Kế hoạch bài dạy Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2021-2022

Kế hoạch bài dạy Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2021-2022

BUỔI SÁNG

CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN

Tập đọc:

NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG

I. Yêu cầu cần đạt:

- Hiểu được nghĩa một số từ ngữ khó trong bài: bệ hạ, sững sờ, dõng dạc, hiền minh,.

- Hiểu ND bài: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật (trả lời được các câu hỏi 1,2, 3)

 * HS năng khiếu trả lời được CH4 (SGK ) .

 - Đọc rành mạch, trôi chảy biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.

- Giáo dục HS đức tính trung thực, dũng cảm trong học tập và cuộc sống

- Hình thành năng lực đọc diễn cảm, nắm được cốt truyện và hình thành năng lực hợp tác nhóm.

 * GDKNS: Xác định giá trị ; Nhận thức về bản thân; Tư duy phê phán .

 

doc 40 trang xuanhoa 03/08/2022 2200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY LỚP 4C TUẦN 5
( Từ ngày 4/10 đến ngày 8/10/2021)
Thứ ngày
Buổi
Tiết
TKB
Môn
Tiết
PPCT
Tên bài
Thứ hai
4/10
Sáng
1
Chào cờ
Chào cờ đầu tuần.
2
Tập đọc
Những hạt thóc giống
3
Toán
Luyện tập ( Tr. 40)
4
Khoa học
Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
Phòng bệnh béo phì
Chiều
1
Lịch sử
Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (Năm 981)
2
LuyệnToán
Ôn luyện tuần 4
3
Đạo đức
Biết bày tỏ ý kiến
Thứ ba
5/10
Sáng
1
Tin
GV CHUYÊN DẠY
2
Tin
GV CHUYÊN DẠY
3
Anh
GV CHUYÊN DẠY
4
Anh
GV CHUYÊN DẠY
Chiều
1
Kể chuyện
Lời ước dưới trăng
2
Toán
Biểu thức có chứa hai chữ ( tr.41 )
3
LTVC
MRVT: Trung thực - Tự trọng
Thứ tư
6/10
Sáng
1
Thể dục
GV CHUYÊN DẠY
2
Thể dục
GV CHUYÊN DẠY
3
Anh
GV CHUYÊN DẠY
4
Anh
GV CHUYÊN DẠY
Chiều
1
Tập đọc
Gà Trống và Cáo
2
Toán
Tính chất giao hoán của phép cộng ( tr.42)
3
TL Văn
Viết thư
Thứ năm
7/10
Sáng
1
LTVC
Danh từ
2
Toán
Biểu thức có chứa ba chữ ( tr.43 )
3
Âm nhạc
GV CHUYÊN DẠY
4
Mỹ thuật
GV CHUYÊN DẠY
Chiều
1
Chính tả
Nhớ - viết : Gà Trống và Cáo
Nghe - viết : Trung thu độc lập
2
Địa lý
Trung du Bắc Bộ
3
Kĩ thuật
Khâu thường
 Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường
Thứ sáu
8/10
Sáng
1
SHTT
Sinh hoạt chủ nhiệm
ATGT
Hậu quả của tai nạn giao thông
2
Toán
Tính chất kết hợp của phép cộng (tr. 45) Luyện tập (tr. 46
3
TLV
Đoạn văn trong bài văn kể chuyện
4
Khoa học
Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá
Thứ hai ngày 4 tháng 10 năm 2021
BUỔI SÁNG
CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
Tập đọc:
NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
I. Yêu cầu cần đạt:
- Hiểu được nghĩa một số từ ngữ khó trong bài: bệ hạ, sững sờ, dõng dạc, hiền minh,...
- Hiểu ND bài: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật (trả lời được các câu hỏi 1,2, 3) 
 * HS năng khiếu trả lời được CH4 (SGK ) .
 	- Đọc rành mạch, trôi chảy biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.
- Giáo dục HS đức tính trung thực, dũng cảm trong học tập và cuộc sống
- Hình thành năng lực đọc diễn cảm, nắm được cốt truyện và hình thành năng lực hợp tác nhóm.
 	 * GDKNS: Xác định giá trị ; Nhận thức về bản thân; Tư duy phê phán .
II. Đồ dùng dạy học:
 	- GV: Tranh minh họa SGK, bảng phụ ghi đoạn cần luyện đọc.
 	- HS: SGK, vở,..
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
 - Yêu cầu HS đọc bài thơ Tre Việt Nam
- GV dẫn vào bài
- 2 HS đọc
- HS nêu những hình ảnh mình thích trong bài.
- HS lắng nghe
2. Khám phá
a. Luyện đọc
- Gọi 1 HS đọc bài 
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: giọng kể chậm rãi, chú ý phân biệt lời của nhà vua và lời của chú bé Chôm
- GV chốt vị trí các đoạn:
 - Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài chia làm 4 đoạn:
+Đoạn 1:Ngày xưa.....bị trừng phạt.
+Đoạn 1:Có chú bé......nảy mầm được.
+Đoạn 1:Moi người.....của ta.
+Đoạn 4: Rồi vua dõng dạc.....hiền minh
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (gieo trồng, nảy mầm, luộc kĩ , dõng dạc, lo lắng, sững sờ)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- Giải nghĩa từ khó (đọc phần chú giải)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
b. Tìm hiểu bài
- GV hỗ trợ TBHT lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp: 
+ Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi
+ Nhà vua làm cách nào để tìm dược người trung thực?
+ Nội dung của đoạn 1 là gì?
+ Đến kỳ nộp thóc cho vua, chuyện gì đã xảy ra?
+ Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người?
+ Cậu bé Chôm được hưởng những gì do tính thật thà, dũng cảm của mình?
+ Theo em vì sao người trung thực lại đáng quý?
+ Đoạn 2,3,4 nói lên điều gì?
+ Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào?
GDKNS: Chúng ta phải có đức tính trung thực và dũng cảm trong học tập và trong cuộc sống. Đó là đức tính tốt, giúp chúng ta tiến bộ
- 1 HS 4 câu hỏi cuối bài:
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời câu hỏi (5p)
+Nhà vua muốn chọn người trung thực để truyền ngôi
+Vua phát cho mỗi người một thúng thóc đã luộc kỹ về gieo trồng và hẹn: Ai thu được nhiều thóc nhất thì được truyền ngôi.
1. Nhà vua chọn người trung thực để nối ngôi
+ Mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho vua. Chôm không có thóc, em lo lắng đến trước vua nhận tội.
 +Chôm dũng cảm dám nói sự thật, không sợ bị trừng phạt.
+ Cậu được vua nhường ngôi báu và trở thành ông vua hiền minh.
+Vì người trung thực bao giờ cũng nói thật, không vì lợi ích của riêng mình mà nói dối làm hại việc chung.
2. Cậu bé Chôm là người trung thực dám nói lên sự thật.
* Câu chuyện ca ngợi cậu bé Chôm trung thực, dũng cảm nói lên sự thật và cậu được hưởng hạnh phúc.
- HS ghi vào vở – nhắc lại ý nghĩa
3. Luyện đọc diễn cảm: 
+ Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
- GV nhận xét chung
4. Hoạt động ứng dụng 
- Qua bài đọc giúp các em hiểu điều gì?
- Giọng thong thả, rõ ràng. Lời của vua dõng dạc, dứt khoát; lời của cậu bé lo lắng,...
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai từ "Chôm lo lắng....đến hết"
+ Phân vai trong nhóm
+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.
- Thi đọc phân vai trước lớp
- Lớp nhận xét, bình chọn.
- HS nêu suy nghĩ của mình
- Nêu 1 tấm gương về tính trung thực và sự dũng cảm mà em biết. 
Toán
LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt
- Củng cố kiến thức về phép cộng, phép trừ và các bài toán liên quan.
- Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, phép trừ
- Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng , phép trừ .
- HS có thái độ học tập tích cực.
- Năng lực thực hiện các phép tính cộng, trừ và năng lực hợp tác 
*Bài tập cần làm: BT 1; 2; 3.
II. Đồ dùng dạy học:
 	- GV: - Phiếu nhóm, bảng phụ
 	- HS: Vở BT, SGK,
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
- GV giới thiệu vào bài
- TBVN điều hành lớp khởi động bằng bài hát vui nhộn tại chỗ
2. Hoạt động thực hành
Bài 1: Thử lại phép cộng.
 -GV viết bảng phép tính 2416 + 5164
-GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn 
+ Vì sao em khẳng định bạn làm đúng (sai) ?
+Muốn kiểm tra một số tính cộng đã đúng hay chưa chúng ta làm như thế nào?
+ Khi thử lại phép cộng ta làm như thế nào?
 - GV yêu cầu HS thử lại phép cộng trên.
 - GV yêu cầu HS làm phần b.
 35 462 + 27 519; 69 105 + 2 074
 267 345 + 31 925
Bài 2: Thử lại phép trừ
+ Muốn kiểm tra một phép tính trừ đã đúng hay chưa chúng ta tiến hành thử lại như thế nào? 
 Bài 3: Tìm x
-GV yêu cầu HS tự làm bài, khi chữa bài yêu cầu HS giải thích cách tìm x của mình
-GV nhận xét, đánh giá 7- 10 bài
Bài 4+ Bài 5 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
+ Em biết gì về đỉnh Phan-xi-păng?
3. Hoạt động ứng dụng 
- HS đọc yêu cầu đề bài 
- HS đặt tính và tính.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào nháp
-2 HS nhận xét ?
+...ta cần thử lại kết quả của phép tính
+ Ta có thể lấy tổng trừ đi một số hạng, nếu được kết quả là số hạng còn lại thì phép tính làm đúng
-HS nghe GV giới thiệu cách thử lại phép cộng 
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện tính và thử lại một phép tính, HS cả lớp làm bài vào vở- Đổi chéo vở kiểm tra
- Báo cáo kết quả trước lớp
- HS làm bài cá nhân- Tự thử lại kết quả phép trừ- Trao đổi trong nhóm, nhóm báo cáo
+ Thử lại bằng cách lấy hiệu cộng với số trừ
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
 a. x + 262 = 4848 
 x = 4848 – 262
 x = 4586
 b. x - 707 = 3535
 x = 3535 + 707
 x = 4242
- HS làm vào vở Tự học
Bài 4: Bài giải
Núi Phan-xi-păng cao hơn và cao hơn số mét là:
 3143 – 2428 = 715 (m)
 Đáp số: 715m
+ Đỉnh Phan-xi-păng là đỉnh núi cao nhất đất nước ta, thuộc dãy HLS. Đây được coi là nóc nhà của Tổ quốc
Bài 5: Bài giải
- Số lớn nhất có 5 chữ số là: 99 999
- Số bé nhất có 5 chữ số là 10 000
- Hiệu là: 89 000
- Hoàn thành các bài tập tiết Luyện tập chung trong sách BT toán
- Nhẩm tổng, hiệu của số lớn nhất có 6 chữ số và số bé nhất có 6 chữ số
Khoa học
PHÒNG MỘT SỐ BỆNH DO THIẾU CHẤT DINH DƯỠNG
PHÒNG BỆNH BÉO PHÌ
I. Yêu cầu cần đạt : 
Bài 11 : Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
- Biết một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng gây nên và cách phòng tránh một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng:
- Cùng bố mẹ theo dõi và chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em và cho chính bản thân mình bằng chế độ ăn uống hợp lí, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng
- Có ý thức ăn uống đầy đủ các thức ăn để có đủ chất dinh dưỡng. 
- HS biết phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng, biết để cùng thực hiện nhằm đảm bảo tốt cho sức khoẻ bản thân và gia đình góp phần phát triển cho học sinh năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác và năng lực vận dụng.
Bài 12 : Phòng bệnh béo phì
- Nêu cách phòng bệnh béo phì:
 	+Ăn uống hợp lí, điều độ, ăn chậm, nhai kĩ.
 	+ Năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập TDTT.
- Quan sát tranh, ảnh trả lời được các câu hỏi liên quan nội dung bài học
- Có thói quen ăn uống, tập luyện phù hợp để không bị béo phì
- HS biết phòng bệnh béo phì, biết để cùng thực hiện nhằm đảm bảo tốt cho sức khoẻ bản thân và gia đình góp phần phát triển cho học sinh năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác và năng lực vận dụng.
* KNS: + Nói với mọi người trong gia đình hoặc người khác nguyên nhân và cách phòng bệnh do ăn thừa chất dinh dưỡng; ứng xử đúng với bạn hoặc người khác bị béo phì
 + Ra quyết định: thay đổi thói quen ăn uống để phòng tránh bệnh béo phì
 	+ Kiên định: thực hiện chế độ ăn uống, hoạt động thể lực phù hợp lứa tuổi
II. Đồ dùng dạy học:
 	- GV: - Các hình minh hoạ trang 26, 27, 28, 29 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
 	- HS: - Tranh, ảnh về các bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng và béo phì
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động 
+ Hãy nêu các cách để bảo quản thức ăn?
+ Theo em, tại sao những cách bảo quan thức ăn (Ướp lạnh, muối, nướng, phơi khô, ) lại giữ thức ăn được lâu hơn?
- GV nhận xét, khen/ động viên.
- TBHT điều hành HS trả lời và nhận xét
+Ướp lạnh, muối, nướng, phơi khô, 
+ Vì những cách này làm ngưng lại hoạt động của các loại vi khuẩn
2. Khám phá:
Bài 11 : Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
HĐ1: Nhận dạng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng. Nguyên nhân gây bệnh: 
- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 26 / SGK và tranh ảnh do mình sưu tầm được, sau đó trả lời các câu hỏi: 
+ Người trong hình bị bệnh gì? Những dấu hiệu nào cho em biết bệnh mà người đó mắc phải?
+ Nêu nguyên nhân dẫn đến các bệnh trên?
*GV: Trẻ em không được ăn đầy đủ lượng và chất, đặt biệt thiếu chất đạm sẽ bị suy dinh dưỡng. Nếu thiếu vi- ta- min D sẽ bị còi xương (H1). Nếu thiếu i- ốt, cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, dễ bị bướu cổ (H2). 
HĐ2: Cách phòng bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng: 
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: 
+ Ngoài các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, bướu cổ em còn biết những bệnh nào do thiếu dinh dưỡng?
+ Nêu cách phát hiện và cách đề phòng?
- GV nhận xét, kết luận. Lưu ý với các gia đình có em bé, HS cần cùng bố mẹ theo dõi cân nặng, chiều cao và khám dinh dưỡng định kì cho bé
- HS quan sát. Thảo luận theo nhóm 2. 
- Báo cáo kết quả dưới sự điều hành của TBHT
+ Hình 1: Bị suy dinh dưỡng. Cơ thể em bé rất gầy, chân tay rất nhỏ. 
+ Hình 2: Bị bệnh bướu cổ, cổ bị lồi to. 
+ Do không được ăn đầy đủ lượng và chất. 
- HS quan sát và lắng nghe. 
- Nhóm 4 thảo luận- Chia sẻ trước lớp
+ Các bệnh như: quáng gà, khô mắt, bệnh phù, chảy máu chân răng. 
+ Cách phát hiện: Mắt kém, chân tay phù, chân răng dễ bị chảy máu. 
+ Cách phòng: cần ăn đủ lượng, đủ chất dinh dưỡng, đối với trẻ cần theo dõi cân nặng thường xuyên, 
- Lắng nghe
Bài 12 : Phòng bệnh béo phì
- GV nêu vấn đề:
+ Nếu ăn thiếu chất dinh dưỡng sẽ bị mắc bệnh gì?
+ Nếu ăn thừa chất dinh dưỡng cơ thể con người sẽ như thế nào?
* GV: Nếu ăn quá thừa chất dinh dưỡng có thể sẽ béo phì. Vậy béo phì là tác hại gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh béo phì như thế nào? ....
HĐ1: Tìm hiểu về bệnh béo phì.: 
Bước 1: Làm việc theo nhóm: 
- GV phát phiếu học tập. 
- YC HS thảo luận nhóm theo phiếu học tập. 
Bước 2: Làm việc cả lớp: 
- Gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả.. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- GV chốt đáp án.
Đáp án: Câu 1: b; Câu 2: d. 
 Câu 3: d; Câu 4: e. 
- GV kết luận: 
Một em bé có thể được xem là béo phì khi: 
+ Có cân nặng hơn mức bình thường so với chiều cao và tuổi là 20 %. 
+ Có những lớp mỡ quanh đùi, cánh tay trên, vú và cằm. 
+ Bị hụt hơi khi gắng sức. 
Tác hại của bệnh béo phì: 
+ Mất sự thoải mái trong cuộc sống. 
+ Người bị béo phì thường giảm hiệu suất lao động và sự lanh lợi: 
+ Người bị béo phì thường có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp cao, bị sỏi mật, bệnh tiểu đường. 
HĐ2: Nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì.:
- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 28, 29 / SGK , trả lời câu hỏi:
+ Nguyên nhân gây nên bệnh béo phì là gì?
+ Muốn phòng bệnh béo phì ta phải làm gì?
+ Cách chữa bệnh béo phì như thế nào?
* GV: Nguyên nhân gây béo phì chủ yếu là do ăn quá nhiề,u ít vận động. Khi đã bị béo phì cần xem xét, cân đối lại chế độ ăn uống. Đi khám bác sĩ ngay để tìm đúng nguyên nhân điều trị hoặc nhận được lời khuyên về chế độ dinh dưỡng hợp lí, phải năng vận động, luyện tập thể dục thể thao. 
Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ: 
Bước 1: Thảo luận theo nhóm. 
- GV phát phiếu (có ghi các tình huống); YC HS thảo luận nhóm và trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Nhóm 1, 2, 3- Tình huống1: Em của Châu có dấu hiệu béo phì. Sau khi học xong bài này, nếu là Châu, bạn sẽ về nhà nói gì với bố mẹ?
 + Nhóm 4,5,6- Tình huống 2: Hoa cân nặng hơn những người bạn cùng tuổi và cùng chiều cao nhiều. Hoa muốn thay đổi thói quen ăn vặt và ăn uống đồ ngọt của mình. Nếu là Hoa bạn sẽ làm gì, nếu hằng ngày trong giờ ra chơi, các bạn mời Hoa ăn bánh ngọt và uống nước ngọt. 
- GV nhận xét tổng hợp ý kiến của các nhóm HS. 
GV: Chúng ta cần luôn có ý thức phòng tránh bệnh béo phì, vận động mọi người cùng tham gia tích cực tránh bệnh béo phì. Vì béo phì có nguy cơ mắc các bệnh về tim, mạch, tiểu đường, tăng huyết áp, 
3. HĐ ứng dụng
+ Sẽ bị suy dinh dưỡng. 
+ Cơ thể sẽ phát béo phì. 
- HS lắng nghe. 
- Thực hiện theo Yc của GV:
Phiếu học tập
 Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời em cho là đúng: 
1) Dấu hiệu để phát hiện trẻ em bị béo phì là: 
 a) Có những lớp mỡ quanh đùi, cánh tay trên, vú và cằm. 
 b) Mặt to, hai má phúng phíng, 
 c) Cân nặng hơn so với những người cùng tuổi và cùng chiều cao từ 5kg trở lên. 
 d) Bị hụt hơi khi gắng sức. 
2. Người bị béo phì thường giảm hiệu suất lao động và sự lanh lợi: 
a. Chậm chạp. 
 b. Ngại vận động
c. Chóng mệt mỏi khi lao động. 
d. Tất cả các ý trên. 
2. Người bị béo phì thường mất sự thoải mái trong cuộc sống: 
a. Khó chịu về mùa hè. 
b. hay có cảm giác mệt mỏi chung toàn thân. 
c. Hay nhức đầu, buồn tê ở hai chân. 
d. Tất cả các ý trên. 
4. Người bị béo phì thường có nguy cơ: 
a. Bệnh tim mạch. b. Huyết áp cao. 
c. Bị sỏi mật. d. Bệnh tiểu đường
e. Tất cả các bệnh trên. 
- Thực hiện theo Yc của GV
1.+ Ăn quá nhiều chất dinh dưỡng. 
 + Lười vận động nên mỡ tích nhiều dưới da. 
 + Do bị rối loạn nội tiết. 
2. + Ăn uống hợp lí, ăn chậm, nhai kĩ. 
 + Thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao. 
 + Điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho hợp lí. 
3. + Đi khám bác sĩ ngay. 
 + Năng vận động, thường xuyên tập thể dục thể thao. 
- HS lắng nghe, ghi nhớ. 
- HS nhận phiếu. 
- HS thảo luận nhóm 4 và trình bày kết quả 
+ Em sẽ cùng mẹ cho bé ăn uống ở mức độ hợp lí, điều độ và cùng bé đi bộ, tập thể dục....
+ Em sẽ từ chối các bạn và nói để các bạn hiểu là em đang điều chỉnh lại cách ăn uống của mình 
- Thực hiện ăn uống phù hợp và tập luyện thể dục, thể thao để cơ thể khoẻ mạnh, ngăn ngừa béo phì
- Xây dựng chế độ ăn uống và tập luyện cho một người béo phì mà em biết.
BUỔI CHIỀU: 
Lịch sử
NƯỚC TA DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ CỦA
CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC
I. Yêu cầu cần đạt: 
 	- Biết được thời gian đô hộ của phong kiến phương Bắc đối với đất nước ta: từ năm 179 TCN đến năm 938.
- Nêu đôi nét về đời sống cực nhục của nhân dân ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc (một vài điểm hính, sơ giản về việc nhân dân ta phải cống nạp những sản vật quí, đi lao dịch, bị cưỡng bức theo phong tục của người Hán).
 	- Kĩ năng so sánh, thống kê và lập bảng thống kê
- Giáo dục HS lòng tự hào dân tộc
- NL ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* GDTTHCM: Nhân dân ta không cam chịu làm nô lệ, liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược, giữ gìn nền độc lập.
II. Đồ dùng dạy học:
 	- GV: Bản đồ – kế hoạch bài học.
 	- HS: SGK, vở ghi, bút,..
III. Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động: 
+ Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?
+ Thành tựu lớn nhất của nước Âu Lạc là gì?
-GV nhận xét, khen/động viên, dẫn vào bài mới
- TBHT điều hành các bạn trả lời và nhận xét, bổ sung
+ Năm 218, quân Tần tràn xuống xâm lược các nước phương Nam 
+ Kỹ thuật chế tạo ra nỏ bắn được nhiều mũi tên và việc xây dựng thành Cổ Loa.
2. Khám phá:
HĐ1: Làm việc nhóm 2 
- GV yêu cầu HS đọc SGK từ “Sau khi Triệu Đà của người Hán”
+ Sau khi thôn tính được nước ta, các triều đại PK PB đã thi hành những chính sách áp bức bóc lột nào đối với nhân dân ta như thế nào?
-GV đưa ra bảng (để trống, chưa điền nội dung) so sánh tình hình nước ta trước và sau khi bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ
-GV giải thích các khái niệm chủ quyền, văn hoá .
- Nhận xét, kết luận.
3. Luyện tập thực hành
Hoạt động 2: nhóm: 
- GV phát PBT cho các nhóm 4, cho HS đọc SGKvà điền các thông tin về các cuộc khởi nghĩa.
- GV đưa bảng thống kê có (có ghi thời gian diễn ra các cuộc khởi nghĩa, cột ghi các cuộc khởi nghĩa để trống ), yêu cầu HS thảo luận, báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
-GV: Nước ta bị bọn phong kiến phương Bắc đô hộ suốt gần một ngàn năm, các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta liên tiếp nổ ra. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã mở ra một thời kì độc lập lâu dài của dân tộc ta.
4. Hoạt động ứng dụng 
- GV cho HS đọc ghi nhớ trong khung.
- GV tổng kết và giáo dục tư tưởng HCM cũng như lòng tự hào dân tộc
-HS đọc và làm việc nhóm 2- Chia sẻ trước lớp:
+ Chúng chia nước ta thành nhiều quận, huyện do người Hán cai quản. Bắt dân ta lên rừng săn voi, tê giác .Đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục của người Hán 
-HS điền nội dung vào các ô trống như ở bảng trong phiếu bài tập . Sau đó HS báo cáo kết quả làm việc của mình trước lớp.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
 Thời gian
Các mặt
Trước năm 179 TCN
Từ năm 179 TCN đến năm 938
Chủ quyền
Là một nước độc lập
Trở thành quận, huyện của PKPB
Kinh tế
Độc lập và tự chủ
Bị phụ thuộc
Văn hoá
Có phong tục tập quán riêng
Phải theo phong tục của người Hán, học chữ Hán nhưng nhân dân ta vẫn giữ gìn bản sắc dân tộc.
2. Các cuộc khởi nghĩa lớn của nhân dân ta: 
- HS thảo luận làm bài tập theo nhóm 4 dưới sư điều hành của nhóm trưởng và báo cáo trước lớp:
 Thời gian 
Các cuộc khởi nghĩa
Năm 40
Năm 248
Năm 542
Năm 550
Năm 722
Năm 776
Năm 905 
Năm 931
Năm 938
Kn Hai Bà Trưng.
Kn Bà Triệu.
Kn Lý Bí.
Kn Triệu .Q.Phục.
Kn Mai .T .Loan.
Kn Phùng Hưn.
Kn Khúc. T. Du .
Kn Dương.Đ. Nghệ
C thắng B. Đằng. 
- Tìm đọc các thông tin về cuộc khởi nghĩa HBT và cuộc khởi nghĩa Ngô Quyền
Đạo đức
BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (TIẾT 1)
I. Yêu cầu cần đạt :
- Biết rằng mọi trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. 
- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. 
(Không yêu cầu học sinh lựa chọn phương án phân vân trong các tình huống bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến: tán thành, phân vân hay không tán thành mà chỉ có hai phương án: tán thành và không tán thành)
- Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân, tôn trọng ý kiến của người khác. 
- Phát triển khả năng giao tiếp, khả năng nêu ý kiến và biết bảo vệ quan điểm của mình., phát triển năng lực hợp tác nhóm.
*GD TKNL :
- Biết bày tỏ, chia sẻ với mọi người xung quanh về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năg lượng
- Vận động mọi người thực hiện sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng
*GD KNS: 
 	 -Trình bày ý kiến ở gia đình và lớp học
 	 -Lắng nghe người khác trình bày
 	 -Kiềm chế cảm xúc
 	 -Biết tôn trọng và thể hiện sự tự tin
 *BVMT: 
 	-HS biết bày tỏ ý kiến với cha mẹ, thầy cô giáo, chính quyền địa phương về môi trường sống của em trong gia đình; về môi trường lớp học, trường học; về môi trường ở cộng đồng địa phương...
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: + SGK Đạo đức lớp 4
 	+ Một vài bức tranh hoặc đồ vật dùng cho hoạt động khởi động.
- HS: +Mỗi HS chuẩn bị 3 tấm bìa nhỏ màu đỏ, xanh và trắng.
 	+ Một số đồ dùng để hóa trang diễn tiểu phẩm.
III. Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động: 
Trò chơi “Diễn tả”
- GV nêu cách chơi - tổ chức cho HS chơi: 
- GV chia HS thành 4- 6 nhóm và giao cho mỗi nhóm 1 đồ vật hoặc 1 bức tranh. Mỗi nhóm ngồi thành 1 vòng tròn và lần lượt từng người trong nhóm vừa cầm đồ vật hoặc bức tranh quan sát, vừa nêu nhận xét của mình về đồ vật, bức tranh đó.
+ Ý kiến của cả nhóm về đồ vật, bức tranh có giống nhau không?
*GV: Mỗi người có thể có ý kiến nhận xét khác nhau về cùng một sự vật nên cần được bày tỏ ý kiến riêng của mình
- GV dẫn vào bài
- HS thực hiên chơi theo hướng dẫn của GV
+ Mỗi bạn có một ý kiến riêng.
2.Hoạt động hình thành KT 
HĐ1: Thảo luận nhóm 4(Câu 1, 2- SGK/9) 
- GV chia HS thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tình huống ở câu 1.
ò Nhóm 1: Em sẽ làm gì nếu em được phân công làm 1 việc không phù hợp với khả năng?
ò Nhóm 2: Em sẽ làm gì khi bị cô giáo hiểu lầm và phê bình?
òNhóm 3: Em sẽ làm gì nếu chủ nhật này bố mẹ cho em đi chơi công viên nhưng em lại muốn đi xem xiếc?
òNhóm 4: Em sẽ làm gì khi muốn được tham gia vào một hoạt động nào đó của lớp, của trường nhưng chưa được phân công?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em, đến lớp em?
- GV:+ Trong mọi tình huống, em nên nói rõ để mọi người xung quanh hiểu về khả năng, nhu cầu, mong muốn, ý kiến của em. Điều đó có lợi cho em và cho tất cả mọi người. Nếu em không bày tỏ ý kiến của mình, mọi người có thể sẽ không hỏi và đưa ra những quyết định không phù hợp với nhu cầu, mong muốn của em nói riêng và của trẻ em nói chung.
 + Mỗi người, mỗi trẻ em có quyền có ý kiến riêng và cần bày tỏ ý kiến của mình về mọi vấn đề trong đó có môi trường.
3. Thực hành 
Bài tập 1
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm bài.
- Gọi đại diện các cặp báo cáo kết quả, cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV: Việc làm của bạn Dung là đúng, vì bạn đã biết bày tỏ mong muốn, nguyện vọng của mình. Còn việc làm của bạn Hồng và Khánh là không đúng.
Bài tập 2
- GV phổ biến cho HS cách bày tỏ thái độ thông qua các tấm bìa màu: 
+ Màu đỏ: Biểu lộ thái độ tán thành.
+ Màu xanh: Biểu lộ thái độ không tán thành
- GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 2 (SGK/10)
- GV yêu cầu HS giải thích lí do.
- GV: Các ý kiến a, b, c, d là đúng. Ý kiến (đ) là sai vì trẻ em còn nhỏ tuổi nên mong muốn của các em nhiều khi lại không có lợi cho sự phát triển của chính các em hoặc không phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình, của đất nước
+ Em hãy cho biết môi trường xung quanh trường em có đảm bảo vệ sinh an toàn hay không, gia đình em có ăn ở hợp vệ sinh không.
*GV: Để có được môi trường hợp vệ sinh, chúng ta cần có ý thức bảo vệ và biết nêu ra ý kiến với những người xung quanh cùng thực hiện tốt như mình.
4. Hoạt đông ứng dụng 
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện từng nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. VD:
-> Em sẽ gặp cô giáo để xin cô giao cho việc khác phù hợp hơn với sức khoẻ và sở thích.
-> Em xin phép cô giáo được kể lại để không bị hiểu lầm.
-> Em trình bày suy nghĩ của mình và xin bố mẹ cho đi xem xiếc.
-> Em nói với người tổ chức nguyện vọng và khả năng của mình.
+ ... mọi người sẽ không biết đến những mong muốn, khả năng của mình...
- Lắng nghe
- HS từng nhóm đôi thảo luận và chọn ý đúng bằng cách giơ thẻ mặt cười (đúng), mặt mếu (sai)
- HS nêu cầu bài tập 1
 - HS thảo luận cặp đôi làm bài
- HS biểu lộ thái độ theo cách đã quy ước.
- Vài HS giải thích.
- HS trả lời.
- Bày tỏ ý kiến với bố mẹ, người thân trong gia đình về nguyện vọng của em
- Xây dựng 1 kịch bản về việc bày tỏ ý kiến
Thứ ba ngày 5 tháng 10 năm 2021
Kể chuyện
LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG
I. Yêu cầu cần đạt:
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người.
- Nghe - kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạ (SGK) ; kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Lời ước dưới trăng (do GV kể)
- Biết ước mơ để có niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống.
- Phát triển năng lực kể chuyện sinh động hấp dẫn, nêu được nội dung câu chuyện và biết hợp tác nhóm.
* BVMT: Giá trị của môi trường thiên nhiên với cuộc sống của con người
II. Đồ dùng dạy học:
 	- GV: + Tranh minh họa từng đoạn trong câu chuyện trang 69 SGK (phóng to nếu có điều kiện). 
 	+ Bảng lớp ghi sẵn các câu hỏi gợi ý cho từng đoạn. 
 	 + Giấy khổ to và bút dạ. 
 	- HS: - Truyện đọc 4, SGK.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- HS hát bài Ước mơ
- GV chuyển ý bài mới
- TBVN điều hành lớp hát và vận động tại chỗ
2. Khám phá:
HDD1: Hoạt động nghe-kể- 
Hướng dẫn kể chuyện.
- GV kể 2 lần:
+Lần 1: Kể nội dung chuyện.
Sau khi kể lần 1, GV yêu cầu HS giải thích một số từ ngữ khó hiểu trong truyện.
+Lần 2: Kể kèm tranh minh hoạ
- HS theo dõi
- Hs lắng nghe Gv kể chuyện.
- Giải thích các từ ngữ khó.
-HS lắng nghe và quan sát tranh
3. Thực hành kể chuyện
- Yêu cầu HS đọc y/c của từng bài tập.
 - Nhắc nhở học sinh trước khi kể:
 + Chỉ cần kể đúng cốt truyện, không cần lặp lại nguyên văn từng lời thầy.
- GV đánh giá phần chia sẻ của nhóm
* Nhận xét bình chọn bạn kể hay.
- Lớp trưởng điều khiển các bạn kể trong nhóm 4
+ HS làm việc cá nhân sau đó chia sẻ phần kể chuyện của mình trong nhóm – Chia sẻ trước lớp
- Cả lớp theo dõi
- Nhận xét, bình chọn bạn kể hay
Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện
- GV phát phiếu học tập có in sẵn các câu hỏi
- TBHT điều khiển các nhóm báo cáo dưới sự hướng dẫn của GV:
+ Cô gái mù trong câu chuyện cầu nguyện điều gì?
+ Hành động của cô gái cho thấy cô là người ntn?
+ Em hãy tìm kết thúc vui cho câu chuyện trên?
*Gv: Có lẽ trời phật rủ lòng thương, cảm động trước tấm lòng vàng của chị nên đã khẩn cầu cho chị sáng mắt như bao người. Năm sau mắt chị sáng lại nhờ phẫu thuật.
 Cuộc sống hiện nay của chị thật hạnh phúc và êm ấm. Mái nhà của chị lúc nào cũng đầy ắp tiếng cười của trẻ thơ.
+ Qua câu chuyện em hiểu điều gì?
* GDBVMT : GV kết hợp khai thác vẻ đẹp của ánh trăng để thấy được giá trị của môi trường thiên nhiên với cuộc sống con người (đêm đến niềm hi vọng tốt đẹp)
4. Hoạt động ứng dụng
- HS thảo luận trong nhóm 4 các câu hỏi dưới sự điều khiển của nhóm trưởng – Chia sẻ nội dung trước lớp
+ Cầu nguyện cho bác hàng xóm bên nhà được khỏi bệnh
+ Cô là người nhân hậu, sống vì người khác có tấm lòng nhân ái bao la.
+ Mấy năm sau cô bé ngày xưa tròn 15 tuổi. Đúng đêm rằm ấy cô đã ước cho đôi mắt của chị Ngần sáng lại...
+Trong cuộc sống chúng ta nên có lòng nhân ái bao la, biết thông cảm và sẻ chia những đau khổ của người khác. Những việc làm cao đẹp sẽ mang lại niềm vui, hạnh phúc cho chính chúng ta và mọi người
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe
- Tìm trong sách Truyện đọc 4 các câu chuyện cùng chủ điểm.
Toán
Tiết 32: BIỂU THỨC CÓ CHỨA HAI CHỮ 
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được biểu thức đơn giản chứa hai số .
- Biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ 
- HS chăm chỉ học bài
- Phát triển năng lực giải bài toán liên quan đến biểu thức có chứa ba chữ và hợp tác nhóm để giải quyết vấn đề đặt ra.
* BT cần làm: Bài 1, bài 2 (a, b), bài 3 (hai cột)
II. Đồ dùng dạy học
 	- GV: + Đề bài toán ví dụ chép sẵn trên bảng phụ hoặc băng giấy.
 	+ GV vẽ sẵn bảng ở phần ví dụ (để trống số ở các cột).
 	-HS: VBT, vở nháp 
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động 
- Tổ chức trò chơi củng cố về cách đọc các số có nhiều chữ số
- TK trò chơi- Dẫn vào bài
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ 
2. Hình thành kiến thức mới
a. Giới thiệu biểu thức có chứa hai chữ: 
 - GV yêu cầu HS đọc bài toán ví dụ.
+ Muốn biết cả hai anh em câu được bao nhiêu con cá ta làm thế nào ?
+ Nếu anh câu được 3 con cá và em câu được 2 con cá thì hai anh em câu được mấy con cá ?
 - GV nghe HS trả lời và viết 3 vào cột Số cá của anh, viết 2 vào cột Số cá của em, viết 3 + 2 vào cột Số cá của hai anh em.
- GV làm tương tự với các trường hợp anh câu được 4 con cá và em câu được 0 con cá, anh câu được 0 con cá và em câu được 1 con cá, 
+ Nếu anh câu được a con cá và em câu được b con cá thì số cá mà hai anh em câu được là bao nhiêu con ?
GV: a + b được gọi là biểu thức có chứa hai chữ.
+ Biểu thức có chứa hai chữ có đặc điểm gì?
b. Giá trị của biểu thức chứa hai chữ
+ Nếu a = 3 và b = 2 thì a + b bằng bao nhiêu ?
->Khi đó ta nói 5 là một giá trị của biểu thức a + b.
 + Khi biết giá trị cụ thể của a và b, muốn tính giá trị của biểu thức a + b ta làm như thế nào ?
+Mỗi lần thay các chữ a và b bằng các số ta tính được mấy giá trị của BT?
-HS đọc.
+Ta thực hiện phép tính cộng số con cá của anh câu được cộng với số con cá của em câu được.
+ .Hai anh em câu được 3 +2 con cá.
-HS làm việc nhóm 2: 1 HS nêu số con cá của hai anh em trong từng trường hợp, 1 HS viết vào bảng
+ Nếu.....hai anh em câu được a +b con cá.
- HS nhắc lại
+ Biểu thức có chứa 

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_lop_4_tuan_5_nam_hoc_2021_2022.doc