Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 19, Thứ 4 - Năm học 2012-2013

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 19, Thứ 4 - Năm học 2012-2013

ĐẠO ĐỨC

Tiết 19: Kính trọng, biết ơn người lao động (tiết 1)

I. Mục tiêu

Giúp HS:

- Nhận thức vai trò quan trọng của người lao động.

- Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với những người lao động.

* Giáo dục kĩ năng sống:

* Giáo dục kĩ năng sống:

- Kĩ năng tôn trọng giá trị sức lao động.

- Kĩ năng thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với người lao động.

II. Đồ dùng dạy học

- Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai.

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

 

doc 7 trang xuanhoa 11/08/2022 3150
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 19, Thứ 4 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ hai ngày 2 tháng 1 năm 2012
Ngày dạy: Thứ tư ngày 4 tháng 1 năm 2012
LỊCH SỬ
Tiết 19: Nước ta cuối thời Trần
I. Mục tiêu
+ Giúp cho học sinh biết:
- Các biểu hiện suy yếu cùa nhà Trần vào thế kỉ XIV.
- Vì sao nhà Hồ thay nhà Trần? 
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu học tập của học sinh.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
-Ý chí quyết tầm tiêu diệt quân xâm lược Nguyên - Mông của quân dân Nhà Trần được thể hiện như thế nào? 
- Khi giặc Mông - Nguyên vào Thăng Long, Vua tôi nhà Trần đã dùng gì kế gì để đanh giặc?
- Nhận xét – cho điểm HS .
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
2.1. Tình hình nước ta cuối thời Trần .
- Gọi HS đọc bài trong SGK / 42
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ .
- Phát phiếu học tập cho các nhóm.
- Nhận xét các nhóm trình bày .
- Gọi HS nêu khái quát tình hình nước ta cuối 
Thời Trần ?
- GV chốt.
2.2. Nhà Hồ thay thế nhà Trần .
- Gọi HS đọc đoạn : “ Trong tình hình phức tạp ..nhà Minh đô hộ ”
- HS thảo luận nhóm đôi các câu hỏi sau :
 + Em biết gì về Hồ Quý Ly ?
 + Triều Trần chấm dứt năm nào ? Nối tiếp nhà Trần là triều đại nào ?
 + Theo em , việc Hồ Quý Ly truất ngôi nhà Trần tự xưng làm vua là đúng hay sai ? Vì sao ?
+ Theo em , vì sao nhà Hồ lại không chống lại được quân xâm lược nhà Minh ?
* Kết luận : Năm 1400 , Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần lập nên nhà Hồ . Nhà Hồ đã tiến hành nhiều cải cách tiến bộ đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khó khăn .Tuy do chưa đủ thời gian đoàn kết được nhân dân nên nhà Hồ đã thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược . Nhà Hồ sụp đỗ, nước ta rơi vào ách đô hộ nhà Minh .
- Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK / 44.
3. Hoạt động nối tiếp
- Theo em , nguyên nhân nào làm sụp đổ cả một triều đại phong kiến ?
- 2 HS trả lời (Đức Hùng, Trần Huy, Ngọc Huyền)
- 1 HS đọc to , lớp theo dõi trong SGK .
- Các nhóm làm bài trên phiếu .
- Đại diện các nhóm trình bày tình hình nước ta dưới thời nhà Trần từ nửa sau thế kỉ XIV .
- Nhóm khác nhận xét – bổ sung.
- 1 HS đọc to , lớp theo dõi SGK .
- HĐ nhóm đôi các câu hỏi GV .
- Lắng nghe và nhớ .
- 2 HS đọc to .
- Suy nghĩ trả lời câu hỏi.
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
ĐẠO ĐỨC 
Tiết 19: Kính trọng, biết ơn người lao động (tiết 1)
I. Mục tiêu
Giúp HS: 
- Nhận thức vai trò quan trọng của người lao động.
- Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với những người lao động.
* Giáo dục kĩ năng sống:
* Giáo dục kĩ năng sống:
- Kĩ năng tôn trọng giá trị sức lao động.
- Kĩ năng thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với người lao động.
II. Đồ dùng dạy học
- Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
a) Tìm hiểu truyện kể . .
- Kể chuyện Buổi học đầu tiên cho HS nghe .
- Chia lớp thành 4 nhóm nhỏ thảo luận các câu hỏi sau :
 + Vì sao 1 số bạn trong lớp lại cười khi nghe Hà giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ mình ?
 + Nếu là bạn cùng lớp với Hà , em sẽ làm gì trong tình huống đó ?
- Cho HS trình bày .
*- Kết luận : Cần phải kính trọng mọi người lao động , dù là những người lao động bình thường nhất .
b/. Kể tên nghề nghiệp . ( bài tập 1 )
 - Chia lớp thành 3 dãy , mỗi dãy phải kể tên được những nghề nghiệp của người lao động .
 ( HS kể không trùng lập 0
- Kết luận : 
+ Nông dân , bác sĩ , người giúp việc , lái xe ôm , giám đốc công ti , nhà khoa học , người đạp xích lô , giáo viên , kĩ sư tin học , nhà văn , nhà thơ đều là những người lao động .
+ Những người ăn xin, kẻ buôn bán ma túy, buôn bán phụ nữ không phải là người lao động vì những việc làm của họ không mang lại lợi ích, thậm chí còn có hại cho xã hội .
c/. Bày tỏ ý kiến ( bài tập 2 ).
- HS Nêu yêu cầu BT1 .
- Y/c HS quan sát hình trong SGK – thảo luận trả lời câu hỏi .:
+ Những người lao động trong các tranh dưới đây đem lại lợi ích gì cho xã hội ?
- Cho HS trình bày .
- Kết luận :
Cơm ăn áo mặc , sách học và mọi của cải khác trong xã hội có được là nhờ những người lao động.
- Gọi HS đọc ghi nhớ bài / 28 .
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS thực hành nội dung bài học trong cuộc sống hàng ngày .
- Lắng nghe .
- HĐ nhóm trao đổi nhau trả lời câu hỏi GV.
- Vài em trình bày trước lớp .
- Cả lớp thảo luận , nhận xét .
- HS tiến hành kể : giáo viên , kĩ sư , nông dân , nhà khoa học , người đạp xích lô 
- 1 HS đọc y/c bài tập .
- Các nhóm thảo luận .
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả .
- Cả lớp trao đổi , tranh luận .
- 2 HS đọc ghi nhớ 
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
	LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
TOÁN
Tiết 93: Hình bình hành
I. Mục tiêu
Giúp học sinh:
- Hình thành biểu tượng về hình bình hành.
- Nhận biết một số đặc điểm của hình bình hành, từ đó phân biệt hình bình hành với một số hình đã học.
II. Đồ dùng dạy học
- Phấn màu, hình bình hành
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* Giới thiệu hình bình hành .
 - Cho HS quan sát hình bình hành bằng bìa và vẽ lên bảng hình bình hành ABCD ; mỗi lần cho xem hình lại giới thiệu đây là hình bình hành .
- Giới thiệu tên gọi : hình bình hành .
* Đặc điểm hình bình hành .
- Y/c HS quan sát hình trong SGK / 102 và tìm các cạnh song song với nhau ?
- Gọi HS lên bảng đo độ dài 2 cạnh hình bình hành?
+ Trong hình bình hành ABCD thì AB và DC được gọi là 2 cạnh đối , AD và BC cũng gọi là 2 cạnh đối .
+ Vậy trong hình bình hành các cặp đối diện như thế nào với nhau ?.
Ghi bảng : hình bình hành có 2 cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau .
- Tìm trong thực tế các đồ vật có mặt là hình bình hành ?
* Thực hành .
Bài 1 
-Y/c HS quan sát hình và chỉ rõ đâu là hình bình hành ?
- Vì sao khẳng định đó là hình bình hành ?
- Vì sao các hình 3 – 4 không phải là hình bình hành ? 
Bài 2 
- Vẽ lên bảng 1 hình tứ giác ABCD , và 1 hình bình hành MNPQ.
- Y/c HS nhận dạng hình có cặp cạnh đối diện // và bằng nhau ?
- GV kiểm tra 1 số bài vẽ HS – nhận xét lớp
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS tìm thêm trong thực tế những vật dụng có hình bình hành.
- 4 HS thực hiện (Kiến Minh, Nhật Nam, Yến Nhi, Hoài Nhi)
- Quan sát hình vẽ trên bảng và trong SGK rồi nhận xét hình dạng của hình các tấm bìa , từ đó hình thành biểu tượng về hình bình hành .
- Quan sát hình trong SGK và nêu các cạnh // 
 AB // DC , AD // BC 
- HS lên bảng đo và nêu : AB =DC , AD = BC
- Phát biểu : Hình bình hành có 2 cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau .
- 2 HS nhắc lại .
- Tự nêu một số ví dụ về các đồ vật trong thực tiễn có hình dạng là hình bình.
- Nhận dạng hình và trả lời câu hỏi : ..hình 1 – hình 2 – hình 5 .
- Trả lời câu hỏi.
- Quan sát hình vẽ trên bảng .
- Nhận dạng và nêu được : Hình bình hành MNPQ có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau .
- Lắng nghe và ghi nhớ.
LƯỢNG GIÁ
TẬP ĐỌC
Tiết 38: Chuyện cổ tích về loài người
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn: trẻ con, trụi trần, bế bồng, ngoan, cái bảng
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng nhịp thơ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Đọc diễn cảm toàn bài: giọng kể chậm, dịu dàng, câu thơ kết bài đọc chậm hơn như lời kể chuyện.
- Hiểu các từ khó trong bài.
- Hiểu nội dung bài: Mọi vật được sinh ra trên trái đất này là vì con người, vì trẻ em. Hãy dành cho trẻ em mọi điều tốt đẹp nhất.
* Rèn kĩ năng song:
- Kĩ năng tự xác định giá trị.
- Kĩ năng bày tỏ ý kiến.
**Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu thiên nhiên và nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa bài đọc SGK.
- Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn cần hướng dẫn luyện đọc. 
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 4 HS đọc từng đoạn bài Bốn anh tài và trả lời câu hỏi trong bài.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài và nêu nội dung chính của bài.
 - Nhận xét, cho điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* Luyện đọc
- Mời 1 HS giỏi đọc bài.
- Gọi HS đọc nối tiếp nhau theo khổ thơ.
Trong khi HS đọc, GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (lưu ý HS yếu).
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Đọc mẫu ( nếu HS đọc chưa tốt ) 
* Tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc to khổ 1 – lớp đọc thầm và trả lời :
 + Trong câu chuyện cổ tích này , ai là người được sinh ra đầu tiên ?
- Giảng : Các khổ thơ còn lại cho thấy cuộc sống trên trái đất dần dần được thay đổi . Thay đổi là vì ai ? 
- Y/c HS hãy đọc thầm các khổ thơ và trả lời tiếp các câu hỏi :
 + Sau khi trẻ sinh ra , vì sao cần có ngay mặt trời? 
 +Sau khi trẻ sinh ra , vì sao cần có ngay người mẹ ?
 + Bố giúp trẻ em những gì ?
 + Thầy giáo giúp trẻ em những gì ?
 + Theo em ý nghĩa của bài thơ này là gì 
- Kết luận: Bài thơ tràn đầy tình yêu mến đối với con người , với trẻ em . Trẻ em cần được yêu thương , chăm sóc , dạy dỗ . Tất cả những gì tốt đẹp nhất đều được dành cho trẻ em . Mọi vật , mọi người sinh ra là vì trẻ em , để yêu mến , giúp đỡ trẻ em .
* Đọc diễn cảm :
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc bài thơ .
- Hướng dẫn tìm đúng giọng đọc cho bài thơ .
- Treo bảng luyện đọc 
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc khổ 4 , 5 .
+ Đọc mẫu đoạn văn .
- Cho HS luyện đọc theo cặp .
- Thi đọc diễn cảm .
- Y/c HS đọc nhẩm học thuộc lòng từng khổ thơ .
- Nhận xét – tuyên dương HS đọc hay .
3. Hoạt động nối tiếp
- Luyện đọc và tìm giọng đọc hay cho bài đọc.
- 4 HS thực hiện ( Khánh Phương, Châu Sa, Minh Tâm, Bảo Toàn)
- 1 HS thực hiện (Ngọc Trân)
- Nhận xét, cho điểm bạn.
- 1 HS giỏi đọc bài.
- HS nối tiếp nhau đọc bài (2 lượt)
- Luyện đọc theo hướng dẫn của giáo viên.
- 1 HS đọc chú giải.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài.
- Lắng nghe.
- Đọc khổ 1 .
- . Trẻ em . Trái Đất lúc đó chỉ có toàn trẻ em , cảnh vật trống vắng , trụi trần , không dáng cây, ngọn cỏ .
- Lớp đọc các khổ còn lại –suy nghĩ và trả lời:
- HS tự phát biểu :
- Thể hiện tình cảm yêu mến trẻ em / Ca ngợi trẻ em , thể hiện tình cảm trân trọng của người lớn với trẻ em / Mọi sự thay đổi trên thế giới đều vì trẻ em 
- Tiếp nối nhau đọc bài thơ .
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
- Nhẩm học thuộc lòng bài thơ .
- Thi đọc diễn cảm từng khổ , cả bài .
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
	LƯỢNG GIÁ
Đọc đúng: ..
Hiểu nội dung bài: .
Đọc diễn cảm: ...
 ..›&š ..
TẬP LÀM VĂN
Tiết 37: Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật 
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Củng cố nhận thức về hai kiểu mở bài (trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn miêu tả đồ vật.
- Thực hành viết đoạn văn mở bài cho một bài văn miêu tả đồ vật theo hai cách trên.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ viết hai cách mở bài (trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn miêu tả đồ vật.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- Yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm của hai cách mở bài trực tiếp và gián tiếp.
- Nhận xét, cho điểm HS.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
Bài tập 1:
- Yêu cầu HS đọc thầm lại từng đoạn, trao đổi để tìm điểm giống nhau và khác nhau của các đoạn mở bài.
- Gọi từng nhóm phát biểu.
- Giáo viên kết luận: 
+ Điểm giống nhau: các đoạn mở bài trên đều có mục đích giới thiệu đồ vật cần tả: chiếc cặp sách
+ Điểm khác nhau: đoạn a và b: mở bài trực tiếp, giới thiệu ngay đồ vật cần tả.
+ Đoạn c (Mở bài gián tiếp): nói chuyện khác để + dẫn vào giới thiệu đồ vật định tả.
Bài tập 2:
- HS đọc yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu làm vào VBT.
- Cho hai HS làm vào phiếu.
- Gợi ý: Viết hai dạng: 1) mở bài trực tiếp; 2) mở bài gián tiếp.
- GV gọi một số HS đọc bài viết của mình.
- GV và cả lớp nhận xét. 
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS viết chưa đạt về nhà viết lại. 
- 1HS thực hiện ( Quang Trường)
- Nhận xét, cho điểm bạn.
- Hai HS đọc nối tiếp.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Ba nhóm trả lời
- HS lắng nghe.
- HS đọc.
- HS làm bài.
- Bốn HS đọc.
 - Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_19_thu_4_nam_hoc_2012_2013.doc