Giáo án Địa lí 4 - Bài 20: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ (Tiếp theo)

Giáo án Địa lí 4 - Bài 20: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ (Tiếp theo)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Biết đồng bằng Nam Bộ là vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta, chợ nổi – nét độc đáo của đồng bằng sông Cửu Long

2. Kĩ năng:

- Trình bày được mối quan hệ giữa đặc điểm về tự nhiên của đồng bằng với những đặc điểm về hoạt động sản xuất của người dân đồng bằng Nam Bộ.

- Trình bày được những hoạt động đặc trưng của chợ nổi – nét độc đáo của đồng bằng sông Cửu Long.

3. Thái độ:

- Tôn trọng những nét văn hóa đặc trưng của người dân đồng bằng Nam Bộ.

II. Chuẩn bị:

- GV: SGK, bài giảng điện tử,

- GV: SGK, vở,

 

docx 10 trang xuanhoa 12/08/2022 2640
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 4 - Bài 20: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 3: ĐỊA LÍ
BÀI 20: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN 
Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ (TIẾP THEO)
Mục tiêu:
Kiến thức:
- Biết đồng bằng Nam Bộ là vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta, chợ nổi – nét độc đáo của đồng bằng sông Cửu Long
Kĩ năng:
- Trình bày được mối quan hệ giữa đặc điểm về tự nhiên của đồng bằng với những đặc điểm về hoạt động sản xuất của người dân đồng bằng Nam Bộ.
- Trình bày được những hoạt động đặc trưng của chợ nổi – nét độc đáo của đồng bằng sông Cửu Long.
Thái độ:
- Tôn trọng những nét văn hóa đặc trưng của người dân đồng bằng Nam Bộ.
II. Chuẩn bị:
- GV: SGK, bài giảng điện tử, 
- GV: SGK, vở, 
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Khởi động:
- GV hiện hình ảnh lược đồ tự nhiên đồng bằng Nam Bộ trên máy chiếu.
- Câu hỏi 1: Đây là lược đồ gì?
- Câu hỏi 2: Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của nước ta? Nêu một số đặc điểm tự nhiên của đồng bằng Nam Bộ?
- Câu hỏi 3: Hãy nêu các điều kiện thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây, thủy sản lớn nhất cả nước?
- GV nhận xét.
B. Khám phá:
1. Giới thiệu bài:
- Do đặc điểm tự nhiên của đồng bằng Nam Bộ có nhiều thuận lợi nên nơi đây trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây, thủy sản lớn nhất cả nước. Vậy ta có thể nói ngành nông nghiệp, ngư nghiệp rất phát triển. Còn ngành công nghiệp thì sao? Tại đây còn có nét văn hóa độc đáo nào? Cô cùng các con sẽ đến với bài học hôm nay: “Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ (tiếp theo).”
- GV ghi bảng tên bài
Hoạt động 1: Đồng bằng Nam Bộ - vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta.
- GV: Với điều kiện tự nhiên của đồng bằng Nam Bộ, các con hãy dự đoán xem ở đây sẽ phát triển ngành công nghiệp nào?
- Để biết lời dự đoán của các con đúng hay sai, chúng ta hãy mở SGK trang 124, 125, quan sát các hình vẽ, đọc các thông tin trong phần 3 để xem vùng công nghiệp ở đây như thế nào nhé!
- GV ghi bảng “Vùng công nghiệp”
- GV giải nghĩa “Công nghiệp”: Là hoạt động kinh tế có quy mô lớn và sản phẩm tạo thành hàng hóa.
- Hiện 5 hình ảnh trong SGK lên màn hình
- GV: Hãy đọc lời chú giải dưới mỗi hình?
- GV: Dựa vào hình vẽ và các thông tin trong SGK, bạn nào có thể kể tên các ngành công nghiệp nổi tiếng ở đồng bằng Nam Bộ? 
- GV nhận xét.
- GV nêu các ngành công nghiệp ứng với mỗi hình.
Hình 4: Điện tử
Hình 5 + 6: Chế biến lương thực, thực phẩm
Hình 7: Cơ khí
Hình 8: Hóa chất
- GV: Ở đồng bằng Nam Bộ có một số ngành công nghiệp nổi tiếng như: khai thác dầu khí, chế biến lương thực, thực phẩm, điện, dệt may và nhiều ngành khác nữa.
- Để giúp các con hiểu rõ hơn về các ngành công nghiệp trên, các con hãy làm việc theo nhóm đôi, hoàn thành phiếu bài tập trong thời gian 2 phút.
- GV quan sát các nhóm, giúp đỡ các nhóm (nếu cần).
Các ngành công nghiệp trọng điểm
Sản phẩm chính
Điều kiện thuận lợi
Khai thác dầu khí
Chế biến lương thực, thực phẩm
Dệt may
- GV: Gọi các nhóm báo cáo kết quả.
+ Một HS nêu sản phẩm của ngành khai thác dầu khí.
- GV chốt.
- Mở rộng: Nói đến dầu khí là ta nghĩ ngay đến địa danh Vũng Tàu. 
- Gọi HS đọc têc các mỏ dầu khí lớn được phát hiện ở Vũng Tàu. 
- Ngành dầu khí ở Việt Nam đứng thứ ba của khu vực Đông Nam Á. Đây là một số hình ảnh về ngành khai thác dầu khí ở Bà Rịa – Vũng Tàu.
+ Ngành chế biến lương thực thực phẩm có những sản phẩm nào?
- GV: Ở tiết trước, các con đã biết đồng bằng Nam Bộ là vựa lúa, vựa trái cây, là nơi đánh bắt được nhiều thủy sản nhất nước ta. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi cho ngành chế biến lương thực, thực phẩm phát triển. 
- Xem clip về dây chuyền sản xuất cá.
- GV cho HS xem một hộp cá, giới thiệu: “Đây là sản phẩm cuối cùng trong dây chuyền sản xuất cá. Sản phẩm này không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn được xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới. Nhà máy chế biến lương thực nổi tiếng nhất ở đồng bằng Nam Bộ là nhà máy Tài Lộc ở thành phố Cần Thơ.”
+ Quần áo các con mặc, giày dép các con đi là sản phẩm của ngành nào?
- GV nhận xét, chốt đáp án.
- Mở rộng: Với nguồn nhân lực và nguyên liệu dồi dào cùng với công nghệ và đội ngũ có trình độ cao kết hợp với vốn đầu tư nước ngoài, ngành dệt may đã cho ra đời nhiều sản phẩm có chất lượng phục vụ trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Điển hình là hai công ty may mặc Phương Đông và An Thuận Phát ở thành phố Hồ Chí Minh. Họ là những công ty hàng đầu về thời trang trong nước và xuất khẩu.
- Qua hoạt động 1, em có nhận xét gì về ngành công nghiệp ở đồng bằng Nam Bộ?
- Tại sao nói ở đồng bằng Nam Bộ, ngành công nghiệp phát triển nhất nước ta?
- GV giải thích cụm từ “Hơn nửa giá trị sản xuất công nghiệp”
- Điều kiện nào đã giúp cho các ngành công nghiệp đó phát triển?
- Như chúng ta đã biết, ngành khai thác dầu khí ở đồng bằng Nam Bộ rất phát triển đã kéo theo nhiều ngành công nghiệp khác cũng phát triển như ngành điện, hóa chất, điện tử, cơ khí. Vậy bạn nào giỏi có thể cho cô biết ở đồng bằng Nam Bộ có nhà máy thủy điện nào lớn nhất?
- GV: Bên cạnh nhà máy thủy điện Trị An còn có nhà máy nhiệt điện Phú Mĩ và tại Phú Mĩ còn có một nhà máy hóa chất lớn, đó là nhà máy phân đạm Phú Mĩ nổi tiếng.
- Mở rộng: Nói đến ngành công nghiệp ở đồng bằng Nam Bộ, ta không thể không nhắc tới các khu trung tâm công nghiệp lớn như KCN Bà Rịa – Vũng Tàu, KCN Bình Dương, KCN Đồng Nai. Tại đây có rất nhiều nhà máy, xí nghiệp lớn. Nó đã giúp cho giá trị sản xuất công nghiệp ở đồng bằng Nam Bộ tăng lên rất nhiều.
- Liên hệ: Đất nước ta hiện nay đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, các ngành công nghiệp đang phát triển mạnh trên khắp cả nước. Mỗi ngành công nghiệp đều có sản phẩm riêng. Các sản phẩm của ngành công nghiệp rất đa dạng và phong phú. Chất lượng bền, đẹp, an toàn và thân thiện. Hiện nay, Đảng và nhà nước đang khuyến cáo: “Người Việt dùng hàng Việt”. Và ngay tại huyện Đan Phượng ta cũng có một khu công nghiệp đã và đang được xây dựng, các con có biết khu công nghiệp này ở đâu không?
- Đó chính là khu công nghiệp thị trấn Phùng. Ở khu công nghiệp này có rất nhiều nhà máy.
- Gọi HS đọc tên một số nhà máy.
- GV chốt: Qua hoạt động 1, chúng ta thấy đồng bằng Nam Bộ chẳng những là vùng sản xuất lúa gạo, trái cây, thủy sản lớn nhất cả nước mà ngành công nghiệp ở đây cũng phát triển nhất cả nước.
- Chuyển: Và nói tới đồng bằng Nam Bộ, ta không thể không nói tới một nét văn hóa độc đáo. Nét độc đáo đó là gì? Các con hãy xem đoạn clip sau.
- GV: Các con thấy gì trong đoạn clip?
- GV: Đó chính là chợ nổi trên sông.
- GV ghi bảng: “Chợ nổi”
Hoạt động 2: Chợ nổi trên sông 
- Đoạn clip trên nói về chợ nổi nào ở đồng bằng Nam Bộ?
- GV: Dựa vào những thông tin trong sách giáo khoa và hiểu biết của mình, hãy nêu tên một số chợ nổi ở đồng bằng Nam Bộ?
- GV: Có rất nhiều chợ nổi ở đồng bằng Nam Bộ. Có nhà thơ đã viết những câu thơ rất hay khi đến với chợ nổi Cái Răng ở Cần Thơ:
“Chợ đã nổi từ nửa đêm về sáng
Ta vẫn chìm từ giữa bữa hoàng hôn
Em treo bẹo Cái Răng Ba Láng
Ta trông hồ Vàm Xáng Cần Thơ”. 
- GV: Chợ nổi Phụng Hiệp còn gọi là chợ nổi Ngã Bảy, từ năm 2002 đã di dời về trên kênh Cái Côn và gọi là chợ nổi Ba Ngàn.
- GV: Ngoài ra còn có chợ nổi Cái Bè, chợ nổi Tiền Giang, chợ nổi Long Xuyên.
- Trò chơi: Sóc đi chợ nổi
- GV phổ biến cách chơi, luật chơi. Tổ chức trò chơi.
- Tổng kết trò chơi, khen đội chiến thắng.
- GV: Chợ nổi đồng bằng Nam Bộ có đặc điểm gì về:
+ Nơi họp:
+ Hàng hóa chủ yếu:
+ Hình thức giới thiệu hàng hóa:
- GV: Tại sao hàng hóa chủ yếu của chợ nổi là hoa quả?
- GV: Vì họp chợ trên sông, hàng hóa để trên thuyền nên để giới thiệu được loại hàng hóa mình cần bán, họ đã treo loại hàng hóa đó lên một cây sào cao gọi là cây bẹo (hình ảnh cây bẹo).
- Theo em, chợ nổi ở đồng bằng Nam Bộ có điểm gì giống và khác với chợ ở địa phương?
- GV chốt: Các con vừa tìm được những nét khác biệt của chợ nổi trên sông với chợ ở địa phương em. Đó chính là nét độc đáo của đồng bằng sông Cửu Long. 
- GV ghi bảng “nét độc đáo của đồng bằng Sông Cửu Long”.
- Các con có muốn đến chợ nổi không?
Vậy các con hãy học thật giỏi để nếu có điều kiện, bố mẹ sẽ thưởng cho các con một chuyến du lịch ở đồng bằng Nam Bộ.
- Nghe bài hát “Chợ nổi trên sông”.
C. Củng cố:
- Qua bài học hôm nay, các con đã hiểu thêm được những gì về hoạt động sản xuất ở đồng bằng Nam Bộ?
- Hãy đọc bảng so sánh giữa đồng bằng Nam Bộ và đồng bằng Bắc Bộ.
- Giáo dục: Đất nước ta phát triển hay không phụ thuộc rất nhiều vào các ngành công nghiệp. Các con còn nhỏ, còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Nhiệm vụ của các con là học tập thật giỏi để sau này xây dựng đất nước và cô trò mình là những thế hệ sau, chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn những nét văn hóa độc đáo của dân tộc.
- Nhận xét tiết học
- HS: Lược đồ tự nhiên đồng bằng Nam Bộ.
- HS: Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía Nam nước ta. Đây là đồng bằng lớn nhất nước ta, đất đai màu mỡ, kênh rạch chằng chịt.
- HS: Đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao động, mạng lưới sông ngòi dày đặc.
- HS lắng nghe
- 1 HS nhắc lại tên bài, cả lớp ghi vở
- 2 HS trả lời: dầu khí, chế biến lương thực, thực phẩm.
- HS mở SGK
- HS ghi vở
- HS lắng nghe.
- HS đọc:
+ Hình 4: Sản xuất linh kiện máy tính điện tử.
+ Hình 5: Dây chuyền sản xuất bột ngọt
+ Hình 6: Chế biến hạt điều xuất khẩu
+ Hình 7: Phân xưởng cán đồng
+ Hình 8: Nhà máy đạm Phú Mỹ
- HS: Các ngành công nghiệp nổi tiếng của đồng bằng Nam Bộ là: Khai thác dầu khí, sản xuất điện, hóa chất, phân bón, cao suchế biến lương thực thực phẩm, dệt, may mặc.
- HS lắng nghe.
- HS làm phiếu theo nhóm.
- Đại diện nhóm nêu: Dầu thô, khí đốt.
- HS nhận xét
- HS đọc: Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng.
- HS lắng nghe.
- HS nêu: gạo, hoa quả, thủy hải sản
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS xem clip
- HS lắng nghe
- HS nêu: dệt may
- HS lắng nghe.
- Ngành công nghiệp ở đồng bằng Nam Bộ rất phát triển.
- HS: Vì hàng năm, đồng bằng Nam Bộ tạo ra được hơn nửa giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước.
- HS: Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, có nguồn nguyên liệu và nhân lực dồi dào, xây dựng nhiều nhà máy.
- HS: Nhà máy thủy điện Trị An.
- HS lắng nghe.
- HS: Gần bệnh viện đa khoa huyện Đan Phượng.
- HS: công ty dược phẩm Hoa Linh, viện nghiên cứu ngô, nhà máy chế biến hạt giống ngô, nhà máy sản xuất cơ kim khí Hà Tây, nhà máy I – nốc Quyết Thắng.
- HS lắng nghe.
- HS xem clip.
- Có nhiều thuyền, xuồng chở hoa quả. Họ trao đổi, mua bán hàng hóa trên sông.
- HS ghi bài
- Chợ nổi Phong Điền.
- Chợ nổi Cái Răng, Phong Điền ở Cần Thơ, chợ nổi Phụng Hiệp ở Hậu Giang.
- HS lắng nghe.
- HS chơi trò chơi.
- Họp ở trên sông.
 - Hàng hóa chủ yếu là hoa quả. 
 - Để giới thiệu loại hàng hóa mình cần bán, họ treo loại hàng hóa đó lên cây sào cao.
- Vì đồng bằng Nam Bộ là vựa trái cây lớn nhất của cả nước. 
- HS lắng nghe.
- HS:
+ Giống: Đều là nơi giao lưu, mua bán hàng hóa.
+ Khác: Ở địa phương em họp chợ trên cạn, hàng hóa trưng bày trong quầy, tập trung theo từng khu vực.
Còn chợ nổi ở đồng bằng Nam Bộ thì họp chợ trên sông, hàng hóa bày bán trên ghe xuồng. Để người mua biết mình đang làm gì thì họ treo lên cây sào loại hàng hóa ấy.
- HS lắng nghe.
- HS ghi bài.
- HS: Có.
- Ngành công nghiệp ở đồng bằng Nam Bộ phát triển nhất nước ta. Ngoài ra ở đồng bằng Nam Bộ còn có chợ nổi là một nét văn hóa độc đáo của đồng bằng sông Cửu Long.
- HS đọc bảng
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
IV. Định hướng học tập:
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Thành phố Hồ Chí Minh.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_4_bai_20_hoat_dong_san_xuat_cua_nguoi_dan_o_d.docx