Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2010-2011

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2010-2011

Tiết 2: Tập đọc

Hơn một nghìn ngày vòng quanh Trái Đất.

I. Mục đích, yêu cầu

- HS biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào, ca ngợi.

- Hiểu ND, ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi Ma- gien- lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh mất mát để hoàn thành sứ mệnh lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.

Học sinh yếu: Đọc trơn được năm câu đầu.

II . Chuẩn bị

- Ảnh chân dung Ma- gien-lăng.

- Dự kiến HĐ: cá nhân, cặp, cả lớp

III. Các hoạt động dạy học

1. ổn định tổ chức

 

doc 27 trang xuanhoa 06/08/2022 2280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30
Ngày soạn: 02/ 4/ 2011
Ngày giảng: Thứ hai ngày 04 tháng 4 năm 2011.
Tiết 1: Âm nhạc (Giáo viên chuyên)
__________________________________________________________________
Tiết 2: Tập đọc
Hơn một nghìn ngày vòng quanh Trái Đất.
I. Mục đích, yêu cầu
- HS biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào, ca ngợi.
- Hiểu ND, ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi Ma- gien- lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh mất mát để hoàn thành sứ mệnh lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.
Học sinh yếu: Đọc trơn được năm câu đầu.
II . Chuẩn bị
- ảnh chân dung Ma- gien-lăng.
- Dự kiến HĐ: cá nhân, cặp, cả lớp
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Đọc thuộc lòng bài Trăng ơi từ đâu đến? Nêu ý chính của bài?
- 2,3 Hs đọc, trả lời câu hỏi.
- Gv cùng hs nx chung, ghi điểm.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Luyện đọc và tìm hiểu bài
*.Luyện đọc.
- Đọc toàn bài:
- 1 Hs khá đọc bài.
- Bài chia ra làm mấy đoạn?:
- 6 đoạn ( mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn)
- Đọc nối tiếp: 2 lần
- 6 Hs đọc / 1 lần.
+ Đọc nối tiếp lần 1: Kết hợp sửa lỗi phát âm.
- 6 Hs đọc
+ Đọc nối tiếp lần 2: Kết hợp giải nghĩa từ.
- 6 Hs khác đọc.
- Luyện đọc theo cặp:
- Từng cặp luyện đọc.
- Đọc toàn bài:
- 1 Hs đọc
- Gv nx đọc đúng và đọc mẫu toàn bài:
- Hs nghe
* Tìm hiểu bài
- Đọc thầm toàn bài, trao đổi:
- Hs đọc thầm, lần lượt trả lời:
- Ma-gien- lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì?
 có nhiệm vụ khám phá những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.
- Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường?
- Cạn thức ăn, hết nước ngọt, thuỷ thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài 3 người chết phải ném xác xuống biển. Phải giao tranh với thổ dân.
- Đoàn thám hiểm đã bị thiệt hại như thế nào?
- Ra đi có 5 chiếc thuyền mất 4 chiếc thuyền lớn, gần 200 ngời bỏ mạng dọc đường, trong đó có Ma-gien-lăng cũng bỏ mình trong trận giao tranh. Chỉ còn 1 chiếc thuyền với 18 thuỷ thủ sống sót.
- Hạm đội của Ma-gien-lăng đã đi theo hành trình nào?
- Chọn ý c đúng.
- Đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng đã đạt những kết quả gì?
- ..đã khẳng định Trái đất hình cầu, phát hiện ra Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về các nhà thám hiểm?
- Những nhà thám hiểm rất dũng cảm, dám vượt mọi khó khăn để đạt mục đích ....
- Nêu ý nghĩa của bài:
Ca ngợi Ma-gien – lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vợt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định Trái Đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới
* Đọc diễn cảm:
- Đọc nối tiếp bài:
- 6 Hs đọc.
- Nêu cách đọc bài:
- Toàn bài đọc rõ, chậm, đọc rành rẽ những từ ngữ thông báo thời gian. Nhấn giọng: khám phá, mênh mông, TBD, bát ngát, mãi chẳng thấy bờ, uống nước tiểu, ninh nhừ giày, thắt lưng da, ném xác, nảy sinh, bỏ mình, không kịp, mười tám thuỷ thủ sống sót, mất bốn chiếc thuyền, gần 200 ngời bỏ mạng, khẳng định, phát hiện, 
- Luỵên đọc đoạn 2,3:
- Gv đọc mẫu:
- Hs lắng nghe, nêu cách đọc.
- Luyện đọc theo cặp:
- Từng cặp đọc bài.
- Thi đọc:
- Cá nhân, cặp đọc.
- Gv cùng hs nx, khen hs đọc tốt, ghi điểm.
4. Củng cố, dặn dò
- Hs nêu lại nội dung bài
- GV Nx tiết học, vn đọc bài và chuẩn bị bài 60.
Bổ sung sau tiết dạy:..................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________________
Tiết 3: 	 Toán
Luyện tập chung.
I. Mục tiêu
- HS thực hiện được các phép tính về phân số .
- Biết tìm phân số của một số và tính được diện tích hình bình hành.
- Giải được bài toán liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng( hiệu) của hai số đó.
- Học sinh yếu: Học sinh yếu làm được bài tập 1
II. Chuẩn bị
- SGK, Bảng phụ bài 5
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu 1 hs lấy ví dụ về bài toán tìm 2 số khi biết hiệu của 2 số?
- 1 Hs lấy ví dụ, lớp nx, cả lớp giải bài vào nháp.
- Gv cùng hs nx, trao đổi bài, ghi điểm.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1.Tính
HS nêu y/c của bài
HS nhắc lại cách quy đồng mẫu số
- Hs đọc yêu cầu bài, lớp làm bài vào vở.
- 4 Hs lên bảng chữa bài.
- Gv cùng hs nx, chữa bài, trao đổi về cách làm bài:
Bài 2.
- Hs nêu bài toán
- GV hướng dẫn HS phân tích,giải bài toán
- Hs đọc yêu cầu bài, phân tích bài toán.
- Nêu cách tính diện tích hình bình hành?
- S HBH = đáy x chiều cao
- Làm bài vào nháp:
- Cả lớp làm bài, 1 Hs lên bảng chữa bài.
- Gv cùng hs nx, chữa bài:
Bài giải
Chiều cao của hình bình hành là:
 (cm)
Diện tích hình bình hành là:
18 x 10 = 180 (cm2)
Đáp số: 180 cm2.
Bài 3 
- Hs làm bài vào vở, 2 Hs lên bảng chữa.
- Hs nêu bài toán
- GV hướng dẫn HS phân tích,giải bài toán 
- Gv thu chấm một số bài:
 Bài giải
Ta có sơ đồ:
Búp bê:	 63 cái
Ô tô:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
2 + 5 = 7 (phần).
Số ôtô trong gian hàng là:
63 : 7 x 5 = 45 (ôtô)
Đáp số: 45 ôtô.
4. Củng cố, dặn dò
- HS nêu lại cách quy đồng phân số,cách tính diện tích hình bình hành
- Nx tiết học, vn ôn lại phần đã học và xem bài 147.
- Hoàn thiện bài tập trong VBT
Bổ sung sau tiết dạy:..................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________________
Tiết 4: Địa lí
Thành phố Đà Nẵng
I. Mục tiêu
- HS nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Nẵng:
+Vị trí ven biển, đồng bằng duyên hải miền Trung.
+ Đà Nẵng là thành phố cảng lớn, đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông.
+ Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp, địa điểm du lịch.
- Chỉ được thành phố Đà Nẵng trên bản đồ (lược đồ).
- HS biết và yêu quý một khu du lịch.
- Học sinh yếu: Biết được thành phố Đà Nẵng là một thành phố cảng lớn.
II. Chuẩn bị
- Bản đồ hành chính Việt Nam. ảnh về TP Đà Nẵng.
- Dự kiến HĐ: nhóm, cả lớp, cá nhân
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Vì sao Huế được gọi là thành phố du lịch?
- 2 Hs nêu, lớp nx, bổ sung.
- Gv nx chung, ghi điểm.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
 b.Nội dung
 Hoạt động 1: Đà Nẵng - thành phố cảng.
- Treo lược đồ TP Đà Nẵng:
- Hs quan sát.
- Chỉ TP ĐN và mô tả vị trí TPĐN ?
- Hs làm việc theo N2.
- Hs chỉ và mô tả:
- TPĐN nằm ở phía Nam của đèo Hải Vân.
- Nằm bên sông Hàn và vịnh Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà.
- Nằm giáp các tỉnh : Thừa Thiên Huế và Quảng Nam.
- Kể tên các loại hình giao thông ở ĐN?
- Đường biển, đường thuỷ, đường bộ, đường sắt, đường hàng không.
- Kể tên các đầu mối giao thông quan trọng ở ĐN?
Cảng Tiên Sa; cảng sông Hàn; Quốc lộ 1; Đường tàu thống nhất Bắc Nam; Sân bay Đà Nẵng.
- Tại sao ĐN là thành phố cảng?
- ĐN là thành phố cảng là đầu mối giao thông quan trọng ở miền Trung, là 1 trong những thành phố lớn của nước ta.
* Kết luận: Đà Nẵng là đầu mối giao thông lớn ở duyên hải miền trung vì thành phố là nơi đến và nơi xuất phát của nhiều tuyến giao thông: đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không.
. Hoạt động 2: Đà Nẵng- trung tâm công nghiệp.
- Tổ chức hs trao đổi theo cặp:
- Cả lớp đọc sgk và trao đổi cặp:
- Kể tên hàng hoá được đưa đến ĐN và từ ĐN đưa đến nơi khác?
- Hàng hoá đưa đến ĐN: Ô tô thiết bị, máy móc; Quần áo; Đồ dùng sinh hoạt;
- Hàng hoá từ ĐN đưa đến nơi khác: Vật liệu xây dựng (đá); vải may quần áo; cá tôm đông lạnh.
- Hàng hoá đưa đến TP ĐN chủ yếu là sản phẩm của ngành nào?
- Hàng hoá từ ĐN đưa đến nơi khác là sản phẩm công nghiệp hay nguyên vật liệu?
- Chủ yếu là sản phẩm của ngành công nghiệp.
- Chủ yếu là các nguyên vật liệu: đá, cá tôm đông lạnh.
- Nêu 1 số ngành sản xuất của ĐN?
- Khai thác than, khai thác đá, khai thác tôm, cá, dệt,...
* Kết luận: ĐN có nhiều khu công nghiệp lớn, thu hút nhiều nhà đầu tư ĐN trở thành trung tâm công nghiệp lớn và quan trọng của miền Trung.
 Hoạt động 3: ĐN - Địa điểm du lịch.
- Đà Nẵng có điều kiện để phát triển du lịch không? Vì sao?
- Có vì ĐN nằm sát biển, có nhiều bãi biển đẹp, nhiều cảnh đẹp, danh lam thắng cảnh.
- Những nơi nào của ĐN thu hút được nhiều khách du lịch?
- Chùa Non Nước, bãi biển, núi Ngũ Hành Sơn, bảo tàng Chăm,...
* Kết luận chung: - Hs đọc ghi nhớ.
4. Củng cố, dặn dò
- HS nêu lại nội dung bài
- GVNx tiết học, VN học thuộc bài và chuẩn bị bài tuần 32.
- Về nhà làm bài tập trong VBT
Bổ sung sau tiết dạy:..................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________________
Tiết 5: Chào cờ
________________________________________________________________________________________________
Ngày soạn: 03/ 4/ 2011
Ngày giảng: Thứ ba ngày 05 tháng 4 năm 2011.
Tiết 1: Đạo đức
Bảo vệ môi trường ( Tiết 1)
I. Mục tiêu
- HS biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và trách nhiệm tham gia bảo vệ môi trường.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ môi trường.
- Tham gia bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng. 
II. Chuẩn bị
- SGk, tranh ảnh sưu tầm...
- Dự kiến HĐ: nhóm, cả lớp, cá nhân
III.Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Em cần làm gì để tham gia giao thông
 an toàn?
- 1,2 HS nêu, lớp nx, bổ sung.
- GV nx, đánh giá chung.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
 b. Nội dung
Hoạt động 1: Thảo luận thông tin.
- Đọc thông tin:
- 1,2 Hs đọc, lớp đọc thầm sgk.
- Thảo luận nhóm câu hỏi 1;2;3:
- N3 thảo luận:
- Trình bày:
- Đại diện các nhóm trình bày từng câu:
- Gv cùng hs nx chung, chốt ý đúng:
- Hs nhắc lại:
* Kết luận: Đất bị xói mòn: Diện tích đất trồng trọt giảm, thiếu lương thực, dẫn đến nghèo đói.
- Dầu đổ vào đại dương : gây ô nhiễm bẩn, sinh vật bị chết hoặc nhiễm bẩn, người bị nhiễm bệnh.
- Rừng bị thu hẹp: lượng nước ngầm dự trữ giảm, lũ lụt hạn hán xảy ra, giảm hoặc mất hẳn các loại cây, các loại thú gây xói mòn, đất bị bạc màu.
 Hoạt động 2: Bài tập 1.
- Hs đọc yêu cầu bài tập.
- Đọc các thông tin trong bài tập:
- Hs đọc thầm
- Yêu cầu hs đọc các việc làm:
- 1 Hs đọc. Lớp nêu ý kiến, lớp trao đổi.
- Gv nx chung chốt ý đúng:
- Hs nhắc lại:
* Kết luận: Các việc làm bảo vệ môi trường: b,c,đ,g.
Hoạt động 3: Bài học
- HS nêu bài học SGK
4.Củng cố, dặn dò
- HS đọc lại nội dung bài học
- GV nhận xét tiết học
- Tìm hiểu tình hình bảo vệ môi trường tại địa phương.
Bổ sung sau tiết dạy:..................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________________
Tiết 2: 	 Toán
Tỉ lệ bản đồ
I. Mục tiêu
- Bước đầu HS nhận biết được ý nghĩa và hiểu được tỉ lệ bản đồ là gì .
- HS thực hành xem được tỉ lệ trên bản đồ
- Học sinh yếu: Biết đọc được tỉ lệ trên bản đồ, làm bài tập 1.
II.Chuẩn bị	
- Bản đồ thế giới, bản đồ VN, bản đồ một số tỉnh thành,...
- Dự kiến HĐ: cá nhân, cả lớp
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu cách giải bài toán tìm 2 số khi biết hiệu( tổng) và tỉ số của 2 số đó?
- 2,3 Hs nêu, lớp nx, bổ sung.
- Gv nx chung, ghi điểm.
3.Bài mới
a. Giới thiệu bài.
b. Giới thiệu tỉ lệ bản đồ:
- Gv treo các bản đồ đã chuẩn bị:
- Gv hướng dẫn HS đọc tỉ lệ bản đồ.
- Hs đọc tỉ lệ bản đồ.
- Gv kết luận:
- Các tỉ lệ 1:10 000 000;... ghi trên bản đồ gọi là tỉ lệ bản đồ.
- Tỉ lệ bản đồ VN: 1 : 10 000 000 cho biết gì?
- Cho biết hình nước VN thu nhỏ 10 triệu lần.
- Độ dài 1 cm trên bản đồ ứng với độ dài bao nhiêu trên thực tế?
- ..... 10 000 000 cm hay 100 km trên thực tế.
- Tỉ lệ bản đồ có thể viết dưới dạng phân số, tử số và mẫu số cho biết gì?
- TS cho biết độ dài thu nhỏ trên bản đồ là 1 đơn vị đo độ dài (cm,dm,m,...) và mẫu số cho biết độ dài thật tương ứng là 10 000 000 đơn vị độ dài đó (10000000 cm, 10000000 dm, 10000000 m, ...)
c Bài tập: 
Bài 1.
- HS nêu y/c của bài
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Hs nêu miệng:
- Trên bản đồ tỉ lệ 1:1000, mỗi độ dài 1mm; 1cm; 1dm, ứng với độ dài thật lần lượt là: 1000 mm; 1000cm; 
1000 dm.
Bài 2. Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- Hs đọc yêu cầu bài, lớp làm bài vào vở.
- Gv thu một số bài chấm.
- 1 số hs lên diền.
- Gv cùng hs nx, chữa bài:
- Độ dài thật: 1000cm; 300dm; 
10 000mm; 500m.
4. Củng cố, dặn dò
- HS nêu lại nội dung bài
- GV Nx tiết học, Vn làm bài tập VBT Tiết 147.
Bổ sung sau tiết dạy:..................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________________
Tiết 3: Luyện từ và câu:
Mở rộng vốn từ: Du lịch – Thám hiểm.
I. Mục đích, yêu cầu
- HS biết được một số từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịch và thám hiểm
- Bước đầu vận dụng vốn từ đã học theo chủ điểm du lịch thám hiểm đề viết được đoạn văn nói về du lịch hay thám hiểm.
- Học sinh yếu: Biết một số từ về du lịch, thám hiểm, làm bài tập 1 (a)
II.Chuẩn bị	
- Phiếu học tập, VBT
- Dự kiến HĐ: nhóm, cả lớp, cá nhân
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Muốn yêu cầu đề nghị ta phải nh thế nào? Lấy ví dụ?
- 2, 3 Hs nêu, lớp nx, bổ sung.
- Gv nx chung, ghi điểm.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Bài tập
Bài 1: Tìm những từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịch.
- HS đọc y/c của bài
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận:
- Mỗi nhóm làm một phần vào phiếu:
- HS trình bày:
- Dán phiếu, đại diện từng nhóm trình bày, lớp nx, trao đổi, bổ sung.
- Gv nx chung, khen nhóm tìm được nhiều từ đúng:
a. Đồ dùng cần cho chuyến du lịch:
- va li, cần câu, lều trại, giày thể thao, mũ, quần áo, thiết bị nghe nhạc, điện thoại, đồ ăn, đồ uống...
b. Phương tiện giao thông
- tàu thuỷ, bến tàu, tàu hoả, ô tô, máy bay, tàu điện, xe buýt, nhà ga, sân bay, cáp treo, bến xe, vé tàu, vé xe, xe máy, xe đạp, xích lô, 
c.Tổ chức, nhân viên phục vụ du lịch.
- khách sạn, hướng dẫn viên, nhà nghỉ, phòng nghỉ, công ti du lịch, tuyến du lịch, tua du lịch, 
d. Địa điểm tham quan du lịch:
- phổ cổ, bãi biển, công viên, hồ, núi, thác nước, chùa di tích lịch sử, bảo tàng, nhà lưu niệm, 
Bài 2. Tìm những từ ngữ liên quan đến hoạt động thám hiểm
- HS đọc y/c của bài
- HS nêu miệng trước lớp
- Hs nêu miệng trước lớp
a. Đồ dùng cần cho cuộc thám hiểm:
- la bàn, lều trại, thiết bị an toàn, quần áo, đồ ăn, nước uống, đèn pin, dao, bật lửa, vũ khí, 
b. Những khó khăn nguy hiểm cần vượt qua:
- bão, thú dữ, núi cao, vực sâu, rừng rậm, sa mạc, mưa, gió, tuyết, sóng thần, cái đói, cái khát, sự cô đơn, 
c. Những đức tính cần thiết của người tham gia:
- Kiên trì, dũng cảm, can đảm, táo bạo, bền gan, bền chí, thông minh, nhanh nhẹn, sáng tạo, ưa mạo hiểm, tò mò, hiếu kì, ham hiểu biết, thích khám phá, không ngại khổ, 
Bài 3. Viết một đoạn văn ngắn nói về hoạt động du lịch hay thám hiểm...
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức học sinh làm bài vào vở:
- Cả lớp làm bài.
Tuần vừa qua lớp em có tổ chức đi tham quan. Địa phương chúng em có rất nhiều địa điểm thú vị hấp dẫn khách du lịch. Cuối cùng chúng em quyết định đi thăm thác nước. Chúng em phân công nhau chuẩn bị cho cuộc di tham quan : quần áo, đồ ăn, đồ uống, ....
- HS trình bày:
- Lần lượt hs nêu, lớp nx, trao đổi, bổ sung.
- Gv nx chung, ghi điểm.
4.Củng cố, dặn dò
- HS nêu lại nội dung bài
- Hôm nay các em được mở rộng thêm về chủ đề gì?
- Gv Nx tiết học. VN hoàn thành bài vào vở, chuẩn bị bài 60.
Bổ sung sau tiết dạy:..................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________________
Tiết 4: Chính tả: Nhớ viết
Đường đi Sa Pa
I. Mục đích, yêu cầu
- Nhớ-viết đúng bài chính tả ; biết trình bày đúng đoạn văn trích.
- Làm đúng BT chính tả phương ngữ (2)a/b hoặc (3) a/b
- Rèn kĩ năng viết chữ cho học sinh
- Học sinh yếu: Viết tương đối đúng chính tả.
II. Chuẩn bị
- Bảng phụ và phiếu học tập.VBT
- Dự kiến HĐ: cá nhân, nhóm, cả lớp
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
- Viết: trung thành, chung sức, con trai, cái chai, phô trương, chương trình, 
- 2 Hs lên bảng viết, lớp viết nháp.
- Gv cùng hs nx, ghi điểm.
3. Bài mới
a.Giới thiệu bài
b.Hướng dẫn viết chính tả
- Đọc yêu cầu bài tập 1.
- 1 Hs đọc.
- Đọc thuộc lòng đoạn văn cần nhớ viết:
- 2 Hs đọc.
- Phong cảnh Sa Pa được thay đổi như thế nào?
- thay đổi theo thời gian trong một ngày. Ngày thay đổi mùa liên tục: mùa thu, mùa đông, mùa xuân.
- Tìm và luyện viết từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả?
- Hs tự tìm và đọc, cả lớp luyện viết:
- VD: thoắt cái, khoảnh khắc, hây hẩy, nồng nàn, hiếm quý, diệu kì, 
- y/c HS nhớ – viết chính tả:
- Cả lớp viết bài.
- Gv thu một số bài chấm.
- Hs đổi chéo vở soát lỗi.
- Gv cùng hs nx chung.
c. Bài tập.
Bài 2a. Tìm những tiếng có nghĩa ứng với ô trống dưới đây
- Hs đọc yêu cầu.
- Gv kẻ lên bảng:
- Hs làm bài vàoVBT.
- HS thi trình bày:
- Đại diện 3 nhóm lên bảng thi, lớp trình bày miệng.
- Gv cùng hs nx, chốt bài đúng.
ong
ông
ưa
r
rong chơi, ròng ròng, rong biển, bán hàng rong, đi rong,
nhà rông, rồng, rỗng, rộng, rồng lên, 
rửa, rữa, rựa, 
d
cây dong, dòng nước, dong dỏng,..
cơn dông,( hoặc cơn giông)
Dưa, dừa, dứa, 
gi
giong buồm, gióng hàng, giọng nói, giỏng tai, giong trâu, trống giong cờ mở, 
cơn giông, giống, nòi giống, 
ở giữa, giữa chừng 
Bài 3a. Tìm những tiếng ứng với ô trống dưới đây 
- Hs đọc yêu cầu.
- Gv chép đề bài lên bảng:
- Hs tự làm bài vào vở, 1 Hs lên chữa bài.
- Gv cùng hs nx chung, chốt bài đúng:
Thứ tự điền đúng: thế giới, rộng, biên giới, dài.
4.Củng cố, dặn dò: 
- HS nêu lại nội dung bài
- Gv Nx tiết học, ghi nhớ các từ để viết đúng.
- HS về nhà hoàn thiện bài tập trong VBT
Bổ sung sau tiết dạy:..................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________________
Tiết 5: Thể dục (Giáo viên chuyên)
_______________________________________________________________________________________________
Ngày soạn: 04/4/2011
Ngày giảng: Thứ tư ngày 06 tháng 4 năm 2011
Tiết 1: Tập đọc
Dòng sông mặc áo
I. Mục đích, yêu cầu
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ trong bài với giọng vui, tình cảm.
- Hiểu ND: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương.
- Học sinh yếu: Đọc trơn 8 dong thơ đầu.
- HS đọc thuộc khoảng 8 dòng thơ.
II. Chuẩn bị
- Tranh minh hoạ bài đọc.
- Dự kiến HĐ: cá nhân, cặp, cả lớp
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài: Hơn một nghìn ngày vòng quanh Trái Đất.Trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc.
- 3 Hs đọc nối tiếp và trả lời câu hỏi.
- Gv cùng hs nx, ghi điểm.
3. Bài mới
a.Giới thiệu bài
b.Luyện đọc và tìm hiểu bài
* Luyện đọc.
- Đọc toàn bài:
- 1 Hs đọc
- Bài chia ra làm mấy đoạn?
- 2 đoạn: Đ1: 8 dòng đầu.
 Đ2: 6 dòng còn lại.
- Đọc nối tiếp 2 lần:
- 2 Hs đọc/1lần.
+ Đọc nối tiếp lần 1: Kết hợp sửa phát âm và ngắt nhịp bài thơ.
- 2 Hs đọc
+ Đọc nối tiếp lần 2: Kết hợp giải nghĩa từ.
- 2 Hs khác đọc.
- Đọc theo cặp:
- Từng cặp luyện đọc.
- Đọc toàn bài:
- 2 Hs đọc
- Gv nx đọc đúng và đọc mẫu bài:
- Hs nghe.
* Tìm hiểu bài:
- Đọc thầm toàn bài, trao đổi, trả lời:
- Lớp đọc thầm trao đổi theo bàn:
- Vì sao tác giả nói là dòng sông điệu?
- vì dòng sông luôn thay đổi mùa sắc giống như con người đổi màu áo.
- Tác giả dùng từ ngữ nào tả cái điệu của dòng sông?
- thướt tha, mới may, ngẩn ngơ, nép, mặc áo hồng, áo xanh, áo vàng, áo đen, áo hoa .
- Ngẩn ngơ nghĩa là gì?
- là ngây người ra, không chú ý gì đến xung quanh, tâm trí để ở đâu.
- Màu sắc của dòng sông thay đổi như thế nào trong một ngày?
- lụa đào, áo xanh, hây hây ráng vàng. Nhung tím, áo đen, áo hoa, ứng với thơi gian trong ngày: nắng lên, tra về, chiều tối, đêm khuya, sáng sớm 
- Cách nói dòng sông mặc áo có gì hay?
- là hình ảnh nhân hoá làm cho con sông trở nên gần gũi với con người 
- Em thích hình ảnh nào trong bài, vì sao?
- Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
- Rèm thêu trước ngực vầng trăng.
- Nêu nội dung chính của bài?
- Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương
* Đọc diễn cảm và HTL bài thơ.
- Đọc nối tiếp bài thơ:
- 2 Hs đọc
- Nêu cách đọc bài:
- Đọc diễn cảm, giọng nhẹ nhàng, ngạc nhiên. Nhấn giọng: điệu làm sao, thướt tha, bao la, thơ thẩn, hây hây ráng vàng, ngẩn ngơ, áo hoa, nở nhoà, 
- Luyện đọc diễn cảm đoạn 2 của bài:
+ Gv đọc mẫu:
- Hs nêu cách đọc đoạn và luyện đọc cặp.
- Thi đọc:
- Cá nhân, nhóm.
- Gv cùng hs nx tuyên dương hs đọc tốt.
- HTL:
- Cả lớp nhẩm HTLtừng đoạn, cả bài thơ.
- Thi HTL bài thơ:
- HTL đoạn, cả bài.
- Gv cùng hs nx, ghi điểm hs HTL và hay.
4.Củng cố, dặn dò
- Bài thơ ca ngợi điều gì?
- GVNX tiết học, VN HTL bài thơ, chuẩn bị bài sau.
Bổ sung sau tiết dạy:..................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________________
Tiết 2: Toán
ứng dụng của tỉ lệ bản đồ
I. Mục tiêu
- Bước đầu HS biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ
- Hs biết vận dụng vào thực tế
- Học sinh yếu: Làm được bài tập 1
II.Chuẩn bị	
- Vẽ bản đồ Trường Mầm non xã Thắng Lợi lên bảng phụ
- Dự kiến HĐ: cá nhân, cả lớp
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ.
- Chobiết tỉ lệ bản đồ là 1:10 000 cm; Độ dài thu nhỏ 1cm ứng với độ dài thật là bao nhiêu cm; dm; m?
- Một số hs trả lời, lớp nx, bổ sung.
- Gv nx chung, ghi điểm.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Giới thiêụ bài toán 1.
- Gv treo bản đồ, ghi đề toán :
- Hs đọc.
- Độ dài thu nhỏ trên bản đồ dài mấy xăng-ti-mét?
- Dài 2cm.
- Bản đồ Trường mầm non xã Thắng Lợi vẽ theo tỉ lệ nào?
1: 300
- 1cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu xăng ti mét?
- 300 cm.
- 2cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu xăng ti mét?
2cm x 300 = 600 cm.
- Yêu cầu hs giải bài toán vào nháp:
- 1 Hs lên bảng giải bài, lớp nx, bổ sung.
- Gv nx chốt bài đúng:
Bài giải
Chiều rộng thật của cổng trường là:
2 x 300 = 600 (cm)
600 cm = 6 m
Đáp số : 6m.
Bài toán 2. 
HS nêu bài toán
y/c HS giải bài toán
(Lưu ý: Nên viết 102 x 1000 000 không nên viết ngược lại)
Bài giải
Quãng đường Hà Nội - Hải Phòng dài là:
102 x 1000 000 = 102 000 000 (mm)
102 000 000 m m= 102 km
Đáp số: 102 km.
c. Luyện tập.
Bài 1. Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Gv kẻ bảng:
- HS nêu y/c của bài
- Hs làm bài vào vở nháp, 3 Hs lên bảng chữa bài, lớp nx, bổ sung, trao đổi.
Tỉ lệ bản đồ
1 : 500000
1 : 15000
1 : 2000
Độ dài thu nhỏ
2 cm
3 dm
50 mm
Độ dài thật
1000000cm
45000dm
100000mm.
- Gv nx chung, chốt bài đúng:
Bài 2. 
- Hs đọc bài toán
- Hs đọc yêu cầu bài toán, trao đổi cách giải bài:
- GV hướng dẫn HS phân tích, giải bài toán
- HS làm bài vào vở:
- Cả lớp làm bài vào vở, 1 Hs lên bảng chữa bài.
- Gv thu chấm một số bài:
- Gv cùng hs nx chữa bài.
Bài giải
Chiều dài thật của phòng học là:
4 x 200 = 800 (cm)
800 cm = 8 m
Đáp số : 8 m.
4. Củng cố, dặn dò
- HS nêu lại nội dung bài
- GVNx tiết học, Vn làm bài tập VBT tiết 148.
Bổ sung sau tiết dạy:..................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________________
Tiết 3: Tập làm văn
 Luyện tập quan sát con vật
I. Mục đích, yêu cầu
- HS nêu được nhận xét về cách quan sát và miêu tả con vật qua bài văn Đàn ngan mới nở; bước đầu biết cách quan sát một con vật để chọn lọc các chi tiết nổi bật về ngoại hình, hoạt động và tìm từ ngữ để miêu tả con vật đó.
- Học sinh yếu: Biết được cấu tạo, làm được bài tập 1
- HS yêu quý con vật
II. Chuẩn bị
- Tranh minh hoạ bài đọc và một số tranh, ảnh con vạt khác cỡ to.
- Dự kiến HĐ: cá nhân, cặp, cả lớp
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
- Nêu cấu tạo bài văn miêu tả con vật?
- 1,2 Hs nêu, lớp nx.
- Gv nx chung, ghi điểm.
3.Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn quan sát.
Bài 1. Đọc bài văn sau
- HS đọc bài văn
- 1 Hs đọc to bài văn, lớp đọc thầm bài văn.
Bài 2.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức trao đổi theo cặp:
- Hs trao đổi và ghi vào nháp.
- Trình bày:
- Các nhóm nêu miệng, lớp nx, trao đổi, bổ sung.
- Gv nx chung ghi bảng tóm tắt:
Các bộ phận
Từ ngữ miêu tả
Hình dáng
chỉ to hơn cái trứng một tí
Bộ lông
vàng óng, như màu của những con tơ nõn mới guồng
Đôi mắt
chỉ bằng hột cườm, đen nhánh hạt huyền, long lanh đưa đi đưa lại như có nước.
Cái mỏ
màu nhung hươu, vừa bằng ngón tay đứa bé mới đẻ, mọc ngăn ngắn đằng trước
Cái đầu
xinh xinh vàng nuột
Hai cái chân
lủn chủn, bé tí, màu đỏ hồng.
- Những câu miêu tả nào em cho là hay?
- Hs nêu 
Bài 3.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Viết lại kết quan sát vào nháp:
- Cả lớp viết theo trí nhớ đã quan sát hoặc tranh ảnh treo bảng:
- Trình bày:
- Nhiều học sinh trình bày, lớp nx trao đổi, bổ sung.
- Gv nx chung:
VD: Các bộ phận
Từ ngữ miêu tả
Bộ lông
hung hung có sắc vằn đo đỏ
Cái đầu
tròn tròn
Hai tai
dong dỏng, dựng đứng
Đôi mắt
hiền lành, ban đêm sáng long lanh
Bộ ria
vểnh lên có vẻ oai vệ lắm
Bốn chân
thon nhỏ, bước đi êm, nhẹ như lướt trên mặt đất
Cái đuôi
dài, thướt tha, duyên dáng.
Bài 4.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Nhớ lại và nêu miệng bài :
- Hs làm bài vào nháp:
- Trình bày:
- Nhiều hs nêu miệng bài.
- Gv cùng hs nx, khen hs miêu tả hoạt động của con mèo, (hoặc chó) sinh động.
4.Củng cố, dặn dò
- HS nêu lại nội dung bài
- Gv Nx tiết học. VN viết hoàn chỉnh 2 đoạn văn bài 3,4 vào vở.
- VN quan sát các bộ phận con vật em yêu thích.
Bổ sung sau tiết dạy:..................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________________
Tiết 4: Mĩ thuật (Giáo viên chuyên dạy)
__________________________________________________________________
Tiết 5: 	 Khoa học
Nhu cầu chất khoáng của thực vật.
I. Mục tiêu
- HS biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về chất khoáng khác nhau.
- Rèn cho HS kĩ năng quan sát, dựa vào tranh ảnh để tìm ra kiến thức.
- GD HS ý thức ham tìm hiểu khoa học.
II.Chuẩn bị	
- Sưu tầm tranh ảnh cây thật hoặc lá cây, bao bì quảng cáo các loại phân bón.
- Dự kiến HĐ: nhóm, cá nhân, cả lớp
III. Các hoạt động dạy- học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ.
- Giải thích tại sao trong mỗi thời điểm khác nhau các loài cây có nhu cầu nước khác nhau?
- 2,3 Hs lên nêu, lớp nx, bổ sung.
- Gv nx, ghi điểm.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
 b. Nội dung
Hoạt động 1: Vai trò của chất khoáng đối với thực vật.
- Tổ chức hs làm việc theo N3:
- N3 hoạt động.
- Quan sát cây cà chua Ha,b,c,d:
- Hs quan sát và trao đổi theo câu hỏi:
- Các cây cà chua ở hình b,c,d thiếu các chất khoáng gì? Kết quả ra sao?
- Cây b: Thiếu ni tơ, cây còi cọc, lá bé, thân mềm, rũ xuống.
- Cây c: Thiếu ka li, thân gầy, lá bé, quả ít, còi cọc.
- Cây d: Thiếu phốt pho thân gầy, lùn, lá bé, quả ít, còi cọc, chậm lớn.
- Trong số các cây cà chua a,b,c,d cây nào phát triển tốt nhất? Tại sao? Rút ra kết luận gì?
- Cây a phát triển tốt nhất vì cây được bón đủ chất khoáng. Chất khoáng rất cần cho cây trồng.
- Cây cà chua nào phát triển kém nhất? Tại sao? Điều đó rút ra kết luận gì?
- Cây b phát triển kém nhất vì cây thiếu ni tơ, 
- Ni tơ có vai trò quan trọng đối với cây.
* Kết luận: Trong quá trình sống, nếu không được cung cấp đầy đủ các chất khoáng, cây sẽ kém phát triển, không ra hoa kết quả được hoặc nếu có sẽ cho năng suất thấp.
Ni-tơ là chất khoáng quan trọng nhất.
 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_30_nam_hoc_2010_2011.doc