Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 29 - Năm học 2018-2019 (Chuẩn kiến thức)
Thứ Hai, ngày 1 tháng 4 năm 2019
TẬP ĐỌC:
ĐƯỜNG ĐI SA PA.
I. Mục tiêu:
- Đọc đúng: chênh vênh, xuyên tỉnh, bồng bềnh, huyền ảo, trắng xóa, đen huyền, lướt thướt, liễu rủ, sặc sỡ, người ngựa, khoảnh khắc, hây hẩy,.
- Giải thích được một số từ ngữ: lướt thướt, liễu rủ, khoảnh khắc, hoàng hôn, áp phiên, thoắt cái,.
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau cái dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả cảnh đẹp của con đường lên Sa Pa.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước.
- GD học sinh biết yêu quý cảnh đẹp quê hương, đất nước.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ ghi đoạn văn luyện đọc.
III. Hoạt động dạy - học:
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH TUẦN 29 Thứ Tiết Môn Bài dạy Đồ dùng 2 1/4 1 2 3 4 Chào cờ Tập đọc Toán Chính tả Tập trung toàn trường Đường đi Sa Pa Luyện tập chung NV: Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3,4,.. Bảng phụ Bảng phụ Bảng phụ 3 2/4 1 2 3 Toán Luyện từ &câu Kể chuyện Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó Mở rộng vốn từ: Du lịch - Thám hiểm Đôi cánh của ngựa trắng Bảng phụ Tranh 4 3/4 1 2 3 4 Tập đọc Toán Tập làm văn Thể dục Trăng ơi từ đâu đến! Luyện tập Luyện tập về văn miêu tả cây cối Bài 59 Bảng phụ Bảng phụ còi 5 4/4 1 2 3 Toán Luyện từ &câu Thể dục Luyện tập Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu đề nghị Bài 60 1 3 Tập làm văn Tự học Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật HD học sinh hoàn thành BT 6 5/4 1 3 Toán Sinh hoạt Luyện tập chung Sinh hoạt lớp Thứ Hai, ngày 1 tháng 4 năm 2019 TẬP ĐỌC: ĐƯỜNG ĐI SA PA. I. Mục tiêu: - Đọc đúng: chênh vênh, xuyên tỉnh, bồng bềnh, huyền ảo, trắng xóa, đen huyền, lướt thướt, liễu rủ, sặc sỡ, người ngựa, khoảnh khắc, hây hẩy,.. - Giải thích được một số từ ngữ: lướt thướt, liễu rủ, khoảnh khắc, hoàng hôn, áp phiên, thoắt cái,... - Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau cái dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả cảnh đẹp của con đường lên Sa Pa. - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước. - GD học sinh biết yêu quý cảnh đẹp quê hương, đất nước. II. Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ ghi đoạn văn luyện đọc. III. Hoạt động dạy - học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra: (5ph) - Gọi HS đọc bài Con sẻ và trả lời câu hỏi: Trên đường đi, con chó thấy gì? Theo em nó định làm gì? - GV nhận xét. 2. Bài mới (35 ph) a. Giới thiệu bài: (Ghi mục bài lên bảng) b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a. Luyện đọc : (10 ph) - Gọi HS đọc toàn bài. - HD chia đoạn: - Cho HS đọc nối tiếp đoạn (3 lượt), kết hợp hướng dẫn HS: + Luyện đọc các từ ngữ dễ đọc sai: chênh vênh, xuyên tỉnh, bồng bềnh, trắng xóa, liễu rủ, sặc sỡ, khoảnh khắc, ... + Hiểu nghĩa các từ mới: lướt thướt, liễu rủ, khoảnh khắc, hoàng hôn, áp phiên, thoắt cái,... + GV hướng dẫn HS đọc đúng các từ khó và đọc trôi chảy các đoạn trong bài. + Luyện đọc đúng toàn bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài 1 lần. b. Tìm hiểu bài: (10 ph) - Gọi HS đọc 3 đoạn, yêu cầu trả lời: H: Mỗi đoạn văn là một bức tranh đẹp về cảnh, về người. Hãy mô tả những điều em hình dung về mỗi bức tranh H: Em hãy cho biết mỗi đoạn văn gợi cho chúng ta điều gì ở Sa Pa? H: Những bức tranh phong cảnh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả. Hãy nêu một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế ấy. H: Vì sao tác giả gọi Sa Pa là "món quà diệu kì của thiên nhiên". H: Bài văn thể hiện tính chất của tác giả đối với cảnh đẹp của Sa Pa như thế nào? - GV chốt ND chính: Bài văn ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp và đất nước. c) Đọc diễn cảm và học thuộc lòng: (10 ph) - GV treo bảng phụ lên bảng. - Giáo viên đọc mẫu. - Gọi HS thi đọc diễn cảm đoạn: Xe chúng tôi... lướt thướt liễu rủ. - Yêu cầu học sinh học thuộc lòng. - Giáo viên nhận xét, ghi điểm 3. Củng cố, dặn dò: (5 ph) H: Bài văn nói với em điều gì? - Nhận xét tiết học. - Về học thuộc lòng đoạn 3, xem trước bài "Trăng ơi ... từ đâu đến?" - 1HS đọc và trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe. - 1HS khá giỏi đọc to, lớp đọc thầm theo. - Ba đoạn: + Đ1: Xe chúng tôi...liễu rủ. + Đ2: Buổi chiều... tím nhạt. + Đ3: Hôm sau.. đất nước ta. - Từng tốp 3 HS luyện đọc. - HS luyện đọc từ theo hướng dẫn của GV - HS nêu theo mục Chú giải. - 3HS nối tiếp nhau đọc. - Lắng nghe - 1HS đọc to, lớp đọc thầm. + Đoạn 1: như đi trong những đám mây trắng bồng bềnh huyền ảo, đi lên những thác trắng xóa tựa mây trời, trong rừng cây âm âm, giữa những cảnh vật rực rỡ sắc màu. Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa, những con ngựa ăn cỏ trong vườn đòa: con đen, con trắng, con đỏ son, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ. Đoạn 2: Cảnh phố huyện ở Sa Pa rất vui mắt, rực rỡ sắc màu nắng vàng hoe, những em bé Hmông, Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa, người ngựa dập dìu đi chợ trong sương núi tím nhạt. Đoạn 3: ở Sa Pa, khí hậu liên tục thay đổi: thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảng khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quí. + Đoạn 1: Phong cảnh đường lên Sa Pa. + Đoạn 2: Phong cảnh một thị trấn trên đường đi Sa Pa. + Đoạn 3: Cảnh đẹp Sa Pa: + Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo; Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa; Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ; Nắng phố huyện vàng hoe; Sương núi tím nhạt; Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảng khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quí. + Vì phong cảnh Sa Pa rất đẹp. Vì sự đổi mùa trong 1 ngày ở Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có. + Tác giả ngưỡng mộ, háo hức trước cảnh đẹp Sa Pa. Ca ngợi: Sa Pa quả là món quà diệu kì của thiên nhiên dành cho đất nước ta. - Học sinh theo dõi. - Học sinh lắng nghe. - 3 em thi đọc. - Trao đổi cặp đôi học thuộc lòng - HS nêu - Học bài, chuẩn bị bài sau TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG. I. Mục tiêu: - Ôn tập cách viết tỉ số của hai số. - Rèn kỹ năng giải bài toán "Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó". - GD HS yêu thích học toán. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ. III. Hoạt động dạy - học. Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra (5 ph) H: Nêu các bước giải bài toán "Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó". - Giáo viên nhận xét. B. Bài mới. (35 ph) 1. Giới thiệu bài: (Ghi mục bài lên bảng) 2. HD làm bài tập. (30 ph) Bài 1 a, b: ( HS NK làm cả bài) - Gọi HS nêu yêu cầu và nội dung BT1. - Yêu cầu HS nêu miệng kết quả để GV ghi lên bảng. - GV nhận xét, ghi kết quả đúng lên bảng. Bài 2: - Gọi HS nêu yêu cầu. - GV kẻ bảng lên bảng lớp. - Hướng dẫn HS nhẩm nhanh kết quả - Gọi HS nêu kết quả. - GV nhận xét, chốt lời giải đúng. Bài 3:- Gọi HS đọc bài toán. - HD phân tích bài toán và cách giải. - GV giúp HS xác định tổng, tỉ số, số lớn, số bé và cách tìm hai số. - Yêu cầu HS giải bài toán vào vở- 1HS lên bảng giải vào bảng phụ. - HD chữa bài. - Nhận xét, chốt bài giải đúng. Bài 4: (Thực hiện tương tự bài 3) - Lưu ý HS: Nửa chu vi chính là tổng của hai số. Bài 5: (Khuyến khích HS NK làm) (Thực hiện tương tự bài 3) - Lưu ý HS: + B1: Tìm nửa chu vi. + B2: Xác định dạng toán: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. C. Củng cố dặn dò: (5 ph) - Hệ thống nội dung bài. - Nhận xét tiết học - 2HS nhắc lại. - HS lắng nghe. - HS nêu. - HS nối tiếp nhau nêu, lớp nhận xét thống nhất kết quả đúng. Kq: a, 3 : 4 = ; b, 5 : 7 = c, 12 : 3 =; d, 6 : 8 = - 1HS nêu yêu cầu. - HS làm bài vào nháp. - HS nêu kết quả, nhóm khác nhận xét. - 1HS đọc bài toán. - HS phân tích bài toán. -1HS lên bảng giải vào bảng phụ, lớp giải vào vở. - HS nhận xét bài trên bảng. Bài giải Vì gấp 7 lần số thứ nhất thì được số thứ hai nên số thứ nhất bằng 1/7 số thứ hai Ta có sơ đồ Số thứ nhất: Số thứ hai: Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là: 1 + 7 = 8 (phần) Số thứ nhất là: 1080 : 8 = 135 Số thứ hai là: 1080 - 135 = 945 Đáp số: Số thứ nhất: 135 Số thứ hai : 945 Đáp số: Chiều rộng: 50m Chiều dài: 75m - HS giải vào vở. Đáp số: Chiều rộng: 12m Chiều dài: 20m - HS theo dõi CHÍNH TẢ: (Nghe - viết) AI ĐÃ NGHĨ RA CÁC CHỮ SỐ 1, 2, 3, 4, ... I. Mục tiêu: - Nghe viết chính xác, đẹp bài Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4..? - Viết đúng tên riêng nước ngoài. - Làm đúng bài tập chính tả phân biệt ch/tr hoặc êt/êch. - GD HS trau dồi chữ viết. II. Đồ dùng dạy học - GV: Bảng phụ chép BT3. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra: (5 ph) GV đọc các từ ngữ cho HS viết: Biển, nguẩy, ngẩn, diễm, diễn, miễn, ... - Giáo viên nhận xét. B. Bài mới: (35 ph) 1. Giới thiệu bài: (Ghi mục bài lên bảng) 2. HD nghe - viết chính tả. (20 ph) a. Trao đổi về nội dung đoạn văn. - Yêu cầu học sinh đọc đoạn văn. H: Đầu tiên người ta cho rằng ai nghĩ ra các chữ số? H: Vậy ai đã nghĩ ra các chữ số. H: Mẩu chuyện có nội dung là gì? b. Hướng dẫn viết từ khó. - Yêu cầu HS tìm các từ khó dễ lẫn: A-rập, Bát-đa, Ấn Độ, dâng tặng, truyền bá rộng rãi. - GV đọc HS viết các từ khó đó. c. Viết chính tả: - GV lưu ý HS trình bày đoạn văn. - GV đọc bài cho HS viết. - GV giúp HS viết đúng cỡ chữ, đúng tốc độ. - GV đọc bài cho HS soát bài. d. Chấm chữa lỗi chính tả. 3. HD làm bài tập. (10 ph) Bài 2a:- Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Hướng dẫn HS làm bài (Yêu cầu HS NK đặt câu). - HD chữa bài. - GV nhận xét, kết luận lời giải đúng. Bài 3: GV treo bảng phụ, gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu HS TB trở lên tự làm bài, GV hướng dẫn HS yếu làm bài. - HD chữa bài. - Yêu cầu HS đọc toàn bộ đoạn văn. - Đoạn văn có chi tiết nào gây cười? C. Củng cố, dặn dò: (5 ph) - Hệ thống nội dung bài. - Nhận xét tiết học. - 6 em lần lượt lên bảng viết; HS khác viết vào giấy nháp. - HS lắng nghe. - 1 học sinh đọc, lớp đọc thầm theo. + Người A-rập nghĩ ra các chữ số. + Một nhà thiên văn học người Ấn Độ. + Nhằm giải thích các chữ số 1, 2, 3, 4.. không phải do người A-rập nghĩ ra mà do một nhà thiên văn học người Ấn Độ khi sang Bát-đa đã ngẫu nhiên truyền bá một bảng thiên văn có các chữ số ấn độ 1, 2, 3, 4,.. - HS đọc các từ khó đó - HS lắng nghe và viết vào vở nháp - Nghe - viết chính tả. - HS soát bài. - HS đọc nội dung yêu cầu bài. - HS cá nhân làm bài vào VBT. - HS nối tiếp nhau đọc bài làm. + Tr: Trai (trái, trải, trại); Tràm (trám, trạm, xử trảm); Trán (tràn); Trâu (trầu, trấu, cây trẩu); Trăng (trắng); Trân (trần, trần, trấn, trận). Ch: Chai (chài, chái, chải, chãi); Chàm (chạm); Chan (chán, chạn); Chăng (chằng, chẳng, chặng); Chân (chần, chận). - 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm. - 1HS lên bảng làm, lớp làm bài vào VBT. - HS nhận xét bài trên bảng. Trí nhớ tốt. Sơn vừa nghếch mắt nhìn lên tấm bản đồ vừa nghe chị Hương kể chuyện Cô-lôm-bô tìm ra Châu Mĩ. Chị Hương say sưa kể rồi kết thúc: - Chuyện này đã xảy ra từ 500 năm trước. Nghe vậy, Sơn bỗng nghệt mặt ra rồi trầm trồ. - Sao mà chị có trí nhớ tốt thế? - 1 em đọc lại đoạn văn. - HS trả lời. - HS luyện viết bài ở nhà. Thứ Ba, ngày 2 tháng 4 năm 2019 TOÁN: TÌM HAI SỐ KHI BIẾT HIỆU VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ. I. Mục tiêu: - Giúp học sinh: Biết cách giải bài toán "Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó" - GD HS yêu thích học toán. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ. III. Hoạt động dạy - học. Hoạt động dạy Hoạt động học A. Bài mới. (40 Ph) 1. Giới thiệu bài: (Ghi mục bài lên bảng) 2. Bài toán 1: (7 Ph) Giáo viên yêu cầu học sinh nêu bài toán. H: Bài toán cho ta biết những gì? H: Bài toán hỏi gì? H: Số bé mấy phần? H: Số lớn mấy phần? - GV gọi HS nêu lại thành phần đã biết, chưa biết trong bài toán. - GV hướng dẫn tóm tắt sơ đồ và giải bài toán (Theo SGK) 3. Bài toán 2: (5 ph) (Giáo viên hướng dẫn tương tự như BT1) - GV giúp HS xác định được hiệu, tỉ số và vẽ được sơ đồ bài toán sau đó giải. 4. HD làm bài tập. (15 ph) Bài 1:- Gọi HS đọc bài toán. - HD HS phân tích bài toán. H: Bài toán cho ta biết những gì? H: Bài toán hỏi gì? H: Số bé mấy phần? H: Số lớn mấy phần? - HD vẽ sơ đồ và giải bài toán - GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ và giải. - GV chấm bài, nhận xét Bài 2: (Thực hiện tương tự bài 1) Bài 3: - Gọi HS đọc bài toán. - HD phân tích và tìm hướng giải. - Yêu cầu HS giải bài toán vào vở- 1 HS lên bảng giải vào bảng phụ. - HD chữa bài. - Nhận xét, chốt lời giải đúng. B. Củng cố dặn dò: (5 ph) - Hệ thống nội dung bài. - Nhận xét tiết học. - HS lắng nghe. - 2 em đọc to. Học sinh khác đọc thầm. + Hiệu của 2 số là 24, tỉ số của 2 số là + Tìm 2 số. + 3 phần. + 5 phần. - Học sinh nêu. - 1HS đọc to- Lớp đọc thầm. - 1HS lên bảng vẽ, HS còn lại vẽ vào vở nháp. - Hiệu của hai số là 123, tỉ số của hai số là - Tìm hai số. - 2 phần - 3 phần Đáp số: Số bé: 82 Số lớn: 205 - 1 HS lên bảng làm, HS còn lại làm bài vào vở nháp. Kq: Đáp số: Con: 10 tuổi; Mẹ: 35 tuổi - 1HS đọc bài toán. - HS phân tích bài toán và nêu hướng giải -1HS lên bảng vào bảng phụ, lớp giải vào vở. - HS nhận xét bài trên bảng. Đáp số: Số lớn: 225 Số bé : 125 - HS tự học bài ở nhà. LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ: DU LỊCH - THÁM HIỂM. I. Mục tiêu: - Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm: Du lịch - Thám hiểm. - Biết một số từ chỉ địa danh, phản ứng trả lời nhanh trong trò chơi "Du lịch trên sông". - Giúp HS hiểu biết thêm về thiên nhiên tươi đẹp, có ý thức bảo vệ môi trường. - GD HS khám phá cảnh đẹp quê hương, đất nước. II. Đồ dùng dạy – học: - GV: 2 Bộ phiếu ghi tên 9 dòng sông (ở BT4). III. Hoạt động dạy – học: Hoạt động dạy Hoạt động học A. Bài mới (35 Ph) 1. Giới thiệu bài:(Ghi mục bài lên bảng). 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: (30 ph) Bài 1: Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập. - Cho HS thảo luận theo cặp. - Yêu cầu HS đọc to ý đúng nhóm mình tìm được. - GV nhận xét, chốt lời giải đúng: b) Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh. Bài 2: (Thực hiện tương tự bài 1) Bài 3: GV nêu câu hỏi: H: Theo em "Đi một ngày đàng học một sàng khôn" nghĩa là gì? - GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng. Bài 4: - GV phát phiếu cho 2 đội chơi. - HD cách chơi: GV nêu câu đố, các nhóm suy nghĩ chọn đúng tên con sông tương ứng, úp tấm phiếu ghi tên con sông mình chọn lên bàn. Khi GV hô: "Sông gì" đại diện nhóm giơ tấm phiếu lên, GV kiểm tra kết quả và ghi điểm cho từng câu trả lời đúng. (GV yêu cầu HS khá giỏi giải thích thêm) (Mỗi câu đúng cho 1 điểm; Đội nào có câu giải thích thêm thì ghi cho mỗi lần giải thích là 1 điểm). - GV điều khiển lớp chơi. - Công bố đội thắng cuộc. B. Củng cố, dặn dò: (5 ph) - Hệ thống nội dung bài. - Nhận xét tiết học. - HS lắng nghe. - 2HS đọc thành tiếng. Lớp đọc thầm. - N2:Thảo luận, tìm ý đúng theo yêu cầu - 1HS đọc, lớp nhận xét. - HS đánh dấu ý đúng vào VBT. c) Thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm. - HS suy nghĩ trả lời cá nhân. + Ai được đi nhiều nơi sẽ mở rộng tầm hiểu biết, sẽ khôn ngoan, trưởng thành hơn. + Chịu khó đi đây đi đó để học hỏi, con người mới sớm khôn ngoan, hiểu biết. - Các đội chơi về vị trí, nhận phiếu. - Lắng nghe, ghi nhớ cách chơi. - Hai đội chơi thi đua chơi. Đáp án: a) Sông Hồng; b) Sông Cửu Long c) Sông Cầu; d) Sông Lam e) Sông Mã; g) Sông Đáy h) Sông Tiền, Sông Hậu. i) Sông Bạch Đằng. - HS nhận xét về vẻ tươi đẹp của thiên nhiên đất nước và cách bảo vệ vẻ đẹp đó. - HS tự học bài ở nhà. KỂ CHUYỆN: ĐÔI CÁNH CỦA NGỰA TRẮNG. I. Mục tiêu: Rèn kỹ năng nói: Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh họa, học sinh kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Đôi cánh của Ngựa Trắng, có thể phối hợp lời kể điệu bộ, nét mặt tự nhiên. - Hiểu truyện, biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện: phải mạnh dạn đi đó đi đây mới mở rộng tầm hiểu biết mới mau khôn lớn, vững vàng. Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe thầy (cô) kể chuyện, nhớ chuyện. - Lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn. - Giúp HS thấy được những nét ngây thơ và đáng yêu của Ngựa Trắng, từ đó có ý thức bảo vệ các loại động vật hoang dã. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ. III. Hoạt động dạy - học: Hoạt động dạy Hoạt động học A. Bài mới: (5 ph) 1. Giới thiệu bài: (Ghi mục bài lên bảng) 2. GV kể chuyện: (10 ph) - Giáo viên kể lần 1. - Giáo viên kể lần 2: vừa kể vừa chỉ vào từng tranh minh họa. - GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu tranh. H. Tranh 1 có nội dung gì? H. Tranh 2 vẽ gì? Nội dung nói gì? H. Tranh 3 vẽ gì? Nội dung nói gì? H. Tranh 4 có nội dung gì? H. Tranh 5 vẽ gì? Nội dung thế nào? H. Tranh 6: Nêu nội dung của bức tranh này? 3. Hướng dẫn HS kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. (15 ph) - Gọi 1 em đọc nội dung bài 1, 2 SGK. * Yêu cầu HS kể theo nhóm, và trao đổi ý nghĩa câu chuyện * Thi kể trước lớp: Yêu cầu học sinh thi kể chuyện theo tranh và đối thoại cùng các bạn về nội dung, ý nghĩa của truyện. H: Vì sao Ngựa Trắng xin mẹ được đi xa cùng Đại bàng Núi? H:Chuyến đi đã mang lại cho Ngựa trắng điều gì? - GV nhận xét lời kể, khả năng hiểu câu chuyện của từng học sinh. B. Củng cố, dăn dò: (5 ph) H: Có thể dùng câu tục ngữ nào để nói về chuyến đi của Ngựa trắng không? - GV: Đi cho biết đó biết đây. Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn. - GV nhận xét tiết học. - Xem trước bài kể chuyện ở tuần 30. - HS lắng nghe. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh nghe kể, kết hợp nhìn tranh minh họa. + Hai mẹ con Ngựa trắng quấn quýt bên nhau. + Ngựa trắng ước ao có cánh như đại bàng núi. Đại bàng bảo nó: muốn có cánh phải đi tìm, đừng suốt ngày quanh quẩn cạnh mẹ. + Ngựa Trắng xin mẹ được đi xa cùng đại bàng. +Sói xám ngóng đường Ngựa trắng. + Đại bàng núi từ trên cao lao xuống, bổ mạnh vào trán sói, cứu Ngựa trắng thoát nạn. + Đại bàng sải cánh. Ngựa trắng thấy bốn chân mình thật sự bay như Đại bàng - 1 em đọc to. Cả lớp đọc thầm. - N2: Kể theo đoạn, kể toàn truyện và trao đổi ý nghĩa của từng đoạn. - 3 nhóm 3 em đại diện thi kể chuyện. + Vì nó mơ ước có được đôi cánh giống như Đại Bàng. + Mang lại cho Ngựa trắng nhiều hiểu biết, làm cho Ngựa Trắng bạo dạn hơn; làm cho bốn vó của Ngựa trắng thực sự trở thành những đôi cánh. - HS bình chọn bạn kể hay nhất. - Đi một ngày đàng học một sàng khôn. - HS tự học bài ở nhà. Thứ Tư, ngày 3 tháng 4 năm 2019 TẬP ĐỌC TRĂNG ƠI TỪ ĐÂU ĐẾN? I. Mục tiêu - Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng , tình cảm, bước đầu biết ngắt nhịp đúng ở các dòng thơ . - Hiểu ND , tình cảm yêu mến ,gắn bó của nhà thơ đối với trăng và thiên nhiên đất nước. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK thuộc 3,4 khổ thơ trong bài ) - GD học sinh biết yêu cảnh đẹp đêm trăng quê hương. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ viết sẵn nội dung luyện đọc. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Bài cũ: (5 ph) Đường đi Sa Pa - Kiểm tra 2,3 HS đọc và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa. - GV nhận xét chung. 2. Bài mới a. Hoạt động 1: (3 ph) Giới thiệu bài - Hôm nay, với bài đọc “ Trăng ơi từ đâu đến?” các em sẽ được biết những phát hiện về trăng rất riêng , rất độc đáo của nhà thơ thiếu nhi mà tên tuổi rất quen thuộc với tất cả các em – nhà thơ Trần Đăng Khoa. b. Hoạt động 2: (10 ph) Hướng dẫn HS luyện đọc GV yêu cầu: - GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS. - GV giúp HS đọc trôi chảy các khổ thơ trong bài. - GV giới thiệu tranh SGK - Hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó. - GV đọc diễn cảm cả bài. c. Hoạt động 3: (12 ph) Tìm hiểu bài * Đoạn 1 : Hai khổ thơ đầu - Trong hai khổ thơ đầu trăng được so sánh với những gì ? - Vì sao tác giả nghĩ trăng đến từ cánh đồng xa, từ biển xanh? * Đoạn 2 : Khổ thơ 3, 4 Trong mỗi khổ thơ tiếp theo, vầng trăng gắn với một đối tượng cụ thể. Đó là những gì, những ai? * Đoạn 3 : Khổ 5, 6 - Vầng trăng trong hai khổ thơ này gắn với tình cảm sâu sắc gì của tác giả ? - Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước như thế nào ? Nội dung chính của bài là gì? d – Hoạt động 4 : Đọc diễn cảm: (8 ph) - GV đọc diễn cảm 2, 3 khổ thơ. - Chú ý cách ngắt giọng và nhấn giọng một số câu thơ, dòng thơ . - GV nhận xét, tuyên dương 4 – Củng cố: (2 ph) HS nêu lại nội dung bài GV giáo dục HS lòng yêu thiên nhiên , yêu quê hương đất nước 5 – Dặn dò : (1 ph) - Về nhà học thuộc bài thơ. - Chuẩn bị : Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất - Nhận xét tiết học - HS đọc bài và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV. - HS nối tiếp nhau đọc trơn từng khổ. ( 2 – 3 lượt ) - HS quan sát - HS đọc thầm phần chú giải từ mới. - HS luyện đọc theo nhóm đôi - Đại diện nhóm đọc - 1 - 2 HS đọc cả bài - HS đọc thầm – thảo luận nhóm trả lời câu hỏi . - Trăng hồng như quả chín, Trăng tròn như mắt cá. - Vì trăng hồng như quả chín treo lửng lơ trước nhà; trăng đến từ biển xanh vì trăng tròn như mắt cá không bao giờ chớp mi. - Đó là sân chơi, quả bóng, lời mẹ ru, chú Cuội, đường hành quân, chú bộ đội, góc sân-những đồ chơi, sự vật gần gũi với trẻ em, những câu chuyện các em nghe từ nhỏ, những con người thân thiết là mẹ, là chú bộ đội trên đường hành quân bảo vệ quê hương. + Nói lên tình yêu trăng của nhà thơ. + Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của ánh trăng , nói lên tình yêu trăng, yêu đất nước của nhà thơ. * Nội dung chính : Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến, sự gần gũi của nhà thơ với trăng. - HS nối tiếp nhau từng khổ thơ ( 1 lượt ) - HS theo dõi - HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm đôi - Đại diện nhóm thi đọc thuộc lòng từng khổ HS nêu lại nội dung bài Lắng nghe TOÁN LUYỆN TẬP I. Mục tiêu - Giải được bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. - GD học sinh cẩn thận khi tính toán. II. Chuẩn bị: - Bảng phụ III. Các hoạt đông trên lớp HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Bài cũ: (3 ph) - Tìm hai số khi biết hiệu & tỉ số của hai số đó - Yêu cầu HS nêu các bước giải dạng toán “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó” - GV nhận xét. 2. Bài mới: Hoạt động1: (1 ph) Giới thiệu bài: Hoạt động 2: (30 ph) Thực hành Bài tập 1: Yêu cầu HS đọc đề toán Vẽ sơ đồ minh hoạ Yêu cầu HS nêu các bước giải toán và giải bài cá nhân. + Tìm hiệu số phần bằng nhau? (dựa vào tỉ số) + Tìm giá trị một phần? + Tìm số bé? + Tìm số lớn? - GV giúp HS vẽ được sơ đồ và giải đúng bài toán. GV nhận xét, chốt kết quả đúng Bài tập 2: Yêu cầu HS đọc đề toán - Hướng dẫn HS phân tích để tìm cách giải bài toán. HS nhắc lại cách tìm . + Tìm hiệu số phần bằng nhau? (dựa vào tỉ số) + Tìm giá trị một phần? + Tìm từng số? - GV giúp HS dựa vào tỉ số để vẽ sơ đồ và giải bài toán. - GV thu một số vở chấm, nhận xét - GV nhận xét cá nhân . 4 .Củng cố (3 ph) GV hỏi lại nội dung bài học. 5. Dặn dò: (2 ph) - Về xem lại bài - Chuẩn bị bài: Luyện tập - HS trả lời HS đọc đề toán HS vẽ sơ đồ minh hoạ HS làm nhóm bàn, trình bày KQ Bài giải Ta có sơ đồ: ? Số bé ? Số lớn 85 Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là: 8 – 3 = 5 ( phần ) Số bé là: 85 : 5 x 3 = 51 Số lớn là: 51 + 5 = 136 Đáp số: Số bé: 51 Số lớn: 136 HS đọc yêu cầu HS làm bài vào vở . Bài giải Ta có sơ đồ: ? bóng Số bóng đèn màu ? bóng Số bóng đèn trắng 250 bóng Bài giải Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là: 5 – 3 = 2 ( phần ) Số bóng đèn màu là : 250 : 2 x 3 = 375 ( bóng ) Số bóng đèn trắng là : 375 + 250 = 625 ( bóng ) Đáp số : Bóng đèn màu 375 bóng Bóng đèn trắng : 625 bóng Lắng nghe TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP VỀ VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI I. Mục tiêu: Giúp HS: - Ôn tập về quan sát cây cối. - Luyện tập về câu kể Ai thế nào? - GD học sinh biết bảo vệ cây cối. II. Hoạt động dạy - học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Giới thiệu bài: (5 ph)(Ghi mục bài lên bảng) 2. Ôn kiến thức: - Nhắc lại cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối. - Câu kể Ai thế nào ? dùng để làm gì? 2. HD làm bài tập: (30 ph) Bài 1: (12 ph) Quan sát một cây mà em thích trong khu vực trường (hoặc nơi em ở) và ghi lại những gì em đã quan sát được theo gợi ý sau: a. Em đã quan sát theo trình tự nào? b. Em đã quan sát bằng những giác quan nào? c. Cây em quan sát có gì khác với những cây khác cùng loài? d. Em thích cây đó và chăm sóc nó như thế nào? Bài 2: (18 ph) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nói về cây đó. Trong đoạn văn em viết được có dùng câu kể Ai thế nào? - GV theo dõi giúp đỡ thêm cho HS yếu - Yêu cầu 1 số HS đọc bài văn của mình. - GV nhận xét bổ sung. 3. Củng cố, dặn dò: (3 ph) - Hệ thống nội dung bài. - Nhận xét tiết học. - HS lắng nghe. - HS trả lời câu hỏi. - HS quan sát và ghi vào nháp. - HS nêu tên cây mình đã chọn, nêu vị trí của cây đó, nêu cụ thể trình tự quan sát, - HS nối tiếp nhau đọc bài làm. - HS viết bài vào vở - 1 số HS đọc bài văn của mình. - HS tự ôn bài ở nhà. THỂ DỤC: MÔN TỰ CHỌN - NHẢY DÂY I. Mục tiêu: - Thực hiện được động tác chuyền cầu bằng mu bàn chân.Bước đầu biết cách thực hiện chuyền cầu bằng má trong bàn chân. - Biết cách cầm bóng 150g, tư thế đứng chuẩn bị - ngắm đích – ném bóng (không có bóng và có bóng). - Biết cách thực hiện động tác nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. II. Sân tập,dụng cụ: Sân tập sạch sẽ, an toàn. GV chuẩn bị còi, dây nhảy, bóng. III. Tiến trình thực hiện:(Nội dung và phương pháp tổ chức dạy học) NỘI DUNG Định lượng PH/pháp và hình thức tổ chức 1. Chuẩn bị: - GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu bài học. - Đứng tại chỗ xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông. - Tập một số động tác bài thể dục phát triển chung. * Trò chơi"Chạy ngược chiều theo tín hiệu". 1-2p 1-2p 2lx8nh 1p X X X X X X X X X X X X X X X X r 2. Cơ bản: - Đá cầu. + Ôn chuyền cầu bằng mu bàn chân. + Học chuyền cầu bằng má trong bàn chân - Ném bóng. + Ôn một số động tác bổ trợ. + Ôn cách cầm bóng và tư thế đứng chuẩn bị, ngắm đích, ném. + Tập phối hợp: Cầm bóng, đứng chuẩn bị, lấy đà, ném. - Nhảy dây. + Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau. + Thi vô địch tổ tâp luyện. 9-11p 2-3p 6-8p 9-11p 2p 7-8p 2 lần 9-11p X X X X X X X X X X X X X X X X r X X X X X X X X p 3. Kết thúc: - Đi đều và hát. - Nhảy thả lỏng, cúi người thả lỏng, hít thở sâu. - GV cùng HS hệ thống bài. - GV nhận xét đánh giá kết quả gời học, về nhà ôn đá cầu. 1-2p 1-2p 1p 1p X X X X X X X X X X X X X X X X r Thứ Năm, ngày 4 tháng 4 năm 2019 TOÁN: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Giúp HS: Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng giải bài toán "Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số" - GD HS yêu thích học toán. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng nhóm. III. Hoạt động dạy - học: Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra: (3 ph) H: Nêu các bước để giải bài toán "Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó" - Giáo viên nhận xét. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: (1 ph) (Ghi mục bài lên bảng) 2. HD làm bài tập: (30 ph) Bài 1: - Gọi HS đọc bài toán. - GV HD nêu các bước giải. - GV giúp HS KK giải toán - Yêu cầu HS giải bài toán. - HD chữa bài. - Nhận xét, chốt bài giải đúng. Bài 3: - Gọi HS đọc bài toán. - GV HD nêu các bước giải. - Yêu cầu HS giải bài toán. - HD chữa bài. - Nhận xét, chốt bài giải đúng. Bài 4: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - GV HD nêu các bước giải. - Với HS KK GV gợi ý để HS đặt được đề toán và giải. - Yêu cầu HS giải bài toán. - HD chữa bài. - Nhận xét, chốt bài giải đúng C. Củng cố, dặn dò: (3 ph) - Hệ thống nội dung bài. - Nhận xét tiết học. - 2HS trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe. - 1HS đọc. - HS nêu: Vẽ sơ đồ; Tìm hiệu số phần bằng nhau; Tìm số bé; Tìm số lớn. - 1HS làm vào bảng nhóm; lớp làm vào vở nháp. - HS nhận xét bài trên bảng. Kết quả: Số bé: 15; Số lớn: 45 - 1HS đọc. - HS nêu: Vẽ sơ đồ; Tìm hiệu số phần bằng nhau; Tìm số gạo nếp; số gạo tẻ. -1HS làm vào bảng nhóm; lớp làm vào vở. - HS nhận xét bài trên bảng. Kết quả: Gạo nếp: 180 kg; Gạo tẻ: 720 kg - 1HS nêu. - HS nêu: Đặt đề toán rồi giải. - 1HS lên bảng làm; lớp làm vào vở. - HS nhận xét bài trên bảng. - Chuẩn bị bài sau. LUYỆN TỪ VÀ CÂU GIỮ PHÉP LỊCH SỰ KHI BÀY TỎ YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ I. Mục tiêu - Học sinh hiểu thế nào là lời yêu cầu, đề nghị lịch sự. - Biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự; biết dùng các từ ngữ phù hợp với các tình huống khác nhau để đảm bảo tính lịch sự của lời yêu cầu, đề nghị. *GDKNS: - Giao tiếp: ứng xử, thể hiện sự cảm thông. - Thương lượng. Đặt mục tiêu. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra: (3 Ph) H: Những hoạt động nào là du lịch? Thế nào là thám hiểm? - Giáo viên nhấn xét. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: (2 ph) (Ghi mục bài lên bảng) 2. Phần nhận xét: (10 ph) - Gọi HS dọc các bài tập 1, 2, 3, 4. - Yêu cầu HS đọc lại đoạn văn ở BT1, trả lời lần lượt các câu hỏi 2, 3, 4. - GV chốt lại lời giải đúng: Câu 2, 3: Câu nêu yêu cầu, đề nghị - Bơm cho cái bánh trước. Nhanh lên nhé, trễ giờ học rồi. - Vậy, cho mượn cái bơm, tôi bơm lấy vậy. - Bác ơi, cho cháu mượn cái bơm nhé. Câu 4: Như thế nào là lịch sự khi yêu cầu, đề nghị? (GDKNS) 3. Phần ghi nhớ: - Gọi HS đọc phần "ghi nhớ" 4. Phần luyện tập: (30 ph) Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Gọi HS đọc đúng ngữ điệu các câu khiến, sau đó lựa chọn cách nói lịch sự. - Gọi HS nêu ý kiến. - GV nhận xét và chốt câu trả lời đúng. Bài 2: - Cách thực hiện tương tự bài 1. Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu. - Gọi HS đọc các cặp câu khiến đúng ngữ điệu, phát biểu ý kiến, so sánh từng cặp câu khiến về tính lịch sự, giải thích vì sao những câu ấy giữ và không giữ được phép lịch sự. - GV nhận xét chung. Bài 4: Gọi HS đọc yêu cầu BT. GV: Mỗi tình huống, có thể đặt những câu khiến khác nhau để bày tỏ thái độ lịch sự. - HD chữa bài. - Giáo viên nhận xét. 3. Củng cố dặn dò: (5 ph) - Hệ thống nội dung bài. - Nhận xét tiết học. - 2HS trả lời. - HS lắng nghe. - 4HS nối tiếp nhau đọc. - HS đọc thầm, phát biểu ý kiến. Lời của ai? Nhận xét Hùng nói với bác Hai Hùng nói với bác Hai Hoa nói với bác Hai Yêu cầu bất lịch sự với bác Hai. Yêu cầu bất lịch sự. Yêu cầu lịch sự. - Lời yêu cầu đề nghị lịch sự là lời yêu cầu phù hợp với quan hệ giữa người nói và người nghe, có cách xưng hô phù hợp. - 2 – 3 HS đọc. - 1HS đọc, lớp đọc thầm theo. - HS thực hiện theo yêu cầu của bài tập. - HS chọn cách b và cách c - Lời giải: Cách b, c, d là những cách nói lịch sự. Trong đó, cách c, d có tính lịch sự cao hơn. - 1HS nêu yêu cầu. - 4HS tiếp nối nhau đọc, HS suy nghĩ trả lời. - 1HS nêu yêu cầu. - HS làm bài vào VBT. - HS nối tiếp nhau đọc câu đúng ngữ điệu. - HS tự học bài ở nhà. THỂ DỤC: MÔN TỰ CHỌN - NHẢY DÂY. I. Mục ti
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_4_tuan_29_nam_hoc_2018_2019_chuan_kien_t.doc