Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 11, Thứ 6 - Năm học 2012-2013

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 11, Thứ 6 - Năm học 2012-2013

Tiết 55: Mét vuông

(trang 64 - 65)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: hình thành được biểu tượng về đơn vị đo diện tích mét vuông.

- Biết 1m2 = 100dm2 và ngược lại.

 2. Kĩ năng

- HS biết đọc, viết và so sánh các số đo diện tích theo đơn vị đo mét vuông.

- Bước đầu biết giải một số bài toán có liên quan đến cm2 dm2 m2

3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập.

II. Đồ dùng dạy học

Ê – ke , thước thẳng (cho GV & HS),

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

 

doc 5 trang xuanhoa 11/08/2022 2640
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 11, Thứ 6 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ tư ngày 14 tháng 11 năm 2012
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 16 tháng 11 năm 2012
TOÁN
Tiết 55: Mét vuông
(trang 64 - 65)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: hình thành được biểu tượng về đơn vị đo diện tích mét vuông. 
- Biết 1m2 = 100dm2 và ngược lại.
 2. Kĩ năng
- HS biết đọc, viết và so sánh các số đo diện tích theo đơn vị đo mét vuông.
- Bước đầu biết giải một số bài toán có liên quan đến cm2 dm2 m2
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập.
II. Đồ dùng dạy học
Ê – ke , thước thẳng (cho GV & HS), 
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Trò chơi:Tìm số
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
Giới thiệu mét vuông
MT: HS biết đơn vị đo diện tích mét vuông
 PP : trực quan, đàm thoại, giảng giải
+ GV giới thiệu đơn vị đo diện tích mét vuông . 
- Mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1m
+ GV yêu cầu HS tự nêu cách viết kí hiệu mét vuông: m2
+ GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trên bảng 
+ GV nhận xét và rút ra kết luận: Diện tích hình vuông có cạnh dài 1 m bằng tổng diện tích của 100 hình vuông nhỏ (cạnh dài 1 dm) .
+ GV giúp HS rút ra nhận xét: 1 m2 = 100 dm2
+ Yêu cầu HS đọc và ghi nhớ mối quan hệ này. 1 m2 = 100 dm2
 1 dm2 = 100 cm2
Vậy 1 m2 = 10 000 cm2
Thực hành
MT : giúp HS làm các bài tập.
 PP : động não, đàm thoại, thực hành .
Bài tập 1:
 Bài tập 2:
- Điền số.
Bài tập 3:
+ Yêu cầu HS nêu hướng giải toán.
+ Nhắc lại cách tính chu vi và diện tích hình chữ nhật?
Bài tập 4:
+ GV tổ chức cuộc thi giải bài toán bằng nhiều cách theo nhóm.
3. Hoạt động nối tiếp
BTLT: Một khu đất hình chữ nhật có chu vi là 48m, chiều dài hơn chiều rộng 14m. Tính diện tích của khu đất đó.
- 2 HS thực hiện trên bảng lớp (Hải Triều, Trung Hiếu), lớp chú ý sửa bài.
- Nhận xét.
HT: cá nhân, lớp
- HS quan sát
- HS làm việc theo nhóm
- Đại diện nhóm báo cáo
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS tự nêu
- HS đọc nhiều lần.
 HT: cá nhân, nhóm, lớp
- HS làm bài
- HS sửa bài
- HS làm bài
- HS sửa bài
- HS làm bài
- HS sửa bài
- HS thi đua giải bài toán theo nhóm => sửa bài
- Làm bài vào nháp.
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
TẬP LÀM VĂN
Tiết 22: Mở bài trong bài văn kể chuyện
(trang 112 - 114)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Hiểu được thế nào là mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp trong bài văn KC
2. Kĩ năng: Biết viết đoạn mở đầu một bài văn KC theo hai cách: gián tiếp và trực tiếp.
3. Thái độ: Vào bài một cách tự nhiên, lời văn sinh động, dùng từ hay.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ câu chuyện Rùa và Thỏ
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Cho cả lớp hát một bài.
* Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu 2 HS đóng vai trao đổi ý kiến( tiết TLV trước )
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
Nhận xét
MT : Giúp HS phân biệt được 2 cách mở bài
PP : Làm mẫu, đàm thoại, thảo luận
Bài tập 1,2:
+ Yêu cầu HS đọc truyện Rùa và Thỏ
+ Tìm đoạn mở bài của truyện?
GV chốt: Đoạn mở bài là “Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con Rùa đang cố sức tập chạy”
Bài tập 3:
+ Thảo luận nhóm đôi tìm sự khác nhau trong 2 cách mở bài
+ GV chốt sự khác nhau của mở bài trực tiếp và gián tiếp => lưu ý: MB gián tiếp vẫn có câu MB trực tiếp để giới thiệu câu chuyện.
Ghi nhớ
 MT : Giúp HS rút ra được ghi nhớ 
 PP : Giảng giải, đàm thoại .
- Thế nào là mở bài trực tiếp? Thế nào là mở bài gián tiếp?
 Luyện tập .
MT : Giúp HS làm đúng các bài tập 
 PP : Động não, đàm thoại, thực hành 
Bài tập 1 : 
+ Thảo luận nhóm 4 xác định dạng mở bài.
GV chốt:
- a: trực tiếp, kể ngay vào câu chuyện.
- b: gián tiếp, nói về ý nghĩa trước khi KC
- c: gián tiếp, nói về chuyện học hành trước khi KC
- d: gián tiếp, nói về chuyện chạy nhanh của Thỏ trước khi KC.
Bài tập 2 : 
+ Yêu cầu HS đọc câu chuyện, xác định cách mở bài.
GV chốt: Truyện mở bài theo cách trực tiếp – kể ngay vào câu chuyện.
Bài tập 3 : 
+ GV yêu cầu ½ lớp kể phần mở đầu câu chuyện bằng lời của bác Lê theo cách trực tiếp; ½ lớp còn lại kể theo cách gián tiếp.
+ Cả lớp và GV nhận xét
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS chưa hoàn thành bài tập 3 tiếp tục hoàn thành bài.
- Hát
- 2 HS thực hiện (Tấn Hoàng, Quang Khải)
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm
- Suy nghĩ tìm đoạn mở bài
- HS nêu
- Thảo luận nhóm
- Trả lời câu hỏi
HT: cá nhân, lớp
- 2- 3 em đọc phần Ghi nhớ SGK. Cả lớp đọc thầm.
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- 4 HS nối tiếp nhau đọc đề bài.
- HS làm việc theo nhóm và trình bày kết quả.
- Nhận xét
+ HS đọc câu chuyện, xác định cách mở bài.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS chia nhóm trao đổi và tập kể.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
ĐỊA LÍ
Tiết 11: Ôn tập
(trang 97 - 98 )
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
 - HS biết hệ thống đuợc những đặc điểm chính về thiên nhiên, con người & hoạt
 động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ & Tây Nguyên.
2. Kĩ năng: 
 - HS chỉ được dãy núi Hoàng Liên Sơn, các cao nguyên ở Tây Nguyên & thành phố Đà Lạt trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
3. Thái độ:
- Tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy học 
- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Khởi động: Cho cả lớp hát một bài.
* KTBC
- Đà Lạt có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành Thành phố du lịch và nghỉ mát ?
- Tại sao Đà Lạt có nhiều rau, hoa, quả xứ lạnh ?
- Nhận xét , ghi điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
2.1. Xác định vị trí các vùng miền 
MT : giúp HS xác định vị trí các vùng miền đã học
PP: Trực quan, đàm thoại, giảng giải
+ GV phát phiếu học tập cho HS.
+ Yêu cầu HS lên chỉ vị trí dãy núi HLS, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN.
+ GV điều chỉnh lại phần làm việc của HS cho đúng.
2.2. Dãy Hoàng Liên Sơn
MT : giúp HS ôn lại các kiến thức đã về HLS, TN
PP : Trực quan, đàm thoại, giảng giải .
+ Cho HS thảo luận nhóm theo những gợi ý ở bảng. (SGK trang 97) 
 - Nhóm 1: Địa hình, khí hậu ở HLS, TN.
 - Nhóm 2: Dân tộc, trang phục, lễ hội ở HLS và TN
 - Nhóm 3: Trồng trọt, chăn nuôi, nghề thủ công .
 - Nhóm 4: Khai thác khoáng sản, khai thác sức nước và rừng .
+ GV nhận xét và giúp các em hoàn thành phần việc của nhóm mình .
2.3. Trung du Bắc Bộ
MT : giúp HS ôn tập về các đặc điểm của vùng trung du Bắc Bộ
PP : Giảng giải, đàm thoại, trực quan 
- Hãy nêu đặc điểm địa hình trung du Bắc Bộ .
- Người dân nơi đây đã làm gì để phủ xanh đất trống, đồi trọc .
3. Hoạt động nối tiếp
- HS nào chưa hoàn thành bảng thống kê thì tiếp tục hoàn thành.
- Cả lớp hát một bài.
- 2 HS trả lời (Trung Hiếu, Tấn Hoàng)
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- HS điền tên dãy núi Hoàng Liên Sơn, các cao nguyên ở Tây Nguyên & thành phố Đà Lạt vào lược đồ.
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp.
- HS lên bảng điền đúng các kiến thức vào bảng thống kê.
HT: cá nhân, lớp
- HS nêu
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_11_thu_6_nam_hoc_2012_2013.doc