Giáo án điện tử Buổi chiều Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2018-2019
Ngày soạn:22/9/2018
Ngày giảng: Thứ hai ngày 24/9/2018
Tiết 1+ 2: Mĩ thuật
Bài 2: CHÚNG EM VỚI THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT ( 2 tiết)
Tiết 3: Khoa học
Tiết 5: VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO
Những kiến thức HS đã biết liên quan đến bài dạy Những kiến thức mới trong bài dạy cần hình thành
- Những thức ăn có nguồn gốc từ động vật, thực vật. - Kể được tên các thức ăn có chứa nhiều chất đạm, chất béo và vai trò của chúng đối với cơ thể.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: - Nêu được vai trò của các thức ăn có chứa nhiều chất đạm và chất béo đối với cơ thể.
- Xác định nguồn gốc của nhóm thức ăn có chứa chất đạm và chất béo.
- Hiểu được sự cần thiết phải ăn đủ thức ăn có chứa chất đạm và chất béo.
Kể được tên các thức ăn có chứa nhiều chất đạm và chất béo (thịt, cá, trứng, tôm, cua,.)
TUẦN 3 Ngày soạn:22/9/2018 Ngày giảng: Thứ hai ngày 24/9/2018 Tiết 1+ 2: Mĩ thuật Bài 2: CHÚNG EM VỚI THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT ( 2 tiết) Tiết 3: Khoa học Tiết 5: VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO Những kiến thức HS đã biết liên quan đến bài dạy Những kiến thức mới trong bài dạy cần hình thành - Những thức ăn có nguồn gốc từ động vật, thực vật. - Kể được tên các thức ăn có chứa nhiều chất đạm, chất béo và vai trò của chúng đối với cơ thể. I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Nêu được vai trò của các thức ăn có chứa nhiều chất đạm và chất béo đối với cơ thể. - Xác định nguồn gốc của nhóm thức ăn có chứa chất đạm và chất béo. - Hiểu được sự cần thiết phải ăn đủ thức ăn có chứa chất đạm và chất béo. Kể được tên các thức ăn có chứa nhiều chất đạm và chất béo (thịt, cá, trứng, tôm, cua,..) 2. Kĩ năng: Biết xác định các loại thức ăn có chứa nhiều chất đạm và chất béo (thịt, cá, trứng, tôm, cua,..) - Rèn kĩ năng quan sát, lắng nghe, chia sẻ, phản hồi, sử lí thông tin, kĩ năng điều hành và thảo luận nhóm. 3. NL,PC : Tạo cơ hội cho HS được hình thành và phát triển năng lực tự phục vụ, giao tiếp, hợp tác; phẩm chất chăm học chăm làm giúp đỡ mẹ cha. II. Đồ dùng - GV: Hình minh hoạ trang 12, 13 SGK, một số loai thức ăn có chứa chất đạm và chất béo. - HS: CB bút màu. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của GV 1. Hoạt động 1 - Gạo, ngô, khoai, sắn, mì,.. - Là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể. 2. Hoạt động 2: 2.1. Những thức ăn có chứa nhiều chất đạm và chất béo. - HS Hoạt động nhóm - Quan sát thảo luận và trả lời. + Các thức ăn có nhiều chất đạm là: cua, đậu phụ, thịt lợn, cá, pho mát, gà. + Các thức ăn có nhiều chất béo là: dầu ăn, mỡ, đậu tương, lạc. + Cá, thịt lợn, thịt bò, tôm, cua, thịt gà, đậu phụ, ếch, - HS nhắc lại 2.2. Vai trò của nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo. - HS nối nhau kể - 1 HS đọc - HS nhắc lại vai trò của chất đạm và chất béo. - 2HS đọc 2.3. Trò chơi “Đi tìm nguồn gốc của các loại thức ăn” - HS trả lời. + Thịt gà có nguồn gốc động vật. + Đậu đũa có nguồn gốc thực vật. - HS nhận đồ dùng - 2 nhóm thi tìm thức ăn chứa chất đạm và chất béo. - HS nhắc lại nguồn gốc của 2 loại thức ăn. - Thức ăn có chứa nhiều chất đạm, chất béo có nguồn gốc từ động vật, thực vật. - Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể, chất béo giàu năng lượng giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min. 3. Hoạt động 3 - HS trả lời những câu hỏi + Nêu tên các thức ăn có chứa chất bột đường? + Vai trò của chất bột đường đối với cơ thể? * Nêu mục tiêu, ghi đầu bài. - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi Quan sát các hình minh hoạ trang 12, 13 Sgk thảo luận và trả lời: + Những thức ăn nào chứa nhiều chất đạm, những thức ăn nào chứa nhiều chất béo? - Gọi HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung và ghi bảng. + Em hãy kẻ tên những loại thức ăn chứa nhiều chất đạm, chất béo mà em biết? + Khi ăn cơm với thịt, cá, thịt gà, em cảm thấy như thế nào? + Khi ăn cơm với rau xào em cảm thấy như thế nào? - GV giải thích: Thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo giúp chúng ta ăn ngon miệng và giúp cơ thể con người phát triển. -Yêu cầu HS đọc Mục Bạn cần biết SGK. Trang 13 *GV kết luận vai trò của chất đạm và chất béo: Những thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo không những giúp chúng ta ăn ngon miệng mà chúng còn tham gia vào việc giúp cơ thể con người phát triển. - Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết. + Thịt gà có nguồn gốc từ đâu? + Đậu đũa có nguồn gốc từ đâu? - GV chia nhóm, phổ biến cách chơi và luật chơi. - Tổ chức cho HS chơi theo 2 nhóm - Yêu cầu các nhóm dán kết quả - GV hướng dẫn lớp nhận xét, chọn đội thắng cuộc. + Như vậy thức ăn có chứa nhiều chất đạm và chất béo có nguồn gốc từ đâu? - Thức ăn có chứa nhiều chất đạm, chất béo có nguồn gốc từ đâu? Vai trò của chất đạm và chất béo ? Nhắc nhở HS ăn uống đủ chất. Điều chỉnh bổ sung: . ................................................................................................................................. Ngày soạn: 23/9/2018 Ngày giảng: Thứ ba ngày 25/9/2018 Tiết 1: Khoa học Bài 6: VAI TRÒ CỦA VI-TA- MIN, CHẤT KHOÁNG VÀ CHẤT XƠ Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học. Những kiến thức mới trong bài cần được hình thành. - Biết sơ qua các thức ăn có chứa nhiều vi-ta-min (cà rốt, lòng đỏ trứng, các loại rau), chất khoáng (thịt, cá, trứng,) các em đã được học ở lớp dới. - Các thức ăn có chứa nhiều vi-ta-min và chất xơ các loại rau. - Vai trò của vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ đối với cơ thể I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Kể tên được các thức ăn có chứa nhiều vi-ta-min (cà rốt, lòng đỏ trứng, các loại rau), chất khoáng (thịt, cá, trứng, các loại rau có màu xanh thẫm, ..) và chất xơ (các loại rau). 2. Kĩ năng: - Nêu được vai trò của vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ đối với cơ thể: + Vi-ta-min rất cần cho cơ thể, nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh. + Chất khoáng tham gia xây dựng cơ thể, tạo men thúc đẩy và điều khiển hoạt động sống, nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh. + Chất sơ không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hoá. 3. NL,PC : Tạo cơ hội cho HS được hình thành và phát triển năng lực tự phục vụ, giao tiếp, hợp tác; phẩm chất chăm học, chăm làm. II. Đồ dùng dạy học: - GV : Hình minh hoạ trang 14, 15 Sgk, bảng nhóm, một số thức ăn. - HS : Chuối, trứng, cà chua, đỗ, rau cải - VBT học sinh. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của HS Hỗ trợ của GV 1. Hoạt động 1. - HS nêu. 2. Hoạt động 2. 2.1. Những loại thức ăn chứa nhiều vi- ta- min, chất khoáng và chất xơ. - HS hoạt động nhóm đôi - 2 cặp HS hỏi đáp - Sữa, pho mát, trứng, chuối, cam, gạo, ngô, ốc, cà chua, cà rốt,cá, tôm, chanh, dầu ăn ... - Các loại rau, củ, quả 2.2. Vai trò của vi- ta- min, chất khoáng và chất xơ - HS đọc và trả lời CH + Vi-ta-min A, B, C, D + Vi-ta-min A giúp sáng mắt, vi-ta-min D giúp cứng xương, vi-ta-min C giúp chống chảy máu chân răng ... + Cần cho cơ thể phát triển. + Nếu thiếu vi-ta-min cơ thể sẽ bị bệnh. + Chất khoáng can xi, sắt, phốt pho .. + Can xi chống bệnh còi xương, sắt tạo máu cho cơ thể, phốt pho tạo xương cho cơ thể . + Chất khoáng tham gia vào việc xây dựng cơ thể, tạo men tiêu hoá, thúc đẩy hoạt động sống. + Nếu thiếu chất khoáng cơ thể sẽ bị bệnh. + Các loại rau, đỗ, khoai. + Chất xơ bảo đảm hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hoá. - Đại diện 3 nhóm trình bày - HS lắng nghe - VD thiếu sắt gây thiếu mau, thiếu can xi dẫn đến còi xương, thiếu i-ốt gây bướu cổ. - HS thảo luận theo nhóm bàn + Có nguồn gốc từ động vật, thực vật. - Gọi HS treo kết quả và yêu cầu các nhóm nhận xét và bổ sung - Học sinh liên hệ bản thân hàng ngày cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. 3. Hoạt động 3. - Hs trả lời - Nêu những loại thức ăn chứa chất đạm và vai trò của chúng? - Nhận xét. * Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, ghi đầu bài. - HS hoạt động theo nhóm đôi :Quan sát hình minh hoạ trang 14, 15 Sgk và nói cho nhau biết tên các thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ + Bạn thích những món ăn nào chế biến từ thức ăn đó? - Gọi 2 cặp HS thực hiện hỏi trước lớp - GV nhận xét - GV tiến hành hoạt động cả lớp + Kể tên các thức ăn có chứa nhiều vi- ta- min, chất khoáng và chất xơ? - GV ghi lên bảng - GV giảng thêm - GV yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết thảo luận nhóm vàởtả lời CH: - VD về nhóm vi- ta- min? + Kể tên 1 số vi-ta-min mà em biết? + Nêu vai trò của các loại vi-ta-min đó? + Thức ăn có chứa nhiều vi- ta- min có vai trò gì đối với cơ thể? +Nếu thiếu vi- ta- min cơ thể sẽ ra sao? - VD về nhóm chất khoáng. + Kể tên một số chất khoáng mà em biết? + Nêu vai trò của các loại chất khoáng đó + Nếu thiếu chất khoáng cơ thể sẽ ra sao? - Ví dụ về nhóm chất xơ và nước. +Những thức ăn nào có chứa chất xơ? + Chất xơ có vai trò gì đối với cơ thể? - Gọi đại diện các nhóm treo bảng phụ, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận và mở rộng. - Nêu t/d của vi- ta- min với cơ thể? - GV nhận xét giờ học - Ăn đầy đủ các chất để cơ thể khoẻ mạnh. - Dặn CB cho giờ sau. Điều chỉnh bổ sung: ................................................................................................................................. Tiết 2: Đạo đức BÀI 2: VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (Tiết 1) Những kiến thức HS đã biết liên quan đến bài học. Những kiến thức mới cần hình thành trong bài. Một số biểu hiện của vượt khó trong học tập. Biết Khi gặp khó khăn phải tìm cách giải quyết khắc phục hay nhờ sự giúp đỡ của người khác nhưng không dựa dẫm người khác. I . Mục tiêu: 1. KT - KN: - HS nhận thức được mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và trong học tập. Cần phải có quyết tâm và tìm cách để vượt qua khó khăn. - Biết xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và tìm cách khắc phục. Biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn. - Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và trong học tập. 2. Năng lực: Tạo cơ hội cho HS được hình thành và phát triển năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề. 3. Phẩm chất: Tự tin, cẩn thận, chăm học, trung thực, giúp đỡ nhau trong học tập. II. Chuẩn bị: - GV, HS: Các mẩu chuyện, tấm gương vượt khó trong học tập. III. Các hoạt động dạy – học : Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên 1. Hoạt động 1: - Nhiệm vụ 1: Chuẩn bị đồ dùng cho việc học. - Nhiệm vụ 2: Đọc và xác định mục tiêu bài học. 2. Hoạt động 2: Cả lớp - Lắng nghe - HS tóm tắt lại câu chuyện. - HS kể lại câu chuyện - Nhà nghèo, bố mẹ bạn luôn đau yếu mà nhà lại rất xa trường. - Vẫn cố gắng đến trường, vừa học vừa làm giúp đỡ bố mẹ. - Vẫn học tốt, kết quả cao, giúp cô dạy những bạn gặp khó khăn. - 1 HS đọc - Cặp đôi thảo luận. Đại diện trình bày cách giải quyết 3. Hoạt động 3: Làm việc cá nhân BT1 - Đọc và hoàn thành phiếu - Đọc phiếu bài tập + Đáp án: a ; b; đ - Giải thích cách mình giải quyết - Nhận xét bổ sung 4. Hoạt động 4: Cặp đôi + Liên hệ bản thân - Cặp đôi thảo luận - Trình bày trước lớp Nhận xét - Ta giúp đỡ , động viên bạn - Nêu nội dung ghi nhớ (sgk) - Tự đề ra những biện pháp để khắc phục những khó khăn có thể gặp phải và cố gắng thực hiện tốt những biện pháp đã đề ra. - GV cho HS chuẩn bị sẵn các thứ cần thiết cho bài học, để trên bàn. - GV cho HS đọc cá nhân to - nhẩm -thầm. - GV nhấn mạnh một số yêu cầu - GV kể chuyện - GV mời HS tóm tắt lại câu chuyện. + Thảo gặp phải những khó khăn gì? + Thảo khắc phục như thế nào? + Kết quả học tập của Thảo ra sao? - Yêu cầu HS đọc câu hỏi 3 =>Kết luận: Bạn Thảo đã gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và trong cuộc sống, song Thảo đã biết cách khắc phục, vượt qua, vươn lên học giỏi. Chúng ta cần học tập tinh thần vượt khó của bạn.Tục ngữ có câu: Có chí thì nên. - Phát phiếu bài tập - Yêu cầu HS giải thích cách giải quyết =>Kết luận: Khi gặp khó khăn phải tìm cách giải quyết khắc phục hay nhờ sự giúp đỡ của người khác nhưng không dựa dẫm người khác. - Yêu cầu mỗi HS kể 3 khó khăn của mình và cách giải quyết cho nhau nghe. - Trước khó khăn của bạn ta phải làm gì? * Qua bài học hôm nay các em rút ra được điều gì? - Yêu cầu HS tìm hiểu, động viên, giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn trong học tập. Điều chỉnh bổ sung: . .................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dien_tu_buoi_chieu_lop_4_tuan_3_nam_hoc_2018_2019.doc