Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 3, Thứ 4 - Năm học 2012-2013

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 3, Thứ 4 - Năm học 2012-2013

TOÁN

Tiết 13: Luyện tập

(trang 17)

I. Mục tiêu

Giúp HS:

- Giúp HS củng cố về: Cách đọc, viết số đến lớp triệu, cách nhận biết giá trị của từng chữ số theo hàng và lớp.

 - Làm quen với các số đến lớp tỉ .

 - Luyện tập về bài toán sử dụng bảng thống kê số liệu .

 - Đọc, viết số nhanh và chính xác.

II. Đồ dùng dạy học

 - Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bảng thống kê trong BT 3 ,4

 - Lược đồ Việt Nam trong BT 5 phóng to .

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

 

doc 8 trang xuanhoa 11/08/2022 2030
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 3, Thứ 4 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ hai ngày 17 tháng 9 năm 2012
Ngày dạy: Thứ tư ngày 19 tháng 9 năm 2012
TOÁN
Tiết 13: Luyện tập
(trang 17)
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Giúp HS củng cố về: Cách đọc, viết số đến lớp triệu, cách nhận biết giá trị của từng chữ số theo hàng và lớp.
 - Làm quen với các số đến lớp tỉ .
 - Luyện tập về bài toán sử dụng bảng thống kê số liệu .
 - Đọc, viết số nhanh và chính xác. 
II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bảng thống kê trong BT 3 ,4
 - Lược đồ Việt Nam trong BT 5 phóng to .
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Trò chơi: Đố bạn
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước.
+ Gọi 3 HS lên bảng thực hiện các bài tập :
- Đọc và nêu giá trị chữ số 6 trong số 715638 ; 
576 138 , 863 571.
 + GV nhận xét và ghi điểm .
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
Hướng dẫn HS thực hành
MT : củng cố cách đọc, viết số đến lớp triệu, làm quen với lớp tỉ.
 PP : động não, đàm thoại, thực hành.
Bài tập 1:
+ Cho HS nhắc lại cách xác định giá trị của 1 chữ số.
+ GV theo dõi, sửa chữa.
+ GV sửa bài, chốt lại lời giải đúng.
+ Nhận xét, tuyên dương nhóm đọc rõ và đúng .
Bài tập 2:
+ GV cho HS đọc và nêu yêu cầu bài tập 
+ GV cho HS viết vào bảng con lần lượt theo bảng 
+ GV kiểm tra và nhận xét , sau đó gọi HS nêu cách đọc.
Bài tập 3:
+ GV treo bảng số liệu, hỏi nội dung bảng và nêu dân số của từng nước được thống kê.
+ GV yêu cầu HS đọc và trả lời từng câu hỏi của bài. 
+ Hướng dẫn HS: so sánh số dân của các nước được thống kê với nhau.
+ Sửa bài, nhận xét.
Bài tập 4 ( Giới thiệu lớp tỉ )
+ Giới thiệu Tỉ:
- GV thống nhất cách 1 000 000 000 và giới thiệu : Một nghìn triệu được gọi là 1 tỉ
- Số tỉ có mấy chữ số, đó là những chữ số nào?
- Cho HS đọc-viết các số từ 1 tỉ đến 10 tỉ.
+ Cho HS thực hành cách đọc tỉ và nghìn triệu
VD: 3 tỉ là mấy nghìn triệu? 
- Số 10 tỉ có mấy chữ số, đó là những số nào?
+ Sửa bài.
3. Hoạt động nối tiếp
Bài tập làm thêm:
Đọc các số sau: 543 865 864 333; 355 674 886 363; 4 875 874 874
- 3 HS thực hiện (Hải Triều, Phương Trinh, Bảo Trường)
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- HS đọc đề.
- Thảo luận nhóm đôi, tập đọc trong nhóm.
- Trình bày: 1HS đọc, 1 HS nêu giá trị.
- HS đọc đề.
- HS nghe và viết rồi nêu cách đọc 
- HS nêu yêu cầu bài tập
- Thảo luận nhóm 4 viết vào bảng phụ câu b
- Nhóm trình bày => lớp theo dõi,NX.
- HS theo dõi
- Trả lời.
 LƯỢNG GIÁ
TẬP ĐỌC
Tiết 6: Người ăn xin
(trang 30 - 31)
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn.
- HS đọc lưu loát toàn bài, giọng đọc nhẹ nhàng, thương cảm, thể hiện được cảm xúc, tâm trạng của các nhân vật qua các cử chỉ và lời nói.
- Hiểu được nội dung ý nghĩa truyện : Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu, biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ.
+ GD KNS: Giáo dục HS lòng yêu thương con người, sự cảm thông, giá trị, tự nhận thức.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa bài tập đọc.
 - Bảng phụ viết câu, đoạn cần hướng dẫn HS luyện đọc
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Cả lớp hát 1 bài.
* Kiểm tra bài cũ.
- 2 HS đọc nối tiếp bức thư và trả lời câu hỏi:
- Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì? 
- Tìm những câu cho thấy bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng? 
- Nêu tác dụng của dòng mở đầu và kết thúc bức thư?
- Nhận xét và cho điểm HS.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
Luyện đọc.
MT: giúp HS đọc đúng bài văn.
PP: trực quan, giảng giải, thực hành.
+ Gọi 1 HS đọc cả bài.
 - Hướng dẫn phân đoạn: 3 đoạn.
 Đoạn 1: Từ đầu cứu giúp.
 Đoạn 2: Tiếp theo cho ông cả.
 Đoạn 3: Phần còn lại .
+ Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn.
+ Ghi bảng + hướng dẫn HS luyện đọc từ khó + giải thích từ khó (SGK) + giải nghĩa thêm các từ : tài sản, lẩy bẩy, khản đặc.
+ Luyện đọc trong nhóm.
+ Đọc cả bài
+ GV đọc mẫu.
Tìm hiểu bài.
MT: Giúp HS cảm thụ bài văn.
PP: Đàm thoại, giảng giải, thực hành.
+ Đoạn 1:
- Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào?
- Cậu bé có hành động gì?
- Lời nói gì?
- Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào?
- Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói “Như vậy là cháu đã cho lão rồi. “Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì?
- Sau câu nói của ông lão cậu bé cũng cảm thấy được nhận chút gì từ ông.Theo em, cậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn xin?
GV nêu ý nghĩa: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu, biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ => ghi bảng 
Hướng dẫn đọc diễn cảm.
MT: Giúp HS đọc diễn cảm bài văn.
PP: Làm mẫu, thực hành.
+ Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn: “Tôi chẳng biết chia buồn với bạn ”
+ GV đọc mẫu 
+ Theo dõi, sữa chữa, uốn nắn.
+ Ý nghĩa giáo dục: Sự cảm thông giữa người với người làm cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
3. Hoạt động nối tiếp
Yêu cầu HS tìm giọng đọc hay cho toàn bài.Luyện đọc diễn cảm.
-2 HS đọc nối tiếp và trả lời (Tường Vy, Thiên An)
- Nhận xét, cho điểm bạn.
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. Đọc 2 – 3 lượt.
- HS chú ý giọng đọc ở những đoạn thể hiện sự xót thương 
- HS luyện đọc trong nhóm
- 2 HS đọc cả bài 
HT: cá nhân, nhóm, lớp
-HS đọc thầm, đọc lướt từng đoạn và trả lời câu hỏi.
+ Đoạn 2:
+ Đoạn 3:
- HS trả lời
- HS nhận xét
- Nhận được lòng biết ơn, sự đồng cảm.
HT: cá nhân, lớp.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- Phân vai thi đọc diễn cảm.
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
	LƯỢNG GIÁ
Đọc đúng: ..
Hiểu nội dung bài: .
Đọc diễn cảm: ...
 ..›&š ..
TẬP LÀM VĂN
Tiết 5: Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật
( trang 32 - 33) 
I. Mục tiêu
Giúp HS: 
- Nắm được tác dụng của việc dùng lời nói và ý nghĩ của nhân vật để khắc họa tính cách nhân vật , nói lên ý nghĩa câu chuyện .
- Bước đầu biết kể lại lời nói , ý nghĩ của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo hai cách : trực tiếp và gián tiếp .
- Yêu thích việc khắc họa tính cách nhân vật .
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 1 phần nhận xét..
- Bài tập 3 phần nhận xét viết sẵn trên bảng lớp.
- Bảng phụ kẻ sẵn 2 cột: lời dẫn trực tiếp – lời dẫn gián tiếp.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Trò chơi: Ong tìm mật
* Kiểm tra bài cũ:
- Khi tả ngoại hình nhân vật, cần chú ý tả những gì?
- Tại sao cần phải tả ngoại hình của nhân vật?
- Tả đặc điểm ngoại hình của ông lão trong truyện Người ăn xin?
- Nhận xét cho điểm từng HS
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
Phần nhận xét
MT: Giúp HS nắm tác dụng của lời nói , ý nghĩ của nhân vật trong truyện
PP : thực hành , đàm thoại , giảng giải .
Bài tập 1:
+ Yêu cầu đọc thầm lại bài “ Người ăn xin”
+ Thảo luận nhóm ghi lại lời nói, ý nghĩ của cậu bé trong truyện “ Người ăn xin”
- Lời nói của cậu bé ?
- Ý nghĩ của cậu bé ?
+ Nhận xét, tuyên dương những HS tìm đúng các câu văn.
Bài tập 2:
- Lời nói và ý nghĩ của cậu bé nói lên điều gì về cậu?
- Nhờ đâu mà em đánh giá được tính nết của cậu bé?
GV chốt: Lời nói và ý nghĩ nói lên tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện
Bài tập 3:
+ Treo bảng phụ ghi sẵn 2 cách kể ( dùng màu phấn khác nhau ) để HS phân biệt điểm khác nhau.
+ GV phân biệt:
- Cách 1: Tác giả dẫn trực tiếp nguyên văn lời ông lão. Do đó dùng các từ xưng hô của chính ông lão với cậu bé ( cháu – lão ) => trực tiếp
- Cách 2: Tác giả ( nhân vật xung tôi ) thuật lại gián tiếp lời ông lão. Người kể xưng tôi, gọi người ăn xin là ông lão. => gián tiếp
- Có những cách nào để kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật?
- Trực tiếp là gì? 
- Gián tiếp là gì?
Phần ghi nhớ .
MT : Giúp HS rút ra được ghi nhớ .
 PP : Động não , đàm thoại , giảng giải .
- Yêu cầu HS lấy VD về dẫn lời nói gián tiếp, lời nói trực tiếp.
Phần luyện tập .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
Bài tập 1:
+ Treo bảng phụ ghi đề bài tập 1
- Dựa vào dấu hiệu nào em nhận ra lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp?
GV lưu ý: Khi dùng lời dẫn trực tiếp các em có thể đặt sau dấu hai chấm phối hợo với dấu gạch ngang đầu dòng hoặc dấu ngoặc kép. Còn khi dùng lời dẫn gián tiếp không dùng dấu ngoặc kép hay dấu gạch ngang đầu dòng nhưng đằng trước nó có thể có hoặc thêm vào các từ “ rằng, là” và dấu hai chấm
Bài tập 2:
+ Yêu cầu HS gạch dưới lời dẫn gián tiếp, xác định đó là lời nói hay ý nghĩ.
+ Hướng dẫn cách chuyển sang lời dẫn trực tiếp:
Phải thay đổi lời xưng hô.
- Phải đặt lời nói trực tiếp sau dấu hai chấm, trong dấu ngoặc kép ( xuống dòng, gạch đầu dòng)
+Yêu cầu HS làm vào bảng nhóm.
- Chốt lại lời nói đúng.
- Nhận xét, tuyên dương những nhóm HS làm nhanh, đúng.
Bài tập 3:
+ Hướng dẫn cách làm.
 - Thay đổi từ xưng hô .
 - Bỏ các dấu ngoặc kép hoặc gạch đầu dòng , gộp lại lời kể chuyện với lời nói của nhân vật .
+ GV NX, chỉnh sửa.
GV lưu ý HS: Phân biệt 2 cách kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật.
 - Giáo dục HS yêu thích việc khắc họa tính cách các nhân vật .
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS tìm một đoạn đối thoại và tập chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp.
- HS chơi.
-2 HS lên bảng (Ngọc Bảo, Lan Hương)
- Lắng nghe.
HT: cá nhân, nhóm, lớp.
- 1 em đọc nội dung các yêu cầu trong phần Nhận xét .
- Thảo luận nhóm 4, ghi bảng phụ
- Đại diện nhóm trình bày kết quả .
- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.
- Chao ôi! Cảnh nghèo đói gậm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào
- Cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão
- Cậu là người nhân hậu, giàu tình thương yêu con người
- Nhờ lời nói và suy nghĩ của cậu.
- Thảo luận nhóm đôi tìm sự khác biệt trong lời nói, ý nghĩ.
- Đại diện nhóm trình bày => lớp NX
- Trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Kể nguyên văn
- Kể bằng lời của người dẫn truyện.
HT: cá nhân, lớp.
- Vài em đọc ghi nhớ SGK. Cả lớp đọc thầm lại .
- Tìm VD.
HT: cá nhân, lớp, nhóm.
- 1 em đọc yêu cầu bài tập .
- HS làm bài cá nhân vào vở BT: dùng bút chì gạch 1 gạch dưới lời dẫn trực tiếp, gạch hai gạch dưới lời dẫn gián tiếp.
- 1 HS đánh dấu trên bảng lớp.
 => lớp nhận xét.
- Lời nói gián tiếp đứng sau các từ nối: rằng, là và dấu hai chấm.
 - 1 em đọc đề bài.
- Trầu đó ai têm, chính tay bà têm, con gái bà têm.
- Đại diện nhóm trình bày => lớp NX
- Thực hiện giống BT2.
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_3_thu_4_nam_hoc_2012_2013.doc