Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 23, Thứ 3 - Năm học 2011-2012
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 45: Dấu gạch ngang
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Hiểu được tác dụng của dấu gạch ngang.
- Sử dụng đúng dấu gạch ngang trong khi viết.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết sẵn các bài tập.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 23, Thứ 3 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Chủ nhật ngày 12 tháng 2 năm 2012 Ngày dạy: Thứ ba ngày 14 tháng 2 năm 2012 TOÁN Tiết 112: Luyện tập chung I. Mục tiêu Giúp học sinh ôn tập, củng cố về: - Dấu hiệu chia hết cho 2,3, 5, 9 - Khái niệm ban đầu của phân số , tính chất cơ bản của phân số, rút gọn phân số, qui đồng mẫu số hai phân số, so sánh các phân số. - Một số đặc điểm của HCN- hình bình hành. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động sư phạm * Kiểm tra bài cũ. - Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước. - Nhận xét, cho điểm. * Giới thiệu bài mới. 2. Hoạt động cơ bản Bài 1 - Gọi HS đọc y. bài tập . - Y/c HS tự làm bài . + Khi chữa bài , nêu câu hỏi để khi trả lời HS ôn lại dấu hiệu chia hết cho 2 , 3 , 5 , 9 . - HS nêu kết quả điền , nhận xét . Bài 2 - Gọi HS đọc y/c bài tập . - HS nêu miệng các phân số theo nhóm đôi . - Gọi HS lên bảng làm . - Nhận xét – cho điểm HS. Bài 3 - Gọi HS đọc y/c bài tập. + Muốn biết trong các phân số đã cho , phân số nào bằng phân số 5/9 ta làm sao? - Y/c HS tự làm bài vào vở . - Gọi HS nêu miệng kết quả làm của mình. - Nhận xét – chữa bài Bài 4 - Gọi HS đọc đề bài . - Y/c HS tự làm bài vào vở . - Gọi 1 HS lên bảng làm . - Theo dõi giúp đỡ HS làm còn lúng túng. - Chữa bài – cho điểm HS . 3. Hoạt động nối tiếp Bài tập làm thêm: 1/ So sánh các phân số sau: a) và b) , và - 3 HS thực hiện (Quỳnh Giao, Nhật Hạ, Phúc Hiền) - 1HS đọc to y/c bài . - Tự làm bài rồi chữa bài . - Nêu kết quả điền. - Tự làm bài rồi chữa bài . - 2 HS cùng bàn trao đổi nhau làm bài - 1 HS lên bảng làm . Giải Tổng số HS của lớp đó có là : 14 + 17 = 31 ( HS ). Số HS trai bằng 14/31 HS cả lớp. Số HS gái bằng 17/31 HS cả lớp. - 1 HS đọc to y/c bài . - Trả lời câu hỏi. - Lớp tự làm bài . - Vài HS nêu miệng kết quả : Phân số bằng phân số 5/9 là 20/9; 35/63 - 1 HS đọc to y/c bài . - Lớp tự làm bài vào vở. - 1 HS lên bảng làm. - Suy nghĩ làm bài. LƯỢNG GIÁ ..& .. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 45: Dấu gạch ngang I. Mục tiêu Giúp HS: - Hiểu được tác dụng của dấu gạch ngang. - Sử dụng đúng dấu gạch ngang trong khi viết. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ viết sẵn các bài tập. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động sư phạm * Kiểm tra bài cũ. - Gọi 2 HS lên đặt câu có sử dụng các từ ngữ thuộc chủ điểm “ Cái đẹp” - 2 HS khác đứng tại chỗ nêu tình huống sử dụng thành ngữ : “Mặt tươi như hoa , Xấu như gà bới” - Nhận xét – cho điểm HS . * Giới thiệu bài mới. 2. Hoạt động cơ bản a) Phần nhận xét Bài tập 1: - 3 HS đọc yêu cầu bài. - GV cho HS thảo luận nội dung bài tập 1. - Tìm các câu văn có chứa dấu gạch ngang? - GV kết luận: Bằng cách dán tờ phiếu đã ghi sẵn lời giải. Đoạn a: Thấy tôi sán đến gần, ông hỏi tôi: - Cháu con ai? - Thưa ông, cháu là con ông Thư. Đoạn b: Cái đuôi dài- bộ phận khoẻ nhất của con vật kinh khủng dùng để tấn công – đã bị trói xếp vào mạng sườn. Bài tập 2: - Tiến trình như bài 1. - GV dán lên bảng tờ giấy viết lời giải bài 1. b) Ghi nhớ: - Gọi 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. - Gọi 1 HS nêu ví dụ minh họa. c) Luyện tập: Bài tập 1: - GV nêu yêu cầu của bài. - Nêu tác dụng của mỗi dấu. - GV kết luận: Các câu có dấu gạch ngang là: -Pa-xcan thấy bố mình- một viên chức tài chính- vẫn cặm cụi trước bàn làm việc. “Những dãy tính cộng hàng ngàn con số. Một công việc buồn tẻ làm sao !-Pan-xcan thầm nghĩ. * Bài tập 2: - GV cho HS nêu yêu cầu của bài. - Lưu ý HS: Đoạn văn viết cần sử dụng dấu gạch ngang với 2 tác dụng: + Đánh dấu các câu đối thoại. + Đánh dấu phần chú thích. - GV phát bút, phiếu cho HS. - GV nhận xét và chấm điểm 1 số đoạn văn viết tốt. Ví dụ : Bố hỏi tôi: -Con gái của bố tuần này học hành như thế nào ? Tôi vui vẻ trả lời ngay: - Con được 3 điểm 10 bố ạ ! 3. Hoạt động nối tiếp - Yêu cầu HS chưa hoàn thành hoặc viết chưa tốt bài tập 2 tiếp tục hoàn thành. - 2 HS thực hiện ( Nhật Nam, Yến Nhi), lớp theo dõi . - 2 HS đứng đọc (Thanh Xuân, Ngân Ý) - Lớp nhận xét tình huống bạn nêu và đặt câu trên bảng . - 3 HS đọc yêu cầu của bài. - Cả lớp theo dõi, quan sát. - HS tìm câu văn có chứa dấu gạch ngang. - HS lắng nghe. * HS suy nghĩ, trao đổi nhóm đôi, phát biểu ý kiến. Ví dụ - Đoạn a: Dấu gạch ngang đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật ông khách và cậu bé trong đối thoại. - Đoạn b : Dấu gạch ngang đánh dấu phần chú thích về cái đuôi của con cá sấu trong câu văn. - Cả lớp nhận xét, bổ sung. - 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. - 1 HS nêu ví dụ minh họa. - HS đọc thầm câu chuyện“Quà tặng cha” - HS trao đổi với bạn, làm vào vở. - HS phát biểu ý kiến, xác định các câu có dấu gạch ngang. - HS nêu. - Lắng nghe và nhớ. - HS đọc yêu cầu. - HS viết đoạn đối thoại giữa mình với bố mẹ vào vở. - HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn, nói rõ cách sử dụng các dấu gạch ngang. - Cả lớp nhận xét. LƯỢNG GIÁ ..& .. KỂ CHUYỆN Tiết 23: Kể chuyện đã nghe, đã đọc. I. Mục tiêu 1- Rèn kĩ năng nói: - Nghe lời thầy cô kể chuyện, nhớ chuyện biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện, đoạn chuyện đã nghe, đã đọc có nhân vật, ý nghĩa, ca ngợi cái đẹp.Phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác. - Hiểu và trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. 2- Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe thầy cô kể chuyện,nhớ chuyện. - Lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời của bạn. II. Đồ dùng dạy học - Một số truyện cổ tích, truyện cười, ngụ ngôn, truyện danh nhân... III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động sư phạm * Kiểm tra bài cũ. - Gọi HS kể lại câu chuyện “ Con vịt xấu xí”. - Nêu ý nghĩa của chuyện. * Giới thiệu bài mới. 2. Hoạt động cơ bản * GV kể chuyện - HS đọc yêu cầu đề bài. - GV viết đề, gạch dướinhững từ quan trọng sau: Kể một câu chuyện em đã được nghe, được đọc ca ngợi cái đẹp, phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác - HS đọc gợi ý 2, 3 ở SGK. Cả lớp theo dõi. - GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa các truyện: Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn, cây tre trăm đốt trong SGK. - GV cho HS nêu tên các câu chuyện cần kể. - HS kể những câu chuyện ở ngoài SGK thì càng tốt. * Hướng dẫn học sinh thực hiện kể, trao đổi nêu ý nghĩa câu chuyện. GV nhắc HS: - Kể phải có đầu có cuối để cho các bạn hiểu. - Kể rõ về tính cách của nhân vật. - GV gọi HS phát biểu ý kiến. HS kể cho nhau nghe và trao đổi ý nghĩa câu chuyện. - Kể chuyện theo nhóm 4 em. - Thi kể chuyện trước lớp. - GV cho HS nêu ý nghĩa câu chuyện mình đã kể. - Nhận xét, bình chọn bạn kể hay, ghi điểm. 3. Hoạt động nối tiếp - Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện đã kể trên lớp cho người thân nghe. - 1 HS kể ( Phúc Hòa). - Nhận xét, cho điểm bạn. - - Một HS đọc rõ ràng. - HS quan sát tranh. - HS lắng nghe. - HS đọc gợi ý. - HS quan sát tranh. HS kể tên các câu chuyện. * Tôi muốn kể với các bạn câu chuyện ” Nàng công chúa và hạt đậu “ hoặc con vịt xấu xí, cây khế, gà trống và cáo, người mẹ, người bán quạt may mắn, nhà ảo thuật - HS lắng nghe. - HS lắng nghe, phát biểu ý kiến. - HS kể cho nhau nghe và trao đổi ý nghĩa câu chuyện. - Mỗi em kể xong tự nêu ý nghĩa câu chuyện. - HS lần lượt nêu ý nghĩa. - Cả lớp theo dõi, nhận xét. - Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ. LƯỢNG GIÁ
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_4_tuan_23_thu_3_nam_hoc_2011_2012.doc