Giáo án Địa lí 4 - Học kì 2

Giáo án Địa lí 4 - Học kì 2

BÀI 17: ĐỒNG BẰNG NAM BỘ

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, đất đai, sông ngòi của đồng bằng Nam Bộ:

+ Đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng lớn nhất nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp.

+ Đồng bằng Nam Bộ có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng còn có nhiều đất phèn, đất mặn cần phải cải tạo.

2. Kĩ năng

- Chỉ được vị trí đồng bằng Nam Bộ, sông Tiền, sông Hậu trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.

3. Thái độ

- Quan sát hình, tìm, chỉ và kể tên một số sông lớn của đồng bằng Nam Bộ: sông Tiền, sông Hậu.

II. Đồ dùng dạy học

- Giáo viên: Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.

- Học sinh: SGK Địa lí 4.

 

doc 33 trang xuanhoa 09/08/2022 3340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí 4 - Học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Thứ tư ngày 9 tháng 1 năm 2019
BÀI 17: ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, đất đai, sông ngòi của đồng bằng Nam Bộ:
+ Đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng lớn nhất nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp.
+ Đồng bằng Nam Bộ có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng còn có nhiều đất phèn, đất mặn cần phải cải tạo.
2. Kĩ năng
- Chỉ được vị trí đồng bằng Nam Bộ, sông Tiền, sông Hậu trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.
3. Thái độ
- Quan sát hình, tìm, chỉ và kể tên một số sông lớn của đồng bằng Nam Bộ: sông Tiền, sông Hậu.
II. Đồ dùng dạy học	
- Giáo viên: Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. 
- Học sinh: SGK Địa lí 4.
III. Các hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
30'
3’
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng TLCH: Hải Phòng có những điều kiện gì để trở thành 1 trung tâm du lịch?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài.
2. Bài mới
* Hoạt động 1: Đồng bằng lớn nhất của nước ta.
- Yêu cầu HS quan sát lược đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam thảo luận cặp đôi, TLCH:
+ Đồng bằng Nam Bộ do những sông nào bồi đắp nên?
+ Em có nhận xét gì về diện tích đồng bằng Nam Bộ.
+ Kể tên một số vùng trũng do ngập nước thuộc đồng bằng Nam Bộ.
+ Nêu các loại đất có ở đồng bằng Nam Bộ.
- GV nhận xét, chốt lại.
* Hoạt động 2: Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm, TLCH:
+ Nêu tên một số sông lớn, kênh rạch ở đồng bằng Nam Bộ.
+ Nêu nhận xét về mạng lưới sông, kênh rạch đó.
- Gọi HS trình bày.
- Từ những đặc điểm về sông ngòi, kênh rạch như vậy, có thể suy ra được những gì về đặc điểm đất đai của đồn bằng Nam Bộ?
- GV nhận xét, chốt lại.
- Yêu cầu HS đọc phần Bài học.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 1 HS lên bảng.
- Quan sát, trao đổi và trả lời:
+ Sông Mê Công và Đồng Nai bồi đắp.
+ Đồng bằng Nam Bộ có diện tích lớn nhất nước ta.
+ Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau.
+ Đất phù sa, đất chua và đất mặn.
- Thảo luận và trả lời:
+ Sông Mê Công, sông Đồng Nai. Kênh Rạch Sỏi, kênh Phụng Hiệp, kênh Vĩnh Tế.
+ Đồng bằng Nam Bộ có nhiều sông ngòi, kênh rạch nên mạng lưới sông ngòi, kênh rạch rất chằng chịt và dày đặc.
- Trình bày. 
- Là đất phù sa vì có nhiều sông lớn bồi đắp. Đất ở đây thích hợp với việc trồng lúa nước, giống như đồng bằng Bắc Bộ. Đất ở đồng bằng Nam Bộ rất màu mỡ.
- Đọc.
Tuần 20
Thứ tư ngày 16 tháng 1 năm 2019
BÀI 18: NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nhớ được tên một số dân tộc sống ở đồng bằng Nam Bộ: Kinh, Khơ-me, Chăm, Hoa.
2. Kĩ năng
- Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về nhà ở, trang phục của người dân ở đồng bằng Nam Bộ:
+ Người dân ở Tây Nam Bộ thường làm nhà dọc theo các sông ngòi, kênh rạch, nhà cửa đơn sơ.
+ Trang phục phổ biến của người dân đồng bằng Nam Bộ trước đây là quần áo bà ba và chiếc khăn rằn.
3. Thái độ
- Tôn trọng truyền thống văn hóa của người dân đồng bằng Nam Bộ.
II. Đồ dùng dạy học	
- Giáo viên: Tranh ảnh về nhà ở, trang phục, lễ hội của người dân Nam Bộ. 
- Học sinh: SGK Địa lí 4.
III. Các hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
30'
3’
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng nêu các đặc điểm chính về đồng bằng Nam Bộ.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài.
2. Bài mới
* Hoạt động 1: Nhà ở của người dân.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm, TLCH:
+ Từ những đặc điểm về đất đai, sông ngòi bài trước hãy rút ra những hệ quả về cuộc sống của người dân đồng bằng Nam Bộ.
+ Theo em, ở đồng bằng Nam Bộ có những dân tộc nào sinh sống?
- GV nhận xét, chốt lại.
* Hoạt động 2: Trang phục và lễ hội.
- GV đưa tranh ảnh về trang phục, lễ hội của người dân đồng bằng Nam Bộ, yêu cầu HS thảo luận nhóm theo 2 nội dung sau:
+ Từ những bức ảnh (tranh), em rút ra được những đặc điểm gì về trang phục của người dân ở đồng bằng Nam Bộ?
+ Từ những bức ảnh (tranh), em rút ra được những đặc điểm gì về lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ?
- Yêu cầu HS trình bày lại các đặc điểm về trang phục và lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
- Yêu cầu HS đọc phần Bài học.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 1 HS lên bảng.
- Thảo luận và trả lời:
+ Là cùng đồng bằng nên có nhiều dân sinh sống, khai khẩn đất hoang. Có hệ thống kênh rạch chằng chịt nên người dân thường làm nhà dọc các con sông. Phương tiện đi lại là xuồng, ghe.
+ Ở đồng bằng Nam Bộ có những dân tộc sinh sống như người Kinh, Khơ-me, Chăm, Hoa.
- Quan sát, thảo luận và trả lời:
+ Trang phục phổ biến của người dân ở đồng bằng Nam Bộ là quần áo bà ba và chiếc khăn rằn.
+ Những lễ hội đặc trưng của người dân ở đồng bằng Nam Bộ là: lễ hội Bà Chúa Xứ, hội xuân núi Bà, lễ cúng trăng...
- Trình bày. 
- Đọc.
Tuần 21
Thứ tư ngày 23 tháng 1 năm 2019
BÀI 19: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở 
ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ:
+ Trồng nhiều lúa gạo, cây ăn trái.
+ Nuôi trồng và chế biến thủy sản.
+ Chế biến lương thực.
2. Kĩ năng
- Trình bày được quy trình sản xuất gạo và nêu được một số sản vật nổi tiếng của địa phương.
3. Thái độ
- Tôn trọng truyền thống văn hóa của người dân đồng bằng Nam Bộ.
II. Đồ dùng dạy học	
- Giáo viên: Tranh ảnh về hoạt động sản xuất, hoa quả của người dân Nam Bộ. 
- Học sinh: SGK Địa lí 4.
III. Các hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
30'
3’
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng nêu các đặc điểm về nhà ở của người dân đồng bằng Nam Bộ.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài.
2. Bài mới
* Hoạt động 1: Vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm, TLCH: Dựa vào những đặc điểm về tự nhiên của đồng bằng Nam Bộ, hãy nêu lên những đặc điểm về hoạt động sản xuất nông nghiệp và các sản phẩm của người dân nơi đây.
- GV nhận xét, chốt lại.
- Yêu cầu HS đọc SGK và thể hiện quy trình thu hoạch và chế biến gạo xuất khẩu.
- Gọi HS trình bày về quy trình thu hoạch, xuất khẩu gạo.
* Hoạt động 2: Nơi sản xuất thủy sản nhiều nhất cả nước.
- Yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm về mạng lưới sông ngòi, kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, TLCH: Đặc điểm mạng lưới sông ngòi có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động sản xuất của người dân Nam Bộ?
- GV nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 3: Thi kể tên các sản vật của đồng bằng Nam Bộ.
- GV chia lớp thành 3 dãy, thi tiếp sức kể tên các sản vật đặc trưng của đồng bằng Nam Bộ trong 3 phút.
- GV tổ chức cho HS chơi.
- Yêu cầu HS giải thích vì sao đồng bằng Nam Bộ lại có được những sản vật đặc trưng này?
- GV nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.
- Yêu cầu HS hoàn thiện sơ đồ quy trình thu hoạch và chế biến gạo xuất khẩu sau đó trình bày.
- GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 1 HS lên bảng.
- Thảo luận và trả lời: 
+ Người dân trồng lúa.
+ Người dân trồng nhiều cây ăn quả như dừa, chôm chôm, măng cụt...
- 2 nhóm lên bảng vẽ sơ đồ:
Gặt lúa Tuốt lúa Phơi thóc
 Xay xát gạo
 Xuất khẩu và đóng bao
- Trình bày.
- Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ dày đặc và chằng chịt.
- Thảo luận và trả lời:
+ Người dân đồng bằng sẽ phát triển nghề nuôi và đánh bắt thủy sản.
+ Người dân đồng bằng sẽ phát triển mạnh việc xuất khẩu thủy sản như cá ba sa, tôm...
- Theo dõi.
- Chơi.
- Vì đồng bằng Nam Bộ có nhiều sông ngòi, kênh rạch và vùng biển rộng lớn.
- Thực hiện.
Tuần 22
Thứ tư ngày 30 tháng 1 năm 2019
 Bài 20: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở 
ĐỒNG BẰNG NAM BỘ ( Tiếp theo )
I.Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ:
+ Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh nhất trong cả nước.
+ Những ngành công nghiệp nổi tiếng là khai thác dầu khí, chế biến lương thực, thực phẩm, dệt may.
2. Kĩ năng
- Trình bày được những hoạt động đặc trưng của chợ nổi - nét độc đáo của đồng bằng sông Cửu Long.
3. Thái độ
- Tôn trọng những nét văn hóa đặc trưng của người dân đồng bằng Nam Bộ.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Tranh ảnh về hoạt động sản xuất công nghiệp và chợ nổi của người dân đồng bằng Nam Bộ.
- Học sinh: SGK Địa lí.
III. Các hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
30
3’
1. Kiểm tra bài cũ
- Kể tên một số dân tộc sống ở đồng bằng Nam Bộ?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV giới thiệu bài. Ghi đầu bài.
2. Bài mới
* Hoạt động 1: Vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta.
- Yêu cầu thảo luận nhóm, tìm hiểu SGK, thu thập thông tin điền vào bảng.
- Gọi đại diện HS trình bày.
- GV nhận xét, kết luận: Nhờ có nguồn nguyên liệu và lao động, lại được đầu tư xây dựng nhiều nhà máy nên đồng bằng Nam Bộ đã trở thành vùng có ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta với một số ngành nghề chính như: khai thác dầu khí, chế biến lương thực, thực phẩm.
* Hoạt động 2: Chợ nổi trên sông.
- Yêu cầu HS nhắc lại phương tiện giao thông đi lại chủ yếu của người dân Nam Bộ.
- Các hoạt động sinh hoạt như mua bán, trao đổi...của người dân thường diễn ra ở đâu?
- GV giới thiệu chợ nổi – một nét văn hóa đặc trưng của người dân đồng bằng Nam Bộ qua tranh ảnh.
- Yêu cầu thảo luận cặp đôi, mô tả về những hoạt động mua bán, trao đổi ở chợ nổi trên sông của người dân.
- GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện HS trình bày.
- Nghe.
- Xuồng, ghe.
- Trên các con sông.
- Theo dõi.
- 3 – 4 HS trình bày trước lớp.
Tuần 23
Thứ tư ngày 13 tháng 2 năm 2019
BÀI 21: THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của Thành phố Hồ Chí Minh:
+ Vị trí: nằm ở đồng bằng Nam Bộ, ven sông Sài Gòn.
+ Thành phố lớn nhất cả nước.
+ Trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học lớn: các sản phẩm công nghiệp của thành phố đa dạng; hoạt động thương mại rất phát triển.
2. Kĩ năng
- Chỉ được Thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ (lược đồ).
3. Thái độ
- Tìm hiểu các kiến thức dựa vào bản đồ, tranh, ảnh, bảng số liệu.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Bản đồ Việt Nam hoặc lược đồ đồng bằng Nam Bộ.
 Lược đồ hoặc bản đồ thành phố Hồ Chí Minh.
- Học sinh: SGK Địa lí.
III. Các hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
30’
3’
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí vùng đồng bằng Nam Bộ trên lược đồ.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV giới thiệu bài. Ghi đầu bài.
2. Bài mới
* Hoạt động 1: Thành phố trẻ lớn của cả nước.
- GV treo lược đồ thành phố Hồ Chí Minh và giới thiệu.
- Yêu cầu HS dựa vào SGK, thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi:
+ Thành phố HCM đã bao nhiêu tuổi?
+ Trước đây thành phố có tên gọi là gì?
+ Thành phố mang tên Bác từ khi nào?
+ Dòng sông nào chảy qua thành phố?
+ Thành phố, tỉnh nào tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh?
+ Phía đông của thành phố tiếp giáp với?
+ Từ thành phố đi đến các nơi bằng những loại đường giao thông nào?
- Yêu cầu HS lên chỉ vị trí của thành phố Hồ Chí Minh trên lược đồ.
- Yêu cầu HS quan sát bảng số liệu trong SGK và trả lời câu hỏi: Tại sao nói thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn của cả nước?
- Yêu cầu HS lên bảng sắp xếp thứ tự các thành phố theo thứ tự từ lớn nhất đến nhỏ nhất về diện tích và số dân.
- Yêu cầu HS nhìn vào kết quả trên bảng cho biết: Thành phố nào có diện tích lớn nhất, thành phố nào có số dân đông nhất.
* Hoạt động 2: Trung tâm kinh tế - văn hóa - khoa học lớn.
- GV treo hình 4; 5; hình a), b) dây chuyền lắp ráp ti vi, phân xưởng dệt.
- GV treo bản đồ thành phố Hồ Chí Minh lên bảng, YCHS làm việc nhóm.
- GV yêu cầu từng nhóm trình bày. GV ghi vào 3 cột trên bảng cho tương ứng.
- Yêu cầu các HS đọc lại kết quả HS đã 
tìm được ở các cột.
* Hoạt động 3: Hiểu biết của em về thành phố Hồ Chí Minh.
- GV hỏi HS ai đã được đến thành phố Hồ Chí Minh hoặc trên ti vi, tranh ảnh.
- Yêu cầu HS làm việc cặp đôi mỗi đội chọn 1 trong các nội dung sau:
+ Hãy kể lại những gì em thấy ở thành phố Hồ Chí Minh.
+ Hãy viết 1 đoạn văn từ 5 - 7 câu miêu tả những điều làm em ấn tượng về thành phố Hồ Chí Minh.
- Yêu cầu HS trình bày. GV theo dõi, bổ sung nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng chỉ.
- HS theo dõi.
- HS thảo luận sau đó đại diện HS trả lời câu hỏi:
+ Thành phố đã 300 tuổi.
+ Sài Gòn, Gia Định.
+ Từ năm 1976.
+ Sông Sài Gòn.
+ Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang.
+ Biển Đông.
+ Đường ô tô, đường sắt, đường thủy, đường hàng không.
- 2 HS lên chỉ trên lược đồ.
- HS quan sát bảng số liệu, so sánh diện tích thành phố Hồ Chí Minh với diện tích của các thành phố khác: Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn vì có số dân và diện tích lớn cả nước.
- 2 HS lên bảng: 1 HS sắp thứ tự về diện tích, 1 HS sắp thứ tự về dân số.
- HS trả lời.
- HS quan sát.
- HS chia thành các nhóm và thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Mỗi nhóm trình bày 1 ý, không lặp lại của nhóm bạn đã nêu.
- Đọc.
- HS trả lời.
- HS làm việc cặp đôi, chọn một trong các nội dung thảo luận.
- Một số đại diện nhóm lên trình bày và giới thiệu.
Tuần 24
Thứ tư ngày 20 tháng 2 năm 2019
BÀI 22: THÀNH PHỐ CẦN THƠ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Cần Thơ:
+ Thành phố ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, bên sông Hậu.
+ Trung tâm kinh tế, văn hóa và khoa học của đồng bằng sông Cửu Long.
2. Kĩ năng
- Chỉ được thành phố Cần Thơ trên bản đồ (lược đồ).
3. Thái độ
- Sưu tầm được một số tranh ảnh về thành phố Cần Thơ.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Bản đồ, lược đồ đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Cần Thơ.
- Học sinh: SGK Địa lí.
III. Các hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
30'
3’
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS lên bảng chỉ trên lược đồ thành phố Hồ Chí Minh và nêu được vị trí của thành phố.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV giới thiệu bài. Ghi đầu bài.
2. Bài mới
* Hoạt động 1: Thành phố ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long.
- Phát cho các HS lược đồ thành phố Cần Thơ. Yêu cầu HS tô màu vào phần địa giới của thành phố.
- GV treo lược đồ thành phố Cần Thơ, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Thành phố Cần Thơ nằm bên sông nào? Thành phố Cần Thơ giáp với những tỉnh nào?
- Yêu cầu 1 HS lên bảng chỉ trên lược đồ thành phố Cần Thơ và nêu tên các tỉnh giáp với thành phố.
- Từ thành phố Cần Thơ đi đến các tỉnh khác bằng các loại đường nào?
* Hoạt động 2: Trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học của đồng bằng sông Cửu Long.
- Yêu cầu HS quan sát hệ thống kênh rạch của thành phố Cần Thơ và cho biết:
+ Em có nhận xét gì về hệ thống kênh rạch của thành phố Cần Thơ.
+ Hệ thống kênh rạch này tạo điều kiện thuận lợi gì cho kinh tế của Cần Thơ?
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, đọc sách và bằng hiểu biết của mình tìm dẫn chứng chứng tỏ Cần Thơ còn là trung tâm văn hóa, khoa học của đồng bằng sông Cửu Long.
- Ở Cần Thơ, có thể đến những nơi nào để tham quan du lịch?
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm: dựa vào tranh ảnh được phát và SGK để trả lời câu hỏi của GV.
- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng.
- HS tô màu vào lược đồ được phát theo hướng dẫn của GV.
- HS quan sát lược đồ trên bảng và trả lời:
+ Thành phố Cần Thơ nằm bên dòng sông Hậu, các tỉnh giáp với thành phố Cần Thơ là: Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang.
- 1 HS lên bảng chỉ và nêu tên các TP. Các HS khác theo dõi, nhận xét.
- Bằng đường ô tô, đường sông và đường hàng không.
- HS quan sát, sau đó thảo luận cặp đôi lần lượt trả lời câu hỏi:
+ Hệ thống kênh rạch của thành phố Cần Thơ chằng chịt, chia cắt thành phố ra làm nhiều phần.
+ Hệ thống này tạo điều kiện để thành phố Cần Thơ tiếp nhận và xuất đi các hàng nông sản, thủy sản.
- HS thảo luận, đọc sách và trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi:
+ Có viện nghiên cứu lúa, tạo ra nhiều giống lúa mới cho đồng bằng sông Cửu Long.
+ Là nơi sản xuất máy nông nghiệp, phân bón, thuốc trừ sâu.
+ Có trường đại học Cần Thơ và nhiều trường Cao đẳng, các trường dạy nghề đào tạo nhiều cán bộ khoa học kĩ thuật có chuyên môn giỏi.
- Chợ nổi, bến Ninh Kiều, vườn cò, vườn chim, các khu miệt vườn ven sông và kênh rạch.
- HS làm việc theo nhóm. Thảo luận trong nhóm để trả lời câu hỏi.
- Trình bày.
Tuần 25
Thứ tư ngày 27 tháng 2 năm 2019
BÀI 23: ÔN TẬP
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Chỉ hoặc điền được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, sông Hồng, sông Thái Bình, sông Sài Gòn, sông Tiền, sông Hậu trên bản đồ, lược đồ Việt Nam.
2. Kĩ năng
- Nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ.
3. Thái độ
- Chỉ trên bản đồ vị trí của thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của các thành phố này.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Bản đồ tự nhiên và bản đồ hành chính Việt Nam.
- Học sinh: SGK Địa lí.
III. Các hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
30'
3’
1. Kiểm tra bài cũ
- Kể tên những đồng bằng lớn đã học.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV giới thiệu bài. Ghi đầu bài.
2. Bài mới
* Hoạt động 1: Vị trí các đồng bằng và các dòng sông lớn.
- GV treo bản đồ tự nhiên Việt Nam.
- Yêu cầu HS làm việc cặp đôi chỉ trên bản đồ 2 vùng đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và chỉ các dòng sông lớn tạo nên các đòng bằng đó.
- Yêu cầu HS lên bảng chỉ đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và xác định các con sông tạo nên các đồng bằng đó.
- Yêu cầu HS chỉ 9 cửa sông đổ ra biển của sông Cửu Long.
* Hoạt động 2: Đặc điểm thiên nhiên của đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm, dựa vào bản đồ tự nhiên, SGK và kiến thức đã học tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên của đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ rồi điền các thông tin vào bảng.
- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả. GV theo dõi nhận xét và cùng các nhóm bổ sung để hoàn thiện bảng thông tin.
* Hoạt động 3: Con người và các hoạt động sản xuất ở các đồng bằng.
- GV treo bản đồ hành chính Việt Nam. Yêu cầu HS xác định các thành phố lớn nằm ở ĐBBB và ĐBNB.
- Yêu cầu HS chỉ các thành phố lớn trên bản đồ.
- Yêu cầu HS làm việc cặp đôi: nêu tên các con sông chảy qua các thành phố đó.
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi để trả lời: Hãy cho biết các đặc điểm sau thuộc về đồng bằng Bắc Bộ hay đồng bằng Nam Bộ bằng cách nối đặc điểm đó với đồng bằng tương ứng.
- GV tổ chức trò chơi tiếp sức giữa 2 đội để trình bày kết quả trả lời bài tập.
- Yêu cầu HS nêu lại những đặc điểm chính của các vùng đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 1 HS trả lời, HS khác nhận xét.
- HS quan sát.
- HS làm việc cặp đôi, lần lượt chỉ vùng đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ trên bản đồ và các dòng sông lớn tạo thành các đồng bằng: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu.
- 2 HS chỉ: đồng bằng Bắc Bộ, và các dòng sông Hồng, sông Thái Bình. Đồng bằng Nam bộ và các dòng sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu.
- HS chỉ trên bản đồ: cửa Tranh Đề, Bát Xắc, Định An, Cung Hầu, Cổ Chiên, Hàm Luông, Ba Lai, cửa Đại và cửa Tiểu.
- HS làm việc theo nhóm.
- Đại diện mỗi nhóm lên trình bày một nội dung, các nhóm khác theo dõi bổ sung.
- HS quan sát bản đồ và trả lời.
- 2 HS lên bảng thực hiện.
- HS nêu và chỉ tên các con sông chảy qua các thành phố lớn:
+ Sông Hồng chảy qua thành phố Hà Nội.
+ Sông Bạch Đằng chảy qua thành phố hải Phòng.
+ Sông Sài Gòn, sông Đồng Nai chảy qua thành phố Hồ Chí Minh
- HS tiếp tục làm việc cặp đôi, quan sát, tìm hiểu yêu cầu của bài tập và thảo luận.
- HS chơi.
- 2 HS nêu.
Tuần 26
Thứ tư ngày 6 tháng 3 năm 2019
Bài 24: DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu của đồng bằng duyên hải miền Trung:
+ Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát và đầm phá.
+ Khí hậu: mùa hạ, tại đây thường khô, nóng và bị hạn hán, cuối năm thường có mưa lớn và bão dễ gây ngập lụt; có sự khác biệt giữa khu vực phía Bắc và phía Nam: khu vực phía Bắc dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh.
2. Kĩ năng
- Chỉ được vị trí đồng bằng duyên hải miền Trung trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.
3. Thái độ
- Chia sẻ với người dân miền Trung về những khó khăn do thiên tai gây ra.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Bản đồ Việt Nam, lược đồ đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Học sinh: SGK Địa lí.
III. Các hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
30'
3’
1. Kiểm tra bài cũ
- GV treo bản đồ tự nhiên Việt Nam. Yêu cầu HS chỉ trên bản đồ 2 vùng đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV giới thiệu bài. Ghi đầu bài.
2. Bài mới
* Hoạt động 1: Các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển.
- GV treo và giới thiệu lược đồ dải đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Yêu cầu HS quan sát lược đồ và cho biết: Có bao nhiêu dải đồng bằng ở duyên hải miền Trung?
- Yêu cầu 1 HS lên bảng chỉ trên lược đồ và gọi tên.
- Yêu cầu HS thảo luận trao đổi cặp đôi cho biết:
+ Em có nhận xét gì về vị trí của các đồng bằng này.
+ Em có nhận xét gì về tên gọi của các đồng bằng.
+ Quan sát trên lược đồ em thấy các dãy núi chạy qua các dải đồng bằng này đến đâu?
- GV treo lược đồ và giới thiệu đầm phá ở Thừa Thiên Huế.
- Ở các vùng đồng bằng này có nhiều cồn cát cao, do đó thường có hiện tượng gì xảy ra?
- Để ngăn chặn hiện tượng này, người dân ở đây phải làm gì?
- Yêu cầu HS rút ra nhận xét về đồng bằng duyên hải miền Trung.
* Hoạt dộng 2: Bức tường cắt ngang dải đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Yêu cầu HS quan sát trên bản đồ cho biết dãy núi nào đã cắt ngang dải đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Yêu cầu HS chỉ trên lược đồ dãy Bạch Mã và đèo Hải Vân.
+ Để đi từ Huế vào Đà Nẵng và từ Đà Nẵng ra Huế phải đi bằng cách nào?
- GV treo hình 4 đèo Hải Vân và giới thiệu.
+ Đường hầm Hải Vân có ích lợi gì hơn so với đường đèo?
* Hoạt động3: Khí hậu khác biệt giữa khu vực phía Bắc và phía Nam.
- HS làm việc cặp đôi, đọc sách và cho biết: Khí hậu phía Bắc và phía Nam đồng bằng duyên hải miền Trung khác nhau như thế nào? 
- Yêu cầu HS trả lời để điền các thông tin vào bảng.
- Có sự khác nhau như vậy là do đâu?
- Yêu cầu HS cho biết thêm một vài đặc điểm của mùa hạ và những tháng cuối năm của đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Khí hậu ở đồng bằng duyên hải miền Trung có thuận lợi cho người dân sinh sống và sản xuất không?
3. Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng thực hiện.
- HS quan sát.
- Có 5 dải đồng bằng.
- 1 HS lên bảng thực hiện.
- HS thảo luận, trao đổi.
+ Các đồng bằng này nằm sát biển, phía Bắc giáp đồng bằng bắc Bộ, phía Tây giáp dãy núi Trường Sơn, phía Nam giáp với đồng bằng Nam Bộ, phía Đông là biển Đông.
+ Tên gọi của các dải đồng bằng lấy từ tên của các tỉnh nằm trên vùng đồng bằng đó.
+ Các dãy núi chạy qua các dải đồng bằng và lan ra sát biển.
- Quan sát và lắng nghe.
- Ở các đồng bằng này thường có hiện tượng di chuyển của các cồn cát.
- Người dân ở đây thường trồng phi lao để ngăn gió di chuyển sâu vào đất liền.
- 2 HS trả lời.
- Dãy núi Bạch Mã.
- 1 HS lên bảng thực hiện.
+ Đi đường bộ trên sườn đèo Hải Vân hoặc đi xuyên qua núi qua đường hầm Hải Vân.
- HS lắng nghe.
+ Đường hầm Hải Vân rút ngắn đoạn đường đi, dễ đi và hạn chế tắc nghẽn giao thông do đất đá ở vách núi đổ xuống. Đường đèo xa hơn và không an toàn, có nhiều khi đường bị sụt lở do mưa lớn, gây ách tắc.
- HS thảo luận và trả lời.
- HS trả lời vào bảng thông tin và cùng GV hoàn thành bảng.
- Do dãy núi Bạch Mã đã chắn gió lại. Gió lạnh thổi từ phía Bắc bị chặn lại ở dãy núi này, do đó phía Nam không có gió lạnh, và không có mùa đông.
- HS đọc sách và trả lời.
- Khí hậu đó gây ra nhiều khó khăn cho người dân sinh sống và trồng trọt, sản xuất.
Tuần 27
Thứ tư ngày 13 tháng 3 năm 2019
 Bài 25: NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở ĐỒNG BẰNG
 DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết người Kinh, người Chăm và một số dân tộc ít người khác là cư dân chủ yếu của đồng bằng duyên hải miền Trung.
2. Kĩ năng
- Trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất: trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, nuôi trồng, chế biển thủy sản,...
3. Thái độ
- Dựa vào tranh ảnh để tìm thông tin.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Bản đồ Việt Nam, lược đồ đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Học sinh: Các tranh ảnh sưu tầm về con người và hoạt động sản xuất.
III. Các hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
30’
3’
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS lên bảng đọc tên các đồng bằng duyên hải miền Trung và chỉ trên lược đồ.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV giời thiệu bài. Ghi đầu bài.
2. Bài mới
* Hoạt động 1: Dân cư tập trung khá đông đúc.
- GV giới thiệu: Đồng bằng duyên hải miền Trung tuy nhỏ hẹp song có điều kiện tương đối thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất nên dân cư tập trung khá đông đúc.
- Yêu cầu HS quan sát bản đồ phân bố dân cư Việt Nam và so sánh:
+ So sánh lượng người sinh sống ở vùng ven biển miền Trung so với ở vùng núi Trường Sơn.
+ So sánh lượng người sinh sống ở vùng ven biển miền Trung so với ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ.
+ Người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung là người dân tộc nào?
- Yêu cầu HS làm việc cặp đôi: quan sát hình 1 và 2, nhận xét trang phục của phụ nữ Chăm, phụ nữ Kinh.
* Hoạt động 2: Hoạt động sản xuất của người dân.
- Yêu cầu HS quan sát các hình 3 đến hình 8 trong SGK và đọc ghi chú ở các hình.
+ Dựa vào các hình ảnh, hãy cho biết, người dân ở đây có những ngành nghề gì?
+ Yêu cầu HS kể tên một số loai cây được trồng.
+ Kể tên một số con vật được chăn nuôi nhiều ở đồng bằng duyên hải miền Trung?
+ Một số loài thủy sản được nuôi trồng ở đồng bằng duyên hải miền Trung?
* Hoạt động 3: Khai thác điều kiện tự nhiên để phát triển sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Yêu cầu HS nhắc lại các nghề chính ở đồng bằng duyên hải miền Trung.
+ Vì sao người dân ở đây lại có những hoạt động sản xuất này?
- Yêu cầu các nhóm chuẩn bị lên trình bày trước lớp các điều kiện để sản xuất
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng thực hiện.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và nhận xét.
+ Số người ở vùng ven biển miền Trung nhiều hơn so với ở vùng núi Trường Sơn.
+ Số người ở vùng ven biển miền Trung ít hơn ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ.
+ 1-2 HS trả lời.
- HS lần lượt nói về đặc điểm trang phục của người Chăm và người Kinh.
+ Người Chăm: mặc váy dài, có đai thắt ngang và khăn choàng đầu.
+ Người Kinh: mặc áo dài cao cổ.
- 6HS lần lượt đọc to trước lớp.
+ Trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng đánh bắt thủy sản và nghề làm muối.
+ Cây lúa, cây mía, lạc.
+ Bò, trâu.
+ Cá, tôm.
- 1-2 HS nhắc lại.
+ Do ở gần biển, do có đất phù sa.
- Trình bày.
Tuần 28
Thứ tư ngày 20 tháng 3 năm 2019
 Bài 26: NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở ĐỒNG BẰNG
 DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG (Tiếp theo )
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung:
+ Hoạt động du lịch ở đồng bằng duyên hải miền Trung rất phát triển.
+ Các nhà máy, khu công nghiệp phát triển ngày càng nhiều ở đồng bằng duyên hải miền Trung: nhà máy đường, nhà máy đóng mới, sửa chữa tàu thuyền.
2. Kĩ năng
- Mô tả được quy trình làm đường mía.
3. Thái độ
- Sử dụng tranh ảnh mô tả, tìm thông tin có liên quan.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: SGK Địa lí.
III. Các hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
30'
3’
1. Kiểm tra bài cũ
- Kể tên những nghề chính của vùng đồng bằng duyên hải miền Trung.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV giới thiệu bài. Ghi đầu bài.
2. Bài mới
* Hoạt động 1: Hoạt động du lịch ở đồng bằng duyên hải miền Trung.
- GV treo lược đồ đồng bằng duyên hải miền Trung, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi: Các dải đồng bằng duyên hải miền Trung nằm ở vị trí nào so với biển? Vị trí này có thuận lợi gì về du lịch?
- GV treo hình 9: Bãi biển Nha Trang và giới thiệu về bãi biển nha Trang.
- YCHS lên bảng giới thiệu về tranh ảnh bãi biển mà mình sưu tầm được.
+ Điều kiện phát triển du lịch ở đồng bằng duyên hải miền Trung có tác dụng gì đối với đời sống người dân?
* Hoạt động 2: Phát triển công nghiệp
- Ở vị trí ven biển, đồng bằng duyên hải miền Trung có thể phát triển loại đường giao thông nào?
- Việc đi lại nhiều bằng tàu, thuyền là điều kiện để phát triển ngành công nghiệp gì?
- GV đưa hình 10 giới thiệu về xưởng sửa chữa tàu thuyền.
- Kể tên các sản phẩm, hàng hóa làm từ mía đường.
- Yêu cầu HS QS hình 11 và cho biết các công việc để sản xuất đường từ mía.
- Yêu cầu HS tiếp tục quan sát hình 12 dựa vào vốn hiểu biết của mình và hình vẽ cho biết: ở khu vực này đang phát triển ngành công nghiệp gì?
- Người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung có những hoạt động nào?
Hoạt động 3: Lễ hội ở ĐBDHMT
- Kể tên các lễ hội nổi tiêng ở vùng đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm: Mô tả lại Tháp Bà trong hình 13 và kể các hoạt động ở lễ hội Tháp Bà.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 1-2 kể tên.
- HS quan sát trả lời:
+ Các dải đồng bằng duyên hải miền Trung nằm ở sát biển.
+ Ở vị trí này các dải đồng bằng duyên hải miền Trung có nhiều bãi biển, thu hút khách du lịch. 
- HS quan sát lắng nghe.
- HS lên bảng giới thiệu về bãi biển trong tranh, ảnh của mình.
+ Người dân có thêm việc làm, tăng thêm thu nhập.
- Giao thông đường biển.
- Phát triển ngành công nghiệp đóng tàu và sửa chữa tàu thuyền.
- HS theo dõi, lắng nghe.
- Bánh kẹo, sữa, nước ngọt,...
- HS quan sát, sau đó mỗi HS nêu tên một công việc.
- Phát triển ngành công nghiệp lọc dầu, khu công nghiệp Dung Quất.
- Người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung có thêm những hoạt động kinh tế mới: phục v

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_4_hoc_ki_2.doc