Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2021-2022 - Lê Thị Hiền
TOÁN
Tiết 51: NHÂN VỚI 10, 100, 1000, . . .
CHIA CHO 10, 100, 1000, . . .
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
Giúp HS:
- Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000,
- HS thực hiện tốt việc nhân nhẩm với 10, 100, 1000,.
2. Năng lực chung: Thông qua các hoạt động học, phát triển cho HS các NL chung sau:
- Năng lực tự học , tự chủ: Tự giác hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao.
- Năng lực giao tiếp hợp tác : Tích cực trong thảo luận nhóm.
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
3. Phẩm chất
- HS có Phẩm chất học tập tích cực.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2021-2022 - Lê Thị Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC TRONG ĐIỀU KIỆN ỨNG PHÓ VỚI DỊCH COVID-19 - KHỐI 4 - TUẦN 11 Tuần 11 ( Từ ngày 29/11/2021 đến ngày 03/12/2021)TRỰC TUYẾN Ngày Môn học Tiết theo TKB Tiết theo PPCT Tên bài dạy Hình thức 29/11/2021 Toán 1 51 Nhân với 10, 100, 1000, Chia cho 10, 100, 1000, Google Meet+Zalo Tập đọc 2 19 Ông Trạng thả diều GoogleMeet+Zalo Chính tả 3 11 Nhớ - viết Nếu chúng mình có phép lạ Nghe – viết Người chiến sĩ giàu nghị lực(Ghép nội dung 2 tiết chính tả (tuần 11,12) thành 1 tiết: GV tổ chức dạy học nội dung chính tả âm vần ở trên lớp; HS tự viết chính tả đoạn bài ở nhà) Đạo đức 4 7 Tiết kiệm tiền của(t1) Hướng dẫn hs tự học 30/11/2021 Anh văn 1 Anh văn 2 GoogleMeet+Zalo Mĩ thuật 3 Toán 4 52 Tính chất kết hợp của phép nhân 01/12/2021 Toán 1 53 Nhân với số có tận cùng là chữ số 0 Tập đọc 2 20 Có chí thì nên GoogleMeet+Zalo TLVăn 3 19 LT trao đổi ý kiến với người thân LS+ĐL 4 7 - Chiến thắng BĐ do Ngô Quyền lãnh đạo - Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên GV hướng dẫn cho HS tự học 02/12/2021 Luyện từ và câu 1 54 Đề- xi-mét vuông GoogleMeet+Zalo Toán 2 19 Luyện tập về động từ (giảm bài tập 1) K/chuyện 3 11 Bàn chân kì diệu GoogleMeet+Zalo Khoa học 4 20,21,22,23 Bài 20. Nước có những tính chất gì? Bài 21. Ba thể của nước Bài 22. Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra? Bài 23. Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên GV hướng dẫn cho HS tự học qus video 03/12/2021 Toán 1 55 Mét vuông GoogleMeet+Zalo LTVC 2 20 Tính từ TLVăn 3 20 Mở bài trong bài văn kể chuyện GoogleMeet+Zalo Kĩ thuật + KNS 4 7 - Thêu móc xích - Bài 1: Học cách tiết kiệm (Tiết 1) GV hướng dẫn cho HS tự học TUẦN 11 KẾ HOẠCH DẠY TRỰC TUYẾN LỚP 4B NĂM HỌC 2021-2022 Người soạn: Lê Thị Hiền Thứ hai ngày 29 tháng 11 năm 2021 TOÁN Tiết 51: NHÂN VỚI 10, 100, 1000, . . . CHIA CHO 10, 100, 1000, . . . I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. Giúp HS: - Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000, - HS thực hiện tốt việc nhân nhẩm với 10, 100, 1000,... 2. Năng lực chung: Thông qua các hoạt động học, phát triển cho HS các NL chung sau: - Năng lực tự học , tự chủ: Tự giác hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao. - Năng lực giao tiếp hợp tác : Tích cực trong thảo luận nhóm. - Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic. 3. Phẩm chất - HS có Phẩm chất học tập tích cực. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng -Giáo viên: Nền tảng dạy học: Meet. Máy tính; Giáo án PowerPoint. Các phần mềm hỗ trợ dạy học (,Azota ) . - HS: Sách, bút III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC; Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: + Nêu tính chất giao hoán của phép nhân - GV giới thiệu vào bài - TBHT điều hành lớp trả lời: + Khi đổi chỗ các thừa số trong 2 tích thì tích đó không đổi. 2. Khám phá * Mục tiêu: : Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000, * Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm- Lớp * Nhân một số với 10 - GV viết lên bảng phép tính 35 x 10. + Dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân, bạn nào cho biết 35 x 10 bằng bao nhiêu? + 10 còn gọi là mấy chục? + Vậy 10 x 35 = 1 chục x 35. + 1 chục nhân với 35 bằng bao nhiêu? + 35 chục là bao nhiêu? + Vậy 10 x 35 = 35 x 10 = 350. + Em có nhận xét gì về thừa số 35 và kết quả của phép nhân 35 x 10? + Vậy khi nhân một số với 10 chúng ta có thể viết ngay kết quả phép tính như thế nào? - Hãy thực hiện: 12 x 10 457 x 10 * Chia số tròn chục cho 10 - GV viết lên bảng phép tính 350: 10 và yêu cầu HS suy nghĩ để nhẩm kết quả. + Tại sao em đọc được ngay kết quả? + Có nhận xét gì về số bị chia và thương trong phép chia 350: 10 = 35? + Nêu quy tắc chia một số cho 10 - Hãy thực hiện: 70: 10 2 170: 10 * Hướng dẫn nhân một số tự nhiên với 100, 1000, chia số tròn trăm, tròn chục, tròn nghìn, cho 100, 1000, : - GV hướng dẫn HS tương tự như nhân một số tự nhiên với 10, chia một số tròn trăm, tròn nghìn, cho 100, 1000, * Kết luận: + Khi nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, ta làm như thế nào? + Khi chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, cho 10, 100, 1000, ta làm như thế nào? Cá nhân -Lớp - Đọc phép tính + 35 x 10 = 10 x 35 + Là 1 chục. + Bằng 35 chục. + Là 350. + Kết quả của phép tính nhân 35 x 10 chính là thừa số thứ nhất 35 thêm một chữ số 0 vào bên phải. + Khi nhân một số với 10 ta chỉ việc viết thêm một chữ số 0 vào bên phải số đó. - HS nhẩm và nêu kết quả 12 x 10 = 120 457 x 10 = 4570 - HS suy nghĩ, thảo luận nhóm 2, nêu đáp án: 350 : 10 = 35 +Ta có 35 x 10 = 350. Vậy khi lấy tích chia cho một thừa số ta được kết quả là TS còn lại + Thương chính là số bị chia bớt đi một chữ số 0 ở bên phải. + Khi chia một số cho 10, ta chỉ việc bớt đi một chữ số 0 ở bên phải số đó. - HS nhẩm và nêu: 70: 10 = 7 2 170: 10 = 217 - HS tự thực hiện phép tính, rút ra kết quả và nêu quy tắc nhân, chia + Ta chỉ việc viết thêm một, hai, ba, chữ số 0 vào bên phải số đó. + Ta chỉ việc bỏ bớt đi một, hai, ba, chữ số 0 ở bên phải số đó. 3. Luyện tập * Mục tiêu: HS thực hiện tốt việc nhân nhẩm, chia nhẩm với 10, 100, 1000,... * Cách tiến hành Bài 1 (cột 1+2)HSNK làm cả bài: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Gọi HS nhận xét, bổ sung, sửa bài (nếu cần). - GV chốt đáp án. * Lưu ý đối tượng M1+M2 + Muốn nhân với 10, 100, 1000,... ta làm như thế nào? + Muốn chia cho 10, 100, 1000,... ta làm như thế nào? Bài 2: (3 dòng đầu) HSNK làm cả bài - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - GV viết lên bảng 300 kg = tạ và yêu cầu HS thực hiện phép đổi. - GV chữa bài và yêu cầu HS giải thích cách đổi của mình, nhận xét bài làm của HS. 4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm Cá nhân – Lớp - 1 HS đọc: Tính nhẩm - Hs chơi trò chơi Chuyền điện Đ/a: a. 18 x 10 = 180 ; 18 x 100 = 1800 ; 18 x 1000 = 18000 ; 82 x 100 = 8200 ; 75 x 1000 = 75000 19 x 10 = 190 b. 9000: 10 = 900; 9000: 100 = 90; 9000: 1000 = 9; 6800: 100 = 68; 420: 10 = 42 2000: 1000 = 2 Lớp - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS nêu: 300 kg = 3 tạ. - HS làm bài theo cặp- Chia sẻ trước lớp Đ/a: 70 kg = 7 yến 800 kg = 8 tạ 300 tạ = 30 tấn - Lấy VD về chia nhẩm và nhân nhẩm với 10, 100, 1000,... * Bài tập PTNL:( M3+M4) 1. Đổi chố các thừa số để tính tích theo cách thuận tiện nhất. a. 5 x 745 x 2 ; 8 x 356 x 125 b. 1250 x 623 x 8; 5 x 789 x 200 2. Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm: 420000 : 10 .........4200 x 10 3210 x 1000 ........32100 x 100 ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... TẬP ĐỌC ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực đặc thù - HSDT: Đọc đúng toàn bài. - Biết đọc bài văn với giọng kể chuyện chậm rãi. Đọc đúng các tiếng: lưng trâu, trang sách, thả diều, giảng, trẻ, kinh ngạc; bước đầu biết đọc đúng đoạn văn. - Hiểu các từ: Trạng, kinh ngạc, lạ thường; hiểu được nội dung bài: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh , có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng Nguyên lúc mới 13 tuổi. - Giáo dục học sinh tinh thần vượt khó trong học tập . 2. Năng lực chung: Thông qua các hoạt động học, phát triển cho HS các NL chung sau: - Năng lực tự học , tự chủ: Tự giác hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao. - Năng lực giao tiếp hợp tác : Tích cực trong thảo luận nhóm. - Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic. - NL đọc - hiểu văn bản. NL2: NL phát âm. NL3: Năng lực đọc đúng, đúng ngữ điệu văn 3. Phẩm chất: - Giáo dục học sinh tinh thần vượt khó trong học tập ,yêu thích môn tiếng việt.. - Giáo dục kĩ năng sống: Giao tiếp, giải quyết vấn đề, hợp tác II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: + Nền tảng dạy học: Meet. Máy tính; Giáo án PowerPoint. Các phần mềm hỗ trợ dạy học (,Azota ) - HS: SGK, vở viết 2. Phương pháp, kĩ thuật - Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - GV giới thiệu chủ điểm: + Chủ điểm hôm nay chúng ta học có tên là gì? Tên chủ điểm nói lên điều gì? + Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong tranh minh họa. - Chủ điểm Có chí thì nên sẽ giới thiệu các em những con người có nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Câu chuyện về một chú bé thần đồng Nguyễn Hiền – thích chơi diều mà ham học, đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi, là vị Trạng nguyên trẻ nhất nước ta. - TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ. + Chủ điểm: Có chí thì nên. Tên chủ điểm nói lên con người có nghị lực, ý chí thì sẽ thành công. + Tranh minh hoạ vẽ những em bé có ý chí cố gắng trong học tập: các em chăm chú nghe thầy giảng bài, những em bé mặc áo mưa đi học, những em bé chăm chỉ học tập, nghiên cứu và thành những người tài giỏi, có ích cho xã hội. - Lắng nghe. 2. a,Luyện đọc: * Mục tiêu: Đọc với giọng trôi chảy, mạch lạc với giọng kể chậm rãi, phát âm đúng, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, hiểu nghĩa một số từ ngữ. * Cách tiến hành: - Gọi 1 HS đọc bài (M3) - GV lưu ý giọng đọc cho HS: Toàn bài đọc với giọng kể chuyện: chậm rãi, cảm hvận ca ngợi, nhấn giọn những từ ngữ nói về đặc điểm tính cách, sự thông minh, tính cần cù, chăm chỉ của Nguyễn Hiền. Đoạn cuối bài đọc với giọng sảng khoái. - GV chốt vị trí các đoạn: - Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) - 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - Lắng nghe - Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn - Bài chia làm 4 đoạn: (mỗi chỗ xuống dòng là 1 đoạn) - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (kinh ngạc,mảnh gạch vỡ, vi vút,....) - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp - Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải) - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng - Các nhóm báo cáo kết quả đọc - 1 HS đọc cả bài (M4) 2b.Luyện tập* Mục tiêu: HS hiểu nội dung từng đoạn và nội dung cả bài. * Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp - GV yêu cầu đọc các câu hỏi cuối bài + Nguyễn Hiền sống ở đời vua nào? + Cậu bé ham thích trò chơi gì? + Những chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền? + Đoạn 1,2 cho em biết điều gì? + Những chi tiết cho thấy Nguyễn Hiền ham học và chịu khó? + Nội dung đoạn 3 nói lên điều gì? + Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ông trạng thả diều”? + Câu thành ngữ, tục ngữ nào nói đúng ý nghĩa câu chuyện: Tuổi trẻ tài cao/ Có chí thì nên/ Công thành danh toại - GV: Cả ba câu tục ngữ, thành ngữ trên đều có nét nghĩa đúng với nội dung truyện. Nguyễn Hiền là người tuổi trẻ, tài cao, là người công thành danh toại . Những điều mà câu chuyện muốn khuyên chúng ta là có chí thì nên. Câu tục ngữ có chí thì nên nói đúng ý nghĩa của câu chuyện nhất. + Câu chuyện khuyên ta điều gì? - 1 HS đọc - Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời câu hỏi (5p) - TBHT điều hành việc báo cáo, nhận xét + Nguyễn Hiền sống ở đời vua Trần Nhân Tông, gia đình cậu rất nghèo. + Cậu bé ham thích chơi diều. + Nguyễn Hiền đọc đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường, cậu có thể thuộc hai mươi trang sách trong ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều. - Đoạn 1, 2 nói lên tư chất thông minh của cậu bé Nguyễn Hiền. + Nhà nghèo, Hiền phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, Hiền đvận ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn. Sách của Hiền là lưng trâu, nền đất, bút là ngón tay, mảnh gạch vỡ, đèn là vỏ trvận thả đom đóm vào trong. Mỗi lần có kì thi, Hiền làm bài vào lá chuối khô nhờ bạn xin thầy chấm hộ. - Đoạn 3 nói lên đức tính ham học và chịu khó của Nguyễn Hiền + Vì cậu đỗ trạng Nguyên năm 13 tuối, lúc ấy cậu vẫn thích chơi diều. *Câu trẻ tuổi tài cao nói lên Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên năm 13 tuổi. Ông còn nhỏ mà đã có tài. *Câu có chí thì nên nói lên Nguyễn Hiền còn nhỏ mà đã có chí hướng, ông quyết tâm học khi gặp nhiều khó khăn. *Câu công thành danh toại nói lên Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên, vinh quang đã đạt được. - Câu chuyện khuyên ta phải có ý chí, quyết tâm thì sẽ làm được điều mình mong muốn. - HS nêu, ghi nội dung bài . 3.Luyện tập * Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được đoạn số 3 của bài * Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp - Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài. - Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 3 - GV nhận xét, đánh giá chung 4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm + Em học được điều gì từ cậu bé Nguyễn Hiền? - Liên hệ giáo dục: (liện hệ đến một số HS còn lười học, ham chơi. . . ) - HS nêu lại giọng đọc cả bài - 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài - Nhóm trưởng điều hành: + Luyện đọc theo nhóm + Vài nhóm thi đọc trước lớp. - Bình chọn nhóm đọc hay. - HS nêu - Tìm các câu thành ngữ, tục ngữ cùng ý nghĩa với câu Có chí thì nên ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG Tiết 11 CHÍNH TẢ: (Nhớ - viết) NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. Giúp HS: - Nhớ - viết đúng bài CT; trình bày đúng các hình thức các khổ thơ 6 chữ. - Làm đúng BT3 (viết lại chữ sai CT trong các câu đã cho); làm được BT (2)a phân biệt s/x. 2. Năng lực chung Góp phần hình thành năng lực: - Tự chủ và tự học: Thực hiện được các nhiệm vụ khác nhau với những yêu cầu khác nhau; - Giao tiếp và hợp tác: - Rèn kĩ năng viết đẹp, viết đúng chính tả. 3. Phẩm chất Góp phần hình thành phẩm chất: - Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết II – Đồ dùng dạy học GV: Máy tính; Sách TV, Giáo án power point. HS: - Máy tính/laptop/điện thoại thông minh. Sách Tiếng Việt, Vở ô li. III - Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của hoạc sinh 1. Khởi động: - GV mở link video bài hát. HS hát và yêu cầu các con đứng vận động theo nhạc. - GV kết nối bài hát và giới thiệu bài. 2. Khám phá: *- Hướng dẫn HS nhớ - viết : - Cho 1 HS đọc đoạn viết chính tả, nhắc HS chú ý cách trình bày bài, cách viết tên riêng và những từ ngữ dễ viết sai. - Dặn HS về nhà viết bài * Hướng dẫn HS làm bài tập ( bài 2a): Điền vào chỗ trống s hay x - GV nêu yêu cầu bài, yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét, chữa bài Đáp án đúng: a) trỏ lối sang, nhỏ xíu, sức nóng, sức sống, thắp sáng. Đặt trên những chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã. b) nổi tiếng, đỗ trạng, ban thưởng, rất đỗi, chỉ xin, nồi nhỏ, 3. Luyện tập (NL4) 4. HĐ trải nghiệm - Cả lớp theo dõi SGk đọc thầm, tìm hiểu bài - HS làm bài - HS làm bài miệng -------------------------------------------------- CHÍNH TẢ (Nghe - viết) Tiết 12: NGƯỜI CHIẾN SĨ GIÀU NGHỊ LỰC I – Yêu cầu cần đạt : 1. Năng lực đặc thù - Nghe - viết đúng chính tả bài, trình bày đúng đoạn văn. - Làm đúng BT CT phương ngữ 2a. 2. Năng lực chung Góp phần hình thành năng lực: - Rèn kĩ năng viết đẹp, viết đúng chính tả. 3. Phẩm chất Góp phần hình thành phẩm chất: - Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết - Giáo dục đức tính kiên trì qua hình ảnh nhân vật Ngu Công * GDQPAN: Ca ngợi tinh thần vượt mọi khó khăn, gian khổ, hi sinh để hoàn thành nhiệm vụ của các chú bộ đội và công an II - Đồ dùng dạy học : GV: Máy tính; Sách TV, Giáo án power point. Phần mềm Azota HS: - Máy tính/laptop/điện thoại thông minh. Sách Tiếng Việt, Vở ô li. III - Các hoạt động dạy - học : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Khởi động: GV mở link video bài hát . HS hát và yêu cầu các con đứng vận động theo nhạc. 2.Khám phá Trình chiếu sile - Giới thiệu bài viết * Hướng dẫn HS nghe - viết : - Dặn HS về nhà viết bài. *Hướng dẫn làm bài tập 3. Luyện tập - Cho hs nêu lại nội dung bài học hôm nay. GV chốt lại. - Nhắc HS về làm làm bài - Nhắc HS nộp bài trên azota. - HS hát - 1 HS đọc đoạn viết chính tả. - Về nhà viết bài chính tả ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( nếu có)........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ĐẠO ĐỨC: TIẾT KIỆM TIỀN CỦA HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC Thứ ba ngày 30 tháng 11 năm 2021 ANH VĂN: GV BỘ MÔN MĨ THUẬT: GV BỘ MÔN TOÁN Tiết 52: TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP NHÂN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù - Nhận biết được tính chất kết hợp của phép nhân. 2.Năng lực chung - Bước đầu biết vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân trong thực hành tính. - Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic. * BT cần làm: Bài 1 (a), bài 2 (a) 3. Phẩm chất - HS tích cực, chăm chỉ, sáng tạo II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng Nền tảng dạy học: Meet. Máy tính; Giáo án PowerPoint. Các phần mềm hỗ trợ dạy học (,Azota ) - GV: : Bảng phụ kẻ sẵn bảng số có nội dung như sau: a b c (a x b) x c a x (b x c) 3 4 5 5 2 3 4 6 2 -HS: SGK,... 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động - HS chơi trò chơi: Xì điện 900 x 10 = 68000 : 10 = 123 x 100 = 420 : 10 = 32 x 1000 = 2000 : 1000 = - GV chuyển ý vào bài mới - HS tham gia trò chơi - Phát biểu lại cách nhân, chia với 10, 100, 1000,... 2. Khám phá * Mục tiêu: Nhận biết được tính chất kết hợp của phép nhân. * Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm – Lớp a So sánh giá trị của các biểu thức - GV viết biểu thức: (2 x 3) x 4 và 2 x (3 x 4) - GV yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức, rồi so sánh giá trị của hai biểu thức này với nhau. - GV làm tương tự với các cặp biểu thức khác: (5 x 2) x 4 và 5 x (2 x 4) (4 x 5) và 4 x (5 x 6) b. Giới thiệu tính chất kết hợp của phép nhân - GV treo lên bảng bảng số như đã giới thiệu ở phần đồ dùng dạy học. - GV yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức (a x b) x c và a x (b x c) để điền vào bảng. a b c (a x b) x c a x (b x c) 3 4 5 (3 x 4) x5 = 60 3 x (4 x 5) = 60 5 2 3 (5 x 2) x 3 = 30 5 x (2 x 3) = 30 4 6 2 (4 x 6) x 2 = 48 4 x (6 x 2) = 48 +Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a x b) x c với giá trị của biểu thức a x (b x c) trong bảng? - Ta có thể viết: (a x b) x c = a x (b x c). *KL: Vậy khi thực hiện nhân một tích hai số với số thứ ba ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba. Cá nhân – Nhóm 2- Lớp - HS thực hiện cá nhân- Chia sẻ nhóm 2 - HS tính và so sánh: (2 x 3) x 4 = 6 x 4 = 24 Và 2 x (3 x 4) = 2 x 12 = 24 Vậy (2 x 3) x 4 = 2 x (3 x 4) - HS tính giá trị của các biểu thức và nêu: (5 x 2) x 4 = 5 x (2 x 4) (4 x 5) x 6 = 4 x (5 x 6) - HS đọc bảng số. - 3 HS lên bảng thực hiện, mỗi HS thực hiện tính ở một dòng để hoàn thành bảng + Bằng giá trị của biểu thức a x (b x c). - HS đọc: (a x b) x c = a x (b x c). - HS đọc ghi nhớ. 3. Luyện tập * Mục tiêu: Bước đầu biết vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân trong thực hành tính. * Cách tiến hành Bài 1a: HSNK làm cả bài Tính bằng hai cách theo mẫu. - GV hướng dẫn bài tập mẫu theo SGK. - Gọi HS nhận xét, bổ sung, sửa (nếu cần) - GV chốt đáp án. *Giúp đỡ hs M1+M2 Bài 2a: HSNK làm cả bài + Dựa vào tính chất nào, em tính thuận tiện được? Bài 3 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm) 4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm Cá nhân-Nhóm 2- Lớp - HS làm cá nhân- Chia sẻ nhóm 2- Chia sẻ lớp Đ/a: a. 4 x 5 x 3 (4 x 5) x 3 4 x (5 x 3) = 20 x 3 = 4 x 15 = 60 = 60 b. 3 x 5 x 6 (3 x 5) x 6 3 x (5 x 6) = 15 x 6 = 3 x 30 = 90 = 90 Cá nhân – Lớp Đ/a: a. 13 x 5 x 2 5 x 2 x 34 = 13 x (5 x2) = (5 x 2) x 34 = 13 x 10 = 10 x 34 = 130 = 340 + Dựa vào t/c giao hoán và kết hợp của phép nhân - HS làm bài vào vở Tự học Bài giải Có tất cả số học sinh là: 8 x 15 x 2 = 240 (học sinh) Đáp số: 240 học sinh - Ghi nhớ tính chất giao hoán * Bài tập PTNL:(M3+M4) 1. Một cửa hàng có 7 gian chứa muối, mỗi gian có 85 bao muối, mỗi bao muối nặng 5 yến. Hỏi cửa hàng có tất cả bao nhiêu ki-lô-gam muối? (Giải bằng hai cách). ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ tư ngày 1 tháng 12 năm 2021 TOÁN : Tiết 44 NHÂN VỚI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CHỮ SỐ 0 YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù - Giúp học sinh nắm được cách nhân với số có tận cùng là chữ số 0.Biết vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm. - Rèn kỹ năng vận dụng bài học vào để làm các bài tập dạng tính nhanh, tính nhẩm... - Điều chỉnh: BT3-SGK dành cho HS . 2. Năng lực chung * Phát triển năng lực: NL1: NL tính toán và suy luận logic. NL2: NL tuơng tự hoá, đặc biệt hoá. 3. Phẩm chất: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.yêu thích môn hoc. II. Đồ dùng dạy học: + Giáo viên: Giáo án power, máy tính. + Học sinh: Phương tiện học trực tuyến, sách giáo khoa, vở, bộ đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN TG HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1 Khởi động: - Nêu công thức về tính chất kết hợp của phép nhân? - Chữa bài tập 3 : Làm theo 2 cách. Nhận xét đánh giá. 2 . Khám phá:a/ Giới thiệu bài. b/ Tìm hiểu nội dung bài *Hoạt động1: Nhân với số có tận cùng là chữ số 0. (NL1) - GV Giới thiệu phép tính: 1324 20 = ? +Có thể nhân 1324 với 20 như thế nào? Gợi ý:Có thể nhận 1324 với 10 bằng cách sử dụng tính chất kết hợp. +Gọi HS lên bảng thực hiện +Hướng dẫn HS cách đặt tính và thực hiện như SGK +Gọi 2 HS nhắc lại cách nhân +GV Nhận xét -Nhân các số có có số tận cùng là chữ số0 +Ghi bảng phép tính 23070 = ? +Hướng dẫn HS áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp để tính +Gọi 1 HS lên bảng, lớp theo dõi nhận xét +Hướng dẫn HS đặt tính +Gọi HS lên bảng thực hiện phép tính, cả lớp làm nháp. +Nhận xét, gọi HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép nhân 23070 . * Hoạt động 2:Luyện tập (NL2) Bài 1: Gọi HS đọc và nêu yêu cầu của đề bài. -Gọi 3 HS lên bảng, dưới lớp làm vở Nhận xét, chữa bài Bài 2: Hướng dẫn HS làm tương tự bài tập 1 - Gọi HS lên bảng, dưới lớp làm vở và nêu cách làm - GV nhận xét chốt kết quả đúng. 3. Vận dụng: - Nhắc lại cách nhân với số có chữ số tận cùng là chữ số 0 - Hướng dẫn bài tập về nhà- bài 3,4 - Nhận xét tiết học 1’ 2’ 1’ 10’ 10’ 1’ 2 HS trình bày. - HS theo dõi trả lời làm tính 1324 20 = ? 20 = 2 10 1324 20 = 1324 ( 2 10) = (1324 2) 10 = 2648 10 = 2648 1324 20 Vậy : 1324 20 = 2648 -HS thực hiện phép tính ra nháp 23070 = ( 23 10) ( 710) = (23 7) ( 10 10) = 161 100 = 16100 * Vậy : 230 70 = 16100 230 70 16100 * Vậy : 230 70 = 16100 - HS lên bảng, dưới lớp làm vở 1342 13546 5642 40 20 800 53680 406380 1128400 HS nêu yêu cầu BT 3 HS làm bảng, lớp làm vở nhận xét 1326 3450 1450 300 20 800 397800 69000 1160000 2 HS nhắc lại. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( nếu có) TẬP LÀM VĂN: Tiết 17 LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù - HSDT: Biết đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin, thân ái, đạt mục đích đề ra. - Xác định được đề tài trao đổi, nội dung, hình thức trao đổi. - Biết đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin, thân ái, đạt mục đích đề ra. - Giáo dục kĩ năng sống: Giao tiếp, xác định mục tiêu, hợp tác, thể hiện sự tự tin. 2.Năng lực chung - NL1: Năng lực thực hiện các hành động ngôn ngữ một cách hiệu quả. - NL2: Năng lực đọc – hiểu xác định đúng thể loại văn bản. 3.Phẩm chất: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.yêu thích môn tiếng việt.. II. Đồ dùng dạy học: + Giáo viên: Giáo án power, máy tính. + Học sinh: Phương tiện học trực tuyến, sách giáo khoa, vở, bộ đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN TG HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1. Khởi động: 2 HS thực hành đóng vai trao đổi ý kiến với người thân về nguyện vọng học thêm 1 môn năng khiếu. GV + lớp nhận xét 2 . Khám phá :a/ Giới thiệu bài. b/ Tìm hiểu nội dung bài *Hoạt động 1: Hướng dẫn phân tích đề bài (NL2) - Hướng dẫn HS phân tích đề bài Gọi HS đọc đề bài Y/c HS xác định các từ quan trọng của đề bài – GV kết hợp gạch chân những từ quan trọng: em và người thân, cùng đọc một truyện, đóng vai, khâm phục. *Hoạt động 2: Luyện tập –thực hành(NL1) - Hướng dẫn HS thực hiện cuộc trao đổi +Cho HS đọc gợi ý 1.(Tìm đề tài trao đổi) GV treo bảng phụ +Cho HS đọc gợi ý 2( Xác định nội dung trao đổi). Gọi 1 HS TD làm mẫu. +Cho HS đọc gợi ý 3( Xác định hình thức trao đổi) - GV nhận xét chung Từng cặp HS đóng vai thực hành trao đổi (Cho HS chọn bạn tham gia trao đổi, viết dàn ý ra nháp). - GV giúp đỡ HS yếu. -Từng cặp HS thi đóng vai trao đổi trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương 3. Vận dụng: - GV chốt nội dung bài - Nhận xét tiết học+ chuẩn bị bài sau. 1’ 2’ 1’ 5’ 15’ 1’ 2 HS trình bày. 1HS đọc, lớp theo dõi HS xác định yêu cầu của đề bài HS đọc, nói nhân vật mình chọn. VD: Nguyễn Hiền, Nguyễn Ngọc Ký,.. HS đọc gợi ý 2 Theo dõi bạn làm mẫu HS đọc HS trả lời các câu hỏi theo gợi ý trong SGK HS thực hành trao đổi nhóm 2, lần lượt đổi vai cho nhau, nhận xét, góp ý cho nhau. HS đóng vai trao đổi thi giữa các nhóm tổ.Lớp nhận xét, bình chọn nhóm trao đổi hay nhất. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( nếu có)....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... TẬP ĐỌC CÓ CHÍ THÌ NÊN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù - Hiểu lời khuyên qua các câu tục ngữ: Cần có ý chí, giữ vững mục tiêu đã chọn, không nản lòng khi gặp khó khăn (trả lời được các câu hỏi trong SGK). 2. Năng lực chung - Biết đọc từng câu tục ngữ với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi. - NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. * KNS: -Xác định giá trị -Tự nhận thức về bản thân -Lắng nghe tích cực 3. Phẩm chất - GD HS có ý chí, giữ vững mục tiêu đã chọn, không nản lòng khi gặp khó khăn II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: Nền tảng dạy học: Meet. Máy tính; Giáo án PowerPoint. Các phần mềm hỗ trợ dạy học (,Azota ) - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: + Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền? + Nêu nội dung bài học - GV dẫn vào bài mới + Nguyễn Hiền học đến đâu hiểu đến đấy, có trí nhớ lạ thường. . . . - HS đọc nội dung bài học. 2. Khám phá: * Mục tiêu: Biết đọc từng câu tục ngữ với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi. * Cách tiến hành: - Gọi 1 HS đọc bài (M3) - GV lưu ý giọng đọc: Các câu tục ngữ đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rại mang tính chất của một lời khuyên. - Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) - 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (đã quyết, hãy lo bền chí, câu chạch, câu rùa, sóng cả,...,...,...) - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp - Giải nghĩa từ khó: nên, hành, lận, keo, cả, rã (đọc phần chú giải) - HS đọc nối tiếp lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng - Các nhóm báo cáo kết quả đọc - 1 HS đọc cả bài (M4) 3.a.Luyện tập: * Mục tiêu: Hiểu lời khuyên qua các câu tục ngữ: Cần có ý chí, giữ vững mục tiêu đã chọn, không nản lòng khi gặp khó khăn (trả lời được các câu hỏi trong SGK). * Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp + Dựa vào nội dung các câu tục ngữ trên, hãy xếp chúng vào các nhóm? Khẳng định rằng có ý chí thì nhất định sẽ thành công Khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn Khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn. + Cách diễn đạt các câu tục ngữ có đặc điểm gì khiến người đọc dễ nhớ, dễ hiểu? Chọn ý em cho là đúng? + Theo em, HS phải rèn luyện ý chí gì? Lấy ví dụ về biểu hiện một HS không có ý chí. - Nội dung của các câu tục ngữ? * HS M3+M4 đọc trả lời câu hỏi hoàn chỉnh và các câu nêu nội dung đoạn, bài. - GV ghi nội dung lên bảng - 1 HS đọc các câu hỏi cuối bài - HS tự làm việc nhóm 4 trả lời các câu hỏi - TBHT điều hành hoạt động báo cáo: Khẳng định rằng có ý chí thì nhất định sẽ thành công Khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn Khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn. 1.Có công mài sắt có ngày nên kim . 4. Người có chí thì nên 2. Ai ơi đã quyết thì hành 5.Hãy lo bền chí câu cua . 3. Thua keo này, bày keo 6. Chớ thấy sóng cả mà rã 7. Thất bại là mẹ + Ngắn gọn, ít chữ (chỉ bằng 1 câu) - Có công mài sắt có ngày nên kim. + Có vần có nhịp cân đối cụ thể: - Ai ơi đã quyết thì hành/ Đã đan thì lận tròn vành mới thôi. ! - Thua keo này/ bày keo khác. +
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_4_tuan_11_nam_hoc_2021_2022_le_thi_hien.doc