Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 24, Thứ 4 - Năm học 2012-2013

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 24, Thứ 4 - Năm học 2012-2013

LỊCH SỬ

Tiết 24: Ôn tập

I. Mục tiêu

 Giúp HS nêu được:

* Nội dung từ bài 7 đến bài 19 trình bày 4 giai đoạn:

+ Buổi đầu độc lập.

+ Nước Đại Việt thời Lý.

+ Nước Đại Việt thời Trần.

+ Nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê.

- Kể tên các sự kiện lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn và trình bày tóm tắt các sự kiện đó bằng ngôn ngữ của mình.

II. Đồ dùng dạy học

* Băng thời gian trong sách phóng to.

* Hình, tranh ảnh minh hoạ trong SGK từ bài 7  Bài 19.

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

 

doc 8 trang xuanhoa 11/08/2022 2950
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 24, Thứ 4 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ hai ngày 20 tháng 2 năm 2012
Ngày dạy: Thứ tư ngày 22 tháng 2 năm 2012
LỊCH SỬ
Tiết 24: Ôn tập
I. Mục tiêu
 Giúp HS nêu được:
* Nội dung từ bài 7 đến bài 19 trình bày 4 giai đoạn:
+ Buổi đầu độc lập.
+ Nước Đại Việt thời Lý.
+ Nước Đại Việt thời Trần.
+ Nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê.
- Kể tên các sự kiện lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn và trình bày tóm tắt các sự kiện đó bằng ngôn ngữ của mình.
II. Đồ dùng dạy học
* Băng thời gian trong sách phóng to. 
* Hình, tranh ảnh minh hoạ trong SGK từ bài 7 Þ Bài 19.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
* GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- Kể 1 số tác phẩm văn học tiêu biểu thời Hậu Lê ?
- Nội dung các tác phẩm đó là gì?
- GV nhận xét HS trả lời.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm với định hướng như sau:
- GV theo dõi các nhóm làm việc.
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
* Câu hỏi thảo luận:
1) Buổi đầu độc lập,thời Lý,Trần, Hậu Lê đóng đô ở đâu? Tên gọi nước ta ở các thời kì đó là gì?
2) Từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê 
(thế kỉ 15 ) trong quá trình dựng nước và giữ nước có những sự kiện lịch sử nào tiêu biểu?
3) Em hãy kể lại một trong những sự kiện,hiện tượng lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê ?
( Có thể kể bằng tranh ) 
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS lập bảng thống kê các sự kiện tiêu biểu.
- 2 HS lên bảng trả lời.(Đức Hùng, Ngọc Huyền)
Þ HS chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm cùng đọc SGK, thảo luận để hoàn thành phiếu.
- HS làm việc theo nhóm .
- Các nhóm dán phiếu thảo luận lên bảng để cả lớp cùng kiểm tra kết quả.
+ Một số HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến trước lớp.
- HS nhận xét.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
ĐẠO ĐỨC 
Tiết 24: Giữ gìn các công trình công cộng (tiết 2)
I. Mục tiêu
Giúp HS: 
+ Giữ gìn, bảo vệ các công trình công công.
+ HS tích cực tham gia vào việc giữ gìn các công trình công cộng.
* Giáo dục kĩ năng sống:
- Kĩ năng xác định giá trị văn hóa tinh thần của những nơi công cộng.
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về các hoạt động giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.
II. Đồ dùng dạy học
- SGK đạo đức.Nội dung trò chơi:” Ô chữ kì diệu “
- GV chuẩn bị 1 số câu chuyện về tấm gương giữ gìn các công trình công cộng.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
+ Vì sao phải giữ gìn các công trình công cộng? Em đã làm gì để góp phần giữ gìn các công trình công cộng?
- Nhận xét – cho điểm HS .
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* Bày tỏ ý kiến ( bài tập 3 SGK/36)
+ Phổ biến cách bày tỏ thái độ thông qua các tấm bìa màu :
- Màu đỏ : Biểu lộ thái độ tán thành .
- Màu xanh : Biểu lộ thái độ phản đối .
- Nêu từng ý kiến trước lớp .
- Kết luận : 
+ Các ý kiến (a) là đúng .
+ Các ý kiến (b) , (c) là sai .
* Báo cáo về kết quả điều tra bài 4
- Gọi HS báo cáo những việc đã điều tra về những công trình công cộng ở địa phương ?
- GV rút ra kết luận về việc thực hiện giữ gìn những công trình công cộng ở địa phương .
* Kể chuyện .( bài 5).
- Y/c HS kể về các tấm gương , mẩu chuyện nói về giữ gìn , bảo vệ các công trình công cộng. 
- Cho HS nhận xét bài kể của HS .
- Kết luận : Để có các công trình công cộng sạch đẹp đã có rất nhiều đổ xương máu. Bởi vậy Mỗi người chúng ta phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ , giữ gìn các ông trình công cộng đó .
- Y/c HS đọc ghi nhớ / 37 .
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS thực hiện giữ gìn các công trình công cộng.
- 3 HS trả lời (Tuấn Kiệt, Nhu Linh, Đức Lương)
- HS biểu lộ theo cách đã quy ước .
- Giải thích lí do . 
- Thảo luận chung cả lớp .
- Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả điều tra về những công trình công cộng ở địa phương. 
-Cả lớp thảo luận về các báo cáo, như 
+ Làm rõ, bổ sung ý kiến về thực trạng các công trình và nguyên nhân. 
+ Bàn cách bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng của địa phương sao cho thích hợp.
 Ví dụ :
Stt
Công trình 
công cộng 
Tình trạng 
hiện tại
B. pháp
Giữ gìn 
1
- 2
Nhà trẻ 1- 6
 Công viên 30-4
Tốt, được xây dựng mới 
Nhiều rác bừa bãi, và kim tiêm.
Bảo quản nguyên vật liệu , che chắn, không để bụi ra xung quanh 
Cần có công an đi tuần để ngăn chặn hiện tượng tiên chích , có biể cấm xả rác , bổ sung thêm thùng rác .
- HS thực hành kề chuyện .
Ví dụ :
 + Tấm gương các anh công an truy được kẻ trộm xe đạp .
+ Các bạn HS tham gia thu gom rác với các cô chú ở khóm gần trường mình .
- Các bạn ở dưới lớp lắng nghe .
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
	LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
TOÁN
Tiết 118: Phép trừ phân số (tiếp theo)
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Nhận biết phép trừ hai phân số khác mẫu số.
- Biết trừ hai phân số khác mẫu số.
II. Đồ dùng dạy học
- Một băng giấy hình chữ nhật ghi qui tắc.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* GV hướng dẫn học sinh trừ hai phân số khác mẫu số:
- GV nêu ví dụ như SGK dưới dạng bài toán.
- Muốn tính số đường còn lại ta làm như thế nào?
- Ta phải thực hiện phép tính : 
- Muốn thực hiện phép trừ ta làm như thế nào?
- Muốn trừ hai phân số khác mẫu số ta làm như thế nào ?
* Luyện tập:
 * Bài 1: 
- Cho HS nêu yêu cầu bài.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? 
- Gọi HS nêu cách trừ 2 phân số khác mẫu số.
- Nhận xét, ghi điểm.
 * Bài 2:
- GV viết bảng phép tính: 
- GV kết luận: 
- GV nhận xét ghi điểm.
- Cho HS tự làm vào vở các phần b, c, d.
* Bài 3:
- HS đọc đề bài - Nêu yêu cầu của đề bài.
 -HS tóm tắt bài toán - Nêu cách làm.
- HS làm bài vào vở. 
- 1 em lên bảng làm .
- Cho HS đổi vở, chấm chéo.
- GV nhận xét.
3. Hoạt động nối tiếp
Bài tập làm thêm:
Một bếp ăn tập thể có tạ gạo. Bếp ăn đã dùng hết tạ gạo. Hỏi bếp ăn còn lại bao nhiêu phần của tạ gạo?
- 4 HS thực hiện (Nhật Nam, Yến Nhi, Hoài Nhi)
- HS đọc ví dụ ở SGK.
- HS tự nêu cách làm. 
-Ta đưa về phép trừ 2 phân số cùng mẫu số bằng cách qui đồng mẫu số ta được:
- Muốn trừ hai phân số khác mẫu số ta qui đồng mẫu số hai phân số, rồi trừ 2 phân số đó.
- HS nhắc lại qui tắc.
- 1 em lên bảng làm.
- HS làm bài vào vở.
- HS nhận xét bài.
- HS phát biểu.
- HS trình bày như sau:
- HS tự làm, nêu kết quả.
- HS đọc và nêu yêu cầu của bài.
- 1 HS lên bảng làm .
- Lớp làm vở. 
- HS đổi vở, chấm chéo
 Giải
 Diện tích trồng cây xanh bằng :
 ( diện tích công viên )
 Đáp số : diện tích công viên
- Suy nghĩ làm bài.
 LƯỢNG GIÁ
TẬP ĐỌC
Tiết 48: Đoàn thuyền đánh cá
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn: Đoàn thuyền, lặng, đoàn thoi, luồng sáng, trời sáng,vàng, rạng đông 
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng nhịp thơ. Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm, ca ngợi cảnh đẹp huy hoàng của biển, ca ngợi không khí lao động sôi nổi, hào hứng của những người đánh cá.
- Đọc diễn cảm toàn bài: giọng nhịp nhàng, khẩn trương.
- Hiểu các từ khó trong bài.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển cả và vẻ đẹp của lao động.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa bài đọc SGK.
- Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 4 HS đọc từng đoạn bài Vẽ về cuộc sống an toàn và trả lời câu hỏi trong bài.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài và nêu nội dung chính của bài.
 - Nhận xét, cho điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* Luyện đọc
- Mời 1 HS giỏi đọc bài.
- Gọi HS đọc nối tiếp nhau theo khổ thơ.
Trong khi HS đọc, GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (lưu ý HS yếu).
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Đọc mẫu ( nếu HS đọc chưa tốt ) 
* Tìm hiểu bài
- Y/c HS đọc thầm toàn bài – lớp đọc thầm- trao đổi nhau trả lời câu hỏi sau :
+ Bài thơ miêu tả cảnh gì ? (HS yếu)
+ Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc nào và trở về vào lúc nào ? 
+ Đoàn thuyền đánh cá trở về vào lúc nào ? Em biết điều đó qua những câu thơ nào ?
+ Tìm những hình ảnh nói lên vẻ đẹp huy hoàng của biển ?
- Qua những hình ảnh trên, em cảm nhận được điều gì?
- Chốt ý chính 1: Vẻ đẹp huy hoàng của biển.
- Yêu cầu HS đọc thầm tiếp bài và suy nghĩ, trả lời câu hỏi:
+ Công việc lao động của người đánh cá được miêu tả đẹp như thế nào? 
- GV chốt lại : Công việc lao động người đánh cá được tác giả miêu tả bằng những hình ảnh chân thật , sinh động mà rất đẹp .Đoàn thuyền ra khơi , tiếng hát những người đánh cá cùng gío làm căng cánh buồm , đầy thuyền đi nhanh hơn nhẹ hơn . Họ rất vui vẻ phấn khởi khi có những mẻ cá xoăn tay . Và rồi hình ảnh đoàn thuyền trở về thật đẹp: Câu hát căng buồm với gió khơi .Đoàn thuyển chạy đua cùng mặt trời.
+ Em cảm nhận được điều gì qua bài thơ ?
* Chốt ý đúng và ghi lên bảng nội dung chính :Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển ,của lao động .
4: Đọc diễn cảm - HTL bài thơ :
- Gọi HS đọc nối tiếp nhau bài thơ .
+ Thái độ làm việc của những người đánh cá ntn?
+Vậy ta nên đọc với giọng ntn ?
- Treo bảng phụ đoạn luyện đọc :
 Mặt trời .buổi nào .
- GV đọc diễn cảm toàn bài , giọng đọc thể hiện được nhịp điệu khẩn trương, tâm trạng hào hứng của những người đánh cá trên biển. 
- Y/c HS luyện đọc theo cặp .
- Tổ chức HS thi đọc diễn cảm toàn bài .HTL 
* Nhận xét – cho điểm HS .
3. Hoạt động nối tiếp
- Luyện đọc và tìm giọng đọc hay cho bài đọc.
- 4 HS thực hiện ( Minh Tâm, Bảo Toàn)
- 1 HS thực hiện (Ngọc Trân)
- Nhận xét, cho điểm bạn.
- 1 HS giỏi đọc bài.
- HS nối tiếp nhau đọc bài (2 lượt)
- Luyện đọc theo hướng dẫn của giáo viên.
- 1 HS đọc chú giải.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài.
- Lắng nghe.
- HS đọc thầm – thảo luận nhóm. 
- Trả lời câu hỏi
- Nhận xét, bổ sung.
- Nêu ý kiến.
- Lắng nghe , nhắc lại.
- Đọc thầm bài, trả lời câu hỏi.
- Theo dõi.
- HS nêu ý kiến. 
- 5 HS đọc tiếp nối nhau.
- Trả lời.
- 2 HS cùng bàn luyện đọc .
- HS luyện đọc diễn cảm. 
- Đại diện nhóm thi đọc thuộc lòng 1 khổ thơ hoặc bài thơ.
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
	LƯỢNG GIÁ
Đọc đúng: ..
Hiểu nội dung bài: .
Đọc diễn cảm: ...
 ..›&š ..
TẬP LÀM VĂN
Tiết 47: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối 
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- HS dựa vào những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối, viết được 1 đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh.Câu đúng ngữ pháp, dùng từ hay, sinh động, chân thực, giàu tình cảm.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết 1 đoạn văn chưa hoàn chỉnh của bài tả cây chuối tiêu.
- Tranh ảnh cây chuối tiêu cỡ to.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- 1 em đọc đoạn văn viết về ích lợi của cây.
- 1 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ tiết TLV trước.
- Nhận xét, ghi điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* Bài tập 1:
- HS đọc nội dung bài 1 
- Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Gọi HS nêu yêu cầu, trao đổi với bạn:
+ Từng ý trong dàn ý trên thuộc phần nào trong cấu tạo của bài văn tả cây cối?
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
* GV nhận xét, dán phiếu đã viết lời giải đúng.
+Đoạn 1: Giới thiệu cây chuối tiêu
+ Đoạn 2 và 3 : Tả bao quát, tả từng bộ phận của cây chuối tiêu.
+ Đoạn 4: Lợi ích của cây chuối tiêu.
* GV gọi HS đọc từng ý ở mỗi đoạn.
* Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Bốn đoạn văn của bạn Hồng Nhung chưa hoàn chỉnh.Các em giúp bạn viết hoàn chỉnh vào chỗ có dấu ba chấm ( )
- GV cho HS viết đoạn văn ngắn.
- GV phát 2 phiếu cho HS khá ( giỏi ) viết để sửa bài.
- Yêu cầu HS trình bày trước lớp.
- GV chọn đọc trước lớp 3 bài viết hay, tốt.
- Chấm điểm những đoạn viết hay.
- GV đọc cho HS nghe một số đoạn văn mẫu.
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS viết chưa đạt về nhà viết lại. 
- 1HS thực hiện ( Thanh Xuân)
- Nhận xét, cho điểm bạn.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu.
- HS suy nghĩ, trả lời theo yêu cầu của GV.
- HS phát biểu,nhận xét.
- HS nhìn phiếu nói lại.
- Thuộc phần mở bài.
- Thuộc phần thân bài. 
- Thuộc phần kết luận.
- HS đọc yêu cầu bài.
- Cả lớp đọc thầm 4 đoạn văn.
- HS suy nghĩ và viết vào vở.
- HS nối tiếp trình bày mỗi em một đoạn.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_24_thu_4_nam_hoc_2012_2013.doc