Giáo án Đạo đức 4 - Tuần 26 - Bài: Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo (Tiết 1)

Giáo án Đạo đức 4 - Tuần 26 - Bài: Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo (Tiết 1)

TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO (tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 1. Kiến thức

- Hiểu được thế nào là hoạt động nhân đạo. Nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo

- Nắm được ý nghĩa của hoạt động nhân đạo.

2. Kĩ năng

- Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè, gia đình cùng tham gia.

3. Phẩm chất

- Thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp, ở trường và cộng đồng.

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo

* KNS: Đảm nhận trách nhiệm khi tham gia các hoạt động nhân đạo

* TTHCM: Lòng nhân ái, vị tha

 

docx 3 trang xuanhoa 12/08/2022 3200
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức 4 - Tuần 26 - Bài: Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN HỌC TRỰC TUYẾN
ĐẠO ĐỨC
Tuần 26
TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO (tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:	
 1. Kiến thức
- Hiểu được thế nào là hoạt động nhân đạo. Nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo
- Nắm được ý nghĩa của hoạt động nhân đạo.
2. Kĩ năng
- Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè, gia đình cùng tham gia.
3. Phẩm chất
- Thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp, ở trường và cộng đồng.
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo
* KNS: Đảm nhận trách nhiệm khi tham gia các hoạt động nhân đạo
* TTHCM: Lòng nhân ái, vị tha
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: máy tính,PowerPoint
- HS: SGK, vở ghi,máy tính hoặc điện thoại thông minh,ipad
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát
- KT: động não, tia chớp
III.HÌNH THỨC DẠY HỌC:
- Dạy trực tuyến,chiếu PowerPoint
IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: 
- GV dẫn vào bài mới
Chơi trò chơi :ô chữ
2. Bài mới 
* Mục tiêu: 
- Hiểu được thế nào là hoạt động nhân đạo. Nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo
- Nắm được ý nghĩa của hoạt động nhân đạo.
* Cách tiến hành: Cá nhân
HĐ1: Thế nào là hoạt động nhân đạo 
- Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK
+ Em suy nghĩ gì về những khó khăn, thiệt hại mà các nạn nhân đã phải chịu đựng do thiên tai, chiến tranh gây ra?
+ Em có thể làm gì để giúp đỡ họ?
- GV kết luận: Trẻ em và nhân dân các vùng bị thiên tai, lũ lụt và chiến tranh đã phải chịu nhiều khó khăn, thiệt thòi. Chúng ta cần cảm thông, chia sẻ với họ, quyên góp tiền của để giúp đỡ họ. Đó là một hoạt động nhân đạo.
+ Tại sao phải tích cực tham gia hoạt động nhân đạo?
- GV chốt kiến thức và đưa ra bài học
TTHCM: Tham gia các hoạt động nhân đoạ là thể hiện mình là người có lòng vị tha, nhân ái. Sinh thời, BH của chúng ta là một người rất giàu lòng nhân ái
HĐ2: Chọn lựa hành vi (BT 1)
- GV giao cho từng HS làm bài tập 1.
 - GV kết luận:
+ Việc làm trong các tình huống a, c là đúng.
+ Việc làm trong tình huống b là sai vì không phải xuất phát từ tấm lòng cảm thông, mong muốn chia sẻ với người tàn tật mà chỉ để lấy thành tích cho bản thân.
* GDKNS: Khi tham gia các hoạt động nhân đạo cần có trách nhiệm và làm việc bởi tấm lòng của mình chứ không phải làm việc để lấy thành tích
HĐ 3: Bày tỏ ý kiến (Bài tập 3): 
- GV lần lượt nêu từng ý kiến của bài tập 3.
- GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn của mình.
- GV kết luận:
3. HĐ ứng dụng 
4. HĐ sáng tạo 
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe
+ Khó khăn và thiệt thòi trong cuộc sống như ăn, ở, đi lại, học tập và làm việc, 
+ Cảm thông, chia sẻ, quyên góp tiền của để giúp đỡ họ, 
- HS lắng nghe.
- HS lấy thêm ví dụ về hoạt động nhân đạo
+ Trong cuộc sống, ai cũng có lúc gặp khó khăn, cần sự sẻ chia, giúp đỡ
+ Tham gia hoạt động nhân đạo là thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN
- HS đọc bài học
- HS lắng nghe, minh hoạ về hành động nhân đạo của Bác 
- HS đọc các tình huống trong bài tập 1.
+ Việc làm trong các tình huống a, c là đúng.
+ Việc làm trong tình huống b là sai
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
Cá nhân - HS đưa ra ý kiến của mình và giải thích
òÝ kiến a: đúng
òÝ kiến b: sai
òÝ kiến c: sai
òÝ kiến d: đúng
- HS thực hành tiết kiệm tiền ăn sáng nuôi lợn nhựa để ủng hộ các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp
- Nói về một hành động chưa thể hiện tinh thần nhân đạo mà em biết.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_4_tuan_26_bai_tich_cuc_tham_gia_cac_hoat_don.docx