Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 14 - Năm học 2020-2021

Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 14 - Năm học 2020-2021

TẬP ĐỌC

Tiết 27: CHÚ ĐẤT NUNG

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Hiểu nội dung: Chú bé đất can đảm muốn trở thành người khỏe mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

- Hiểu nghĩa các từ: Kị sĩ, tía, son, đoảng, chai bếp, đống rấm, hòn rấm

2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất). Đọc diễn cảm toàn bài, phân biệt lời của các nhân vật.

3. Thái độ: HS tích cực trong các hoạt động.

II. Đồ dùng dạy học:

GV: Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.

HS: Đọc trước bài ở nhà.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động 1: Khởi động

 

docx 32 trang xuanhoa 06/08/2022 3400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 14 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn 14
	 Thứ hai, ngày 7 tháng 12 năm 2020
TẬP ĐỌC
Tiết 27: CHÚ ĐẤT NUNG
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Hiểu nội dung: Chú bé đất can đảm muốn trở thành người khỏe mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- Hiểu nghĩa các từ: Kị sĩ, tía, son, đoảng, chai bếp, đống rấm, hòn rấm 
2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất). Đọc diễn cảm toàn bài, phân biệt lời của các nhân vật. 
3. Thái độ: HS tích cực trong các hoạt động. 
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc. 
HS: Đọc trước bài ở nhà. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. 
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển các bạn kể về những đồ chơi hoăc trò chơi mà mình thích. 
+ Chủ điểm của tuần này là gì? Tên chủ điểm gợi cho em điều gì?
- GV giới thiệu bài đọc. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: HS đọc đúng (tiếng, từ); ngắt nghỉ đúng câu văn dài. 
Hiểu một số từ ngữ trong bài. Hiểu được nội dung của bài. 
Cách tiến hành:
* Luyện đọc:
- 1 HS đọc toàn bài. 
- Nêu giọng đọc toàn bài. 
- Chia đoạn (4 đoạn).
- HS đọc bài trong nhóm 4 (luyện đọc từ sai). 
- Thi đọc giữa các nhóm. 
- 1 HS đọc chú giải. 
- Hướng dẫn câu dài. Chắc còn bằng đất/ em nặn lúc đi chăn trâu. 
Chú bé Đất ngạc nhiên / hỏi lại. 
- HS luyện đọc. 
- Hướng dẫn giọng đọc toàn bài. 
 GV đọc mẫu. 
* Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời:
+ Cu Chắt có những đồ chơi nào?
+ Những đồ chơi của cu Chắt có gì khác nhau?
+ Đoạn 1 trong bài cho em biết điều gì?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2, trao đổi và trả lời câu hỏi. 
+ Cu Chắt để đồ chơi của mình vào đâu?
+ Những đồ chơi của cu Chắt làm quen với nhau như thế nào?
+ Nội dung chính của đoạn 2 là gì?
- Chuyện gì sẽ xảy ra với Cu Đất khi chú chơi một mình? Các em cùng tìm hiểu đoạn còn lại. 
+ Vì sao chú bé Đất lại ra đi?
+ Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì?
+ Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung?
+ Chi tiết “Nung trong lửa” tượng trưng cho điều gì? HS chọn ý đúng:
a. Phải rèn luyện trong thử thách, con người mới trở thành cứng rắn, hữu ích. 
b. Vượt qua được thử thách, khó khăn, con người mới mạnh mẽ, cứng cỏi. 
c. Cả 2 ý trên. 
+ Đoạn cuối bài nói lên điều gì?
+ Câu chuyện nói lên điều gì?
- Ghi ý chính của bài. 
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất). 
Cách tiến hành:
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn “Ông Hòn Rấm cười bảo đến hết”. GV cho HS nhận xét giọng đọc đoạn. 
- GV hướng dẫn cách đọc diễn cảm. HS thể hiện. 
- Cho HS luyện đọc phân vai theo nhóm 3. (Bình chọn bạn đọc tốt nhất trong nhóm)
- Cho HS thi đọc diễn cảm đoạn. 
- Lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất. 
- GV nhận xét và khen những HS đọc hay.
Hoạt động 4: Vận dụng 
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống. 
Cách tiến hành:
+ Em thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao?
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng 
Mục tiêu: Liên hệ thực tế, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề. 
Cách tiến hành:
+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
+ Để trở thành người khỏe mạnh, làm nhiều việc có ích em cần làm gì?
- Dặn HS về nhà đọc bài và xem trước bài Chú Đất Nung (tiếp theo). 
TOÁN
Tiết 66: MỘT TỔNG CHIA CHO MỘT SỐ
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Nhận biết tính chất một tổng chia cho một số và một hiệu chia cho một số. 
2. Kĩ năng: Áp dụng tính chất một tổng (một hiệu) chia cho một số để giải các bài toán có liên quan. 
3. Thái độ: HS tự giác trong học tập, tính cẩn thận. 
II. Đồ dùng dạy học :
GV: Bảng phụ.
HS: Bảng con. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. 
Cách tiến hành:
- Lớp làm bảng con: 32 x 17, 139 x 235
- GV chữa bài, nhận xét HS. 
- 1 HS điều khiển cả lớp hát. 
- GV liên hệ giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: HS hiểu tính chất một tổng chia cho một số. 
Cách tiến hành:
* So sánh giá trị của biểu thức. 
- Ghi lên bảng 2 biểu thức: (35 + 21) : 7 và 35 : 7 + 21 : 7
- Yêu cầu HS tính giá trị của 2 biểu thức trên. 
+ Giá trị của 2 biểu thức (35 + 21) : 7 và 35 : 7 + 21 : 7 như thế nào so với nhau?
- Vậy ta có thể viết: (35 + 21) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7. 
* Rút ra kết luận về một tổng chia cho một số
- GV nêu câu hỏi để HS nhận xét về các biểu thức trên: 
+ Biểu thức (35 + 21) : 7 có dạng như thế nào?
+ Hãy nhận xét về dạng của biểu thức: 35 : 7 + 21 : 7
+ Nêu từng thương trong biểu thức này. 
+ 35 và 21 là gì trong biểu thức (35 + 21) : 7?
+ Còn 7 là gì trong biểu thức (35 + 21) : 7?
- Vì (35 + 21) : 7 và 35 : 7 + 21 : 7 nên ta nói: Khi thực hiện chia một tổng cho một số, nếu các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia, ta có thể chia từng số hạng cho số chia rồi cộng các kết quả tìm được với nhau. 
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: HS áp dụng tính chất một tổng (một hiệu) chia cho một số để giải các bài toán có liên quan. 
Cách tiến hành:
Bài 1a: HS thảo luận nhóm đôi bạn phân tích đề. 
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV ghi lên bảng biểu thức: (15 + 35) : 5.
- Yêu cầu HS nêu cách tính biểu thức trên theo 2 cách. 
- HS làm bài vào vở. HS đổi vở kiểm tra bài lẫn nhau. 
- GV nhận xét. 
Bài 1b:
- GV ghi lên bảng biểu thức: 12 : 4 + 20 : 4.
- Các em hãy tìm hiểu cách làm và làm bài theo mẫu. 
+ Vì sao có thể viết là: 12 : 4 + 20 : 4 = (12 + 20) : 4
- GV yêu cầu HS tự làm bài tiếp vào giấy nháp trong nhóm đôi sau đó đổi chéo bài nhận xét. 1 HS lên điều khiển các nhóm lần lượt báo cáo. GV nhận xét. 
Bài 2:
- GV viết lên bảng biểt thức: (35 – 21) : 7. 
- Hướng dẫn HS làm 2 cách theo mẫu sau đó HS tự làm vào vở. 
- Yêu cầu cả lớp nhận xét bài làm của bạn. 
- Yêu cầu 2 HS lên bảng nêu cách làm của mình. 
+ Như vậy khi có một hiệu chia cho một số mà cả số bị trừ và số trừ của hiệu cùng chia hết cho số chia ta có thể làm như thế nào?
- GV giới thiệu: Đó là tính chất một hiệu chia cho một số. 
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài. 
- GV nhận xét. 
Bài 3: HS thảo luận nhóm đôi bạn phân tích đề bài toán. 
- Yêu cầu HS tóm tắt bài toán và trình bày lời giải. 
- GV chữa bài, yêu cầu HS nhận xét cách làm thuận tiện. 
- Nhận xét. 
Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: HS ghi nhớ và vận dụng được tính chất một tổng (1 hiệu ) chia cho 1 số. 
Cách tiến hành:
- Bài vận dụng: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
 927 : 3 + 318 : 3
- HS thảo luận nhóm đôi làm bảng con, đổi bảng nhận xét, sửa sai cho nhau. 
- GV nhận xét, kết luận. 
+ Em hãy nêu cách thực hiện khi chia một tổng cho một số?
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS làm bài tập, chuẩn bị bài sau. 
CHÍNH TẢ
Tiết 14: CHIẾC ÁO BÚP BÊ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Viết đúng bài chính tả. 
- Hiểu nội dung đoạn viết. 
2. Kĩ năng: - Nghe – viết chính xác đoạn viết, viết đúng tốc độ. 
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt các âm đầu s/ x. 
- HS biết cách trình bày đoạn văn sạch, đep. 
- Tự phát hiện ra lỗi sai và sữa lỗi chính tả. 
3. Thái độ: - Có ý thức rèn chữ viết đẹp. Tự giác, tích cực trong học tập. 
II. Đồ dùng dạy học:
GV: - Giấy khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2a (theo nhóm). 
- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 3b. 
HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. 
Cách tiến hành:
- Gọi 1 HS lên viết bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con: lỏng lẻo, nóng nảy, lung lay, phim truyện. 
- 1 HS điều khiển cả lớp hát. 
- GV liên hệ giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: - HS hiểu nội dung đoạn viết. 
- Tìm và viết được các từ khó trong bài. 
- HS chú ý nghe và viết đúng chính tả, trình bày bài sạch, đẹp. 
Cách tiến hành:
* Tìm hiểu nội dung đoạn văn:
- Gọi HS đọc đoạn văn trang 135/ SGK. 
+ Hỏi: Bạn nhỏ đã khâu cho búp bê chiếc áo đẹp như thế nào?
+ Bạn nhỏ đối với búp bê như thế nào?
* HS nêu các từ khó trong bài. 
- Luyện viết bảng con các từ vừa nêu. Kiểm tra lẫn nhau trong nhóm đôi, sửa sai cho nhau. GV yêu cầu HS viết sai phân tích lại từ đó. 
- Nhận xét chữ viết của HS trên bảng. 
* HS viết bài vào vở: GV đọc cho HS viết chính tả. 
- GV đọc, HS dò bài. Thu một số bài kiểm tra, nhận xét. 
- HS đổi vở, mở SGK dò bài lẫn nhau. 
- GV hỏi lỗi sai, yêu cầu HS viết sai trên 5 lỗi về viết lại cả bài. 
- Nhận xét bài viết của HS.
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: - Làm đúng bài tập chính tả phân biệt các âm đầu l/n. 
Cách tiến hành:
Bài 2a:
- Gọi HS đọc yêu cầu. 
- Yêu cầu 2 dãy HS lên bảng làm tiếp sức. Mỗi HS chỉ điền một từ. 
- Gọi HS nhận xét, bổ sung. 
- Kết luận lời giải đúng. 
- Gọi HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh. 
Bài 3b:
- Gọi HS đọc yêu cầu. 
- Phát giấy và bút dạ cho các nhóm. Yêu cầu HS làm việc trong nhóm. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. 
- Gọi HS nhận xét, bổ sung. 
- Gọi HS đọc lại các từ vừa tìm được. 
Hoạt động 4: Vận dụng 
Mục tiêu: Liên hệ thực tế, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề. 
Cách tiến hành:
+ Em hãy đặt câu với tính từ em tìm được ở bài 2. 
- HS viết bảng con, chia sẻ với bạn bên cạnh. 
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS viết lại 10 tính từ trong các số tính từ tìm được.
Thứ ba, ngày 8 tháng 12 năm 2020 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 27: LUYỆN TẬP VỀ CÂU HỎI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nhận biết được một số từ nghi vấn. Bước đầu nhận biết được một dạng câu có từ nghi vấn nhưng không dùng để hỏi. 
2. Kĩ năng: Đặt được câu hỏi cho bộ phận xác định trong câu (BT1).
HS vận dụng được trong thực tế. 
3. Thái độ: HS tự giác, tích cực trong học tập.
- ĐC : Bỏ bài 2 
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bài tập 3 viết sẵn trên bảng lớp. 
HS: Xem trước bài ở nhà. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. 
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát. 
- Gọi 3 HS lên bảng. Mỗi HS đặt 2 câu hỏi: 1 câu dùng để hỏi người khác, một câu tự hỏi mình. 
- Gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi:
+ Câu hỏi dùng để làm gì?
- Gọi HS nhận xét câu bạn đặt trên bảng. 
- GV nhận xét. 
- GV liên hệ giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: - HS biết đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm. 
- Nhận biết một số từ nghi vấn & đặt câu với các từ nghi vấn ấy. 
- Nhận biết một dạng câu có từ nghi vấn nhưng không dùng để hỏi. 
Cách tiến hành: 
Bài 1:
- HS đọc yêu cầu và nội dung. 
- Yêu cầu HS tự làm bài trong nhóm đôi bạn. Sau đó đổi bài, nhận xét lẫn nhau. 
- Gọi HS phát biểu ý kiến. Sau mỗi HS đặt câu, GV hỏi: Ai còn cách đặt câu khác?
- Nhận xét chung về các câu hỏi của HS. 
Bài 3:
- HS đọc yêu cầu và nội dung. 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và nêu ý kiến. 1 HS lên điều khiển các nhóm lần lượt báo cáo. 
- GV nhận xét và kết luận lời giải đúng. 
Bài 4:
- HS đọc yêu cầu. 
- Yêu cầu HS đọc các từ nghi vấn ở bài tập 3 trong nhóm 4. HS làm cá nhân, chia sẻ với bạn bên cạnh, thống nhất trong nhóm. 
- HS suy nghĩ đặt câu. 
- GV nhận xét về cách HS đặt câu. 
Bài 5:
- HS đọc yêu cầu và nội dung. 
- Yêu cầu HS trao đổi trong nhóm. 
- GV gợi ý HS. 
+ Thế nào là câu hỏi?
- Gọi HS các nhóm phát biểu, HS nhóm khác bổ sung. 
Hoạt động 3: Vận dụng 
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống. 
Cách tiến hành:
+ Em hãy đặt câu với cặp từ nghi vấn có phải – không để hỏi điều mình chưa biết và nêu ý kiến, đề nghị. 
- HS thảo luận nhóm đôi, chia sẻ với bạn bên cạnh. Vài HS trình bày. 
- Dặn HS về nhà đặt 3 câu hỏi, 3 câu có dùng từ nghi vấn nhưng không phải là câu hỏi. 
- Chuẩn bị bài sau. 
TOÁN
Tiết 67: CHIA CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Biết cách thực hiện phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số (chia hết, chia có dư). 
2. Kĩ năng: Thực hiện được phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số (chia hết, chia có dư). Làm được các bài tập trong SGK. 
3. Thái độ: HS cẩn thận khi thực hiện phép chia. 
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ.
HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. 
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà.
- GV nhận xét.
- 1 HS điều khiển cả lớp hát. 
- GV liên hệ giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: Biết thực hiện phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số (chia hết, chia có dư). 
Cách tiến hành:
* Phép chia 128 472 : 6
- GV viết lên bảng phép chia. 
- Yêu cầu HS đặt tính để thực hiện phép chia. 
+ Vậy chúng ta phải thực hiện phép chia theo thứ tự nào?
- GV cho HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, yêu cầu HS vừa lên bảng thực hiện phép chia nêu rõ các bước chia của mình. 
+ Phép chia 128 472 : 6 là phép chia hết hay phép chia có dư?
* Phép chia 230 859 : 5
- GV viết lên bảng phép chia 230 859 : 5, yêu cầu HS đặt tính để thực hiện phép chia này. 
+ Phép chia 230 859 : 5 là phép chia hết hay phép chia có dư?
+ Nêu đặc điểm của số dư?
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia cho số có một chữ số. 
Cách tiến hành: 
Bài 1a:
- Cho HS làm bảng con trong nhóm 2 - 1 HS lên điều khiển vài bạn nêu cách thực hiện phép chia. 
Bài 2:
- Gọi 2 HS đọc yêu cầu của bài. HS phân tích đề trong nhóm đôi bạn. 
- Cho HS tự tóm tắt bài toán và làm. Các HS tự đọc bài cho các bạn trong nhóm cùng nghe. Nhóm trưởng lên báo cáo, các nhóm khác lần lượt nhận xét. 
- GV chốt kết quả. 
Bài 3:
- GV gọi HS đọc đề bài. HS nhóm 4 phân tích đề theo các câu hỏi sau. 
+ Có tất cả bao nhiêu chiếc áo?
+ Một hộp có mấy chiếc áo?
+ Muốn biết xếp được nhiều nhất bao nhiêu chiếc áo ta phải làm phép tính gì?
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở, chia sẻ với bạn bên cạnh, thống nhất ý kiến trong nhóm - 1 HS lên bảng chữa bài. 
- GV chữa bài, nhận xét. 
Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: HS ghi nhớ và vận dụng được cách nhân với số có một chữ số. 
Cách tiến hành:
- Bài vận dụng: Đúng ghi Đ, sai ghi S
45879 : 8 = 5734 ( dư 7) 657489 : 9 = 6354 (dư 3)
- HS viết bảng con, chia sẻ với bạn bên cạnh. 
- Nhận xét tiết học. Dặn HS làm bài tập 1b, chuẩn bị bài sau. 
KHOA HỌC
Tiết 27: MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Biết được một số cách làm sạch nước: lọc, khử trùng, đun sôi, 
Biết phải diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước. 
2. Kĩ năng: Biết đun sôi nước trước khi uống. Nêu được một số cách làm sạch nước và hiệu quả của từng cách mà gia đình và địa phương đã áp dụng. 
3. Thái độ: 
- Luôn có ý thức giữ sạch nguồn nước ở mỗi gia đình, trường học và địa phương. 
II. 	Đồ dùng dạy học:
GV: - Hình trang 56, 57 SGK.
- Phiếu học tập (đủ dùng theo nhóm).
HS: Mỗi nhóm 1 dụng cụ lọc nước đơn giản như SGK. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. 
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát. 
- Gọi 2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi:
+ Những nguyên nhân nào làm ô nhiễm nguồn nước?
+ Nguồn nước bị ô nhiễm có tác hại gì đối với sức khỏe của con người?
- HS nhận xét. GV nhận xét. 
- GV liên hệ giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: HS kể được một số cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách.
- Biết được nguyên tắc của việc lọc nước đối với cách làm sạch nước đơn giản.
- Hiểu được sự cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống. 
Cách tiến hành:
* Các cách làm sạch nước thông thường. 
GV tổ chức cho HS hoạt động cả lớp. 
+ Hỏi: Gia đình hoặc địa phương em đã sử dụng những cách nào để làm sạch nước?
+ Những cách làm như vậy đem lại hiệu quả như thế nào?
* Tác dụng của lọc nước. 
GV tổ chức cho HS thực hành lọc nước đơn giản với các dụng cụ đã chuẩn bị theo nhóm thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát hiện tượng, thảo luận và trả lời câu hỏi sau:
+ Em có nhận xét gì về nước trước và sau khi lọc?
+ Nước sau khi lọc đã uống được chưa? Vì sao?
- GV nhận xét, tuyên dương câu trả lời của các nhóm. 
+ Khi tiến hành lọc nước đơn giản chúng ta cần có những gì?
+ Than bột có tác dụng gì?
+ Vậy cát hay sỏi có tác dụng gì?
- GV vừa giảng bài vừa chỉ vào hình minh họa: Nước được lấy từ nguồn như nước giếng, nước ong, đưa vào trạm bơm đợt một. Sau đó chảy qua dàn khử sắt, bể lắng để loại chất sắt và những chất không hòa tan trong nước. Tiếp tục qua bể lọc để loại các chất không tan trong nước. Rồi qua bể sát trùng và được dồn vào bể chứa. Sau đó nước chảy vào trạm bơm đợt hai để chảy về nơi cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt. 
- Yêu cầu HS lên bảng và mô tả lại dây chuyền sản xuất và cung cấp nước của nhà máy. 
* Sự cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống. 
+ Hỏi: Nước đã làm sạch bằng cách lọc đơn giản hay do nhà máy sản xuất đã uống ngay được chưa? Vì sao chúng ta phải đun sôi nước trước khi uống?
- GV nhận xét, HS có hiểu biết và trình bày lưu loát. 
Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: Củng cố nội dung bài.
- HS luôn có ý thức giữ sạch nguồn nước ở mỗi gia đình, trường học và địa phương. 
Cách tiến hành:
+ Để thực hiện vệ sinh khi dùng nước các em cần làm gì?
+ Ta cần dùng nước như thế nào?
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết. 
KỂ CHUYỆN
Tiết 14: BÚP BÊ CỦA AI?
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu và trao đổi được với các bạn về nội dung ý nghĩa. 
2. Kĩ năng: Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa tìm được lời thuyết minh phù hợp với nội dung mỗi bức tranh minh họa truyện: Búp bê của ai?
- HS kể lại được câu chuyện bằng lời của búp bê. Biết lắng nghe, nhận xét, đánh giá lời bạn kể theo các tiêu chí đã nêu. 
3. Thái độ: Chăm chú nghe cô, bạn kể câu chuyện. 
-ĐC : Bỏ câu 3
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Tranh minh họa truyện trong SGK/ 138. 
HS: Tìm hiểu trước bài ở nhà. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. 
Cách tiến hành:
- Gọi 2 HS kể lại chuyện em đã chứng kiến hoặc tham gia thể hiện tinh thần kiên trì, vượt khó. 
- HS hỏi lại bạn về nhân vật, ý nghĩa, kết quả của tinh thần kiên trì, vượt khó của nhân vật. 
- Nhận xét. 
- 1 HS điều khiển cả lớp hát. 
- GV liên hệ giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: Nghe cô giáo kể câu chuyện Búp bê của ai?
Cách tiến hành:
- GV kể chuyện lần 1: Chú ý giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng. Lời búp bê lúc đầu: tủi thân, sau: sung sướng. Lời lật đật: oán trách. Lời Nga: hỏi ầm lên, đỏng đảnh. Lời cô bé: dịu dàng, ân cần. 
- GV kể chuyện lần 2: Vừa kể, vừa chỉ vào tranh minh họa. 
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: HS kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện
Cách tiến hành: 
Bài 1:
- Yêu cầu HS quan sát tranh thảo luận theo cặp đôi để tìm lời thuyết minh cho từng tranh. 
- Phát băng giấy và bút dạ cho từng nhóm. Nhóm nào làm xong trước dán băng giấy dưới mỗi tranh. 
- Gọi các nhóm có ý kiến khác bổ sung.
- Nhận xét và sửa lời thuyết minh (nếu cần). 
- Yêu cầu HS kể lại chuyện trong nhóm. GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. 
- Gọi HS kể toàn truyện trước lớp. 
- Nhận xét HS kể chuyện. 
Bài 2:
+ Kể chuyện bằng lời của búp bê là như thế nào?
+ Khi kể phải xưng hô như thế nào?
- Gọi 1 HS giỏi kể mẫu trước lớp. (Khi kể phải xưng Tôi, tớ, mình, em, ). 
- Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm. GV giúp đỡ những HS gặp khó khăn. 
- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp. 
- Gọi HS nhận xét bạn kể. 
- Nhận xét chung, bình chọn bạn nhập vai giỏi nhất, kể hay nhất. 
Hoạt động 4: Vận dụng 
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống. 
Cách tiến hành:
+ Hỏi: Câu chuyện muốn nói với các em điều gì?
+ Em có đồ chơi gì? Em làm gì khi chơi xong?
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà luôn biết yêu quý mọi vật xung quanh mình, kể lại chuyện cho người thân nghe. 
ĐẠO ĐỨC
Tiết 14: BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Biết được công lao của các thầy giáo, cô giáo. 
- Lồng ghép : Bác Hồ và những bài học quí – Bài5:Nhớ ơn thầy, cô theo gương Bác Hồ.
2. Kĩ năng: Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo. 
3. Thái độ: Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo. 
- Có thái độ kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo. 
II. Đồ dùng dạy học: 
GV: - Các băng chữ để sử dụng cho hoạt động 3, tiết 1. 
HS: Xem trước bài ở nhà. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. 
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát. 
+ HS nhắc lại ghi nhớ của bài “Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ”.
+ Hãy nêu những việc làm hàng ngày của bản thân để thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ. 
- HS nhận xét. GV nhận xét. 
- GV liên hệ giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: HS biết cách ứng xử phù hợp với tình huống. 
Cách tiến hành:
* Xử lí tình huống (SGK/ 20 – 21)
- GV nêu tình huống: Cô Bình – cô giáo dạy bạn Vân hồi lớp 1. Vừa hiền dịu, vừa tận tình chỉ bảo cho từng li từng tí. Nghe tin cô ốm nặng, bạn Vân thương cô lắm. Giờ ra chơi, Vân chạy tới chỗ mấy bạn đang nhảy dây ngoài sân và rủ: “Các bạn ơi, cô Bình ốm nặng, chiều nay chúng mình cùng đến thăm cô nhé!”
- GV chia nhóm , yêu cầu các nhóm đọc tình huống trong SGK thảo luận để trả lời các câu hỏi:
+ Hãy đoán xem các bạn nhỏ trong tình huống sẽ làm gì? ( Các bạn sẽ đến thăm cô giáo. )
+ Nếu em là HS cùng lớp đó, em sẽ làm gì? Vì sao? 
- Kết luận: Các thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗ các em biết nhiều điều hay, điều tốt. Do đó các em phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo. 
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: HS biết cách thể hiện thái độ, lòng biết ơn đối với thầy cô giáo. 
- HS biết cách thể hiện những việc làm thể hiện lòng biết ơn với thầy cô giáo. 
Cách tiến hành:
* Thảo luận theo nhóm đôi (BT1- SGK/22). 
- GV nêu yêu cầu và chia lớp thành 4 nhóm HS làm bài tập. 
Việc làm nào trong các tranh (dưới đây) thể hiện lòng kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo?
+ Nhóm 1: Tranh 1 + Nhóm 2: Tranh 2
+ Nhóm 3: Tranh 3 + Nhóm 4: Tranh 4
- 1 HS lên điều khiển. 
- GV nhận xét và chỉ ra phương án đúng của bài tập. 
+ Các tranh 1, 2, 4 thể hiện thái độ kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo. 
+ Tranh 3: Không chào cô giáo khi cô không dạy lớp mình là biểu lộ sự không tôn trọng thầy giáo, cô giáo. 
Hoạt động 4: Vận dụng
Mục tiêu: HS lựa chọn những việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo.
Cách tiến hành:
* Thảo luận nhóm (BT2 – SGK/22)
- GV chia HS làm 7 nhóm. Mỗi nhóm nhận một băng chữ viết tên một việc làm trong bài tập 2 và yêu cầu HS lựa chọn những việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo. 1 HS lên điều khiển. 
a. Chăm chỉ học tập. 
b. Tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài. 
c. Nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học. 
d. Tích cực tham gia các hoạt động của lớp, của trường. 
đ. Lễ phép với thầy giáo, cô giáo. 
e. Chúc mừng thấy giáo, cô giáo nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam. 
g. Chăm sóc, thăm hỏi thầy giáo, cô giáo những lúc khó khăn. 
- GV kết luận:
- GV mời HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. 
Hoạt động 5: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: Củng cố nội dung bài.
Cách tiến hành:
+ Nêu những việc làm thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy cô giáo?
- HS đọc bài 5: Nhớ ơn thầy, cô theo gương Bác Hồ - trong tài liệu Bác Hồ và những bài học quý.
- Viết, vẽ, dựng tiểu phẩm về chủ đề bài học (BT4 – SGK/23) – Chủ đề kính trọng biết ơn thầy giáo, cô giáo. 
- Sưu tầm các bài hát, bài thơ, ca dao, tục ngữ ca ngợi công lao các thầy giáo, cô giáo (BT5 – SGK/23)
Thứ tư, ngày 9 tháng 12 năm 2020
TẬP ĐỌC
Tiết 27: CHÚ ĐẤT NUNG (Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu nội dung bài: Chú Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa đỏ đã trở thành người hữu ích, chịu đựng nắng mưa, cứu sống được hai người bột yếu đuối. Câu chuyện khuyên mọi người muốn làm người có ích phải biết rèn luyện, không sợ gian khổ, khó khăn. 
- Hiểu nghĩa các từ ngữ: buồn tênh, nhũn, se, hoảng hốt, cộc tuếch, 
2. Kĩ năng:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó: cạy nắp lọ, chạy trốn, thuyền lật, cộc tuếch, phục sẵn, hoảng hốt, nước xoáy. 
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các cụm từ gợi tả, gợi cảm. 
- Đọc diễn tả toàn bài, phân biệt lời của các nhân vật. 
3. Thái độ: 
Yêu thích các nhân vật trong bài. 
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc. 
HS: Đọc trước bài ở nhà. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. 
Cách tiến hành:
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn phần 1 truyện Chú Đất Nung và trả lời câu hỏi nội dung đoạn đọc. 
- Nhận xét . 
- 1 HS điều khiển cả lớp hát. 
- GV liên hệ giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: HS đọc đúng (tiếng, từ); ngắt nghỉ đúng câu văn dài. 
Hiểu một số từ ngữ trong bài. Hiểu được nội dung của bài. 
Cách tiến hành:
* Luyện đọc:
- 1 HS đọc toàn bài. 
- Nêu giọng đọc toàn bài. 
- Chia đoạn (4 đoạn).
- HS đọc bài trong nhóm 4 (luyện đọc từ sai). 
- Thi đọc giữa các nhóm. 
- 1 HS đọc chú giải. 
- Hướng dẫn câu : + Kẻ nào đã bắt nàng tới đây? 
+ Lầu son của nàng?
+ Chuột ăn rồi!
+ Sao trông anh khác thế?
- Hướng dẫn giọng đọc toàn bài. 
 GV đọc mẫu. 
* Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc từ đầu đến bị nhũn cả chân tay, trao đổi và trả lời câu hỏi:
+ Kể lại tai nạn của hai người bột. 
+ Đoạn 1 kể lại chuyện gì?
- Yêu cầu HS đọc đoạn còn lại, trao đổi và trả lời câu hỏi:
+ Đất Nung đã làm gì khi thấy hai người bột gặp nạn?
+ Vì sao Đất Nung có thể nhảy xuống nước cứu hai người bột?
+ Theo em câu nói cộc tuếch của Đất Nung có ý nghĩa gì? Hãy chọn ý đúng:
a. Có ý thông cảm với hai người bột chỉ sống trong lọ thủy tinh, không chịu được thử thách. 
b. Có ý nghĩa cần phải rèn luyện mới cứng rắn, chịu được thử thách, khó khăn, trở thành người có ích. 
c. Cả hai ý trên. 
+ Đoạn cuối bài kể chuyện gì?
- Yêu cầu HS đặt tên khác cho truyện. 
+ Truyện kể về Đất Nung là người như thế nào?
+ Nội dung chính của bài là gì?
- Ghi ý chính của bài. 
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: Đọc nhấn giọng ở các cụm từ gợi tả, gợi cảm, phân biệt lời của các nhân vật. 
Cách tiến hành:
- Gọi 4 HS đọc truyện theo vai (người dẫn chuyện, chàng kị sĩ, nàng công chúa, chú Đất Nung)
- Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc. 
Hai người bột nàng công chúa phục quá, thì thào với chàng kị sĩ. 
- GV hướng dẫn cách đọc diễn cảm. HS thể hiện. 
- Cho HS luyện đọc phân vai theo nhóm 3. (Bình chọn bạn đọc tốt nhất trong nhóm)
- 1 số HS thi đọc diễn cảm đoạn. 
- Lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất. 
- GV nhận xét và khen những HS đọc hay. 
Hoạt động 4: Vận dụng 
 Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống. 
Cách tiến hành:
- Câu chuyện muốn nói với mọi người điều gì?
+ Em học được ở chú bé Đất điều gì?
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng 
Mục tiêu: Liên hệ thực tế, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề. 
Cách tiến hành:
+ Em muốn trở thành người như thế nào? Em làm gì để đạt được điều đó?
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà học bài và khuyến khích HS kể lại câu chuyện cho người thân nghe. 
TOÁN
Tiết 68: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Củng cố cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó, bài toán về tìm số trung bình cộng. Củng cố tính chất một tổng chia cho một số, một hiệu chia cho một số. 
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải toán. Biết vận dụng tính chất chia một tổng (hiệu) cho một số tính thuận tiện. 
3. Thái độ: HS tự giác, tích cực trong hoạt động nhóm. 
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ.
HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. 
Cách tiến hành:
- 3 HS làm lớp, lớp làm bảng con: 
425 679 : 8 ; 657 403 : 7 ; 320 483 : 6
- GV chữa bài, nhận xét. 
- 1 HS điều khiển cả lớp hát. 
- GV liên hệ giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: - Rèn kĩ năng chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số. 
- Rèn kĩ năng giải toán có lời văn.
- Vân dụng quy tắc chia một tổng ( hoặc một hiệu ) cho một số để tính. 
Cách tiến hành:
Bài 1:
- HS tự làm bài. 
- GV chữa bài, yêu cầu các em nêu các phép chia hết, phép chia có dư trong bài. 
- Nhận xét HS. 
- Cho HS nêu các bước thực hiện phép tính chia của mình để khắc sâu cách thực hiện phép chia cho số có một chữ số cho HS cả lớp. 
Bài 2:
- 1 HS đọc yêu cầu bài toán. 
- GV yêu cầu HS tìm số bé, số lớn trong bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. 
- HS làm bài vào vở. HS đổi vở kiểm tra bài lẫn nhau. 
- GV nhận xét. 
Hoạt động3 : Vận dụng
Mục tiêu:HS củng cố lại cách tính trung bình cộng, và chia một tổng (hoặc một hiệu ) cho một số.
Cách tiến hành:
Bài 3:
- Gọi HS đọc đề bài. 
- Yêu cầu HS nêu cách tìm trung bình cộng của các số. 
+ Bài toán yêu cầu chúng ta tính trung bình cộng số kg hàng của bao nhiêu xe?
+ Vậy chúng ta phải tính tổng số tấn của bao nhiêu toa xe?
+ Muốn tính số kg hàng của 9 toa xe ta làm như thế nào?
- Cho HS làm bài theo nhóm 4. HS làm cá nhân, chia sẻ với bạn bên cạnh, thống nhất trong nhóm. 1 HS lên bảng sửa bài. HS - GV nhận xét.
Bài 4:
- Yêu cầu HS tự làm bài. Sau đó đổi vở kiểm tra lẫn nhau. 
- Yêu cầu HS nêu tính chất mình đã áp dụng để giải bài toán. 
- Vậy các em hãy phát biểu 2 tính chất trên. 
Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: HS ghi nhớ và vận dụng được kiến thức đã học để tính nhanh. 
Cách tiến hành:
- Bài vận dụng: Tính nhanh
 24578 : 2 + 45789 : 2
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS làm bài tập và chuẩn bị bài sau. 
TẬP 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_khoi_4_tuan_14_nam_hoc_2020_2021.docx