Giáo án Cùng học Tin học 4 - Năm học 2015-2016
CHƯƠNG I: KHÁM PHÁ MÁY TÍNH
BÀI 1: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Biết vai trò của máy tính
- Nhớ lại các dạng của thông tin trong đời sống.
- Nhớ lại các bộ phận quan trọng của máy tính.
2. Kỹ năng
- Biết phân loại các dạng thông tin cơ bản.
- Biết nhận biết các bộ phận của máy tính.
3. Thái độ
- Hào hứng trong việc học
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, SGK.
- Học sinh: Vở ghi và bút ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Cùng học Tin học 4 - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Ngày soạn: 22/08/2015 Tiết 1 Ngày dạy: 24-26/08/2015 CHƯƠNG I: KHÁM PHÁ MÁY TÍNH BÀI 1: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Biết vai trò của máy tính - Nhớ lại các dạng của thông tin trong đời sống. - Nhớ lại các bộ phận quan trọng của máy tính. 2. Kỹ năng - Biết phân loại các dạng thông tin cơ bản. - Biết nhận biết các bộ phận của máy tính. 3. Thái độ - Hào hứng trong việc học II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Giáo án, SGK. - Học sinh: Vở ghi và bút ghi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định lớp: Báo cáo sĩ số. 2. Bài mới: - Năm qua các em đã làm quen với môn tin học được một thời gian rồi. Năm nay các em sẽ làm quen tiếp tục với bộ môn này trong cả hai học kì. Để tiếp tục chương trình của năm học trước, hôm nay thầy sẽ hướng dẫn các em ôn lại các kiến thức mà ta đã được học ở năm qua. a. Hoạt động 1: Cho học sinh thảo luận nhóm các câu hỏi sau: + Máy tính có khả năng làm việc như thế nào? + Có mấy loại thông tin thường gặp? Là những loại nào? + Máy tính giúp con người làm những gì? + Máy tính thường có mấy bộ phận chính? - GV nhận xét. b. Hoạt động 2: B1. Hãy kể tên năm thiết bị dùng trong gia đình cần điện để hoạt động. B2. Hãy kể tên các thiết bị dùng ở lớp học khi hoạt động phải dùng điện. 3. Củng cố - dặn dò - Hệ thống lại kiến thức cho học sinh - Nhận xét tiết học. - Kiểm tra bút, vở. - Lắng nghe. 1 nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét + Nhanh, chính xác, liên tục... + 3 loại thông tin: văn bản, âm thanh, hình ảnh. + Làm việc, học tập, giải trí, liên lạc + Có 4 bộ phận: màn hình, chuột, phần thân, bàn phím. - Làm bài tập. -1-3 HS liệt kê, nhận xét + Tivi, đèn, quạt, tủ lạnh, máy vi tính. -1-3 HS kể tên, nhận xét. + Đèn, quạt. - Lắng nghe. _______________________________________________________________________ Tuần 1 Ngày soạn: 22/08/2015 Tiết 2 Ngày dạy: 24-28/08/2015 BÀI 1: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Nhớ lại cách khởi động một chương trình có biểu tượng trên màn hình nền. 2. Kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng sử dụng chuột. - Ôn lại các thao tác cơ bản với máy tính đã được làm quen. 3. Thái độ: - Hứng thú với môn học. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Giáo án, SGK. - Học sinh: Vở ghi và bút ghi. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định lớp: Báo cáo sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ - Máy tính thường có mấy bộ phận chính? - Máy tính có khả năng làm việc như thế nào? 3. Bài mới: Tiết trước thầy đã hướng dẫn cho các em nhớ lại một số kiến thức cũ ở năm trước. Đến tiết này, thầy sẽ tiếp tục hướng dẫn các em ôn lại tiếp một số kiến thức đã học ở năm trước. a. Hoạt động 1: Hỏi: Các hình vẽ nhỏ trên màn hình nền được gọi là gì? - GV nhận xét. Hỏi: Trình bày các thao tác để khởi động 1 phần mềm (1 trò chơi) từ màn hình nền. - GV nhận xét. b. Hoạt động 2: Chia học sinh thành 4 nhóm để thảo luận. B3. Điền Đ/S vào các câu sau: + MT có khả năng tính toán nhanh hơn con người? + Ti vi hoạt động được là nhờ có điện. + Có thể học tốt môn ngoại ngữ nhờ máy tính? + Máy điều hoà chạy bằng xăng? + Âm thanh là một dạng thông tin? + Tủ lạnh có thể bảo quản thông tin? + Màn hình hiện kết quả làm việc của máy tính? - GV nhận xét, bổ sung. c. Hoạt động 3: Thực hành với các phần mềm đã học (Tidy Up, Paint, Blocks,...) 4. Củng cố - dặn dò - Hệ thống lại kiến thức cho học sinh - Nhận xét tiết học. - Yêu cầu học sinh về nhà thu thập ba dạng thông tin. - Kiểm tra vở, bút. - Trả lời, nhận xét. - Trả lời, nhận xét. - Lắng nghe. -1-2 HS trả lời, nhận xét. + Được gọi là biểu tượng -1-2 HS trả lời + Nháy đúp chuột vào biểu tượng của phần mềm đó trên màn hình nền. 1 nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét. + Đ. + Đ. + Đ. + S. + Đ. + S. + Đ. - Lắng nghe + ghi nhớ. - Cả lớp thực hành - Lắng nghe + ghi nhớ - Thu thập từ sách báo, truyện _________________________________________________________________ Tuần 2 Ngày soạn: 29/08/2015 Tiết 3 Ngày dạy: 31/08-02/09/2015 BÀI 2: KHÁM PHÁ MÁY TÍNH (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Học sinh có ý niệm ban đầu về sự phát triển của máy tính. - Biết được sự phong phú về hình dạng và chức năng của máy tính hiện nay. 2. Kỹ năng: - Nhận biết máy tính có khả năng thực hiện tự động các chương trình. 3. Thái độ: - Nhận thức ý nghĩa sự phát triển của khoa học kỹ thuật. - Tạo hứng thú niềm say mê của học sinh khi tìm hiểu về các loại máy vi tính hiện nay. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Giáo án. - Học sinh: Vở ghi và bút ghi. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định lớp: Báo cáo sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ - Để khởi động một chương trình em thực hiện như thế nào? Lên thao tác mở một phần mềm Mario? 3. Bài mới: Chúng ta đã được học về máy tính, nhưng chúng ta có biết lịch sử ra đời của máy tính và hiện nay nó đã được cải tiến như thế nào không? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta biết điều đó. a. Hoạt động 1: Máy tính xưa và nay: - GV cho các em xem tranh và giới thiệu về chiếc máy tính đầu tiên + Máy tính điện tử đầu tiên ra đời năm 1945 + Có tên là ENIAC, nặng gần 27 tấn, chiếm diện tích gần 167m2 - Máy tính ngày nay nặng khoảng 15kg, chiếm diện tích 0.5 m2. - Cho HS so sánh máy tính xưa và nay và rút ra nhận xét. - GV nhận xét, bổ sung. b. Hoạt động 2: - Ngoài máy tính để bàn, em còn có thể thấy những loại máy tính nào khác? - GV nhận xét, bổ sung: + Tuy có nhiều hình dạng và kích thướt khác nhau nhưng nó cùng điểm chung là có khả năng tự động thực hiện các chương trình. - Theo em hiểu, chương trình là gì? Kể các chương trình mà em đã được làm quen. 4. Củng cố - dặn dò - Tóm tắt nội dung bài. - Nhận xét tiết học. - Ổn định, kiểm tra vở, bút. -1-2 HS trả lời, thực hiện - Lắng nghe. - Quan sát, ghi nhớ. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Máy tính ngày nay nhỏ gọn hơn, tiêu tốn ít điện hơn, giá rẻ hơn, thân thiện với con người hơn. - Máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh. - Lắng nghe. - Chương trình máy tính là những lệnh do con người viết, để chỉ dẫn máy thực hiện các việc cụ thể. Ví dụ: chương trình vẽ hình đơn giản Paint, luyện gõ chữ Mario - Lắng nghe, ghi nhớ nội dung bài. ______________________________________________________________________ Tuần 2 Ngày soạn: 29/08/2015 Tiết 4 Ngày dạy: 31/08-04/09/2015 BÀI 2: KHÁM PHÁ MÁY TÍNH (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức. - Biết được bộ phận nào là quan trọng nhất của máy tính. 2. Kỹ năng - Nhận biết mô hình hoạt động của máy tính: nhận thông tin, xử lí thông tin và xuất thông tin. 3. Thái độ: - Nhận thức ý nghĩa sự phát triển của khoa học kỹ thuật. - Tạo hứng thú niềm say mê của học sinh khi tìm hiểu về các loại máy vi tính hiện nay. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Giáo án. - Học sinh: Vở ghi và bút ghi. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định lớp: Báo cáo sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ - Em biết gì về chiếc máy tính đầu tiên ENIAC? - Em biết gì về chiếc máy tính ngày nay? - Nhận xét. 3. Dạy bài mới: a. Hoạt động 1: Hỏi: Các em đã biết khá nhiều về máy tính rồi thế nhưng em có biết nhiệm vụ từng bộ phận của máy tính không? - GV nhận xét, bổ sung - GV giải thích sơ đồ hoạt động của máy tính. Đưa ví dụ: tính tổng 15 và 26, thông tin vào là 15 và 26, thông tin ra là 41. b. Hoạt động 2: Bài tập - Tính tổng của 15, 21, 9 thông tin vào là gì, thông tin ra là gì? - Khi em tính diện tích hình chữ nhật với chiều dài và chiều rộng đã biết, thông tin vào và thông tin ra là gì? - GV nhận xét 2 bài làm, bổ sung, sửa sai. 4. Củng cố - dặn dò: - Khái quát sự phát triển của máy tính, và nhiệm vụ của từng bộ phận máy tính. - Nhận xét tiết học - Ổn định. - Trả lời, nhận xét. -Trả lời, nhận xét. - HS thảo luận đưa ý kiến, nhận xét. - Lắng nghe + ghi nhớ. - Lắng nghe - Trả lời câu hỏi. + Thông tin vào là: 15, 21, 9 + Thông tin ra là: kết quả của phép tính (=45) + Thông tin vào là: chiều dài, chiều rộng + Thông tin ra là: diện tích - Lắng nghe. - Lắng nghe, ghi nhớ. Tuần 3 Ngày soạn: 05/09/2015 Tiết 5 Ngày dạy: 07-09/09/2015 BÀI 3: CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH ĐƯỢC LƯU Ở ĐÂU ? (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Học sinh biết được một số thiết bị lưu trữ dữ liệu phổ biến nhất. - Biết được dữ liệu máy tính được lưu ở đâu. 2. Kỹ năng. - Nhận diện được các thiết bi lưu trữ. 3. Thái độ: - Rèn luyện cho HS tính cẩn thận, logic. - Yêu thích làm việc với máy tính, say sưa học hỏi, ham muốn tìm tòi trên máy tính. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Giáo án. - Học sinh: Vở ghi và bút ghi. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định lớp: Báo cáo sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ - Gọi học sinh nhắc lại cách khởi động một phần mềm ứng dụng hoặc một trò chơi. - Gọi học sinh nhắc và chỉ lại các bộ phận của máy tính ở trước mặt. - Nhận xét. 3. Bài mới: - Khi làm việc với máy tính các em có thể lưu kết quả để dùng lại. Chẳng hạn như những bức tranh em vẽ, bài văn em soạn để sau mở ra xem, chỉnh sửa hoặc em muốn lưu giữ những bài tập thực hành lại để các buổi sau thực hành tiếp. - Vậy để lưu các kết quả trên người ta làm thế nào?. Người ta dùng các thiết bị lưu trữ dưới đây. a. Hoạt động 1: Giới thiệu đĩa cứng: - Dùng để lưu trữ những dữ liệu và thông tin quan trọng. Là thiết bị lưu trữ quan trọng nhất. Nó được lắp đặt cố định trong phần thân. - Cho học sinh quan sát hình dạng đĩa cứng. b. Hoạt động 2: Giới thiệu đĩa mềm, đĩa CD, và các thiết bị nhớ Flash: - Để thuận tiện cho việc trao đổi và di chuyển thông tin dễ dàng người ta sử dụng các thiết bị lưu trữ: đĩa mềm, đĩa CD và các thiết bị nhớ flash. - Các thiết bị này có thể tháo lắp ra khỏi máy tính 1 cách dễ dàng. - Cho học sinh xem một số hình ảnh về các thiết bị trên. c. Hoạt động 3: Thực hành - TH1: Quan sát máy tính để bàn tìm vị trí của ổ đĩa CD. - TH2: Quan sát để nhận biết khe cắm của thiết bị nhớ flash. - GV chốt lại. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhắc lại các thiết bị lưu trữ của máy tính, nhấn mạnh thiết bị lưu trữ quan trọng nhất là đĩa cứng. - Ôn lại kiến thức đã học. - Ổn định. - Trả lời + nhận xét. - Trả lời + nhận xét. - Lắng nghe. - Nghe – ghi nhớ - Quan sát ảnh. - Nghe – ghi nhớ - Quan sát, nhận diện các vị trí. - Lắng nghe. Tuần 3 Ngày soạn: 05/09/2015 Tiết 6 Ngày dạy: 07-11/09/2015 BÀI 3: CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH ĐƯỢC LƯU Ở ĐÂU (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết cách bảo quản các thiết bị nhớ lưu trữ. 2. Kỹ năng: - Bảo quản thiết bị lưu trữ đúng cách. 3. Thái độ: - Rèn luyện cho HS tính cẩn thận, logic. - Yêu thích làm việc với máy tính, say sưa học hỏi, ham muốn tìm tòi trên máy tính. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Giáo án. - Học sinh: Vở ghi và bút ghi. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định lớp: Báo cáo sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ - Gọi học sinh nhắc lại các thiết bị lưu trữ các chương trình máy tính. - Nhận xét. 3. Bài mới: a. Hoạt động 1: - Em hãy nêu cách bảo quản các đĩa CD ở gia đình em? - GV nhận xét: + Tránh các thiết bị bị rơi, bị va đập và không để nơi ẩm hoặc quá nhóng + Không để đĩa CD bị cong vênh, trầy xước. b. Hoạt động 2: - GV thực hiện việc mở và đóng ổ đĩa cho học sinh quan sát các bộ phận của ổ đĩa CD. - GV thực hiện thao tác đữa đĩa CD và ổ đĩa, cho các em thấy sự thay đổi của đèn tín hiệu trên ổ đĩa và thông báo trên màn hình. - GV thực hiện việc cắm thiết bị nhớ flash vào khe. - Em quan sát sự thay đổi của đèn tín hiệu trên thiết bị nhớ flash và thông báo trên màn hình. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Ổn định. -1-2 HS trả lời, nhận xét. - 1-3 HS trả lời. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Quan sát - Quan sát. - Tìm vị trí khe cắm của thiết bị nhớ flash. - Quan sát. Tuần 4 Ngày soạn: 12/09/2015 Tiết 7 Ngày dạy: 14-16/09/2015 CHƯƠNG II: EM TẬP VẼ BÀI 1: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Học sinh ôn lại những kiến thức về phần mềm đồ họa Paint đã được học trong sách “Cùng học tin học quyển 1” như: cách khởi động trang vẽ, hộp màu, hộp công cụ, màu vẽ, màu nền. - Học sinh ôn lại thao tác sử dụng các công cụ để tô màu, vẽ hình đơn giản, di chuyển phần hình vẽ, ... 2. Kỹ năng: - Vận dụng các công cụ vẽ đã học thực hành. 3. Thái độ: - Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo và cẩn thận trong quá trình vận dụng các công cụ vẽ để vẽ. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Giáo án. - Học sinh: Vở ghi và bút ghi. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định lớp: Báo cáo sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ - Kể tên các thiết bị lưu trữ mà em biết? Cách bảo quản các thiết bị đó. - Nhận xét. 3. Bài mới Ta đã ôn lại những kiến thức ở năm học trước và đã khám phá máy tính rồi. Hôm nay chúng ta sẽ làm quen lại một chương trình đã học ở năm trước nhưng với mức độ cao hơn, đó chính là chương trình vẽ. a. Hoạt động 1: Tô màu: Hỏi học sinh : - Em nào nhớ tên gọi của chương trình vẽ? - Em chọn màu vẽ bằng cách nháy chuột nào? ở đâu? - Em chọn màu nền bằng cách nào? - GV nhận xét. b. Hoạt động 2: - Để vẽ đường thẳng ta dùng công cụ nào trong hình dưới? Nêu cách vẽ? c. Hoạt động 3: Thực hành - GV hướng dẫn các em mở tệp cần thực hiện. T1: Tô màu cho bức tranh: T2: Vẽ ngôi nhà. - GV thực hiện mẫu. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhắc lại cách tô màu, vẽ đường thẳng, đường cong. - Đọc trước bài “Vẽ hình chữ nhật, hình vuông”. - Ổn định lớp - 1-2 HS trả lời, nhận xét. - Lắng nghe. - Phần mềm vẽ hình đơn giản Paint. - Nháy chuột trái ở các ô màu phía dưới - Em nháy phải chuột. - Nhóm công cụ thứ ba. - Cách vẽ: + Chọn công cụ đường thẳng. + Kéo thả chuột từ vị trí đầu đến vị trí kết thúc. - HS quan sát và thực hiện. - HS nhắc lại. __________________________________________________________________ Tuần 4 Ngày soạn: 12/09/2015 Tiết 8 Ngày dạy: 14-18/09/2015 BÀI 1: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Nhớ lại cách sử dụng công cụ đường cong. 2. Kỹ năng: - Vận dụng các công cụ vẽ đã học để vẽ các hình ảnh khó hơn. 3. Thái độ: - Rèn luyện cho HS tính cẩn thận, logic. - Yêu thích làm việc với máy tính, say sưa học hỏi, ham muốn tìm tòi trên máy tính. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Giáo án. - Học sinh: Vở ghi và bút ghi. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định lớp: Báo cáo sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ - Gọi học sinh nhắc lại các bộ phận của máy tính để bàn và phần nào quan trọng nhất. - Gọi học sinh nhắc lại cách vẽ hình vuông và hình chữ nhật. - Gv: Gọi học sinh lên máy làm. - Nhận xét. 3. Bài mới a. Hoạt động 1: Hỏi: Để vẽ đường cong ta sử dụng công cụ nào trong các công cụ bên dưới? Nêu cách vẽ? - GV nhận xét, bổ sung. b. Hoạt động 2: Thực hành. Cách vẽ: Sử dụng công cụ vẽ đường cong. - Làm mẫu. - Mở rộng: vẽ thêm bông hoa và di chuyển bông hoa vào lọ hoa vừa vẽ. - Để di chuyển ta phải dùng công cụ gì? Bài tập: Vẽ và tô màu chiếc quạt như hình. (đưa hình vẽ lên màn chiếu cho học sinh xem) Cách làm: Sử dụng công cụ vẽ đường cong, đường thẳng, tô màu. - Làm mẫu. - Giới thiệu bài đọc thêm “Mở tệp hình vẽ” 4. Củng cố - dặn dò: - Đọc bài đọc thêm “ Lưu hình vẽ của em”. (trang 22 SGK) - Nhận xét tiết học. - Trả lời, nhận xét. - Trả lời câu hỏi. - Nhóm công cụ thứ 2 - Cách vẽ: + Chọn công cụ để vẽ đường cong. + Chọn màu vẽ, nét vẽ. +Kéo thả chuột từ điểm đầu tới điểm cuối. + Nhấn giữ kéo chuột trái để uốn cong đoạn thẳng. - Chú ý lắng nghe. - Quan sát GV thực hiện. - Công cụ chọn chọn phần hình vẽ muốn di chuyển rồi kéo thả chuột. - Xem ảnh + thực hành. - Quan sát. - Đánh đấu ghi nhớ về xem. Tuần 5 Ngày soạn: 19/09/2015 Tiết 9 Ngày dạy: 21-23/09/2015 BÀI 2: VẼ HÌNH CHỮ NHẬT, HÌNH VUÔNG (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Học sinh biết sử dụng công cụ hình chữ nhật để vẽ các hình chữ nhật và hình vuông. - Biết cách vẽ 3 dạng hình chữ nhật, hình vuông. 2. Kỹ năng: - Sau khi học xong bài này các em có khả năng: kết hợp các hình chữ nhật, hình vuông với các đoạn thẳng, đường cong, các nét vẽ thích hợp để tạo được những hình trang trí đơn giản. 3. Thái độ - Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo và cẩn thận trong quá trình vận dụng các công cụ vẽ để vẽ. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Giáo án. - Học sinh: Vở ghi và bút ghi. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định lớp: Báo cáo sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ - Gọi học sinh nhắc lại các bộ phận của máy tính để bàn và phần nào quan trọng nhất. - Em có thể dùng công cụ đường thẳng để vẽ hình chữ nhật được không? Nếu được trình bày cách vẽ. - Gọi học sinh lên máy làm. - Nhận xét. 3. Bài mới Ta đã ôn lại một số công cụ vẽ ở các tiết trước, đến tiết này chúng ta sẽ ôn các công cụ vẽ tiếp theo. a. Hoạt động 1: Vẽ hình chữ nhật: - Như vậy với công cụ đường thẳng ta có thể vẽ được hình chữ nhật. - Nhưng làm như vậy sẽ rất lâu và không chính xác. Phần mềm Paint đã hỗ trợ cho chúng ta một công cụ để vẽ hình chữ nhật giúp ta vẽ nhanh và chính xác hơn. Công cụ đó cò hình dạng như sau : - Các bước tiến hành vẽ: + Chọn công cụ hình chữ nhật trong hộp công cụ. + Chọn 1 trong 3 kiểu hình chữ nhật cần vẽ. + Kéo thả chuột từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc - GV minh họa 3 kiểu vẽ hình chữ nhật. b. Hoạt động 2: Thực hành TH1:Vẽ một phong bì thư như theo mẫu sau: - Cách vẽ: + Chọn công cụ vẽ hình chữ nhật. + Chọn kiểu nét vẽ hình chữ nhật. (có đường biên và tô màu bên trong, kiểu thứ 2). + Vẽ hình chữ nhật. + Dùng công cụ đường thẳng vẽ các nét còn lại. - Làm mẫu. TH2:Vẽ chiếc tủ lạnh theo mẫu sau: - Cách vẽ: + Chọn công cụ hình chữ nhật. + Chọn kiểu nét vẽ hình chữ nhật. (có đường biên và tô màu bên trong, kiểu thứ 2) + Dùng dụng cụ đường thẳng vẽ các nét còn lại. - Làm mẫu. c. Hoạt động 3: Vẽ hình vuông: - Để vẽ hình vuông, em nhấn giữ phím Shift trong khi kéo thả chuột. Chú ý thả nút chuột trước khi thả phím Shift. - Có 3 kiểu vẽ hình vuông giống như hình chữ nhật. - Thực hành vẽ trang trí hình vuông - Quan sát thao tác của học sinh để kịp tời chỉnh sửa những chỗ sai. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhắc lại cách vẽ hình chữ nhật, hình vuông. - Nhận xét tiết học. - Trả lời. - Chú ý lắng nghe câu hỏi và trả lời. - Thực hiện. - Nhận xét. - Chú ý lắng nghe - Quan sát hình dạng của công cụ. - Quan sát thao tác của giáo viên - Nghe + ghi bài. - HS quan sát. - Lắng nghe. - Quan sát giáo viên thực hành. - Thực hành - Chú ý lắng nghe. - Quan sát + thực hành. - Nghe + ghi nhớ. - Quan sát + thực hành. - Quan sát và thực hành. - HS nhắc lại __________________________________________________________________ Tuần 5 Ngày soạn: 19/09/2015 Tiết 10 Ngày dạy: 21-25/09/2015 BÀI 2: VẼ HÌNH CHỮ NHẬT, HÌNH VUÔNG (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Học sinh biết sử dụng công cụ hình chữ nhật ve tròn gốc. - Biết cách vẽ 3 dạng hình chữ nhật ve tròn gốc. 2. Kĩ năng - Sau khi học xong bài này các em có khả năng: kết hợp các hình chữ nhật, hình vuông với các đoạn thẳng, đường cong, các nét vẽ thích hợp để tạo được những hình vẽ đơn giản. 3. Thái độ: - Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo và cẩn thận trong quá trình vận dụng các công cụ vẽ để vẽ. II. CHUẨN BỊ. - Giáo viên: Giáo án. - Học sinh: Vở ghi và bút ghi. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định lớp: Báo cáo sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ - Gọi học sinh nhắc lại cách vẽ hình vuông và hình chữ nhật. - Gv: Gọi học sinh lên máy làm. - Nhận xét. 3. Bài mới Ta đã làm quen với công cụ vẽ hình vuông, hình chữ nhật ở các tiết trước, đến tiết này chúng ta sẽ ôn các công cụ vẽ tiếp theo. d. Hoạt động 4: Vẽ hình chữ nhật tròn góc: - Ta đã biết cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật thì với hình chữ nhật có 4 góc tròn thì cách vẽ cũng hoàn toàn tương tự thôi. - Cách vẽ: + Dùng công cụng cụ hình chữ nhật có bo tròn góc để vẽ. + Cách vẽ hình chữ nhật tròn góc bằng công cụ giống như cách vẽ hình chữ nhật có góc vuông bằng công cụ . Nó cũng có 3 dạng vẽ giống như là công cụ hình chữ nhật. e. Hoạt động 5: Thực hành: - TH1: Dùng công cụ và để vẽ đồng hồ treo tường như hình dưới đây. - TH2: Dùng công cụ thích hợp để cặp sách và ti vi như hình sau: - Gợi ý vẽ: + Vẽ cần tivi, vẽ quai cặp. + Tô màu cho cặp và ti vi. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhắc lại cách vẽ hình chữ nhật, hình vuông, hình chữ nhật ve tròn gốc. - Đọc trước bài “Sao chép hình”. - Trả lời, nhận xét. - Trả lời, nhận xét. - Lắng nghe. - Chú ý lắng nghe. - Ghi nhớ - Quan sát + thực hành. - Quan sát + thực hành - Chú ý lắng nghe. - HS nhắc lại __________________________________________________________________ Tuần 6 Ngày soạn: 26/09/2015 Tiết 11 Ngày dạy: 28-30/09/2015 BÀI 3: SAO CHÉP HÌNH (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức. - HS biết tác dụng của việc sao chép các đối tượng khi làm việc với máy tính. - Biết cách sao chép một phần hình vẽ. 2. Kỹ năng: - Sử dụng thành thạo cách chọn, di chuyển hình vẽ. - Biết sao chép 1 hình thành nhiều hình. 3. Thái độ: - Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo và cẩn thận trong quá trình vận dụng các công cụ vẽ. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Giáo án. - Học sinh: Vở ghi và bút ghi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định lớp: Báo cáo sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ - Gọi học sinh nhắc lại cách vẽ hình vuông có 4 góc tròn. - Nhận xét. 3. Bài mới - Ta đã ôn qua nhiều công cụ vẽ hình, vậy thì em nào hãy cho thầy biết là để có 2 hoặc nhiều hình giống nhau thì ta phải làm sao? - Ghi tựa bài mới “Sao chép hình”. a. Hoạt động 1: Nhắc lại cách chọn một phần hình vẽ - Y/c HS làm các bài tập B1, B2, B3 SGK/23 - GV nhận xét b. Hoạt động 2: Sao chép hình. - Để thực hiện sao chép hình thì ta phải thực hiện theo quy tắc sau: + Chọn hình vẽ cần sao chép. + Nhấn giữ phím Ctrl và kéo thả phần đã chọn tới vị trí mới. + Nháy chuột ở ngoài vùng chọn để kết thúc. - Thực hành làm mẫu cho học sinh quan sát. - Cho bài tập để học sinh thực hành, sau đó gọi một vài học sinh lên thực hành trên máy chiếu. Thực hành T1: Sao chép một con bướm thành ba con bướm như hình. - Làm mẫu. - Quan sát tao tác của học sinh để kịp thời sửa chữa các thao tác sai. 4. Củng cố - dặn dò. - Nhận xét tiết học. - Nhắc lại cách sao chép 1 hình thành nhiều hình. - Kiểm tra vở, bút. - Trả lời, nhận xét. - Trả lời, nhận xét. - Thảo luận trả lời, nhận xét. - Nghe + ghi nhớ - Quan sát + thực hành. - Quan sát, thực hành. - Cả lớp thực hành. _________________________________________________________________ Tuần 6 Ngày soạn: 26/09/2015 Tiết 12 Ngày dạy: 28/09-02/10/2015 BÀI 3: SAO CHÉP HÌNH (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - HS biết tác dụng của việc sao chép các đối tượng khi làm việc với máy tính. - Biết cách sao chép một phần hình vẽ. 2. Kỹ năng: - Sử dụng thành thạo cách chọn, di chuyển hình vẽ. - Biết sao chép hình không che lấp hình nằm dưới. 3. Thái độ - Rèn luyện tính nhẫn nại, khéo tay. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Giáo án, SGK. - Học sinh: Vở ghi và bút ghi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định lớp: Báo cáo sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ. - Cách chọn màu vẽ và màu nền. - Nhắc lại các thao tác khi sao chép hình. - Nhận xét. 3. Bài mới. a. Hoạt động 1: Sử dụng biểu tượng trong suốt: - Sau khi sao chép hình sau sẽ đè lên hình trước (hình trước sẽ bị mất đi, nếu ta để các hình cạnh nhau) để các hình trước đó không mất đi ta nhấn chuột vào biểu tượng trong suốt (trước khi sao chép). - Làm mẫu: Vẽ hình tròn rồi sao chép. b. Hoạt động 2: Thực hành: - T2: Sao chép con thỏ như hình: - T4: Có một hình mẫu của quả nho và lá nho. Em hãy di chuyển chúng thành một chùm nho hoàn chỉnh. 4. Củng cố - dặn dò. - Nhắc lại cách sao chép 1 hình thành nhiều hình có và không chọn biểu tượgn trong suốt. - Nhận xét tiết học. - Trả lời + nhận xét. - Trả lời + nhận xét. - Lắng nghe, ghi nhớ - Lắng nghe, quan sát. - Thực hiện sao chép con thỏ sao cho không che lấp lẫn nhau. - Thực hành di chuyển quả nho và lá nho thành một chùm nho. - Lắng nghe. __________________________________________________________________ Tuần 7 Ngày soạn: 03/10/2015 Tiết 13 Ngày dạy: 05-07/10/2015 BÀI 4: VẼ HÌNH ELIP, HÌNH TRÒN (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức. - Biết công cụ hình e-lip, hình tròn. - Biết các bước thực hiện vẽ hình e-líp, hình tròn. 2. Kỹ năng: - Nhận dạng được hình e-líp và hình tròn. - Kết hợp các hình e – lip, hình tròn với các nét vẽ khác để tạo được những hình vẽ thực hơn. 3. Thái độ: Thích thú với môn học. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Giáo án. - Học sinh: Vở ghi và bút ghi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định lớp: Báo cáo sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ Đặt câu hỏi: - Cách chọn màu vẽ và màu nền. - Nhắc lại các thao tác khi sao chép hình. - Nhận xét. 3. Bài mới - Để tiếp tục chương trình vẽ, thầy sẽ hướng dẫn cho các em cách vẽ hình tròn, hình e - lip. * Các hoạt động: a. Hoạt động 1: Vẽ hình e - lip, hình tròn: * Cách vẽ hình e-lip: + Nhắp chọn công cụ trong hộp công cụ. + Nhắp chuột để chọn một trong ba kiểu vẽ hình e -lip ở phía dưới hộp công cụ. + Kéo thả chuột theo hướng chéo tới khi được hình em muốn rồi thả chuột. * Cách vẽ hình tròn: - Để vẽ hình tròn em nhấn giữ phím Shift trong khi kéo thả chuột. Chú ý thả nút chuột trước khi thả phím Shift. - Có 3 kiểu vẽ hình e-lip, hình tròn giống như khi vẽ hình chữ nhật. b. Hoạt động 2: TH1: Sử dụng công cụ hình e-lip vẽ hình minh họa hệ mặt trời. - Cách vẽ: Dùng công cụ e-lip vẽ 3 hình e-lip và 4 hình tròn, thêm một vài nét thẳng để tạo hình mặt trời. - Làm mẫu. TH2: Dùng công cụ hình e-lip và công cụ đã học để vẽ hình sau: - Cách vẽ: + Dùng công cụ e-lip vẽ hình 1. + Dùng công cụ sao chép để sao chép hình 1 thành hình 2, hình 2 thành hình 3, hình 3 thành hình 4. + Thêm một số nét vẽ nữa cho phù hợp. - Làm mẫu cho học sinh quan sát. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhắc lại cách vẽ hình e-lip, hình tròn. - Ôn lại cách vẽ hình e-lip, hình tròn để tiết sau thực hành. - Trả lời. - Trả lời. - Nhận xét. - Chú ý lắng nghe. - Ghi bài vào vở. - Chú ý lắng nghe + ghi nhớ. - Quan sát hình mẫu. Hs nhắc lại - Quan sát thao tác của giáo viên + thực hành. - Xem hình mẫu. - Lắng nghe. - Quan sát thao tác của giáo viên + thực hành. __________________________________________________________________ Tuần 7 Ngày soạn: 03/10/2015 Tiết 14 Ngày dạy: 05-09/10/2015 BÀI 4: VẼ HÌNH ELIP, HÌNH TRÒN (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức. - Biết sử dụng công cụ e-líp, hình tròn linh hoạt. 2. Kỹ năng - Kết hợp các hình e – lip, hình tròn với các nét vẽ khác để tạo được những hình ảnh vẽ thực hơn. 3. Thái độ. - Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo và cẩn thận trong quá trình vận dụng các công cụ vẽ. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Giáo án, SGK. - Học sinh: Vở ghi và bút ghi. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định lớp: Báo cáo sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ Đặt câu hỏi: - Các bước vẽ hình elip - Nhận xét. 3. Bài mới a. Hoạt động 1: Thực hành: TH3: Vẽ lọ hoa và hoa như hình. - Cách vẽ: + Dùng công cụ đường cong và e-lip để vẽ. + Thực hiện sao chép hình 1 thành thành hình 2, hình 2 thành hình 3. - Làm mẫu. b. Hoạt động 2: Thực hành TH4: Vẽ mắt kính. - Cách vẽ: + Dùng công cụ hình e-lip để vẽ đường tròn. + Dùng công cụ đường cong để vẽ gọng kính. + Thực hiện sao chép hình 1 thành hình 2, hình 2 thành hình 3. - Làm mẫu. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhắc lại cách vẽ hình e-lip, hình tròn. - Xem trước bài "Vẽ tự do bằng cọ vẽ, bút chì" - Kiểm tra vở, bút. - Trả lời. - Nhận xét. - Chú ý lắng nghe. - Xem hình mẫu. - Lắng nghe. - Quan sát thao tác của giáo viên và thực hành. - Quan sát thao tác của giáo viên + thực hành. - Lắng nghe. __________________________________________________________________ Tuần 8 Ngày soạn: 10/10/2015 Tiết 15 Ngày dạy: 12-14/10/2015 BÀI 5: VẼ TỰ DO BẰNG CỌ VẼ, BÚT CHÌ (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Học sinh biết sử dụng công cụ cọ vẽ để vẽ các hình tự do. 2. Kỹ năng: - Sử dụng công cụ cọ vẽ để tạo được những ảnh vẽ. 3. Thái độ: - Yêu thích môn học. - Thể hiện được tính tích cực sáng tạo trong quá trình học tập. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Giáo án, SGK. - Học sinh: Vở ghi và bút ghi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định lớp: Báo cáo sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ - Hỏi HS: + Trong lúc vẽ bằng công cụ hình tròn nếu muốn vẽ được hình tròn thì ta phải thực hiện thao tác nào? + Cách chọn màu vẽ và màu nền. 3. Bài mới - Để góp phần tô điểm cho bài vẽ của chúng ta thêm phong phú hơn. Hôm nay thầy sẽ giới thiệu cho các em công cụ vẽ nữa, đó là: công cụ cọ vẽ. a. Hoạt động 1: Vẽ bằng cọ vẽ: * Các bước thực hiện: - Chọn công cụ cọ vẽ trong hộp công cụ. - Chọn màu vẽ. - Chọn nét vẽ ở phía dưới hộp công cụ. - Kéo thả chuột để vẽ. GV thực hiện mẫu cho các em xem. b. Hoạt động 2: Thực hành: TH1: Dùng công cụ cọ vẽ để vẽ bông hoa như hình dưới. - Cách vẽ: + Chọn công cụ cọ vẽ. + Chọn màu hồng trong hộp màu. + Chọn nét vẽ. + Vẽ. - Làm mẫu. - Nhận xét hình vẽ của HS. TH2: Dùng công cụ cọ vẽ để vẽ con mèo như hình: - Cho HS quan sát hình mẫu. - Vẽ mẫu. - Nhận xét hình vẽ của HS. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhắc lại cách vẽ bằng cọ vẽ, bút chì. - Nhận xét tiết học. - Trả lời: + Giữ phím Shift trong lúc vẽ. + Nhắp chuột trái lên ô màu bất kì để chọn màu vẽ, nhắp chuột phải lên ô màu bất kì để chọn màu nền. - Chú ý lắng nghe. - Chú ý lắng nghe. - Chú ý lắng nghe. - Xem hình mẫu. - Lắng nghe. - Quan sát + thực hành. - Quan sát và thực hành. - Nhắc lại. __________________________________________________________________________ Tuần 8 Ngày soạn: 10/10/2015 Tiết 16 Ngày dạy: 12-16/10/2015 BÀI 5: VẼ TỰ DO BẰNG CỌ VẼ, BÚT CHÌ (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức. - Học sinh biết sử dụng 2 công cụ cọ vẽ và bút chì để vẽ các hình tự do. 2. Kỹ năng: - Kết hợp công cụ cọ vẽ, bút chì với các nét vẽ khác để tạo được những hình ảnh vẽ thực hơn 3
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_cung_hoc_tin_hoc_4_nam_hoc_2015_2016.doc