Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 10 - Năm 2021 (Bản đẹp)
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù
- Nhận biết được góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác.
- Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông.
2. Năng lực chung
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
*Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4 (a)
3. Phẩm chất
- HS có thái độ học tập tích cực.
II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
- GV: Ê ke, thước thẳng
- HS: Ê ke, thước thẳng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 10 - Năm 2021 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10 Thứ hai ngày 8 tháng 11 năm 2021 Tiết 1 TOÁN LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù - Nhận biết được góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác. - Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông. 2. Năng lực chung - Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic. *Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4 (a) 3. Phẩm chất - HS có thái độ học tập tích cực. II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP - GV: Ê ke, thước thẳng - HS: Ê ke, thước thẳng III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC; 1. Khởi động: (5p) - GV giới thiệu vào bài - TBVN điều hành lớp khởi động bằng bài hát vui nhộn tại chỗ 2. Hoạt động thực hành:(30p) * Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm- Lớp Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - GV vẽ lên bảng hai hình a, b trong bài tập, yêu cầu HS ghi tên các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong mỗi hình. - GV chốt đáp án. + So với góc vuông thì góc nhọn bé hơn hay lớn hơn, góc tù bé hơn hay lớn hơn? + Góc bẹt bằng mấy góc vuông? Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống. - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét, chốt đáp án * GV: + Hình tam giác ABC là tam giác vuông nên 2 cạnh AB và BC cũng đồng thời là hai đường cao. + AB đồng thời cũng là đường cao của tam giác AHC vì tam giác này tù nên có 1 đường cao nằm ngoài tam giác. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - GV yêu cầu HS tự vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài 3 cm, sau đó gọi 1 HS nêu rõ từng bước vẽ của mình, HS khác nhận xét, bổ sung. - GVnhận xét. Bài 4a (HSNK làm cả bài): - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. a. GV yêu cầu HS tự vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 6 cm, chiều rộng AD = 4 cm. A B M N D C 3. Hoạt động ứng dụng (1p) 4. Hoạt động sáng tạo (1p) Nhóm 2-Lớp - Thực hiện theo nhóm 2- Đại diện báo cáo - Ghi tên các góc. Đ/a: a) Hình tam giác ABC có: góc vuông BAC; góc nhọn ABC, ABM, MBC, ACB, AMB ; góc tù BMC ; góc bẹt AMC. b) Hình tứ giác ABCD có: góc vuông DAB, DBC, ADC ; góc nhọn ABD, ADB, BDC, BCD ; góc tù ABC. + Góc nhọn bé hơn góc vuông, góc tù lớn hơn góc vuông. + 1 góc bẹt bằng hai góc vuông. Nhóm 2 – Lớp - Thực hiện theo yêu cầu của GV. - Đưa đáp án và giải thích Đ/a: a. Sai; b. Đúng Cá nhân – Nhóm 2 – Lớp - HS thực hành vẽ- 2 HS trao đổi cách vẽ với nhau Cá nhân – Lớp - Thực hiện theo yêu cầu của GV. - HS nêu rõ các bước vẽ của mình. b. + Tên các hình CN: ABMN; MNCD; ABCD. + Cạnh song song với cạnh AB: MN; DC - Ghi nhớ KT về góc. - Vẽ 1 tam giác tù. Vẽ 3 đường cao của tam giác đó. Nhận xét về 3 đường cao đó Tiết 2 TIẾNG VIỆT ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự. - Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ qui định giữa HKI (khoảng 75 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. 2.Năng lực chung - Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. 3. Phẩm chất - GD HS biết mơ ước và chia sẻ những ước mơ của mình II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP - GV: + Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9. + Phiếu kẻ sẵn bảng ở BT2 (đủ dùng theo nhóm 4 HS) và bút dạ. - HS: SGK, vở viết III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Khởi động: (3p) - GV dẫn vào bài mới - TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ 2. Thực hành ôn tập (30p) * Cách tiến hành: Bài 1: Ôn luyện và học thuộc lòng (1/3 lớp) - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc: - Gọi 1 HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc - GV nhận xét, khen/ động viên trực tiếp từng HS. Bài 2: Ghi lại những điều cần nhớ về các bài tập đọc là . . . - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. + Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể? + Hãy tìm và kể tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân (nói rõ số trang). - Yêu cầu HS làm nhóm ghi vào bảng các nội dung theo yêu cầu. Cá nhân- Lớp - Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị, cứ 1 HS kiểm tra xong, 1 HS tiếp tục lên bốc thăm bài đọc. - Đọc và trả lời câu hỏi. - Theo dõi và nhận xét. Nhóm 4- Lớp - HS đọc yêu cầu bài tập. + Những bài tập đọc là truyện kể là những bài có một chuỗi các sự việc liên quan đến một hay một số nhân vật, mỗi truyện đều nói lên một điều có ý nghĩa. + Các truyện kể: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu; Người ăn xin. - Hoạt động trong nhóm 4. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Tên bài Tác giả Nội dung chính Nhân vật Dế mèn bênh vực kẻ yếu Tô Hoài Dế Mèn thấy chị Nhà Trò yếu đuối bị bọn nhện ức hiếp đã ra tay bênh vực. Dế Mèn, Nhà Trò, bọn nhện. Người ăn xin Tuốc-giê-nhép Sự thông cảm sâu sắc giữa cậu bé qua đường và ông lão ăn xin. Tôi (chú bé), ông lão ăm xin. Bài 3: Trong các bài tập . . . - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS tìm các đọan văn có giọng đọc như yêu cầu. - Tổ chức cho HS đọc diễn cảm các đoạn văn đó. - Nhận xét khen/ động viên. 3. HĐ ứng dụng (1p) 4. HĐ sáng tạo(1p) Nhóm 2 – Lớp - Thực hiện theo yêu cầu của GV: a. Đoạn văn có giọng đọc thiết tha: Là đoạn văn cuối truyện người ăn xin: Từ tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia đến khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão. b. Đoạn văn có giọng đọc thảm thiết: Là đoạn nhà Trò (truyện Dế mèn bênh vực kẻ yếu phần 1) kể nổi khổ của mình: Từ năm trước, gặp khi trời làm đói kém, mẹ em phải vây lương ăn của bọn nhện đến Hôm nay bọn chúng chăn tơ ngang đường đe bắt em, vặt chân, vặt cánh ăn thịt em. c. Đoạn văn có giọng đọc mạnh mẽ, răn đe: Là đoạn Dế Mèn đe doạ bọn nhện, bênh vực Nhà Tròø (truyện dế mèn bênh vực kẻ yếu phần 2): Từ tôi thét: - Các ngươi có của ăn của để, béo múp, béo míp đến có phá hết các vòng vây đi không? - HS đọc diễn cảm đoạn văn. - Ghi nhớ KT đã ôn tập - Luyện đoc diễn cảm tất cả các bài tập đọc thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân. _______________________________________ Tiết 3,4,5 KIỂM TRA GIỮA KÌ TIẾNG VIỆT- TOÁN Thứ ba ngày 9 tháng 11 năm 2021 Tiết 1 TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG (tr. 56) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù - Ôn tập các phép tính với số tự nhiên, các bài toán hình hình, bài toán tổng –hiệu - Thực hiện được cộng, trừ các số có đến sáu chữ số. - Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc. - Giải được bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó liên quan đến hình chữ nhật. 2. Năng lực chung - Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic. * BT cần làm: Bài 1 (a), bài 2 (a), bài 3 (b), bài 4 3. Phẩm chất - HS tích cực, chăm chỉ, sáng tạo II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP - GV: Bảng phụ. -HS: thước kẻ có chia cm III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Khởi động (5p) - GV dẫn vào bài mới - TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ 2. HĐ thực hành (30p) * Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm – Lớp Bài 1a: Đặt tính rồi tính: (HSNK làm cả bài) - Gọi HS nhận xét, bổ sung, sửa Bài 2a: Tính bằng cách thuận tiện nhất. (HSNK làm cả bài) - Gọi 1 HS lên bảng, cả lớp làm bài vào vở. + Áp dụng tính chất nào để em tính thuận tiện? Bài 3b:(HSNK làm cả bài) - GV yêu cầu HS quan sát hình bên. +Hình vuông ABCD và hình vuông BIHC có chung cạnh nào? - GV yêu cầu HS vẽ tiếp hình vuông BIHC. + Cạnh DH vuông góc với những cạnh nào? + Nêu cách tính chu vi chữ nhật đó? Bài 4: - Gọi HS đọc yêu cầu, xác định yếu tố đã cho, yếu tố cần tìm. - YC HS tự làm bài. - Nhận xét, đánh giá bài làm của HS (8-10 bài) - Nhận xét, củng cố cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệxu... 3. HĐ ứng dụng (1p) 4. HĐ sáng tạo (1p) Cá nhân- Nhóm 2- Lớp - HS làm cá nhân- Đổi chéo kiểm tra bài - 2 HS lên bảng Đ/a: + - 386 259 726 485 260 837 452 936 647 096 273 549 - Nêu cách đặt tính, cách cộng, trừ các số có 6 chữ số. Cá nhân – Lớp - Thực hiện theo YC của GV. Đ/a: a. 6257 + 989 + 743 = (6257 + 743) + 989 = 7000 + 989 = 7989 + Tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng - HS nêu lại tính chất giao hoán và kết hợp Cá nhân – Lớp A B I D C H + Có chung cạnh BC. - HS vẽ hình. + Cạnh DH vuông góc với AD, BC, IH. - 1 em lên bảng, lớp làm bài vào phiếu học tập. Bài giải Chiều dài của hình chữ nhật AIHD là: 3 x 2 = 6(cm) Chu vi hình chữ nhật AIHD là: (6 + 3) x 2 = 18(cm2) Đáp số: 18 cm2 - HS đọc và hỏi đáp nhóm 2 về bài toán - Xác định dạng toán: Tìm hai số...tổng - hiệu... - Nêu cách giải bài toán Bài giải Ta có sơ đồ: Chiều rộng: Chiều dài: Chiều rộng hình chữ nhật là: (16 – 4): 2 = 6 (cm) Chiều dài hình chữ nhật là: 6 + 4 = 10 (cm) Diện tích hình chữ nhật là: 10 x 6 = 60 (cm2) Đáp số: 60 cm2 - Ghi nhớ các KT đã ôn tập - Giải bài toán sau: Một hình chữ nhật có chu vi là 32 cm. Chiều rộng kém chiều dài 4cm. Tính diện tích hình chữ nhật đó. ________________________________________________ Tiết 2 ĐẠO ĐỨC TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (tiết 2) ĐẠO ĐỨC BÁC HỒ: THỜI GIAN LÀ QUÝ BÁU LẮM. I.YÊU CẦN CẦN ĐẠT 1. Nặng lực đặc thù - Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ. - Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ. - Nhận thức được sự quý trọng thời gian của Bác Hồ - Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt, hằng ngày một cách hợp lí. 2.Năng lực chung - NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo * KNS: - Xác định giá trị của thời gian là vô giá - Lập kế hoạch khi làm việc, học tập để sử dụng thời gian hiệu quả - Quản lí thời gian trong sinh hoạt học tập hằng ngày - Bình luận, phê phán việc lãng phí thời gian * GD tư tưởng HCM: Cần, kiệm, liêm, chính. 3. Phẩm chất - Có ý thức sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt, hằng ngày một cách hợp lí. (Không yêu cầu học sinh lựa chọn phương án phân vân trong các tình huống bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến: tán thành, phân vân hay không tán thành mà chỉ có hai phương án: tán thành và không tán thành) II.ĐỒ DÙNG HỌC TẬP - GV: Truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ - Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống - HS: Mỗi HS có 2 tấm bìa màu: xanh, đỏ. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1.Khởi động: (5p) + Sau cuộc thi trượt tuyết, Mi- chi- a hiểu ra điều gì? - Gọi HS đọc bài học. - GV nhận xét, khen/ động viên. + Mi- chi- a hiểu ra rằng trong cuộc sống, con người chỉ cần một phút cũng có thể làm nên chuyện quan trọng. -HS đọc bài học. 2.HĐ thực hành (30 p) * Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Lớp HĐ1: Bày tỏ ý kiến (Bài tập 1 –SGK) 7’ - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 1. - Tổ chức cho HS làm bài cá nhân. - GV nêu các việc làm, HS giơ thẻ màu bày tỏ ý kiến và giải thích lí do tán thành/ không tán thành. - GV kết luận. HĐ2: Việc sử dụng thời gian của bản thân (BT4- SGK) - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi. - GV mời một số HS trình bày với lớp. - GV nhận xét, khen ngợi những HS đã biết sử dụng, tiết kiệm thời giờ và nhắc nhở các HS còn sử dụng lãng phí thời giờ. HĐ3: Trình bày giới thiệu các tranh vẽ, các tư liệu đã sưu tầm: -GV yêu cầu HS trình bày, giới thiệu các tranh vẽ, bài viết hoặc các tư liệu -Nhận xét và khen ngợi những em chuẩn bị tốt và giới thiệu hay. HĐ 4:Bài :Thời gian là quý báu lắm -GV đọc câu chuyện (Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống trang/15) - Bác đã chỉ cho người đi họp chậm thấy chậm 10 phút có tác hại như thế nào? - Để không làm mất thời gian của người chờ đợi mình đến họp, Bác đã làm gì ngay cả khi trời mưa gió? - Theo Bác, vì sao thời gian lại quý báu như thế? -Tìm và nhắc lại một câu nói của Bác hay một câu văn trong bài này mà em thích để các bạn cùng nghe, trao đổi, bình luận. - Em sử dụng thời gian hàng ngày vào những việc gì? - Theo em, việc sử dụng thời gian của mình đã hợp lý chưa? -Em hiểu như thế nào về việc có ích và việc mình thích làm? * Trò chơi: Thời gian có ích với ta -Hướng dẫn HS chơi như tài liệu trang 17. Kết luận: Bác Hồ luôn luôn biết quý trọng thời gian, tiết kiệm thời gian trong sinh hoạt cũng như trong mọi công việc. 3. HĐ ứng dụng (1p) - Giáo dục tư tưởng HCM: Tiết kiệm thời gian chính là noi theo tấm gương sáng của Bác về cần, kiệm, liêm, chính. 4. HĐ sáng tạo (1p) HS làm việc cá nhân - Thực hiện theo HD của GV: Đ/a: + Các việc làm a, c, d là tiết kiệm thời giờ. + Các việc làm b, đ, e không phải là tiết kiệm thời giờ Thảo luận theo nhóm đôi: - HS thảo luận nhóm đôi về việc bản thân đã sử dụng thời giờ như thế nào và dự kiến thời gian biểu của mình trong thời gian tới. + HS trình bày bài . + Lớp trao đổi, chất vấn, nhận xét. Cá nhân –Lớp - HS trình bày, giới thiệu các tranh vẽ, bài viết hoặc các tư liệu các em đã sưu tầm được về chủ đề tiết kiệm thời giờ. - HS cả lớp trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương vừa trình bày. -HS lắng nghe - HS trả lời cá nhân -HS thảo luận nhóm 2 - Đại diện nhóm trả lời - Các nhóm khác bổ sung - HS trả lời cá nhân -HS tham gia chơi theo nhóm -HS lắng nghe, nhắc lại - Lắng nghe - Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia về tiết kiệm thời gian hoặc lãng phí thời gian _______________________________________ Tiết 3 TIẾNG VIỆT ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù - Ôn tập kiến thức về qui tắc viết hoa tên riêng (Việt Nam và nước ngoài); tác dụng của dấu ngoặc kép trong bài - Nghe-viết đúng bài CT (tốc độ viết khoảng 75 chữ/15 phút - Rèn KN viết, kĩ năng trình bày, hiểu nội dung của bài. 2. Năng lực chung - NL tự chủ và tự học, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. 3. Phẩm chất - Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP - GV: Bảng phụ, phiếu học tập. - HS: Vở, bút,... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Khởi động: (2p) - GV dẫn vào bài mới - TBVN điều hành HS cùng hát kết hợp với vận động tại chỗ 2. HĐ thực hành (30p) 2. 1. Viết chính tả a. Chuẩn bị viết chính tả: (4p) - GV gọi 1 HS đọc bài: Lời hứa, cả lớp đọc thầm. - Gọi HS đọc phần Chú giải trong SGK. - Yêu cầu HS tìm ra các từ dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết. + Nội dung bài viết là gì? + Khi viết dấu hai chấm xuống dòng, gạch đầu dòng thì chữ cái đầu câu viết như thế nào? + Khi viết sau dấu hai chấm, trong ngoặc kép thì chữ cái đầu câu viết như thế nào? - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm. - Đọc phần Chú giải trong SGK. - 1 em lên bảng, lớp viết vào bảng con các từ: Ngẩng đầu, trận giả, trung sĩ. + Bài kể về việc tôn trọng lời hứa của một cậu bé + Chữ cái đầu câu viết hoa. b. Viết bài chính tả: (15p) * Cách tiến hành: - GV đọc cho HS viết bài. - GV theo dõi và nhắc nhở, giúp đỡ HS viết chưa tốt. - HS nghe - viết bài vào vở c. Đánh giá và nhận xét bài: (5p) * Cách tiến hành: Cá nhân- Cặp đôi - Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo. - GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài - Nhận xét nhanh về bài viết của HS d. Làm bài tập chính tả: (5p) - Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực - Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau - Lắng nghe. 2. 2. Ôn quy tắc viết hoa (5p) * Cách tiến hành Bài 3: Lập bảng tổng kết quy tắc viết tên riêng theo mẫu sau: - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập. Nhóm 4 –Lớp - HS thảo luận nhóm 4, ghi bài vào phiếu BT Các loại tên riêng Quy tắc viết Ví dụ 1. Tên người, tên địa lí Việt Nam. Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó. - Hồ Chí Minh, Điện Biên Phủ, Trường Sơn, Võ Thị Sáu, Lê Thị Hồng Gấm, . . 2. Tên người, tên địa lí nước ngoài. - Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng có gạch nối Lu- I a- xtơ,, Xanh Bê- téc- bua, Tuốc- ghê- nhép. Luân Đôn. Bạch Cư Dị, . . 3. HĐ ứng dụng (1p) 4. HĐ sáng tạo (1p) - Ghi nhớ KT ôn tập - Tiếp tục đọc diễn cảm các bài tập đọc chủ điểm Thương người như thể thương thân. ____________________________________________ Tiết 4 KHOA HỌC ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE (tiếp) I. YÊU CẦU CẦN DẠT: 1. Năng lực đặc thù - Sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường. - Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng. - Biết cách chọn chế độ dinh dưỡng hợp lí. 2. Năng lực chung - NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác. 3. Phẩm chất - Có ý thức chăm sóc sức khoẻ, phòng tránh tai nạn, thương tích II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP - GV: Bảng phụ - HS: phiếu đã hoàn thành, các mô hình rau, quả, con giống. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1. Khởi động (4p) - TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ. 2. Bài mới: (30p) * Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm –Lớp HĐ 3: Trò chơi: “Ai chọn thức ăn hợp lý?” - GV cho HS tiến hành hoạt động trong nhóm. Sử dụng những mô hình tranh ảnh đã mang đến lớp để lựa chọn một bữa ăn hợp lý và giải thích tại sao mình lại lựa chọn như vậy. - Yêu cầu các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét, khen những nhóm HS chọn thức ăn phù hợp. HĐ4: Thực hành: ghi lại và trình bày 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí. - Tổ chức HS làm việc cá nhân như đã hướng dẫn ở mục thực hành – SGK trang 40. - Yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình trước lớp. - Nhận xét, khen/ động viên HS 3. HĐ ứng dụng (1p) 4. HĐ sáng tạo (1p) Nhóm 4- Lớp - HS làm việc theo nhóm. - Trình bày kết quả làm việc. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. Cá nhân – Lớp - HS làm việc cá nhân như đã hướng dẫn ở mục thực hành – SGK trang 40. - HS trình bày sản phẩm của mình trước lớp. - Vận dụng 10 lời khuyên dinh dưỡng trong cuộc sống - Trang trí bảng 10 lời khuyên dinh dưỡng và dán trên tường bếp ___________________________________ Tiết 5 LỊCH SỬ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ NHẤT (NĂM 981) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù - HS hiểu đôi nét về Lê Hoàn: Lê Hoàn là người chỉ huy quân đội nhà Đinh với chức Thập đạo tướng quân. Khi Đinh Tiên Hoàng bị ám hại, quân Tống sang xâm lược, Thái hậu họ Dương và quân sĩ đã suy tôn ông lên ngôi Hoàng đế (nhà Tiền Lê). Ông đã chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi. - HS nắm được những nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (năm 981) do Lê Hoàn chỉ huy. 2. Năng lực chung - NL ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo. 3. Phẩm chất - Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc. II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP - GV:+ Hình trong SGK phóng to. + Phiếu học tập của HS. - HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1.Khởi động: (4p) + Em biết gì về thời thơ ấu của Đinh Bộ Lĩnh? + Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì đối với đất nước? - GV nhận xét, dẫn vào bài mới - TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét + Thuở nhỏ Đinh Bộ Lĩnh thường chơi với lũ trẻ chăn trâu, dùng cờ lau đánh trận giả,.. + Đinh Bộ Lĩnh đã có công dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất giang sơn. . . 2.Bài mới: (30p) * Cách tiến hành:Cá nhân-Nhóm-Lớp HĐ1: Nguyên nhân quân Tống sang xâm lược nước ta và việc Lê Hoàn lên ngôi vua. - GV yêu cầu HS nêu những hiểu biết của mình về Lê Hoàn - GV giới thiệu đôi nét về Lê Hoàn - GV cho HS đọc SGK đoạn: “Năm 979 . sử cũ gọi là nhà Tiền Lê”. + Nêu tình hình nước ta trước khi quân Tống sang xâm lược? GV: Đó chính là nguyên nhân chính dẫn đến việc quân Tống sang xâm lược nước ta. Thế nước lâm nguy, triều đình họp bàn và tất cả mọi người đặt niềm tin vào Thập đạo tướng quân Lê Hoàn. * GV đặt vấn đề: + Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh nào? + Lê Hoàn được tôn lên làm vua có được nhân dân ủng hộ không? * GV: Lê Hoàn lên ngôi vua là hợp với bối cảnh lịch sử và hợp với lòng dân HĐ2: Diễn biến của cuộc kháng chiến: - GV yêu cầu các nhóm thảo luận theo câu hỏi: + Quân Tống xâm lược nước ta vào năm nào? + Quân Tống tiến vào nước ta theo những đường nào? + Lê Hoàn chia quân thành mấy cánh và đóng quân ở đâu để đón giặc? + Hai trận đánh lớn diễn ra ở đâu và diễn ra như thế nào? + Quân Tống có thực hiện được ý đồ xâm lược của chúng không? - Dựa vào phần chữ kết hợp với lược đồ SGK, em hãy thuật lại diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Tống? - GV nhận xét, kết luận. HĐ3: 3. Kết quả và ý nghĩa: + Kết quả của cuộc kháng chiến như thế nào? + Nêu ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Tống? 3. Hoạt động ứng dụng (1p). - GV tổng kết và GD như lòng tự hào dân tộc, lòng yêu nước: Nhờ sức mạnh đoàn kết dân tộc, nhờ tinh thần yêu nước mãnh liệt của các tầng lớp nhân dân ta, Lê Hoàn cùng các tướng sĩ đã đập tan cuộc xâm lược lần thứ nhất của nhà Tống, tiếp tục giữ vững nền độc lập của dân tộc. Chúng ta tự hào sâu sắc với quá khứ đó. 4. Hoạt động sáng tạo (1p) Cá nhân – Lớp - HS nối tiếp nêu -HS đọc thầm SGK. + Năm 979, Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị ám hại. Con thứ là Đinh Toàn, mới 6 tuổi lên ngôi vua. Nhóm 2- Lớp - HS thảo luận nhóm 2, nêu ý kiến về 2 câu hỏi GV nêu. Nhóm 4 – Lớp - HS các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả. + Năm 981. +Đường thủy, đường bộ. + Chia thành 2 cánh, sau đó cho quân chặn đánh giặc ở cửa sông Bạch Đằng và ải Chi Lăng. + Ở Bạch Đằng và Chi Lăng ; Diễn ra ồ ạt và rất ác liệt . + Quân Tống không thực hiện được ý đồ xâm lược của mình . - Đầu năm 981, . . . . thắng lợi. (HSNK) Cá nhân –Lớp + Quân giặc chết quá nửa, tướng giặc bị giết; Cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi. + Nền độc lập của nước nhà được giữ vững; Nhân dân ta tự hào, tin tưởng vào sức mạnh và tiền đồ của dân tộc - Lắng nghe - Kể tên các địa danh mang tên Lê Hoàn ___________________________________________________________________ Thứ tư ngày 10 tháng 11 năm 2021 Tiết 1 TOÁN NHÂN VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù - Biết cách thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số (tích có không quá sáu chữ số). - HS thực hiện thành thạo phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số. 2. Năng lực chung - NL tự học, NL sáng tạo, NL giải quyết vấn đề * Bài tập cần làm: Bài 1, bài 3a 3. Phẩm chất - Học tập tích cực, tính toán chính xác II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP - GV: ê- ke, thước - HS: đồ dùng học toán, ê-ke, thước III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Khởi động (5p) - GV giới thiệu, dẫn vào bài mới - TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ 2. Hình thành kiến thức (15p) * Cách tiến hành:. * Phép nhân 241324 x 2 (phép nhân không nhớ) - GV viết lên bảng phép nhân: 241324 x 2. + Khi thực hiện phép nhân này, ta phải thực hiện tính bắt đầu từ đâu? - Yêu cầu HS tính. Nếu trong lớp có HS tính đúng thì GV yêu cầu HS đó nêu cách tính của mình, sau đó GV nhắc lại cho HS cả lớp ghi nhớ. Nếu trong lớp không có HS nào tính đúng thì GV hướng dẫn HS tính theo từng bước như SGK. Vậy 241 324 x 2 = 482 648 * Phép nhân 136204 x 4 (phép nhân có nhớ) - GV viết lên bảng phép nhân: 136204 x 4. - GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính, nhắc HS chú ý đây là phép nhân có nhớ. + Khi thực hiện các phép nhân có nhớ chúng ta cần thêm số nhớ vào kết quả của lần nhân liền sau. - GV nêu kết quả nhân đúng, sau đó yêu cầu HS nêu lại từng bước thực hiện phép nhân của mình. Vậy 136204 x 4 = 544816 Cá nhân- Nhóm- Lớp - HS đọc: 241 324 x 2. - HS lên bảng đặt tính, HS cả lớp đặt tính vào giấy nháp, sau đó nhận xét cách đặt tính trên bảng của bạn. - Ta bắt đầu tính từ hàng đơn vị, sau đó đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn (tính từ phải sang trái). 241324 * 2 nhân 4 bằng 8, viết 8. x 2 * 2 nhân 2 bằng 4, viết 4. 482648 * 2 nhân 3 bằng 6, viết 6. * 2 nhân 1 bằng 2, viết 2. * 2 nhân 4 bằng 8, viết 8. * 2 nhân 2 bằng 4, viết 4. - HS đọc: 136204 x 4. - 1 HS thực hiện trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp. 136204 * 4 nhân 4 bằng 16, viết 6 nhớ 1. x 4 * 4 nhân 0 bằng 0,thêm 1 bằng 1,viết 1 544816 * 4 nhân 2 bằng 8, viết 8. * 4 nhân 6 bằng 24, viết 4 nhớ 2. * 4 nhân 3 bằng 12,thêm 2 bằng 14,viết 4 nhớ 1. * 4 nhân 1 bằng 4,thêm 1 bằng 5, viết 5 3. HĐ thực hành (18p) * Mục tiêu: HS thực hiện thành thạo phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số. * Cách tiến hành: Bài 1:Đặt tính rồi tính - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập. - Gọi HS nhận xét, bổ sung, sửa bài (nếu cần). - GV chốt đáp án. - Củng cố cách đặt tính va thực hiện phép nhân. Bài 3a: Tính(HSNK làm cả bài) - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập. - Gọi HS nhận xét, bổ sung, sửa bài (nếu cần). - GV chốt đáp án. * KL: Củng cố cách tính giá trị của biểu thức Bài 2+ Bài 4 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm) - GV chữa, chốt cách làm 4. HĐ ứng dụng (1p) 5. HĐ sáng tạo (1p) - 2 em lên bảng, lớp làm bảng con. a. 341231 214325 x 2 x 4 482648 ............. b. 102426 410536 x 5 x 3 .............. ............. - GV yêu cầu HS làm theo cặp, 2 cặp làm bảng lớn. - Thực hiện theo yêu cầu của GV. Đ/a: a. 321 475 + 423 507 x 2 = 321 475+ 847 014 = 1168 489 * 843 275 – 123 568 x 5 = 843 275 – 617 840 = 225 435 - HS làm bài vào vở Tự học - Chữa bài trong nhóm đôi. - Ghi nhớ cách đặt tính và tính Bài tập PTNL: 1.(M3+M4) Mỗi xã được cấp 455550 cây giống , hỏi một huyện có 7 xã thì được cấp bao nhiêu cây giống? ________________________________________ Tiết 2 KHOA HỌC NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ? (PP BTNB) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù - Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của nước trong đời sống: làm mái nhà dốc cho nước mưa chảy xuống, làm áo mưa để không bị ướt,.... - Nêu được một số tính chất của nước : nước là chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định: nước chảy từ trên cao xuống thấp, chảy lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hòa tan một số chất. - Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của nước. 2. Năng lực chung - NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác. * GD bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng: Nước là vô cùng thiết yếu đối với cuộc sống của con người, nhưng nguồn tài nguyên này đang bị huỷ hoại bởi bàn tay của con người, bởi vậy cần thực hiện các biện pháp hiệu quả để bảo vệ nguồn nước. Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn nước cũng chính là sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng (phục vụ sản xuất điện) 3.Phẩm chất - Có ý thức bảo vệ nguồn nước II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP - GV: + Hình minh hoạ trong sgk tr- 42, 43. + 2 cốc thuỷ tinh giống nhau, nước lọc, sữa, chai, cốc, hộp, lọ thuỷ tinh có các hình dạng khác nhau, tấm kính, khay đựng nước, vải (bông, giấy thấm), đường muối, cát, 3 cái thìa. - Bảng kẻ sẵn các cột: Câu hỏi Dự đoán Cách tiến hành Kết luận - HS: Chuẩn bị theo nhóm: + Hai cốc thủy tinh giống nhau, một cốc đựng nước, một cốc đựng sữa. + Chai và một số vật chứa nước có hình dạng khác nhau bằng thủy tinh hoặc nhựa trong có thể nhìn rõ nước đựng ở trong. + Một tấm kính hoặc một mặt phẳng không thấm nước hoặc một khay đựng nước(như hình vẽ trang 43 sgk) + Một miếng vải bông, giấy thấm, bọt biển (miếng mút), túi ni lông, + Một ít đường, muối,cát, và thìa. - Bút dạ, giấy khổ lớn, bảng nhóm - Vở thí nghiệm II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1. Khởi động (4p) - TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ. 2.Bài mới: * Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm –Lớp 2.1. Tình huống xuất phát và nêu vấn đề: - GV hỏi HS: Trên tay cô có một chiếc cốc. Đố các em biết trong cốc chứa gì? - Hàng ngày các em đã được tiếp xúc với nước, vậy có em nào biết gì về tính chất của nước? 2. 2. Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS: - GV yêu cầu HS ghi lại những hiểu biết của mình về tính chất của nước vào vở ghi chép khoa học. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, ghi lại những hiểu biết về nước có những tính chất gì vào bảng nhóm. - GV theo dõi tiến trình làm việc của các nhóm. - Gọi đại diện các nhóm lên bảng đính kết quả rồi đọc kết quả của mình. - Các nhóm quan sát để tìm ra điểm giống và khác nhau của nhóm mình với nhóm khác. - GV gạch dưới các điểm giống nhau giữa các nhóm. 2. 3. Đề xuất câu hỏi (dự đoán/ giả thuyết) và phương án tìm tòi: - YC HS đưa ra ý kiến cá nhân để đặt câu hỏi theo nhóm. - Giáo viên chốt các câu hỏi của các nhóm (nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung bài học). - GV tổ chức cho HS thảo luận, đề xuất các phương án tìm tòi. + Để chứng minh cho những ý kiến nêu trên là đúng, em cần phải làm gì ? + Theo em, phương án nào là tối ưu nhất ? -GV hướng cho HS đến phương án: làm TN 2.4. Thực hiện phương án tìm tòi: -GV YC HS viết dự đoán vào vở Ghi chép khoa học trước khi làm thí nghiệm nghiên cứu với các mục: Câu hỏi; dự đoán; cách tiến hành; kết luận rút ra. - Yêu cầu các nhóm nhận đồ dùng cần cho TN, tiến hành TN tại nhóm và rút ra kết luận ghi vào bảng nhóm. - GV quan sát và giúp đỡ các nhóm. 2. 5. Kết luận và hợp thức hóa kiến thức: - GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả. - GV hướng dẫn HS so sánh lại với các suy nghĩ ban đầu để khắc sâu kiến thức về các tính chất của nước. - Ghi tên bài lên bảng. 3. HĐ ứng dụng (1p) * GD bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng: Nước là vô cùng thiết yếu đối với cuộc sống của con người, nhưng nguồn tài nguyên này đang bị huỷ hoại bởi bàn tay của con người, bởi vậy cần thực hiện các biện pháp hiệu quả để bảo vệ nguồn nước. Đó là những biện pháp gì? * GV: Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn nước cũng chính là tiết kiệm năng lượng (sản xuất điện) 4. HĐ sáng tạo (1p) - Trong thực tế, con người vận dụng các tính chất của nước vào những việc gì? + chứa nước - HS ghi lại những hiểu biết của mình. - HS thảo luận trong nhóm rồi ghi vào bảng nhóm kết quả đã thảo luận. VD: + Nước trong suốt, không màu không mùi, không vị, + Nước không có hình dạng nhất định. + Nước chảy từ cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía, + Nước thấm qua một số vật, không thấm qua vật và hòa tan một số chất - HS đính kết quả lên bảng - HS tìm các điểm giống và khác nhau. - HS đặt các câu hỏi thắc mắc của mình. VD: 1. Nước có màu, có mùi, có vị không? 2. Nước có hình dạng nhất định không và nước chảy như thế nào? 3. Nước có thể hòa tan hoặc không hòa tan một số chất nào ? 4. Nước có thể thấm hoặc không thấm qua một số chất nào ? - HS đề xuất phương án, chọn phương án t
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_4_tuan_10_nam_2021_ban_dep.doc