2020
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 5, Thứ 2 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ bảy ngày 29 tháng 9 năm 2012
Ngày dạy: Thứ hai ngày 1 tháng 10 năm 2012
TOÁN
Tiết 21: Luyện tập
(trang 26)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- Giúp HS củng cố về nhận biết số ngày trong từng tháng của một năm.
- Biết năm nhuận có 366 ngày và năm không nhuận có 365 ngày
- Củng cố về mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học, cách tính mốc thế kỉ 
2. Kĩ năng: Làm được các bài tập thực hành.
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập 1, 2, 3.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng con
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
- Trò chơi: Đố bạn
- Gọi HS lên bảng điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước.
- Nhân xét – ghi điểm HS.
2. Hoạt động cơ bản
Bài 1, 2
MT: Củng cố về nhận biết số ngày trong tháng và chuyển đổi số đo thời gian 
PP: động não, đàm thoại, thực hành .
Bài tập 1:
+ GV hướng dẫn HS tính số ngày trong tháng của 1 năm dựa vào bàn tay.
+ Hỏi – đáp các ngày trong tháng
+ GV giới thiệu cho HS: năm thường (tháng 2 có 28 ngày), năm nhuận (tháng 2 có 29 ngày)
+ Hướng dẫn HS dựa vào phần a để tính số ngày trong một năm nhuận và không nhuận .
Bài tập 2:
+ Theo dõi.
+ Sửa bài .
Bài 3, 4
MT: Củng cố cách tính mốc thế kỉ và cách xem đồng hồ 
PP: động não, đàm thoại, thực hành.
Bài tập 3:
+ Hướng dẫn HS xác định năm sinh của Nguyễn Trãi là : 1980 – 600 = 1380 
- Từ đó xác định tiếp năm 1380 thuộc thế kỉ XIV
3. Hoạt động nối tiếp
Trong cuộc thi chạy 100m, bạn Nam chạy hếtphút, bạn An chạy hết phút 4 giây. Hỏi bạn nào chạy nhanh hơn và nhanh hơn mấy giây?
- 1 HS điều khiển, 2 HS làm bảng lớp (Phương Trinh, Quỳnh Sương), cả lớp theo dõi, kiểm tra bài.
HT: cá nhân, lớp
- HS đọc đề bài
- Tính số ngày theo hướng dẫn
+Tháng 1,3,5,7,8,10,12 có 30 ngày
+Tháng 4,6,9,11 có 31 ngày
+Tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày
- HS thực hành tính
- HS đọc đề
- Tự làm bài rồi chữa bài lần lượt theo từng cột, nêu lại cách tính.
HT: cá nhân, nhóm, lớp
+ HS đọc đề, thảo luận nhóm đôi
- HS hỏi đáp
- Cả lớp thống nhất kết quả 
+ Làm vào vở nháp.
 LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
TẬP ĐỌC
Tiết 9: Những hạt thóc giống
(trang 46 - 47 )
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- Hiểu nghĩa được các từ ngữ trong bài, nắm được ý chính của câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói sự thật.
2. Kĩ năng: - Biết đọc lưu loát toàn bài, giọng đọc diễn cảm, phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện. Đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi. 
3. Thái độ: - HS phát huy được tính trung thực, dũng cảm.
* GDKNS: giá trị, tự nhận thức bản thân, tư duy phê phán.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa nội dung bài đọc SGK. 
- Bảng phụ viết câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
- Khởi động: Cho cả lớp hát một bài.
* Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS đọc nối tiếp bài Người ăn xin và trả lời câu hỏi:
- Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào?
+ NhËn xÐt, cho ®iểm
- Giới thiệu bài.
2. Hoạt động cơ bản
* Luyện đọc.
MT: giúp HS đọc đúng bài văn.
PP: trực quan, giảng giải, thực hành.
+ Gọi 1 HS đọc cả bài.
- Hướng dẫn phân đoạn: 4 đoạn.
+ Đoạn 1: từ đầu bị trừng phạt.
+ Đoạn 2: tiếp theo .nảy mầm được.
+ Đoạn 3: tiếp theo .thóc giống của ta.
+ Đoạn 4: còn lại.
+ Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn.
+ Ghi bảng + hướng dẫn HS luyện đọc từ khó + giải thích từ khó (SGK).
+ Luyện đọc trong nhóm.
+ Đọc cả bài
+ GV đọc mẫu.
* Tìm hiểu bài.
MT: Giúp HS cảm thụ bài văn.
PP: Đàm thoại, giảng giải, thực hành.
- Nhà vua chọn người như thế nào để nối ngôi?
Đoạn 1:
- Nhà vua làm cách nào để tìm được người trung thực?
- Thóc đã luộc chín còn nảy mầm được không?
Đoạn 2: 
- Theo lệnh vua, chú bé Chăm đã làm gì? Kết quả ra sao?
- Đến kì phải nộp thóc cho vua, mọi người làm gì?
- Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người?
Đoạn 3: Thái độ của mọi người như thế nào khi nghe lời nói thật của Chôm?
Đoạn 4: Theo em, vì sao trung thực là một phẩm chất đang quý? 
GV chốt NDC: ca ngợi cậu bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.
* Hướng dẫn đọc diễn cảm
MT: Giúp HS đọc diễn cảm bài văn.
PP: Làm mẫu, thực hành.
 + Hướng dẫn cả lớp luyện đọc đoạn “Chôm lo lắng .thóc giống của ta”
+ GV đọc mẫu 
+ Theo dõi, sữa chữa, uốn nắn.
3.Hoạt động nối tiếp
-Yêu cầu HS tìm giọng đọc hay cho toàn bài và tiếp tục luyện đọc diễn cảm.
- Cả lớp hát
- 2 HS thực hiện (Nhật Khang, Gia Khánh)
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. Đọc 2 – 3 lượt.
- HS luyện đọc trong nhóm
- 2 HS đọc cả bài 
HT: cá nhân, nhóm, lớp
-HS đọc thầm, đọc lướt từng đoạn và trả lời câu hỏi.
- Vì người trung thực bao giờ cũng nói thật, không vì lợi ích của mình mà nói dối, làm hỏng việc chung
HT: cá nhân, lớp.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- Thi đọc diễn cảm theo cách phân vai.
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ
Đọc đúng: ..
Hiểu nội dung bài: .
Đọc diễn cảm: ...
 ..›&š ..
CHÍNH TẢ
Tiết 5: Những hạt thóc giống 
(trang 47 - 48)
I. Mục tiêu
 - Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn “Lúc ấy ông vua hiền minh” trong bài Những hạt thóc giống.
 - Luyện viết đúng (phát âm đúng) các tiếng có âm đầu hoặc thanh dễ lẫn: 
l / n , en / eng.
 - Giáo dục tính cẩn thận, sạch sẽ.
II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ viết sẵn nội dung BT 2a và 3a.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
- Trò chơi: Đố bạn
+ GV đọc cho 3 HS viết trên bảng lớp, cả lớp viết nháp các từ bắt đầu bằng r/d/gi hoặc ân/âng
+ Nhận xét.
- Giới thiệu bài
2. Hoạt động cơ bản
* Hướng dẫn HS nghe – viết.
MT: giúp HS nghe để viết đúng đoạn văn.
PP: trực quan, đàm thoại, thực hành.
Tìm hiểu về nội dung đoạn văn:
+ Gọi HS đọc đoạn văn.
+ Nhà vua chọn người như thế nào để nối ngôi?
+ Vì sao người trung thực là người đáng quý?
 Hướng dẫn viết từ khó:
+ Yêu cầu HS tìm các từ khó dễ lẫn.
+ Yêu cầu HS đọc, viết các từ vừa tìm được.
+ Nhắc HS viết lời nói trực tiếp sau dấu hai chấm phối hợp với dấu gạch đầu dòng.
 Viết chính tả:
+ GV đọc cho HS viết với tốc độ vừa phải. Mỗi câu hoặc cụm từ được đọc 2 – 3 lần.
+ Đọc lại toàn bài 1 lượt.
Chấm, chữa bài:
- Chấm, chữa 7 – 10 bài.
- GV nhận xét chung bài viết của HS
* Hướng dẫn làm bài tập 
MT: Giúp HS làm đúng các bài tập.
PP: Động não, đàm thoại, thực hành
Bài 2:
+ GV yêu cầu HS đọc bài tập 2a.
+ Tổ chức cho HS thi làm bài theo nhóm.
- Đáp án: lời giải, nộp bài, lần này, làm em, lâu nay, lòng thanh thản, làm bài.
+ Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc với các tiêu chí: tìm đúng từ, làm nhanh, đọc đúng chính tả.
Bài 3:
+ Gọi 1 HS đọc yêu cầu và nội dung.
+ Yêu cầu HS suy nghĩ và tìm ra tên con vật.
- Giải thích: ếch, nhái đẻ trứng dưới nước. Trứng nở thành nòng nọc có đuôi, bơi lội dưới nước. Lớn lên nòng nọc rụng đôi, nhảy lên sống trên cạn.
3. Hoạt động nối tiếp
- Tổ chức trò chơi “ Ai nhanh hơn” 
+ Nội dung: tìm từ có vần en hoặc eng
+ Yêu cầu HS viết lại các từ sai trong bài chính tả.
HS sai 3 lỗi trở lên thì viết lại bài.
- Chơi trò chơi.
- Viết bảng con.
- Theo dõi.
HT: cá nhân, lớp
-1 HS đọc lại bài, cả lớp đọc thầm nội dung bài.
- HS trả lời
- Luyện viết từ khó: luộc kĩ, thóc giống, dõng dạc, truyền ngôi, 
- Nghe GV đọc và viết bài.
- Soát lại bài.
- Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài.
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- HS làm bài
- Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng
=> Sửa bài.
- 1 em đọc lại đoạn văn BT 2a.
- 1 HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Lời giải: Con nòng nọc.
- Tham gia.
LƯỢNG GIÁ
HS viết sai dưới 3 lỗi: 	
HS viết sai trên 3 lỗi: 	
HS làm đúng các bài tập:
 ..›&š ..
LỊCH SỬ
Tiết 5: Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- HS biết: Từ năm 179 TCN đến năm 938, nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ. 
- Nhân dân ta đã không cam chịu làm nô lệ, liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược, giữ gìn nền văn hóa dân tộc.
2. Kĩ năng: Kể lại một số chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta.
3. Thái độ: Có lòng căm thù giặc ngoại xâm.
II. Đồ dùng dạy học
- SGK, phiếu học tập
 III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
- Cho lớp hát bài : Cho ước mơ bay cao
* Kiểm tra bài cũ:
- Thành tựu lớn nhất của người dân Âu Lạc là gì?	
- Người Âu Lạc Và người Lạc Việt có gì giống nhau?
+ GV nhận xét, ghi điểm.
- Giới thiệu bài	
2. Hoạt động cơ bản
2.1. Tình hình nước ta dưới thời kỳ Bắc thuộc
MT: giúp HS nắm được tình hình nước ta dưới thời kỳ Bắc thuộc
PP: Trực quan, đàm thoại, giảng giải
+ Yêu cầu HS tìm hiểu SGK
+ Đưa ra bảng so sánh tình hình nước ta trước và sau khi bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ (còn trống), bao gồm: chủ quyền – kinh tế – văn hóa.
+ Giải thích các khái niệm: chủ quyền, văn hóa.
+ GV nhận xét, đưa ra đáp án:
 TG
ND
Trước năm 179 TCN
Từ năm 179 TCN đến năm 938
Chủ quyền
Là một nước độc lập
Trở thành quận, huyện của phong kiến phương Bắc
Kinh tế
Độc lập và tự chủ
Bị phụ thuộc
Văn hóa
Có phong tục tập quán riêng
Phải theo phong tục người Hán, học chữ Hán nhưng nhân dân ta vẫn giữ gìn được bản sắc dân tộc
2.2. Các cuộc khởi nghĩa trong thời kỳ Bắc thuộc 
MT: giúp HS nêu được tên các cuộc khởi nghĩa trong thời kỳ Bắc thuộc 
PP: Trực quan, đàm thoại, giảng giải.
+ GV đưa ra bảng thống kê đã có thời gian, yêu cầu HS điền tên các cuộc khởi nghĩa.
+ GV nhận xét, chốt đáp án:
Thời gian
Các cuộc khởi nghĩa
Năm 40
Năm 248
Năm 542
Năm 550
Năm 722
Năm 766
Năm 905
Năm 931
Năm 938
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Khởi nghĩa Bà Triệu
Khởi nghĩa Lí Bí
Khởi nghĩa Triệu Quang Phục
Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
Khởi nghĩa Phùng Hưng
Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ
Khởi nghĩa Dương Đình Nghệ
Chiến thắng Bạch Đằng
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS sưu tầm tranh ảnh về thời kì lịch sử này.
- Cả lớp cùng hát
- 2 HS nối tiếp trả lời (Hải Đăng, Hải Triều)
- Nhận xét, bổ sung.
HT: nhóm, lớp
- Tìm hiểu nội dung SGK
- Thảo luận nhóm, điền nội dung vào các ô trống.
- Báo cáo kết quả làm việc của mình trước lớp.
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- HS làm việc với SGK, điền tên các cuộc khởi nghĩa sao cho phù hợp với thời gian
- HS báo cáo kết quả làm việc của mình.
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_5_thu_2_nam_hoc_2012_2013.doc