Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 15, Thứ 4 - Năm học 2012-2013

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 15, Thứ 4 - Năm học 2012-2013

TẬP ĐỌC

Tiết 30: Tuổi Ngựa

(trang 149 - 150)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng cậu yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ đường về với mẹ.

2. Kĩ năng:

- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, hào hứng, trải dài ở những khổ thơ ( 2, 3 ) miêu tả ước vọng lãng mạng của cậu bé tuổi Ngựa.

- Học thuộc lòng bài thơ.

3. Thái độ: HS phải có mơ ước, và niềm vui sướng khi thực hiện những mơ ước ấy, phải biết yêu thương gia đình của mình

II. Đồ dùng dạy học

- Máy tính – máy chiếu.

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

 

doc 15 trang xuanhoa 11/08/2022 2160
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 15, Thứ 4 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ hai ngày 10 tháng 12 năm 2012
Ngày dạy: Thứ tư ngày 12 tháng 12 năm 2012
TOÁN
Tiết 73: Chia cho số có hai chữ số (tt)
(trang 82)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có hai chữ số.
2. Kĩ năng: Áp dụng phép chia cho số có hai chữ số để giải toán 
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Trò chơi: Đố bạn
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước.
+ GV nhận xét và ghi điểm .
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
MT : giúp HS nắm được quy tắc tính
 PP : động não, đàm thoại, thực hành
+ Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính 8192 : 64
+ GV hướng dẫn lại HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày. 
+ Hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong các lần chia 
 + 179 : 64 có thể ước lượng 17 : 6 = 2 dư 5) 
+ 512 : 64 có thể ước lượng 51 : 6 = 8 (dư 3) 
+ Lưu ý HS tiến hành theo đúng 4 bước: Chia, nhân, trừ, hạ.
Trường hợp chia có dư
MT : giúp HS nắm được quy tắc tính
 PP : động não, đàm thoại, thực hành
+ Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính 1154 : 62
+Hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong các lần chia 
 + 115 : 62 có thể ước luợng 11 : 6 = 1 (dư 5 ) 
 + 534 : 62 có thể ước lượng 53 : 6 = 8 ( dư 5 ) 
+ Lưu ý HS tiến hành theo đúng 4 bước: Chia, nhân, trừ, hạ
=> Số dư phải luôn luôn nhỏ hơn số chia.
* Thực hành
MT : giúp HS làm các bài tập.
 PP : động não, đàm thoại, thực hành .
Bài tập 1:
+ Thực hiện phép chia (thương có hai chữ số)
- Yêu cầu HS làm bài vào bảng
Bài tập 2, 3:
+ Cho HS đọc đề bài, phân tích đề.
+ Yêu cầu HS làm cá nhân vào bảng con bài 3a, làm nháp các bài còn lại.
- Chấm bài một số học sinh.
3. Hoạt động nối tiếp
BTPT: Điền chữ số thích hợp vào dấu *:
 5*65 22
 *4 2*0
 66 
 *6 
 05
 0
 5
- Tham gia chơi.
- 2 HS thực hiện trên bảng lớp (Hải Đăng, Bảo Trường)
HT: cá nhân, lớp
- HS thực hiện tính
 8192 64
 64 128
 179 
 128 
 512
 512
 0
 1154 62
 62 18
 534 
 496 
 38
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- HS làm bài.
- Sửa bài.
- HS làm bài
- Sửa bài
- HS làm nháp.
	 LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
TẬP ĐỌC
Tiết 30: Tuổi Ngựa
(trang 149 - 150)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng cậu yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ đường về với mẹ.
2. Kĩ năng: 
- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, hào hứng, trải dài ở những khổ thơ ( 2, 3 ) miêu tả ước vọng lãng mạng của cậu bé tuổi Ngựa. 
- Học thuộc lòng bài thơ.
3. Thái độ: HS phải có mơ ước, và niềm vui sướng khi thực hiện những mơ ước ấy, phải biết yêu thương gia đình của mình
II. Đồ dùng dạy học
- Máy tính – máy chiếu.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Cả lớp hát 1 bài.
* Kiểm tra bài cũ. 
Gọi 1 HS đọc đoạn 1 bài Cánh diều tuổi thơ và trả lời câu hỏi:
+ Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?
1 HS khác đọc đoạn 2. Lớp dùng thẻ lựa chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi sau:
1/ Khi chơi diều, tác giả đã ước mơ điều gì?
a. Ước mơ được bay lên như những cánh diều.
b. Ước mơ được nhìn thấy một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời.
c. Cả hai đáp án trên.
2/ Nội dung chính của bài là:
a. Giới thiệu trò chơi thả diều của đám trẻ mục đồng.
b. Ca ngợi vẻ đẹp của cánh diều.
c. Trò chơi thả diều đã đem lại niềm vui lớn và những ước mơ đẹp cho đám trẻ mục đồng.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* Luyện đọc.
MT: giúp HS luyện đọc bài thơ
 PP: trực quan, giảng giải, thực hành .
+ Hướng dẫn phân đoạn: 4 đoạn: mỗi khổ thơ 1 đoạn
+ Hướng dẫn HS luyện đọc từ khó + giải thích từ khó: tuổi ngựa, đại ngàn
+ Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn.
- GV đọc mẫu. 
* Tìm hiểu bài
MT: Giúp HS cảm thụ bài văn
PP: Đàm thoại, giảng giải, thực hành 
- Bạn nhỏ tuổi gì ? 
- Mẹ bảo tuổi ấy tính nết như thế nào ?
- Khổ 1 cho em biết điều gì?trả lời câu hỏi sau:
- HS đọc thầm khổ 2, trao đổi theo nhóm đôi (2 phút) để trả lời câu hỏi
+ “Ngựa con” theo ngọn gió rong chơi những đâu?
+ Đi khắp nơi nhưng Ngựa con vẫn nhớ mẹ như thế nào? 
- Khổ 2 kể lại chuyện gì?
- HS đọc khổ thơ 3.
- Điều gì hấp dẫn “ Ngựa con ” trên những cánh đồng hoa ?
- Trong khổ thơ cuối, “Ngựa con” nhắn nhủ mẹ điều gì? 
+ GV yêu cầu HS đọc câu hỏi 5 trả lời câu hỏi : Nếu vẽ một bức tranh minh hoạ bài thơ này, em sẽ vẽ như thế nào ?
- Em nghĩ gì về tính cách của cậu bé trong bài thơ?
GV chốt NDC: Cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng cậu yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ đường tìm về với mẹ.
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS luyện đọc và tìm giọng đọc hay cho cả bài, tìm các từ láy có trong bài.
- 2 HS đọc (Bảo Trường, Thùy Anh).
- Nhận xét, cho điểm bạn.
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. Đọc 2 – 3 lượt .
- HS luyện đọc trong nhóm
- 1 HS đọc cả bài.
HT: cá nhân, nhóm, lớp
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- HS đọc thầm, đọc lướt từng đoạn và trả lời câu hỏi.
- HS nêu các ý tưởng
- Cậu bé là người giàu ước mơ, giàu trí tưởng tượng. 
Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ
Đọc đúng: ..
Hiểu nội dung bài: .
Đọc diễn cảm: ...
 ..›&š ..
TẬP LÀM VĂN
Tiết 29: Luyện tập miêu tả đò vật?
(trang 150 - 151)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS luyện tập phân tích cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn miêu tả đồ vật; trình tự miêu tả.
2. Kĩ năng: Hiểu vai trị của quan sát trong việc miêu tả những chi tiết của bài văn, sự xen kẻ của lời tả với lời kể.
 - Luyện tập lập dàn ý 1 bài văn miêu tả
3. Thái độ: Yêu thích TLV
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Khởi động: Cho cả lớp hát
* Kiểm tra bài cũ:
- Cấu tạo bài văn miêu tả có mấy phần ? 
- Trình tự miêu tả phần thân bài ?
- Nhận xét, ghi điểm.
* Giới thiệu bài.
2. Hoạt động cơ bản
* Phân tích cấu tạo bài văn miêu tả
MT:Giúp HS nắm được trình tự khi miêu tả
PP : Làm mẫu, đàm thoại, thảo luận
Bài tập 1:
+ Yêu cầu HS đọc bài văn “ Chiếc xe đạp của chú Tư”
a) Tìm các phần mở bài, thân bài và kết bài trong đoạn văn 
=> Xác định kiểu mở bài, kết bài
b) Phần thân bài miêu tả chiếc xe đạp theo trình tự như thế nào?
=> thảo luận nhóm
c) Tác giả quan sát chiếc xe đạp bằng những giác quan nào ?
d) Tìm lời kể chuyện xen lẫn lời miêu tả trong bài? Lời kể nói lên điều gì về tình cảm của chú Tư với chiếc xe ?
Bài tập 2:
+ GV viết đề bài và lưu ý:
 - Tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay.
+ Lập dàn ý cho bài văn dựa theo nội dung ghi nhớ.
+ GV nhận xét đi đến dàn ý chung.
a. Mở bài: Giới thiệu đồ vật
b. Thân bài:
- Tả bao quát.
- Tả từng bộ phận.
c. Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ của em về đồ vật.
=> GVnhận xét, hoàn chỉnh dàn ý giúp HS viết đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS chưa hoàn thành bài 2 sẽ tiếp tục làm bài.
- Hát
- 2 HS trả lời.(Quang Khải, Long Hưng)
- Lắng nghe.
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- HS đọc yêu cầu của bài
- Đọc bài văn “Chiếc xe đạp của chú Tư ”
- MB: Trong làng tôi của chú 
- TB: Ở xóm vườn Nó đá đó.
- KB: Câu cuối
- Thảo luận nhóm => trình bày
+ Tả bao quát.
+ Tả những bộ phận.
+ Tình cảm của Chú Tư với chiếc xe.
- Bằng mắt nhìn.
- Bằng tai nghe.
- HS thảo luận nhóm, trả lời
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm bài cá nhân.
- 1 số HS đọc dàn ý.
- HS nêu lại dàn ý chung.
- Một số HS đọc dàn bài đã viết => nhận xét .
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ
Ngày soạn: Thứ ba ngày 11 tháng 12 năm 2012
Ngày dạy: Thứ năm ngày 13 tháng 12 năm 2012
TOÁN
Tiết 74: Luyện tập
(trang 83)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Ôn tập cách chia cho số có 2 chữ số
2. Kĩ năng: rèn kĩ năng :
- Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có hai chữ số.
-Áp dụng để tính giá trị của biểu thức số và giải các bài toán có lời văn. 
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Trò chơi:Tìm số
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
MT : giúp HS làm các bài tập.
 PP : động não, đàm thoại, thực hành .
Bài tập 1:
- HS làm bài cá nhân
Bài tập 2:
+ Yêu cầu HS nhắc lại cách tính giá trị biểu thức với 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia
a) 4237 x 18 – 34578 8064 : 64 x 37 
 = 76266 - 43578 = 126 x 37 
 = 41688 = 4 662
b) 46 857 +3 444 : 28 601759 - 1 988 : 14
 = 46857 +123 = 601759 - 142 
 = 46980 = 601617
Bài tập 3:
+ Giải thích: nan hoa là thanh thép nhỏ căm vào vành xe đạp.
+ Lưu ý bài toán có câu trả lời.
Bài giải
 Số nan hoa cần để lắp 1 chiếc xe là :
 32 x 2 = 72 ( nan hoa )
 Ta có 5 260 : 72 = 73 ( dư 4 ) 
 Vậy 5 260 nan hoa lắp được nhiều nhất 73 chiếc xe đạp và thừa ra 4 nan hoa 
 Đáp số : 73 xe đạp thừa 4 nan hoa 
3. Hoạt động nối tiếp
Tính 
5436794 : 98; 8754 : 64; 98753 : 76; ababab : ab
- 2 HS thực hiện trên bảng lớp (Hải Triều, Mai Thy), lớp chú ý sửa bài.
- Nhận xét.
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- HS tập ước lượng rồi thực hiện phép chia.
- HS làm bài
- Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả
- Nhân chia trước, cộng trừ sau
- HS làm bài
- HS sửa bài
- HS tóm tắt và làm bài
- HS sửa bài
 Tóm tắt:
2 bánh : 1 xe
36 nan hoa : 1 bánh xe 
5260 nan hoa : xe?
 thừa : nan hoa ?
- Làm vào vở nháp.
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 30: Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi
( trang 151 - 153)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- HS biết phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác
- Biết thưa gởi xưng hô thích hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi. Tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng người khác.
2. Kĩ năng: Phát hiện được quan hệ và tính cách nhân vật qua cách hỏi đáp giữa các nhân vật, biết cách hỏi trong những trường hợp tế nhị cần bày tỏ sự thông cảm với người khác.
3. Thái độ: HS vận dụng vào giao tiếp.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ, bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Trò chơi: Đố bạn
* Kiểm tra bài cũ.
+ Kể tên một số trò chơi bạn nam ưa thích ? Bạn nữ ưa thích ? Cả nam và nữ yêu thích ?
+ Nhận xét, cho điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* Nhận xét
MT: giúp HS biết cách lịch sự khi đặt câu hỏi
PP : động não, đàm thoại, thực hành.
Bài tập 1:
GV chốt: Câu hỏi: Mẹ ơi, con tuổi gì?
- Từ ngữ thể hiện thái độ lễ phép là lời gọi: Mẹ ơi
Bài tập 2:
+ Đặt câu hỏi với thầy cô, bạn bè để hỏi sở thích trong ăn mặc, vui chơi, giải trí
+ GV nhận xét về cách đặt câu hỏi đã lịch sự chưa, phù hợp với mối quan hệ giữa mình và người hỏi chưa?
Bài tập 3:
GV chốt: Để giữ lịch sự cần tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng, phật ý người khác.
* Ghi nhớ
MT : Giúp HS rút ra được ghi nhớ .
PP : Động não, đàm thoại, giảng giải .
+ Giải thích cách xưng hô thích hợp trong 1 số quan hệ
* Luyện tập 
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Động não, đàm thoại, thực hành .
Bài tập 1:
+ GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và ghi vào phiếu.
GV nhận xét và chốt.
- Đoạn a: Quan hệ thầy – trò
- Đoạn b: Quan hệ thù địch giữa tên sĩ quan cướp nước và cậu bé yêu nước.
Bài tập 2:
+ Mời 2 HS tìm đọc các câu hỏi trong đoạn trích truyện “Các em nhỏ và cụ già”
+ GV giải thích: Các em cần so sánh để thấy câu các bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp không hơn nhưng câu các bạn hỏi nhau không? Vì sao?
+ GV chốt đáp án đúng.
3. Hoạt động nối tiếp
+ Yêu cầu HS tự đặt tình huống và sử dụng câu hỏi phù hợp.
- Nối tiếp nhau tìm từ.
- 2 HS thực hiện (Hải Triều, Phú Quý)
- Lắng nghe.
HT: cá nhân, nhóm, lớp.
- HS đọc yêu cầu, suy nghĩ, làm việc cá nhân phát biểu ý kiến.
- HS đọc yêu cầu bài và đặt câu hỏi viết vào vở nháp.
- HS giơ tay phát biểu cá nhân
- Đọc yêu cầu bài và suy nghĩ nêu ý kiến.
HT: cá nhân, lớp.
- 2, 3 HS nội dung phần ghi nhớ
HT: cá nhân, nhóm, lớp.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm việc theo nhóm và trình bày kết quả.
- HS đọc các câu hỏi các bạn nhỏ tự đặt ra cho nhau.
- HS đọc các câu hỏi các bạn nhỏ hỏi cụ già.
- HS suy nghĩ.
- HS trình bày trước lớp.
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ
Ngày soạn: Thứ tư ngày 12 tháng 12 năm 2012
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 14 tháng 12 năm 2012
TOÁN
Tiết 75: Chia cho số có hai chữ số (tt)
(trang 83 - 84)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS biết thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có hai chữ số.
2. Kĩ năng: Áp dụng phép chia cho số có hai chữ số để giải toán 
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. Đồ dùng dạy học
- SGK, bảng phụ kẻ bảng phần b trong SGK.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Trò chơi:Tìm số
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* Trường hợp chia hết
MT : giúp HS nắm được quy tắc tính
 PP : động não, đàm thoại, thực hành
+ Yêu cầu HS thực hiện các phép tính 10105 : 43
a. Đặt tính.
b.Tìm chữ số đầu tiên của thương.
c. Tìm chữ số thứ 2 của thương
d. Tìm chữ số thứ 3 của thương
+ Nhắc lại cách ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia. 
* Trường hợp chia có dư
MT : giúp HS nắm được quy tắc tính
 PP : động não, đàm thoại, thực hành
+ Yêu cầu HS thực hiện các phép tính 26345 : 35
+ Tiến hành tương tự như trên (theo đúng 4 bước: Chia, nhân, trừ, hạ)
* Thực hành
MT : giúp HS làm các bài tập.
 PP : động não, đàm thoại, thực hành .
Bài tập 1:
=> Giúp HS rèn luyện kĩ năng ước lượng trong phép chia ( chia hết và chia có dư )
+ HS làm bài cá nhân.
Bài tập 2:
- Lưu ý HS đổi đơn vị : Giờ ra phút , km ra m .
- Chọn phép tính thích hợp .
Bài giải
1 giờ 15 phút = 75 phút
38 km 400m = 38400m
Trung bình mỗi phút vận động viên đó đi được là
38400 : 75 = 512 (m)
Đáp số: 512 m
3. Hoạt động nối tiếp
BTLT: Tìm số biết rằng nếu lấy số đó chia cho 41 rồi đem nhân với 62 thì được kết quả là 1860.
- 2 HS thực hiện trên bảng lớp (Hải Triều, Trung Hiếu), lớp chú ý sửa bài.
- Nhận xét.
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- HS thực hiện tính các bước như đã học
 10105 : 43 = 235
- HS đặt tính rồi tính
- Nhắc lại quy tắc
 26345 : 35 = 752 ( dư 25 )
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- 4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 1 phép tính, cả lớp làm bài vào vở
- Sửa bài.
 Tóm tắt
 1 giờ 15 phút : 38 km 400m 
 1 phút : m ?
- HS làm bài
- HS sửa bài
- Làm bài vào vở nháp.
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
TẬP LÀM VĂN
Tiết 30: Quan sát đồ vật
(trang 153 - 154)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS biết quan sát theo một trình tự nhất định hợp lý, bằng nhiều cách (mắt nhìn, tai nghe, tay sờ...); phát hiện được những đặc điểm riêng phân biệt dồ vật đó với những đồ vật.
2. Kĩ năng: Dựa theo kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đồ chơi em đã chọn.
3. Thái độ: Yêu thích TLV.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa một số đồ chơi để HS quan sát miêu tả 
- SGK, VBT (Trình chiếu)
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Cho cả lớp hát một bài.
+ Gọi 2 HS đọc lại dàn ý tả chiếc áo đi học
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* Nhận xét
MT:Giúp HS biết cách quan sát đồ vật 
PP : Làm mẫu, đàm thoại, thảo luận
Bài tập 1:
+ GV bày trên bàn 1 số đồ chơi, yêu cầu HS chọn tả một đồ chơi em thích.
- Khi quan sát đồ vật, cần chú ý những gì?
+ GV nhấn mạnh lại những điểm trên bằng cách nêu ví dụ với một đồ chơi cụ thể.
+ GV hướng dẫn HS ghi theo cách gạch đầu dòng những kết quả quan sát được.
+ Chia nhóm, giao đồ vật cụ thể cho nhóm quan sát
+ Theo dõi các nhóm trình bày => sửa chữa
Bài tập 2:
- Khi tả đồ vật, ta cần tả những gì?
* Ghi nhớ
 MT : Giúp HS nắm được nội dung bài
 PP : Giảng giải, đàm thoại .
* Luyện tập
MT : Giúp HS làm được các bài tập thực hành
 PP : Động não, đàm thoại, thực hành 
+ Yêu cầu HS đọc đề bài.
+ Tự lập dàn ý tả đồ chơi đã chuẩn bị theo gợi ý của GV.
+ Theo dõi, chỉnh sửa dàn ý cho HS.
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS chưa hoàn thành tiếp tục hoàn thành dàn ý của bài văn tả cái áo.
- Hát
- 2 HS đọc (Tri Nhân, Bảo Ngọc).
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS đọc gợi ý trong SGK.
+ Phải quan sát theo một trình tự hợp lý – từ bao quát đến bộ phận.
+ Quan sát bằng nhiều giác quan (mắt, tai, tay )
+ Tìm ra những đặc điểm riêng phân biệt đồ vật này với những đồ vật khác.
- HS làm việc theo nhóm.
- HS trình bày kết quả quan sát được.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS trả lời.
HT: cá nhân, lớp
- 2, 3 HS đọc nội dung ghi nhớ
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm việc cá nhân tả đồ chơi của mình dựa theo dàn ý đã lập.
- HS đọc dàn ý.
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
ĐỊA LÍ
Tiết 15: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ (tt)
(trang 106 - 108)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về nghề thủ công và chợ phiên của người dân ĐBBB
- Các công việc phải làm trong quá trình tạo ra sản phẩm gốm 
2. Kĩ năng: Xác lập mối quan hệ giữa thiên nhiên, dân cư với hoạt động sản xuất
3. Thái độ: Có ý thức tôn trọng thành quả lao động của người dân & truyền thống văn hoá của dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học 
- Tranh ảnh về nghề thủ công, chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ (do GV và HS sưu tầm)
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Khởi động: Cho cả lớp hát một bài.
* KTBC: 
- Kể tên những cây trồng, vật nuôi của ĐBBB?
- Em hãy nêu thứ tự các công việc trong quá trình sản xuất lúa gạo của người dân ĐBBB ?
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
2.1: Nghề thủ công ở ĐBBB
MT : giúp HS biết một số sản phẩm thủ công
PP: Trực quan, đàm thoại, giảng giải
Em biết gì về nghề thủ công của người dân đồng bằng Bắc Bộ (nhiều hay ít nghề, trình độ tay nghề, các mặt hàng nổi tiếng, vai trò của nghề thủ công)
Khi nào một làng trở thành làng nghề? Kể tên các làng nghề thủ công nổi tiếng mà em biết?
Thế nào là nghệ nhân của nghề thủ công?
+ GV nói thêm về một số làng nghề & sản phẩm thủ công nổi tiếng của đồng bằng Bắc Bộ.
2.2. Quy trình sản xuất gốm
MT: HS nắm được quy trình SX gốm Bát Tràng
PP : Trực quan, đàm thoại, giảng giải .
+ Quan sát các hình về sản xuất gốm ở Bát Tràng, nêu thứ tự các công đọan tạo ra sản phẩm gốm ?
=> Lưu ý HS sắp xếp lại đúng trình tự công việc trong quá trình tạo ra sản phẩm rồi mới nêu quá trình tạo ra sản phẩm.
+ GV giải thích rõ tầm quan trọng của quá trình tráng men
+ GV yêu cầu HS nói về các công việc của một nghề thủ công điển hình của địa phương nơi HS sinh sống.
2.3. Chợ phiên ở ĐBBB
MT: HS biết được đặc điểm của chợ phiên Bắc Bộ
PP : Giảng giải, đàm thoại, trực quan 
- Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì? (hoạt động mua bán, ngày họp chợ, hàng hoá bán ở chợ)
Mô tả về chợ theo tranh ảnh: Chợ nhiều người hay ít người? Trong chợ có những loại hàng hoá nào? 
+ GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
3. Hoạt động nối tiếp
- Vẽ sơ đồ mô tả quy trình sản xuất gốm của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
- Cả lớp hát một bài.
- 2 HS trả lời ( Mỹ Huyền, Bảo Ngọc)
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- HS các nhóm dựa vào tranh ảnh, SGK, vốn hiểu biết thảo luận theo gợi ý của GV.
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- HS quan sát các hình về sản xuất gốm ở Bát Tràng & trả lời câu hỏi
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- HS dựa vào tranh ảnh, SGK, vốn hiểu biết để thảo luận.
- HS trao đổi kết quả.
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_15_thu_4_nam_hoc_2012_2013.doc