Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 26, Thứ 5 - Năm học 2011-2012

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 26, Thứ 5 - Năm học 2011-2012

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 52: Mở rộng vốn từ: Dũng cảm

I. Mục tiêu

Giúp HS:

- Tiếp tục mở rộng và hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm Dũng cảm. Biết một số thành ngữ gắn với chủ điểm.

- Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu, chuyển các từ đá vào vốn từ tích cực.

II. Đồ dùng dạy học

- Bảng phụ viết sẵn nội dung các BT1, 4

- Từ điển trái nghĩa, đồng nghĩa tiếng Việt.

- Bảng lớp viết các từ ngữ ở BT3 (mỗi từ 1 dòng).

- 3 mảnh bìa gắn nam châm viết sẵn 3 từ cần điền vào ô trống.

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

 

doc 4 trang xuanhoa 11/08/2022 1990
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 26, Thứ 5 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ ba ngày 6 tháng 3 năm 2012
Ngày dạy: Thứ năm ngày 8 tháng 3 năm 2012
TOÁN
Tiết 129: Luyện tập chung
I. Mục tiêu
 Giúp học sinh rèn kĩ năng:
 - Thực hiện các phép tính với phân số.
 - Giải bài toán có lời văn.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
Bài 1:
- Gọi học sinh nêu yêu cầu.
- Giáo viên khuyến khích học sinh tìm mẫu số chung thích hợp.
- Giáo viên chữa bài, nhận xét, ghi điểm. 
Bài 2: 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu đề bài.
- Cho học sinh tự làm bài.
- Giáo viên theo dõi, nhận xét.
Bài 3: 
- Học sinh đọc yêu cầu đề bài.
- Cho học sinh tự làm bài.
- Giáo viên nhận xét.
Bài 4:
- Cho học sinh đọc đề bài. Nêu các bước giải, sau đó giải vào vở.
Bài 5: 
- Học sinh đọc đề và tự làm bài.
- Giáo viên chữa bài và cho điểm học sinh.
3. Hoạt động nối tiếp
Biết lớp 4B có 18 học sinh nữ. Số học sinh này bằng số học sinh cả lớp. Hỏi lớp 4B có tất cả bao nhiêu học sinh?
- 3 HS thực hiện (Phương Tuyền, Thanh Tuyền, Bảo Uyên)
- Học sinh đọc bài - Nêu yêu cầu của bài.
- Học sinh tìm mẫu số chung.
- Học sinh đọc yêu cầu đề bài.
- Làm bài bằng bút chì vào SGK.
- Chữa bài.
- Học sinh đọc yêu cầu đề bài.
- Làm bài bằng bút chì vào SGK.
- Chữa bài.
-Học sinh làm bài vào vở, 3 học sinh làm bảng lớp.
 : = ´ = 
: 2 = ´ = 
2 : = 2 ´ = 4
- 1 học sinh lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở.
 Bài giải:
Khối lượng đường còn lại sau khi bán vào buổi sáng là:
 50 – 10 = 40 (kg)
Khối lượng đường buổi chiều bán được là:
 40 ´ = 15 (kg)
Khối lượng đường cả hai buổi bán được là:
 10 + 15 = 25 (kg)
 Đáp số: 25 kg
- Suy nghĩ làm bài.
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 52: Mở rộng vốn từ: Dũng cảm
I. Mục tiêu
Giúp HS: 
- Tiếp tục mở rộng và hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm Dũng cảm. Biết một số thành ngữ gắn với chủ điểm.
- Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu, chuyển các từ đá vào vốn từ tích cực.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết sẵn nội dung các BT1, 4
- Từ điển trái nghĩa, đồng nghĩa tiếng Việt.
- Bảng lớp viết các từ ngữ ở BT3 (mỗi từ 1 dòng).
- 3 mảnh bìa gắn nam châm viết sẵn 3 từ cần điền vào ô trống.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- Giáo viên gọi 2 học sinh thực hành đóng vai – giới thiệu với bố mẹ bạn Hà về từng người trong nhóm đến thăm Hà bị ốm (BT3, tiết trước).
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
Bài tập 1:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài, giáo viên gợi ý:
+ Từ cùng nghĩa là những từ có nghĩa gần giống nhau. Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
- Giáo viên phát phiếu cho học sinh làm việc theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Giáo viên chốt lại lời giải đúng:
Từ cùng nghĩa với dũng cảm 
Can đảm, can trường, gan, gan dạ, gan góc, gan lì, bạo gan, táo bạo, anh hùng, anh dũng, quả cảm, 
Từ trái nghĩa với dũng cảm
 nhát, nhát gan, nhút nhát, hèn nhát, hèn mạt, hèn hạ, bạc nhược, nhu nhược, khiếp nhược.
Bài tập 2: 
- Giáo viên gọi HS nêu cầu của bài, gợi ý: Muốn đặt câu đúng, em phải nắm được nghĩa của từ, xem từ ấy được sử dụng trong trường hợp nào, nói về phẩm chất gì, của ai? 
- Giáo viên gọi học sinh đặt câu.
- Giáo viên nhận xét.
Bài tập 3:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Giáo viên mời 1 em có ý kiến đúng lên bảng gắn 3 mảnh bìa nam châm (mỗi mảng viết 1 từ) vào ô trống cho thích hợp.
Bài tập 4:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập và các thành ngữ, từng cặp trao đổi, sau đó trình bày kết quả.
- Giáo viên chốt lại lời giải đúng:
+ 2 thành ngữ – vào sinh ra tử, gan vàng dạ sắt – nói về lòng dũng cảm.
Bài tập 5:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ, đặt câu; tiếp nối nhau đọc câu mình vừa đặt.
- Giáo viên sửa chữa những câu đặt chưa đúng về nghĩa.
+ Bố tôi đã từng vào sinh ra tử ở chiến trường Quảng Trị.
+ Chú bộ đội đã từng vào sinh ra tử nhiều lần.
+ Bộ đội ta là những con người gan vàng dạ sắt.
3. Hoạt động nối tiếp
- Đặt 5 câu với các từ tìm được ở bài tập 1.
- 2 HS lên đóng vai.
- Nhận xét, cho điểm bạn.
- Học sinh làm việc theo nhóm 6.
- Cử đại diện nhóm trình bày.
- Nêu yêu cầu bài.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc câu vừa đặt.
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
- 1 học sinh đọc yêu cầu đề bài.
- Học sinh suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- Học sinh lên bảng gắn.
+ dũng cảm bênh vực lẽ phải
+ khí thế dũng mảnh
+ hi sinh anh dũng
- Học sinh đọc yêu cầu, trao đổi, cử đại diện trình bày. 
- Học sinh nhẩm học thuộc lòng, thi đọc thuộc các thành ngữ.
- Một số em thi đọc.
- 1 học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh đặt câu, đọc câu.
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_26_thu_5_nam_hoc_2011_2012.doc