Giáo án điện tử Buổi chiều Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2018-2019

Giáo án điện tử Buổi chiều Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2018-2019

Tiết 1+ 2: Mĩ thuật

Bài 2: CHÚNG EM VỚI THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT ( 2 tiết)

Tiết 3: Khoa học

Bài 9 : SỬ DỤNG HỢP LÝ CHẤT BÉO VÀ MUỐI ĂN

Những kiến thức HS đã biết liên quan đên bài học Những kiến thức mới trong bài được hình thành

- Giải thích lí do cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.

- Nêu ích lợi của việc ăn cá. - Giải thích lí do cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc đv và chất béo có nguồn gốc thực vật.

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giải thích lí do cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật.

- Biết về ích lợi của muối i-ốt.

- Biết tác hại của thói quen ăn mặn.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng ăn đầy đủ chất, không lạm dụng chất béo, muối.

- Rèn kĩ năng quan sát, lắng nghe, chia sẻ, phản hồi, sử lí thông tin, kĩ năng điều hành và thảo luận nhóm.

3. NL, PC: Tạo cơ hội cho học sinh phát triển tất cả các năng lực và phẩm chất

 

doc 6 trang xuanhoa 09/08/2022 1800
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Buổi chiều Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
Ngày soạn:9/10/2018
Ngày giảng: Thứ hai ngày 11/10/2018
Tiết 1+ 2: Mĩ thuật 
Bài 2: CHÚNG EM VỚI THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT ( 2 tiết)
Tiết 3: Khoa học
Bài 9 : SỬ DỤNG HỢP LÝ CHẤT BÉO VÀ MUỐI ĂN
Những kiến thức HS đã biết liên quan đên bài học
Những kiến thức mới trong bài được hình thành
- Giải thích lí do cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật. 
- Nêu ích lợi của việc ăn cá.
- Giải thích lí do cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc đv và chất béo có nguồn gốc thực vật.
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Giải thích lí do cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật.
- Biết về ích lợi của muối i-ốt.
- Biết tác hại của thói quen ăn mặn.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng ăn đầy đủ chất, không lạm dụng chất béo, muối.
- Rèn kĩ năng quan sát, lắng nghe, chia sẻ, phản hồi, sử lí thông tin, kĩ năng điều hành và thảo luận nhóm.
3. NL, PC: Tạo cơ hội cho học sinh phát triển tất cả các năng lực và phẩm chất
II. Đồ dùng :
- GV: - Hình vẽ 20, 21 SGk 
 -Tranh ảnh, nhãn mác quảng cáo về thực phẩm có chứa i-ốt .
- HS: - SGK khoa học 4
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của HS
- Hát chuyển tiết
- 2 HS lên bảng:
- Đạm động vật có nhiều chất bổ dưỡng không thay thế đượcnhưng khó tiêu. Đạm thựcvậtdễ tiêu nhưng thiếu một số chất bổ 
- Vì trong cá có chất đạm dễ tiêu.
1. Hoạt động 1: Trò chơi thi kể tên các món ăn cung cấp nhiều chất béo
-Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- 5 đến 6 HS trả lời.
2. Hoạt động 2: Thảo luận về ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- Thịt lợn rán, thịt gà rán, 
- Vì trong chất béo động vật có chứa a-xít béo no, khó tiêu, trong chất béo thực vật có chứa nhiều a-xít béo không no, 
- 2 HS đọc to trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.
3. Hoạt động 3: Thảo luận về ích lợi của muối i- ốt và tác hại của ăn mặn.
- HS trình bày những tranh ảnh đã sưu tầm.
- HS thảo luận cặp đôi.
- Muối i-ốt dùng để nấu ăn hằng ngày.
- Ăn muối i-ốt để tránh bệnh bướu cổ.
- Ăn muối i-ốt để phát triển cả về thị lực và trí lực.
- HS đọc mục bạn cần biết.
- Ăn mặn rất khát nước.
- Ăn mặn sẽ bị áp huyết cao.
- Hs trả lời
Hỗ trợ của GV
- Vì sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật?
- Tại sao chúng ta nên ăn cá trong cá bữa ăn?
* Bước 1: Tổ chức: 
- Chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội cử 1 trọng tài giám sát đội bạn.
* Bước 2: Cách chơi và luật chơi: 
-Thành viên trong mỗi đội nối tiếp nhau lên bảng ghi tên các món ăn (các món ăn rán bằng dầu hoặc mỡ). Lưu ý mỗi HS chỉ viết tên 1 món ăn.
* Bước 3: Thực hiện: 
- Hai đội chơi như đã hướng dẫn.
- GV cùng các trọng tài theo dõi và tổng kết đếm số món các mà 2 đội kể được, công bố kết quả.
Đáp án: Tất cả các món rán, các món luộc hay nấu bằng thịt mỡ, các món muối vừng, hoặc lạc
+ Gia đình em thường chiên xào bằng dầu thực vật hay mỡ động vật?
* Bước 1: GV tiến hành thảo luận nhóm theo định hướng.
-Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ ở trang 20 / SGK và đọc kỹ các món ăn trên bảng mà các em vừa tìm qua trò chơi để trả lời.
+ Những món ăn nào vừa chứa chất béo động vật, vừa chứa chất béo thực vật?
+ Tại sao cần ăn phối hợp chất béo động vật, với chứa chất béo thực vật?
- GV nhận xét từng nhóm.
* Bước 2: GV yêu cầu HS đọc phần thứ nhất của mục Bạn cần biết.
 * GV kết luận: Trong chất béo động vật như mỡ, bơ có chứa nhiều a-xít béo no. Trong chất béo thực vật như dầu vừng, dầu lạc, đậu tương có nhiều a-xít béo không no. Vì vậy sử dụng cả mỡ và dầu ăn để khẩu phần ăn có đủ loại a-xít. Ngoài thịt mỡ, trong óc và phủ tạng động vật có chứa nhiều chất làm tăng huyết áp và các bệnh về tim mạch nên cần hạn chế ăn những thức ăn này.
* Bước 1: GV yêu cầu HS giới thiệu những tranh ảnh về ích lợi của việc dùng muối i-ốt đã yêu cầu sưu tầm từ tiết trước.
- GV yêu cầu các em quan sát hình minh hoạ và thảo luận theo cặp trả lời câu hỏi: Muối i-ốt có lợi ích gì cho con người?
- Gọi 3 đến 5 HS trình bày ý kiến của mình. 
- Nhận xét, chốt kiến thức.
- Đọc phần thứ hai của mục Bạn cần biết.
 * Bước 2: GV hỏi: Muối i-ốt rất quan trọng nhưng nếu ăn mặn thì có tác hại gì?
- GV kết luận: Chúng ta cần hạn chế ăn mặn để tránh bị bệnh áp huyết cao.
* Vì sao cần ăn phối hợp chất đạm có nguồn gốc động vật và chất đạm có nguồn gốc thực vật ? 
* Dặn dò: NX giờ học. 
Điều chỉnh bổ sung: .
.................................................................................................................................
Ngày soạn: 10/10/2018
Ngày giảng: Thứ ba ngày 12/10/2018
Tiết 1: Khoa học
Bài 10: ĂN NHIỀU RAU VÀ QUẢ CHÍN, SỬ DỤNG 
THỰC PHẨM SẠCH VÀ AN TOÀN.
Những kiến thức HS đã biết liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài cần được hình thành
- Biết được tại sao cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật.
- Giải thích vì sao phải ăn nhiều rau, quả chín hàng ngày.Nêu được tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giải thích vì sao phải ăn nhiều rau, quả chín hàng ngày.Nêu được tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, lắng nghe, tư duy, hợp tác thảo luận nhóm, luyện tập thực hành cho HS. 
3. NL, PC: Tạo cơ hội cho học sinh phát triển tất cả các năng lực và phẩm chất
II. Chuẩn bị:
- GV: 1 số loại rau, quả (tươi, héo), vỏ đồ hộp
- HS: SGK, vở ghi.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
- 2 HS trả lời.
- Nhận xét đánh giá
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu lý do cần ăn nhiều quả chín và rau
- HS quan sát nêu nhận xét
+ Rau và quả chín được ăn đủ với số lượng nhiều hơn nhóm chất đạm và chất béo
- 1 số HS kể
+ Cung cấp các vi- ta- min, chất khoáng cho cơ thể ...
- 2 HS đọc 
2. Hoạt động 2: Xác định tiêu chuẩn thực phẩm sạch và an toàn
- HS quan sát, thảo luận
- 1 số HS trình bày
- Nhận xét, bổ sung, khen ngợi
- HS nghe
3. Hoạt động 3: Thảo luận về các biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm
- HS hình thành nhóm
- Đại diện nhóm trình bày (dùng rau, quả đã chuẩn bị để giới thiệu và minh hoạ)
- 2 HS
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
* Tại sao cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật với chất béo có nguồn gốc thực vật?
- Tại sao không nên ăn mặn?
*Giới thiệu bài.
- Yêu cầu HS xem lại "Tháp dinh dưỡng" nhận xét xem các loại rau, quả chín được khuyên dùng với liều lượng như thế nào?
+ Kể tên một số loại rau, quả các em vẫn ăn hàng ngày.
+ Nêu ích lợi của việc ăn rau quả?
- Kết luận (mục bạn cần biết)
- Gọi HS đọc 
- Yêu cầu HS quan sát hình thảo luận theo câu hỏi: Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn?
- Gọi HS trình bày
*PA2: Thảo luận nhóm
- Kết luận: Thực phẩm được coi là sạch và an toàn cần được nuôi trồng theo quy trình hợp vệ sinh ...
- GV chia nhóm giao nhiệm vụ
- Yêu cầu HS thảo luận
- Gọi HS trình bày
- Nhận xét kết luận (mục bạn cần biết)
- Gọi HS đọc
* Vì sao cần ăn nhiều rau và quả chín?
* Thực phẩm NTN được coi là sạch và an toàn?
Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung: 
.................................................................................................................................
Tiết 2: Đạo đức
Tiết 5: BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (Tiết 1)
Những kiến thức học sinh đã biết liên quan đến bài học.
Những kiến thức mới cần hình thành trong bài.
- Nhận thức được: Mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và trong học tập. Cần phải có quyết tâm và tìm cách vượt qua khó khăn.
 - Nhận thức được các em có quyền có ý kiến có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong trong cuộc sống.
I. Mục tiêu:
1. KT - KN:
- Nhận thức được các em có quyền có ý kiến, có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
2. Năng lực: 
- Tạo cơ hội cho HS được hình thành và phát triển năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề.
3. Phẩm chất: 
- Tự tin, cẩn thận, chăm học, trung thực, đoàn kết, yêu thương.
II. Chuẩn bị:
- Một số bức tranh
III. Các hoạt động dạy và học.
Hoạt động học tập của học sinh
Hỗ trợ của giáo viên
1. HĐ 1: 
- Nhiệm vụ 1: Chuẩn bị đồ dùng cho việc học.
- Nhiệm vụ 2: Đọc và xác định mục tiêu bài họ
2. HĐ 2:
a. Khởi động: Trò chơi Diễn tả
- Các nhóm tiến hành thảo luận
- HS nêu ý kiến
 b. Thảo luận nhóm (Câu 1, 2 trang 9 SGK)
- HS thảo luận nhóm 
- Đại diện từng nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung
c. Ghi nhớ: (tr 9)
* Thảo luận theo nhóm đôi (BT 1, SGK)
- HS thảo luận theo nhóm đôi
- 1 số HS trình bày kết quả
* Bày tỏ ý kiến (BT 2)
- HS bày tỏ ý kiến qua những tấm thẻ
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe và thực hiện.
- GV cho HS chuẩn bị sẵn các thứ cần thiết cho bài học, để trên bàn.
- GV cho HS đọc cá nhân to-nhẩm-thầm.
- GV nhấn mạnh một số yêu 
- GV cần đảm bảo HS nào cũng hiểu rõ mình cần đạt được điều gì trong bài học, tiết học.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, giao cho mỗi nhóm 1 bức tranh, yêu cầu từng HS trong nhóm quan sát bức tranh và nêu nhận xét về bức tranh đó
- Yêu cầu HS thảo luận ý kiến của cả nhóm về bức tranh đó có giống nhau không?
- Kết luận: Mỗi người có ý kiến, nhận xét khác nhau về cùng 1 sự vật
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về 1 tình huống trong phần đặt vấn đề của SGK
- Gọi đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung
- Yêu cầu HS thảo luận lớp: Điều gì sẽ xảy ra nếu các em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em, lớp em?
- Kết luận: Trong mọi tình huống em nên nói rõ để mọi người xung quanh hiểu về khả năng nhu cầu mong muốn ý kiến của em...
+ Vây đối với những việc có liên quan đến mình các em có quyền gì?
GV: Trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến trẻ em.
- GV nêu yêu cầu BT
- GV gọi 2 nhóm trình bày, lớp nhận xét, bổ sung
- Kết luận: Việc làm của bạn Dung là đúng vì bạn đã biết bày tỏ ý kiến, mong muốn, nguyện vọng của mình. Còn việc làm của các bạn Hồng, và Khánh là không đúng. 
- GV phổ biến cho HS cách bày tỏ thông qua tấm thẻ màu
- GV lần lượt nêu từng ý kiến trong BT 2 , yêu cầu HS chọn và giơ thẻ
- GV yêu cầu HS giải thích lí do 
- GV kết luận ý kiến đúng: a, b, c, d, 
 Các ý kiến sai: đ
* Trong mọi vấn đề có liên quan đến trẻ em các em có quyền gì?
- GV nhận xét giờ học
- Dặn CB cho giờ sau
Điều chỉnh bổ sung: .
.................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_buoi_chieu_lop_4_tuan_5_nam_hoc_2018_2019.doc