Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 19 - Năm học 2021-2022

Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 19 - Năm học 2021-2022

TẬP ĐỌC

 HOA HỌC TRÒ

1. Kiến thức

- Hiểu ND: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

2. Kĩ năng

- Đọc trôi trảy bài tập đọc. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.

3. Thái độ

- Giáo dục HS biết giữ gìn và bảo vệ hoa phượng - một loài hoa gắn bó với tuổi học trò.

4. Góp phần phát triển năng lực

- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

 

docx 44 trang xuanhoa 12/08/2022 2260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 19 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
 Soạn ngày 16/1/2022
 Dạy thứ 2 ngày 17/1/2022
Tiết 2 TẬP ĐỌC
 HOA HỌC TRÒ
1. Kiến thức
- Hiểu ND: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
2. Kĩ năng
- Đọc trôi trảy bài tập đọc. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
3. Thái độ
- Giáo dục HS biết giữ gìn và bảo vệ hoa phượng - một loài hoa gắn bó với tuổi học trò.
4. Góp phần phát triển năng lực
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
 - GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có điều kiện). 
 + Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc
- HS: SGK, vở viết
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)
+ Người các ấp đi chợ tết trong khung cảnh đẹp như thế nào?
+ Bên cạnh dáng vẻ riêng, những người đi chợ tết có điểm gì chung?
- GV nhận xét chung, dẫn vào bài học
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
+ Khung cảnh đẹp là: Dải mây trắng đỏ dần; sương hồng lam; sương trắng rỏ đầu cành; núi uốn mình; đồi thoa son 
+ Điểm chung là: Tất cả mọi người đều rất vui vẻ: họ tưng bừng ra chợ tết. Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc..
2. Luyện đọc: (8-10p)
* Mục tiêu: Đọc trôi trảy bài tập đọc, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ gợi tả vẻ đẹp của hoa phượng
* Cách tiến hành: 
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Cần đọc với giọng nhẹ nhàng, suy tư. Chú ý nhấn giọng ở những từ ngữ: cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời, muôn ngàn con bướm thắm, xanh um, mát rượi, e ấp, xoè ra 
- GV chốt vị trí các đoạn:
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lắng nghe
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài được chia làm 3 đoạn
(Mỗi chỗ xuống dòng là 1 đoạn)
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (đoá, phần tử, xoè ra, nỗi niềm, mát rượi ,...)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
3. Tìm hiểu bài: (8-10p)
* Mục tiêu: Hiểu ND: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp
- GV yêu cầu HS đọc các câu hỏi cuối bài 
+ Tại sao tác giả gọi hoa phượng là “Hoa học trò”?
(Kết hợp cho HS quan sát tranh).
+ Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt?
+ Màu hoa phượng đổi như thế nào theo thời gian?
+ Bài văn giúp em hiểu về điều gì?
- Hãy nêu nội dung chính của bài.
* Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài.Hs M3+M4 trả lời các câu hỏi nêu nội dung đoạn, bài.
- 1 HS đọc các câu hỏi cuối bài
- HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT
* Vì phượng là loại cây rất gần gũi với học trò. Phượng được trồng trên các sân trường và nở hoa vào mùa thi của học trò 
 Hoa phương gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mài trường.
* Vì phượng đỏ rực, đẹp không phải ở một đoá mà cả loạt, cả một vùng, cả một góc trời; màu sắc như cả ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.
- Hoa phượng gợi cảm giác vừa buồn lại vừa vui: buồn vì sắp hết năm học, sắp xa mái trường, vui vì được nghỉ he.ø
- Hoa phượng nở nhanh bất ngờ, màu phượng mạnh mẽ làm khắp thành phố rực lên như tết nhà nhà dán câu đối đỏ.
+ HS đọc đoạn 3.
* Lúc đầu màu hoa phượng là màu đỏ còn non. Có mưa, hoa càng tươi dịu. Dần dần, số hoa tăng, màu cũng đậm dần rồi hoà với mặt trời chói lọi, màu phượng rực lên.
- HS có thể trả lời: 
* Giúp em hiểu hoa phượng là loài hoa rất gần gũi, thân thiết với học trò.
* Giúp em hiểu được vẻ đẹp lộng lẫy của hoa phượng.
Nội dung: Bài văn miêu tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng và nêu ý nghĩa của hoa phượng – hoa học trò, đối với những HS đang ngồi trên ghế nhà trường.
- HS ghi lại nội dung bài
4. Luyện đọc diễn cảm(8-10p)
* Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được đoạn 1 của bài, nhấn giọng được các từ ngữ gọi tả vẻ đẹp của hoa phượng
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
- Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 1 của bài
- GV nhận xét, đánh giá chung
5. Hoạt động ứng dụng (1 phút)
+ Em học được điều gì cách miêu tả hoa phượng của tác giả?
- Lưu ý HS học hỏi các hình ảnh hay trong miêu tả của tác giả. Giáo dục tình yêu cây cối và ý thức bảo vệ cây.
6. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
- HS nêu lại giọng đọc cả bài
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài
 - Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm
+ Luyện đọc diễn cảm trong nhóm
+ Cử đại diện đọc trước lớp
- Bình chọn nhóm đọc hay.
+ Tác giả quan sát rất tỉ mỉ, sử dụng nhiều giác quan, dùng từ ngữ miêu tả và các biện pháp NT rất đặc sắc
- Tìm hiểu các bài tập đọc, bài thơ khác nói về hoa phượng
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3 TOÁN
Tiết 111: LUYỆN TẬP CHUNG 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Củng cố cách so sánh 2 phân số
- Các dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5 và 9
2. Kĩ năng
- HS thực hiện so sánh được 2 PS và vận dụng các bài toán liên quan
- Vận dụng các dấu hiệu chia hết vào làm các bài tập
3. Thái độ
- HS có thái độ học tập tích cực.
4. Góp phần phát triển năng lực: 
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* Lưu ý: Kết hợp ba bài LTC trang 123, 124 thành hai bài LTC)
* Bài tập cần làm: Bài 1 (ở đầu tr123), bài 2 (ở đầu tr123), bài 1a, c (ở cuối tr123) (a chỉ cần tìm một chữ số).
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
 - GV: Bảng phụ
 - HS: Sách, bút
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập 
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (2p)
- GV giới thiệu bài – Ghi tên bài 
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. Hoạt động thực hành (35p)
* Mục tiêu: - HS thực hiện so sánh được 2 PS và vận dụng các bài toán liên quan
 - Vận dụng các dấu hiệu chia hết vào làm các bài tập
* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm – Lớp
 Bài 1: (ở đầu tr 123).
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- GV yêu cầu HS tự làm bài, nhắc các em làm các bước trung gian ra giấy nháp, chỉ ghi kết quả vào vở.
+ GV có thể yêu cầu HS giải thích tại lại điền dấu như vậy.
- GV củng cố cách so sánh 2 phân số cùng MS và khác MS
Bài 2: (ở đầu tr123).
 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Chia sẻ, nhận xét, chốt đáp án đúng.
Bài 1a, c (ở cuối tr123): HSNK làm cả bài
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
a) Điền số nào vào 75£ để 75£ chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5? 
+ Vì sao điền như thế lại được số không chia hết cho 5?
c) Điền số nào vào 75£ để 75£ chia hết cho 9?
Bài 3+ Bài 4 (trang 123) Bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm
3. Hoạt động ứng dụng (1p)
4. Hoạt động sáng tạo (1p)
- Thực hiện cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp
Đáp án:
< ; < ; < 1
 = ; > ; 1 < 
 - HS giải thích tại sao mình lại điền dấu như vậy
- HS M3+M4 lấy thêm ví dụ và thực hiện so sánh.
- HS nhắc lại thế nào là phân số lớn hơn 1, thế nào là phân số bé hơn 1.
- Thực hiện cá nhân – Chia sẻ lớp
Đáp án:a) b) 
- HS làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp.
Đáp án: 
+ Điền các số 2, 4, 6, 8 vào £ thì đều được số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5. 
+ Vì chỉ những số có tận cùng là 0 hoặc 5 mới chia hết cho 5.
+ Để 75£ chia hết cho 9 thì 7 + 5 + £ phải chia hết cho 9. 7 + 5 = 12, 12 + 6 = 18, 18 chia hết cho 9. Vậy điền 6 vào £ thì được số 756 chia hết cho 9.
- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp
Bài 3: Đáp án:
a) 
b) Thực hiện rút gọn các phân số:
; ; 
Vì: nên 
- Chữa lại các phần bài tập làm sai
 Bài tập PTNL HS:M3+M4
Không quy đồng mẫu số, hãy so sánh các phân số dưới đây:
; 
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4 THỂ DỤC
Tiêt 5 ĐẠO ĐỨC
GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (Tiết 1)
I.MỤC TIÊU: 	
 1. Kiến thức
- Biết được vì sao phải bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng.
2. Kĩ năng
- Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng.
3. Thái độ
- Có ý thức bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo
* KNS: - Xác định giá trị văn hóa tinh thần của những nơi công cộng
 - Thu thập và xử lí thông tin về các hoạt động giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương 
* BVMT: Các em biết và thực hiện giữ gìn các công trình công cộng có liên quan trực tiếp đến MT và chất lượng cuộc sống
* GDQP-AN: Giải thích cho học sinh hiểu được lợi ích của việc bảo vệ tài sản chung
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: + Phiếu điều tra (theo bài tập 4)
 + Mỗi HS có 3 phiếu màu: xanh, đỏ, trắng.
- HS: SGK, SBT
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi, đóng vai.
- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: (2p)
+ Vì sao phải lịch sự với mọi người?
+ Nêu một vài biểu hiện của phép lịch sự với mọi người.
- Nhận xét, chuyển sang bài mới
-TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
+ Vì lịch sự thể hiện sự tôn trọng người khác. Lịch sự với mọi người sẽ luôn được yêu quý
+ Chào hỏi người lớn tuổi, nói năng lịch sự với người trên.
2. Bài mới (30p)
* Mục tiêu: Biết được vì sao phải bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng. Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng.
* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Lớp
Hoạt động 1: Xử lí tình huống 
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm HS.
+ Nếu là Thắng, em sẽ làm gi? Vì sao?
- GV kết luận: Nhà văn hóa xã là một công trình công cộng, là nơi sinh hoạt văn hóa chung của nhân dân, được xây dựng bởi nhiều công sức, tiền của. Vì vậy, Thắng cần phải khuyên Tuấn nên giữ gìn, không được vẽ bậy lên đó.
* GDDQP-AN: Theo các em, bảo vệ công trình công cộng mang lại lợi ích gì?
+ Nếu phá hoại công trình công cộng thì điều gì sẽ xảy ra?
- GV: Bảo vệ công trình công cộng là trách nhiệm chung của mọi người, các hành vi phá hoại có thể bị kỉ luật hoặc xử lí theo quy định của pháp luật.
- Yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ
HĐ2: Chọn lựa hành vi (BT 1)
- GV giao cho từng nhóm HS thảo luận cặp đôi: Trong những bức tranh (SGK/35), tranh nào vẽ hành vi, việc làm đúng? Giải thích?
- GV kết luận.
+ Các em đã có những hành dộng nào để bảo vệ các công trình công cộng?
+ Bản thân các em hay các em đã thấy ai co những hành động thể hiện chưa bảo vệ công trình công cộng?
HĐ3: Xử lí tình huống ((BT 2)
- GV yêu cầu các nhóm HS thảo luận, xử lí tình huống
- GV kết luận: 
a. Cần báo cho người lớn hoặc những người có trách nhiệm về việc này (công an, nhân viên đường sắt )
b. Cần phân tích lợi ích của biển báo giao thông, giúp các bạn nhỏ thấy rõ tác hại của hành động ném đất đá vào biển báo giao thông và khuyên ngăn họ )
3. HĐ ứng dụng (1p)
BVMT: Các em cần làm gì để thực hiện giữ gìn các công trình công cộng có liên quan trực tiếp đến MT và chất lượng cuộc sống?
 4. HĐ sáng tạo (1p)
Nhóm 2 – Lớp
- Các nhóm HS thảo luận. Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác chia sẻ, bổ sung.
- HS lắng nghe.
+ Bảo vệ công trình công cộng là bảo vệ tài sản chung của mọi người để mọi người cùng được sử dụng
+ HS liên hệ
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc
Nhóm 2 – Lớp
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện từng nhóm trình bày và giải thích vì sao đúng, vì sao sai 
+ Tranh 1: Các bạn trèo lên con rồng ở một khu di tích => Sai
+ Tranh 2: Thu gom rác thải ở sân trường => Đúng
+ Tranh 3: Khắc tên lên cây => Sai
+ Tranh 4: Quét sơn lại chiếc cầu => Đúng
- HS liên hệ
- Các nhóm 4 HS thảo luận tình huống. Phân vai dựng lại tình huống
- Đại diện các nhóm chia sẻ, bổ sung, tranh luận ý kiến trước lớp.
- HS lắng nghe.
- HS nêu.
- HS điều tra về các công trình công cộng ở địa phương (theo mẫu bài tập 4- SGK/36) và có bổ sung thêm cột về lợi ích của công trình công cộng.
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
BUỔI CHIỀU
Tiết 1 KỂ CHUYỆN
 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của các câu chuyện (đoạn truyện) đã kể
2. Kĩ năng:
- Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác, chú ý kể những câu chuyện đã học về tình cảm yêu mến của Bác đối với thiếu nhi(Câu chuyện Quả táo của Bác Hồ, Thư chú Nguyễn)
3. Thái độ
- Giáo dục HS biết bảo vệ cái đẹp, lên án và phê phán cái xấu, hiểu và biết ơn tấm lòng của Bác với thiếu nhi.
4. Góp phần bồi dưỡng các năng lực
- NL giao tiếp và hợp tác, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
* TT HCM: Bác Hồ yêu quý thiếu nhi và có những hành động cao đẹp với các cháu thiếu nhi
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: + Sách kể chuyện
 + Bảng phụ
- HS: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, kể chuyện
- KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:(5p)
+ Kể lại câu chuyện Con vịt xấu xí
+ Nêu ý nghĩa câu chuyện
- Gv dẫn vào bài.
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
+ 1 HS kể
+ Câu chuyện khuyên chúng ta phải biết nhận ra cái đẹp của người khác, biết yêu thương người khác. Không lấy mình làm mẫu khi đánh giá người khác
2. 2. Tìm hiểu, lựa chọn câu chuyện phù hợp với yêu cầu tiết học::(5p)
* Mục tiêu Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác, chú ý kể những câu chuyện đã học về tình cảm yêu mến của Bác đối với thiếu nhi(Câu chuyện Quả táo của Bác Hồ, Thư chú Nguyễn)
* Cách tiến hành: 
HĐ1: Tìm hiểu yêu cầu của đề: 
- GV ghi đề bài lên bảng lớp.
 Đề bài: Kể một câu chuyện em đã được nghe, được đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ảnh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác.
- Cho HS đọc gợi ý trong SGK.
- GV đưa tranh minh hoạ trong SGK (phóng to) lên bảng cho HS quan sát.
- Cho HS giới thiệu tên câu chuyện mình sẽ kể.
- GV khuyến khích HS kể các câu chuyện về tình cảm yêu mến của BH với các cháu thiếu nhi
- HS đọc đề bài, gạch chân các từ ngữ quan trọng:
- 2 HS đọc tiếp nối 2 gợi ý.
- HS quan sát tranh minh hoạ và giới thiệu tên câu chuyện liên quan các tranh
- HS nối tiếp nêu
- HS lắng nghe
3. Thực hành kể chuyện – Nêu ý nghĩa câu chuyện:(20- 25p)
* Mục tiêu: Kể lại được câu chuyện. Nêu được nội dung, ý nghĩa câu chuyện
+ HS M1+M2 kể được câu chuyện đúng YC
+ HS M3+ M4 kể được câu chuyện đúng YC kết hợp được điệu bộ, giọng nói,..
* Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm- Lớp
a. Kể trong nhóm
- GV theo dõi các nhóm kể chuyện
b. Kể trước lớp
- GV mở bảng phụ đã viết sẵn tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện (như những tiết trước)
- GV khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn
- Cùng HS trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện: Các câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?
4. Hoạt động ứng dụng (1p)
5. Hoạt động sáng tạo (1p)
- Nhóm trưởng điều hành các thành viên kể chuyện trong nhóm 
- Các nhóm cử đại diện kể chuyện trước lớp
- HS lắng nghe và đánh giá theo các tiêu chí
VD:
+ Nhân vật chính trong câu chuyện của bạn là ai?
+ Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?
..................
+ Phải luôn biết bảo vệ cái đẹp, cái tốt; lên án cái xấu, cái độc ác,....
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe
- Sưu tầm các câu chuyện khác cùng chủ đề.
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2 KĨ THUẬT
TRỒNG CÂY RAU, HOA (T2)
I.MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức
- Biết cách trồng cây rau, hoa trong chậu 
2. Kĩ năng
- Thực hành trồng được cây rau, hoa trong chậu
3. Thái độ
- Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ và chăm sóc cây rau, hoa đã trồng.
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL thẩm mĩ, NL sáng tạo, NL hợp tác
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: + Cây con rau, hoa để trồng.
- HS: + Dầm xới, cuốc, bình tưới nước có vòi hoa sen (loại nhỏ)
 + Chậu để trồng cây
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát mẫu, hỏi đáp, thảo luận nhóm, luyện tập – thực hành
- KT: đặt câu hỏi, tia chớp, động não, chia sẻ nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HĐ khởi động (3p)
+ Cần chọn cây rau, hoa như thế nào để trồng?
+ Nêu cách trồng cây rau, hoa trên luống?
- GV nhận xét chung, dẫn vào bài mới
- TBHT điều hành lớp chơi trò chơi Bắn tên: 
+Cây khoẻ, không bị cong queo, gẫy ngọn,...
+ Chuẩn bị đất trồng tơi xốp - bổ hốc – trồng cây – tưới nước,...
2. HĐ thực hành: (30p)
* Mục tiêu: 
- Biết cách trồng cây rau, hoa trên trong chậu và thực hành trồng cây rau, hoa trong chậu
* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm- Lớp
Hoạt động 1: Cách chọn chậu trồng cây rau, hoa
- GV hướng dẫn HS đọc nội dung trong SGK và hỏi: 
+ Khi chọn chậu trồng cây phải lưu ý điều gì?
+ Chậu làm bằng vật liệu gì?
 + Lỗ dưới đáy chậu có tác dụng gì? 
- GV nhận xét: Chọn chậu trồng cây rất quan trọng. Chậu phù hợp giúp cây phát triển tốt
HĐ2: Cách trồng cây trong chậu 
- GV hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK để nêu các bước trồng cây trong chậu 
+ Tại sao phải tưới nhẹ nước quanh gốc cây mới trồng?
- Tổ chức cho HS thực hành trồng cây trong chậu
HĐ 3: Trưng bày sản phẩm
- Tổ chức cho các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình
- GV nhận xét, đánh giá chung
Nhóm 2 - Chia sẻ lớp
- HS đọc và trả lời. 
+ Chậu phù hợp với cây đêm trồng
+ Sứ, xi măng, nhựa, thuỷ tinh,... 
+ Giúp rễ cây thoát nước và hô hấp
- Lắng nghe
Cá nhân – Lớp
- HS đọc thông tin SGK, nêu cách trồng cây trong chậu
+ Để cây có đủ nước phát triển, tưới nhẹ để cây không bị bật gốc hay bị đổ
- HS thực hành nhóm 4
- Các nhóm trưng bày và đánh giá sản phẩm của nhóm mình và các nhóm khác
3. HĐ ứng dụng (1p)
- Giáo dục ý thức trồng và chăm sóc, bảo vệ cây rau, hoa
4. HĐ sáng tạo (1p)
- HS chăm sóc các cây đã trồng
- Tạo khu vườn thân thiện với các chậu hoa tại lớp học
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Soạn ngày 16/1/2022
 Dạy thứ 3 ngày 18/1/2022
Tiết 1 TOÁN
Tiết 112: LUYỆN TẬP CHUNG 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Củng cố tính chất của phân số, so sánh phân số, dấu hiệu chia hết và các phép tính với số tự nhiên
2. Kĩ năng
- Vận dụng tính chất của PS để giải các bài toán liên quan
- Thực hiện so sánh và sắp thứ tự các phân số
- Làm đúng 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên
3. Thái độ
- HS tích cực, cẩn thận khi làm bài
4. Góp phần phát huy các năng lực
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* Lưu ý: Gộp 3 bài Luyện tập chung thành 2 bài
* BT cần làm: Bài 2 (ở cuối tr123), bài 3 (tr124), bài 2 (c, d) (tr125)
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
 - GV: Phiếu học tập.
 - HS: SGK,.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, luyện tập – thực hành
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (5p)
- GV giới thiệu bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. Hoạt động thực hành:(18p)
* Mục tiêu: - Vận dụng tính chất của PS để giải các bài toán liên quan
 - Thực hiện so sánh và sắp thứ tự các phân số
 - Làm đúng 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên
* Cách tiến hành: Cá nhân, nhóm, cả lớp.
Bài 2: (ở cuối tr 123).
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- Nhận xét, chốt đáp án đúng.
 Bài 3: (tr124)
- GV gọi HS đọc đề bài, sau đó hỏi: 
+ Muốn biết trong các phân số đã cho phân số nào bằng phân số ta làm như thế nào?
- GV nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS
- Củng cố tính chất của PS
Bài 2 (c, d) (tr 125) HSNK làm cả bài
- Củng cố cách đặt tính và thực hiện các phép tính với số tự nhiên.
Bài 1+ Bài 5(tr 124) +Bài 3 (tr 125) (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
3. Hoạt động ứng dụng (1p)
4. Hoạt động sáng tạo (1p)
- Thực hiện cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 - Chia sẻ lớp
Đáp án:
- Tổng số HS lớp đó là: 
14 + 17 = 31 (HS)
- Số HS trai bằng HS cả lớp.
- Số HS gái bằng HS cả lớp.
+ Thực hiện rút gọn các PS đã cho
- HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp
 = = = = 
 = = = = 
* Vậy các phân số bằng là ; 
- HS chia sẻ bài làm của mình.
- Cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – lớp 
-
c) 864752 	 d)18490	 215 
	 91846 1290 86
	 772906 000
- HS tự làm vào vở Tự học và chia sẻ lớp
- Hoàn thiện các bài tập
* BTPTNL: Cho số 275a. Hãy tìm a sao cho:
a. 275a chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5.
b. Chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9.
c. Chia hết cho cả 2, 3, 5 và 9.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2 TẬP ĐỌC
KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Hiểu ND, ý nghĩa của bài: Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà-ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (trả lời được các câu hỏi; thuộc một khổ thơ trong bài).
2. Kĩ năng
- Đọc trôi trảy, rành mạch bài tập đọc. Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ trong bài với giọng nhẹ nhàng, thể hiện tình cảm yêu thương sâu sắc của mẹ dành cho con. Học thuộc lòng một số câu thơ mình thích
3. Thái độ
- Tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm với mẹ
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
 * KNS: Giao tiếp. Đảm nhận trách nhiệm phù hợp với lứa tuổi. Lắng nghe tích cực
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to) 
 Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc
- HS: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Quan sát, hỏi - đáp, luyện tập – thực hành
- Kĩ thuật: Làm việc nhóm, chia sẻ, động não, tia chớp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (3p)
+ Đọc lại bài Tập đọc: Hoa học trò?
+ Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là “hoa học trò”?
+ Màu hoa phượng đổi thế nào theo thời gian?
- GV dẫn vào bài mới – Ghi tên bài
- TBHT điều khiển các bạn chơi trò chơi Hộp quà bí mật
+ 1 HS đọc
+ Vì phượng là loài cây rất gần gũi, quen thuộc với học trò. Phượng thường nở vào mùa thi của học trò. Thấy màu hoa phượng, học trò nghĩ đến kì thi và những ngày nghỉ hè. Hoa phượng gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mái trường.
+ Lúc đầu màu hoa phượng là màu đỏ còn non. Có mưa, hoa càng tươi dịu. Dần dần, số hoa tăng, màu cũng đậm dần, rồi hoà với mặt trời chói lọi, màu phượng rực lên.
2. Luyện đọc: (8-10p)
* Mục tiêu: Đọc trôi chảy, rành mạch bài tập đọc, giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm
* Cách tiến hành: 
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc: Toàn bài đọc nhẹ nhàng, tình cảm, thể hiện tình yêu tha thiết của người mẹ dành cho con
Nhấn giọng các từ ngữ: giã gạo, nóng hổi, nhấp nhô, ngủ ngoan a –kay,...
- GV chốt vị trí các đoạn
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lắng nghe
- Nhóm trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài chia làm 3 đoạn.
+ Đ 1: Từ đầu..... lún sân
+ Đ 2: Đoạn còn lại
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (em cu Tai, lưng đưa nôi, a-kay, Ka-lưi ...)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- Giải nghĩa các từ: đọc chú giải
- HS đọc nối tiếp lần 2 theo điều khiển
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
3.Tìm hiểu bài: (8-10p)
* Mục tiêu: Hiểu ND, ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà-ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (trả lời được các câu hỏi; thuộc một khổ thơ trong bài).
* Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp
- Gọi HS đọc các câu hỏi cuối bài.
+ Em hiểu thế nào là“những em bé lớn lên trên lưng mẹ”?
+ Người mẹ đã làm những công việc gì? Những công việc đó có ý nghĩa như thế nào?
+ Tìm những hình ảnh đẹp nói lên tình yêu thương và niềm hy vọng của người mẻ đối với con?
- Hãy nêu ý nghĩa của bài thơ.
- Giáo dục liên hệ tình cảm của mẹ dành cho con và lòng biết ơn mẹ
* HS M3+M4 đọc trả lời câu hỏi hoàn chỉnh và các câu nêu nội dung đoạn, bài. 
- 1 HS đọc
- HS tự làm việc nhóm 4 trả lời các câu hỏi - TBHT điều hành các nhóm trả lời, nhận xét
+ Phụ nữ miền núi đi đâu, làm gì cũng thường địu con trên lưng. Những em bé cả lúc ngủ cũng nằm trên lưng mẹ, vì vậy, có thể nói: các em lớn trên lưng mẹ.
- Người mẹ làm rất nhiều việc: 
+ Nuôi con khôn lớn.
+ Giã gạo nuôi bộ đội.
+ Tỉa bắp trên nương 
- Những việc này góp phần vào công cuộc chống Mĩ cứu nước của dân tộc.
- Tình yêu của mẹ với con: 
+ Lung đưa nôi và tim hát thành lời.
+ Mẹ thương A Kay 
+ Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng.
- Niềm hy vong của mẹ: 
+ Mai sai con lớn vung chày lún sân.
Ý nghĩa: Bài thơ ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà-ôi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- HS ghi nội dung bài vào vở
3. Luyện đọc diễn cảm - Học thuộc lòng (8-10p)
* Mục tiêu: HS biết đọc diễn một đoạn của bài. Học thuộc lòng một số câu thơ mình thích
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận chọn đoạn thơ mà mình thích và luyện đọc
- Hướng dẫn học thuộc lòng bài thơ tại lớp
- GV nhận xét chung
4. Hoạt động ứng dụng (1 phút)
- Giáo KNS: Người mẹ Tà-ôi trong kháng chiến chống Mĩ đã vừa nuôi con, vừa giã gạo nuôi bộ đội, góp phần vào chiến thắng chung của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Còn ngày nay, các em sẽ làm gì để cống hiến sức mình cho Tổ quốc?
5. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
- 1 HS nêu lại
- 1 HS đọc toàn bài
- Nhóm trưởng điều khiển:
+ Đọc diễn cảm trong nhóm
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp
- Lớp nhận xét, bình chọn.
- HS học thuộc lòng và thi học thuộc lòng một số câu thơ mình thích tại lớp
- HS nêu
- Hãy chọn hình ảnh mình thích nhất và bình về hình ảnh đó
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3 : MĨ THUẬT
Tiết 4: THỂ DỤC
Tiết 5 : TIẾNG ANH
 Soạn ngày 16/1/2022
 Dạy thứ 4 ngày 19/1/2022
Tiết 1 : TIẾNG ANH
Tiết 2 TOÁN
Tiết 113: PHÉP CỘNG PHÂN SỐ 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Biết cộng hai phân số cùng mẫu số.
 2. Kĩ năng
- Thực hiện cộng được 2 PS cùng MS
3. Thái độ
- Tích cực, tự giác học bài, trình bày bài sạch sẽ, khoa học
4. Góp phần phát triển các kĩ năng
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* BT cần làm: Bài 1, bài 3
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
 - GV: 1 băng giấy kích thước 20cm x 80cm.
 - HS: 1 băng giấy hình chữ nhật kích thước 2cm x 8cm. Bút màu.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi - đáp, thảo luận nhóm, luyện tập – thực hành
- KT: 	đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (3p)
 GV dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ 
2. Hình thành KT (15p)
* Mục tiêu: Biết cách cộng 2 PS cùng MS
* Cách tiến hành
- Nêu đề toán: ...
- Để biết bạn Nam đã tô màu tất cả bao nhiêu p

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_khoi_4_tuan_19_nam_hoc_2021_2022.docx