Giáo án Buổi sáng Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2016-2017
TẬP ĐỌC
Tiết37: BỐN ANH TÀI
I- Mục tiêu.
- Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé.
- Hiểu nội dung: ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây. ( Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).
* GDKNS: Qua bài HS tự nhận thức, xác định được giá trị của sự hợp sức.
II - Đồ dùng dạy – học :
- Tranh minh hoạ bài đọc SGK
- Bảng phụ ghi các câu ,từ cần HD đọc .
III-Các hoạt động dạy học :
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Buổi sáng Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19 Thứ hai ngày 9 tháng 1 năm 2017 ( Sáng) CHÀO CỜ TẬP TRUNG HỌC SINH TOÀN TRƯỜNG TẬP ĐỌC Tiết37: BỐN ANH TÀI I- Mục tiêu. - Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé. - Hiểu nội dung: ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây. ( Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa). * GDKNS: Qua bài HS tự nhận thức, xác định được giá trị của sự hợp sức. II - Đồ dùng dạy – học : - Tranh minh hoạ bài đọc SGK - Bảng phụ ghi các câu ,từ cần HD đọc . III-Các hoạt động dạy học : A . Mở đầu : - GV giới thiệu 5 chủ điẻm của sách TV 4 - Tập 2 B . Dạy bài mới : 1.Giới thiệu bài : - GV giới thiệu truyện đọc Bốn anh tài ca ngợi bốn thanh niên có sức khoẻ và tài ba hơn người đã biết hợp sức làm việc nghĩa . 2.HD luyện đọc và tìm hiểu bài a. Luyện đọc : - Gọi 1 HS khá đọc bài. - Bài chia làm mấy đoạn? - Đọc lần 1: Tìm từ khó đọc - Đọc lần 2:Gv kết hợp giảng từ mới và khó trong bài. - GV đọc mẫu toàn bài . b. Tìm hiểu bài : - Sức khoẻ và tài năng của cẩu Khây có gì đặc biệt ? - Có truyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khây ? - Cẩu Khây lên đường đi trừ diệt yêu tinh cùng những ai ? - Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì ? ? Nêu ý nghĩa nội dung chính: c.Đọc diễn cảm: - GV HD HS cả lớp luyện đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm một đoạn trong bài . - GV đọc diễn cảm đoạn văn mẫu - GV sửa chữa uốn nắn . 3.Củng cố, dặn dò : * GDKNS: Khi hợp tác với nhau thì ta thấy chất lượng công việc như thế nào? - GV nhận xét tiết học - VN kể lại câu chuyện cho người thân nghe . - HS chú ý lắng nghe. - HS xem tranh minh hoạ chủ điểm Người ta là hoa đất - HS chú ý nghe . - 1 HS khá đọc bài. - 5 đoạn: Mỗi lần xuống dòng 1 đoạn. - HS nối tiếp nhau đọc 5 đoạn của bài 2 lần. - HS đọc thầm 6 dòng truyện + Sức khỏe : Cẩu Khây nhỏ người nhưng ăn một lúc hết 9 chõ xôi , mười tuổi sức đã bằng trai 18 . + Tài năng : 15 tuổi đã tinh thông võ nghệ , có lòng thương dân , có chí lớn , quyết diệt trừ cái ác . + Yêu tinh xuất hiện , bắt người và xúc vật khiến làng bản tan hoang , nhiều nơi không còn ai sống sót . - HS đọc thầm đoạn còn lại + Cùng ba người bạn : Nắm Tay Đóng Cọc , Lấy Tai Tát Nước ,và Móng Tay Đục Máng . + Nắm Tay Đóng Cọc có thể dùng tay làm vồ đóng cọc . Lấy Tai Tát Nước có thể dùng tai để tát nước . Móng Tay Đục Máng có thể đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng . + Truyện ca ngợi sức khoẻ , tài năng , nhiệt thành làm việc nghĩa , cứu dân làng của bốn anh em Cẩu Khây . - HS luyện đọc theo cặp. - Một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp - HS Trả lời. TOÁN Tiết 91: KI - LÔ - MÉT VUÔNG I .Mục tiêu: - Biết ki-lô-mét-vuông là đơn vị đo diện tích. - Đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị ki-lô-mét-vuông. - Biết 1km2 = 1 000 000 m2. - Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại. - Hs làm được bài toán có lời văn liên quan đế Ki- lô – mét – vuông. II . Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ một cánh đồng hay khu rừng . III . Các hoạt động dạy – học : A . Kiểm tra bài cũ : B . Dạy bài mới : 1 . Giới thiệu bài : 2 . Giới thiệu Ki – lô -mét vuông : - Gv treo lên bảng bức tranh vẽ cảnh cánh cánh đồng và nêu vđề : Cánh đồng này có hv, mỗi cạnh của nó dài 1km,các em hãy tính diện tích của cánh đồng . - GV giới thiệu 1km x 1km = 1km2 , ki - lô -mét vuông chính là diện tích của hình vuông có cạnh 1km. - Ki –lô -mét vuông viết tắt là km2 , đọc là ki –lô -mét vuông . - 1km = .m? - Em hãy tính hv có cạnh dài 1000m . 1km2 = .m2 3 . Luyện tập – thực hành : Bài 1 : - HS nêu yêu cầu của đề. - GV nx. Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: -Hai đv đo diện tích liền nhau thì hơn kém nhau bao nhiêu lần ? Bài 3: Bài 4 : - HS nêu YC của đề. GV nhận xét , chữa bài . 3 . Củng cố , dặn dò : ? Thế nào là km2? ? Km2 là đơn vị đo gì? - HS quan sát hình và tính diện tích cánh đồng : 1km x 1km = 1 km2 - HS nhìn bảng và đọc ki –lô -mét vuông. - 1km = 1000m - HS tính : 1000m x 1000m = 1 000 000m2 - 1km2 = 1000 000m2 - HS đọc YC , làm bài vào SGK. - HS trình bày miệng. - Lớp theo dõi , nhận xét . - HS làm bài , 3lên bảng chữa 1km2 = 1000 000m2 1000 000m2 = 1km2 1m2 = 100dm2 5km2 = 5000 000m2 32m2 49 dm2 = 3249dm2 2 000 000m2 = 2km2 + 100 lần . - HS đọc đề toán - 1 HS lên bảng t/ hiện Bài giải : Diện tích của khu rừng hình CN là : 3 x 2 = 6 ( km2 ) Đáp số : 6 km2 - HS tự làm. - HS nêu YC của đề. - HS thảo luận N 4. * Kết quả: a) 40m2 b) 330 991 km2 HOẠT ĐỘNG GIÁO DUC ĐẠO ĐỨC Tiết 19: KÍNH TRỌNG VÀ BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG (T1) I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng: - Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động. - Bước đầu biết cư sử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ. * GDKNS: GD h/s kỹ năng lắng nghe tích cực lời dạy bảo của thầy cô, từ dod biết kính trọng và biết ơn thầy cô. II. Tài liệu - phương tiện: - SGK đạo đức. III. Tiến trình: 1. Khởi động: Hát 2. Giới thiệu bài: GV và HS cùng ghi đàu bài 3. Bài mới: 2 HS đọc mục tiêu bài học * HĐ1: Thảo luận lớp (truyện Buổi đầu tiên - SGK) ? Vì sao một bạn trong lớp lại cười khi nghe bạn Hà giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ mình? ? Nếu em là bạn cùng lớp với Hà, em sẽ làm gì trong tình huống đó? Vì sao? - GV kết luận: Cần kính trọng mọi người lao động, dù là những người lao động bình thường nhất. - 1 HS đọc truyện. - TL cặp 2 câu hỏi SGK. - Vì các bạn coi thường nghề quét rác... - HS nêu. * HĐ2: TL nhóm đôi BT1- SGK(T29) ? Nêu y/c của BT? - GV kết luận: Người dân, bác sĩ, người giúp việc, lái xe ôm, giám đốc, CT, nhà KH, người đạp xích lô, giáo viên, kĩ sư tin học, nhà văn, nhà thơ đều là người lao động (LĐ chân tay, LĐ trí óc) - TL nhóm - Đại diện nhóm báo cáo. - NX, trao đổi - Những người ăn xin, buôn bán ma túy, buôn bán phụ nữ trẻ em không phải là người lao động vì những việc làm của họ không mang lại lợi ích, thậm chí còn có hại cho xã hội. * HĐ3: Thảo luận nhóm (BT 2- SGK) - GV giao việc cho các nhóm, mỗi nhóm TL một tranh. - GV ghi bảng theo 3 cột - TL nhóm 6 - Đại diện nhóm báo cáo. STT 1 2 3 4 5 6 Người lao động Bác sĩ Thợ nề Công nhân Bác nông dân đánh cá Kĩ sư tin học Nông dân cấy lúa Ých lợi mang lại cho xã hội - Khám và chữa bệnh cho ND - XD nhà cửa, nhà máy - Khai thác dầu khí ... - Cung cấp TP... - PT công nghệ thông tin... - SX ra lúa gạo... * HĐ 4: Làm việc CN (BT 3- SGK): - GV nêu y/c - GV kết luận: Các việc làm a, b, c, đ, e, g, là thể hiện sự kính trọng người lao động. - Các việc b, h là thiếu kính trọng người lao động. - Làm BT - Trình bày ý kiến, NX trao đổi - 2 HS đọc ghi nhớ *HĐ ứng dụng: ? Chúng ta cần phải làm gì để tỏ lòng kính trọng và biết ơn người lao động? - Tập giúp bố mẹ những việc vừa sức, phù hợp với khả năng của bản thân. ________________________________________________________________ Thứ hai ngày 9 tháng 1 năm 2017 (Buổi chiều) KHOA HỌC Tiết 37: TẠI SAO CÓ GIÓ ? I. Mục tiêu: - Làm thí nghiệm để nhận ra không khí chuyển động tạo thành gió. - Giải thích được nguyên nhân gây ra gió. II. Đồ dùng dạy-học: - Chong chóng đủ dùng cho hs - Chuẩn bị theo nhóm: Hộp đối lưu, nến, diêm, miếng giẻ III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A. Giới thiệu bài: - Vào mùa hè, nếu trời nắng mà không có gió em cảm thấy thế nào? - Y/c hs quan sát các hình 1,2/74 SGK. - Theo em, nhờ đâu mà lá cây lay động, diều bay lên? - Gió thổi làm cho lá cây lay động, diều bay cao. Nhưng tại sao có gió? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. B. Bài mới: * Hoạt động 1: Chơi chong chóng - Cô sẽ tổ chức cho các em ra sân chơi chong chóng. Trong quá trình chơi, các em tìm hiểu xem: + Khi nào chong chóng không quay? + Khi nào chong chóng quay? +Khi nào chong chóng quay nhanh, quay chậm? - Y/c nhóm trưởng điểu khiển nhóm mình xếp thành 2 hàng quay mặt vào nhau, đứng yên và giơ chong chóng về phía trước. Các em theo dõi, nhận xét xem chong chóng của mỗi người có quay không? Giải thích tại sao? - Theo em, tại sao chong chóng quay? - Khi nào chong chóng không quay? - Khi nào chong chóng quay nhanh, quay chậm? - Nếu trời không có gió, làm thế nào để chong chóng quay? - Y/c 3 hs cùng cầm chong chóng chạy qua, chạy lại cho hs còn lại quan sát. - Các em nhận xét xem chong chóng của bạn nào quay nhanh nhất? Và tại sao chong chóng của bạn đó quay nhanh? - Tại sao khi bạn chạy nhanh, chong chóng lại quay nhanh? Kết luận: Khi ta chạy, không khí xung quanh ta chuyển động, tạo ra gió, gió thổi làm chong chóng quay. Gió thổi mạnh làm chong chóng quay nhanh. Gió thổi yếu làm chong chóng quay chậm. Không có gió tác động thì chong chóng không quay. * Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra gió - Giới thiệu các dụng cụ làm thí nghiệm. - Kiểm tra việc chuẩn bị của các nhóm (nhóm 6) - Gọi hs đọc mục thí nghiệm SGK/74 - Treo bảng phụ viết sẵn các câu hỏi SGK, gọi hs đọc - Y/c hs thực hiện thí nghiệm theo nhóm - Y/c các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm. + Phần nào của hộp có không khí nóng? Tại sao? + Phần nào của hộp có không khí lạnh? + Khói bay qua ống nào? - Khói bay từ mẩu hương đi ra ống A mà chúng ta nhìn thấy là do có gì tác động? - Vì sao có sự chuyển động của không khí? - Không khí chuyển động theo chiều như thế nào? - Sự chuyển động của không khí tạo ra gì? Kết luận: Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. Sự chênh lệch nhiệt độ của không khí là nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí. Không khí chuyển động tạo thành gió. * Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí trong tự nhiên - Y/c hs quan sát hình 6,7SGK/75 - Hình 6 mô tả thời gian nào trong ngày? Gió thổi theo hướng nào? - Hình 7 mô tả thời gian nào trong ngày, mô tả hướng gió được minh họa trong hình. - Các em hãy thảo luận nhóm đôi để TLCH: Tại sao ban ngày có gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm có gió từ đất liền thổi ra biển? - Y/c các nhóm trình bày - Trong tự nhiên, dưới ánh sáng Mặt trời, các phần khác nhau của Trái đất không nóng lên như nhau. Phần đất liền nóng nhanh hơn phần nước và cũng nguội đi nhanh hơn phần nước. Sự chênh lệch nhiệt độ vào ban ngày và ban đêm giữa biển và đất liền nên ban ngày gió thổi từ biển vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển. - Gọi hs lên bảng chỉ hình vẽ và giải thích chiều gió thổi C. Củng cố, dặn dò: - Tại sao có gió? - Tại sao có sự thay đổi chiều gió giữa ban ngày và ban đêm? - Về nhà xem lại bài - Bài sau: Gió nhẹ, gió mạnh, phòng chống bão - Vào mùa hè, trời nắng mà không có gió em cảm thấy không khí ngột ngạt, oi bức rất khó chịu. - Quan sát - Là nhờ có gió. Gió thổi làm cho lá cây lay động, diều bay lên cao. - Lắng nghe, suy nghĩ - Lắng nghe, thực hiện - Nhóm trưởng điều khiển, hs thực hiện - Chong chong quay là do gió thổi - Khi không có gió - Khi có gió mạnh chong chóng quay nhanh, gió nhẹ chong chóng quay chậm. - Phải tạo ra gió bằng cách chạy - 3 hs thực hiện - Do chong chong bạn tốt - Do bạn chạy nhanh. - Bạn chạy nhanh sẽ tạo ra gió mạnh nên chong chong quay nhanh - Lắng nghe - Theo dõi, kiểm tra - Nhóm trưởng báo cáo - 1 hs đọc - 1 hs đọc - Thực hành thí nghiệm - Đại diện nhóm trình bày + Phần hộp bên ống A không khí nóng lên là do một ngọn nến đang cháy đặt dưới ống A + Phần hộp bên ống B có không khí lạnh. + Khói từ mẩu hương cháy bay vào ống A và bay lên. - Khói từ mẩu hương đi ra ống A mà mắt ta nhìn thấy là do không khí chuyển động từ B sang A - Sự chênh lệch nhiệt độ trong không khí làm cho không khí chuyển động. - Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng - Tạo ra gió - Lắng nghe - Quan sát - Ban ngày và hướng gió thổi từ biển vào đất liền. - Vẽ ban đêm và hướng gió thổi từ đất liền ra biển - Thảo luận nhóm đôi - Đại diện các nhóm trình bày + Ban ngày không khí trong đất liền nóng, không khí ngoài biển lạnh. Do đó làm cho không khí chuyển động từ biển vào đất liền tạo ra gió từ biển thổi vào đất liền + Ban đêm không khí trong đất liền nguội nhanh hâơn nên lạnh hơn không khí ngoài biển. Vì thế không khí chuyển động từ đất liền ra biển hay gió từ đất liền thổi ra biển - Lắng nghe - 2 hs lên bảng thực hiện - Do có sự chuyển động của không khí - Do sự chênh lệch nhiệt độ vào ban ngày và ban đêm giữa biển và đất liền _______________________________________________ Hoạt động giáo dục âm nhạc: Tiết 19: HỌC BÀI HÁT: CHÚC MỪNG I. Mục tiêu: - Biết đây là bài hát nhạc nước ngoài. - Biết hát theo giai điệu và lời ca. (Biết một số hình thức hát như đơn ca, song ca, ) II. Chuẩn bị: - GV: Chép lời bài hát ra bảng phụ; bài mẫu. - HS: thanh phách; đọc trước lời ca trong sgk. III. Tiến trình. - Nhóm trưởng lấy đồ dùng học tập. A. Hoạt động cơ bản 1. Khởi động: Học sinh hát một bài hát. 2. Giới thiệu bài – Giới thiệu bài – Học sinh ghi đầu bài vào vở. 3. Gọi học sinh đọc mục tiêu bài học. – 2 hs đọc mục tiêu trên bảng phụ. 4. Bài mới: Hoạt động 1: Học hát bài Chúc mừng. - Mở băng hát mẫu. - GV hát mẫu lần 1. - Lắng nghe. - GV hát mẫu lần 2 và giải thích giai điệu bài hát. - Theo dõi. - Hướng dẫn đọc lời ca. - HS theo dõi. - HS tập đọc lời ca. - Dạy hát từng câu ngắn. - Hát theo cô giáo lớp, tổ, cá nhân. + Hát mẫu hướng dẫn hát câu 1. - Tập hát câu 1. + Hát mẫu hướng dẫn hát câu 2. - Tập hát câu 2. + Hướng dẫn hát câu 1 +2. - Tập hát câu 1 và 2. - Hướng dẫn hát các câu còn lại của bài hát. B. Hoạt động thực hành Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động. - HD h/s hát kết hợp gõ đệm theo phách. - Tập hát theo hướng dẫn. + Hát cá nhân. + Hát theo nhóm. - Thực hành hát và gõ đệm theo phách. - HD hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 3. - Hát và gõ đệm. - Yêu cầu hát ôn lại cả bài. - Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 3. - Theo dõi, sửa lại. - Hướng dẫn học sinh hát kết hợp với vận động theo nhịp 3. - Thực hiện theo hướng dẫn của cô giáo. - Tổ chức cho học sinh thi hát. - Theo dõi, đánh giá. - Hát đơn ca. - Hát song ca. C. Hoạt động ứng dụng: Bài hát dùng để hát trong những dịp nào? - Kể tên 1 số bài hát thiếu nhi nước ngoài mà em biết? IV. Đánh giá: - Dặn h/s về nhà ôn lại bài hát. - Trong dịp lễ tết chúc mừng. - Đàn gà con; Chúc mừng sinh nhật; Con chim non. ____________________________________________________________________ Thứ ba ngày 10 tháng 1 năm 2017 (Buổi sáng) TOÁN Tiết 92: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng: - Chuyển đổi các số đo diện tích - Đọc được thông tin trên biểu đồ cột. - HS làm được bài 1, 3(b), 5. II. Chuẩn bị: Bảng nhóm III. Các HĐ dạy - học: 1. KT bài cũ: Giờ toán trước học bài gì? 1km2 = ? m2 2. Bài tập luyện tập: Bài 1 (T100): ? Nêu y/c? - HS làm vào BC, 3 HS lên bảng 530dm2 = 53000cm2 84600cm2 = 846dm2 10km2 = 10000000m2 13dm2 29cm2 = 1329cm2 300dm2 = 3m2 9000000m2 = 9km2 ? Nêu cách thực hiện? Bài 2 (T101)Giảm tải - NX, sửa sai - 1 HS đọc đề - Làm vào vở, 2 HS lên bảng. a) DT khu đất là: 5 x 4 = 20 (km2) b) Đổi 8000m = 8km, vậy DT khu đất là: 8 x 2 = 16(km2) Bài 3 (T101) ? Nêu cách so sánh các số đo đại lượng? Bài 4 (T101)Giành cho Hs khá giỏi. Tóm tắt Khu đất HCN 3km C/ dài: C/ rộng: Diện tích:........km2 Bài 5 (T101): ? Nêu y/c? ? Biểu đồ thể hiện gì? ? Nêu mật độ dân cư từng thành phố? - Đọc BT, làm vào vở. a)DT của Hà Nội nhỏ hơn Đà Nẵng DT của Đà Nẵng nhỏ hơn TPHCM DT của TPHCM lớn hơn Hà Nội b) TPHCM có DT lớn nhất TP Hà Nội có DT nhỏ nhất - Đổi về cùng đv đo - 1 HS đọc đề, PT đề, nêu KH giải Giải; Chiều rộng của khu đất là: 3 : 3 = 1 (km) DT của khu đất là: 3 x 1 = 3 (km2) Đ/s: 3km2 - Mật độ dân cư của 3 TP lớn là HN, HP, TPHCM. - HN: 2952 người/ km2 - HP: 1126 người/ km2 - TPHCM: 2375 người/ km2 - Làm BT vào vở, đọc BT a) TP Hà Nội có mật độ dân số lớn nhất b) Mật độ dân số TPHCM gấp đôi mật độ dân số TP Hải Phòng 3. Củng cố - dặn dò: NX giờ học. CB bài (T93) LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 37: CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ ? I . Mục tiêu : - HS hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận CN trong câu kể Ai làm gì ? - Nhận biết được câu kể Ai làm gì? xác định được bộ phận CN trong câu (BT1, mục III); biết đặt câu với bộ phận CN cho sẵn hoặc gợi ý bằng tranh vẽ ( BT2, BT3). II . Đồ dùng dạy học : - Một số tờ phiếu viết đoạn văn ở phần NX. III . Các hoạt động dạy học : 1 . Giới thiệu bài : 2 . Phần nhận xét : - Cả lớp và GV nhận xét , chốt lại lời giải đúng . - 1 HS đọc nội dung bài tập . Cả lớp đọc thầm đoạn văn , gạch một gạch dưới bộ phận CN trong câu , TL miệng các câu hỏi 3 , 4. Các câu kể Ai làm gì ? Xác định CN Câu 1 : Một đàn ngỗng vươn dài cổ , chúi mỏ về phía trước , định đớp bọn trẻ Câu 2 : Hùng đút vội khẩu súng vào túi quần ,chạy biến . Câu 3 : Thắng mếu máo nấp vào sau lưng Tiến . Câu 4 : Em liền nhặt một cành xoan , xua đàn ngỗng ra xa . Câu 5 : Đàn ngỗng kêu quàng quạc , vươn cổ chạy miết . ý nghĩa của CN Chỉ con vật Chỉ người Chỉ người Chỉ người Chỉ con vật Loại từ ngữ tạo thành CN Cụm danh từ Danh từ Danh từ Danh từ Cụm danh từ 3.Ghi nhớ 4. Phần luyện tập Bài tập 1: - Gọi HS đọ đề. - Xác định YC của đề. GV HD HS thực hiện . -NX chữa bài Bài tập 2: - GV HD HS cách thực hiện - GV NX nhắc nhở. Bài tập 3: - GV HD. - NX khen ngợi hs. 5.Củng cố, dặn dò. ? Thế nào là câu kể Ai thế nào? - Câu kể gồm máy bộ phận chính? Đó là bộ phận nào? - NX và kết thúc bài. - 3,4 HS đọc phần ghi nhớ - HS đọc yc bài - HS thảo luận theo N4. - Đại diện các N lên trình bày. Các câu Kể: - Trong rừng, chim chóc / hót véo von. - Thanh niên / lên rẫy. - Phụ nữ / giặt giũ bên những giếng nước. - Em nhỏ / đùa vui trước nhà sàn. - Các cụ già/ chụm đầu bên những ché rượu cần. - HS đọc yc bài tập. - HS làm bài vào vở. - HS nối tiếp đọc những câu văn đã đặt. - HS đọc yc bài tập và quan sát tranh minh hoạ. - HS đọc trước lớp. ___________________________________________ CHÍNH TẢ: ( NGHE – VIẾT) Tiết 19: KIM TỰ THÁP AI CẬP I. Mục tiêu: - Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng BT phân biệt chính tả phân biệt s/ r; iêc/ iêt. II. Đồ dùng: -2 tờ phiếu viết sẵn ND bài tập 2, 3a,b III. Các HĐ dạy - học: 1. GT bài: ? Bức tranh vẽ gì? - GV giới thiệu và ghi đầu bài. 2. HĐHS nghe viết chính tả: a) GV đọc bài viết ? Kim tự tháp Ai Cập là lăng mộ của ai? ? Kim tự tháp Ai Cập được XD như thế nào? ? Đoạn văn nói điều gì? b) HD viết từ khó: ? Nêu từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả? - GV đọc: Lăng mộ, nhằng nhịt, phương tiện chuyên chở, làm thế nào, Ai Cập, giếng sâu. c) Viết chính tả: - GV đọc bài cho học sinh viết. - GV đọc bài cho HS soát. d) Nhận xét bài viết. 3. HDHS làm bài tập chính tả Bài 1(T6): ? Nêu y/c? - Dán 2 phiếu, 2 HS lên bảng gạch chân từ viết sai. Bài 2 (T6): ? Nêu y/c? -TN viết đúng chính tả a) Sáng sủa, sinh sản, sinh động. b) Thời tiết, công việc, chiết cành 3. Củng cố - dặn dò - NX giờ học . - HS quan sát tranh (T5) SGK - ....... các kim tự tháp ở Ai Cập. - Nghe, theo dõi SGK (T5) - ..... các hoàng đế Ai Cập cổ đại - ... XD toàn bằng đá tảng. từ cửa kim tự tháp đi vào là một hành lang ... để đồ. - ... ca ngợi kim tự tháp Ai Cập là 1 công trình kiến trúc vĩ đại của người Ai Cập cổ đại và sự tài giỏi thông minh của người Ai Cập khi XD kim tự tháp. - HS nêu - NX, sửa sai - Viết bài - Đổi vở, soát bài. - Đọc thấm đoạn văn dùng bút chì gạch chân từ viết sai chính tả vào SGK. Đáp án đúng: Sinh - biết - biết - sáng - tuyệt - xứng. - NX chữa bài của bạn trên bảng. - 1 HS đọc lại đv đã ghi hoàn chỉnh, lớp theo dõi, chữa bài. - HS làm vào vở, 2 HS lên bảng - TN viết sai chính tả. +Sắp sếp, tinh sảo, bổ xung, thân thiết, nhịêt tình, mải miếc - NX, chữa BT Tiết 19 Lịch sử Nước ta cuối thời Trần I. Mục tiêu: - Hs có thể nêu được tình hình nước ta cuối thời Trần. - Hiểu được vì sao nhà Hồ thay nhà Trần. - Hiểu vì sao nhà Hồ không thắng được quân Minh xâm lược. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Nhà Trần đã đối phó với giặc như thế nào khi chúng mạnh (yếu) ? - Vì sao nhân dân ta thắng lợi vẻ vang trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên ? - 2 – 3 em. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Tìm hiểu nội dung: * Hoạt động 1: Tình hình đất nước cuối thời Trần. B1: Phát phiếu giao việc. B2: Đại diện nhóm báo cáo. - Vua quan nhà Trần sống như thế nào? - Những kẻ có quyền đối xử với nhân dân như thế nào? - Cuộc sống của nhân dân như thế nào? - Thái độ phản ứng của nhân dân với triều đình ra sao? - Nguy cơ giặc ngoại xâm như thế nào? - Tình hình nước ta cuối thời Trần như thế nào? * Hoạt động 2: Nhà Hồ thay thế nhà Trần + Mục tiêu: Biết hoàn cảnh ra đời của nhà Hồ. Cải cách nhà Hồ. Nguyên nhân làm cho nhà Hồ không chống nổi nhà Minh. - Đọc thông tin (T42 - 43) - TL nhóm 5 - ... ăn chơi xa đọa ... - ... vơ vét của dân để làm giàu. - CS của nhân dân càng thêm cơ cực. - Nông dân, nô tì đã nổi dậy đấu tranh. - HS tổng hợp ý kiến trong phiếu và TL. - Thảo luận nhóm 2 - Hồ Quý Ly là người như thế nào? - Ông đã làm gì? - Hành động truất quyền vua của Hồ Quý Ly có hợp lòng dân không? Vì sao? - Nêu những cải cách của nhà Hồ? - Do đâu mà nhà Hồ không chống nổi quân Minh xâm lược? 3. Củng cố dặn dò: - Nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của 1 triều đại phong kiến ? - Nhận xét tiết học - Học bài, tìm đọc truyên - Xem trước bài 16 - Là người có tài. - Truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ... - ... hợp lòng dân, vì cuối thời Trần chỉ ăn chơi sa đọa, làm cho đất nước ngày càng xấu đi. Hồ Quý Ly đã có nhiều cải cách tiến bộ. - Thay người tài giỏi, thường xuyên thăm hỏi dân... chữa bệnh cho dân. - Hồ Quý Ly không đoàn kết được toàn dân để tiến hành kháng chiến mà chỉ dựa vào quân đội nên đã thất bại. - 2 HS đọc bài học. - Ăn chơi, không quan tâm tới đời sống nhân dân và sự phát triển đất nước ___________________________________________________________________ Thứ ba ngày 10 tháng 1 năm 2017 (Buổi chiều) TOÁN Tiết 19: Ôn luyện I. Mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng: - Đọc, viết, chuyển đổi các số đo diện tích theo đơn vị ki-lô-mét vuông; chuyển đổi từ ki-lô-mét vuông sang mét vuông. - Đọc được thông tin trên biểu đồ. II. Chuẩn bị: Bảng nhóm III. Các HĐ dạy - học: 1. KT bài cũ: Giờ toán trước học bài gì? 1km2 = ? m2 2. Bài tập luyện tập: Bài 1 Em và bạn viết số hoặc chữ thích hợp vào ô trống: Viết Đọc 12km2 Mười hai ki-lô-mét vuông 230km2 Hai trăm ba mươi ki-lô-mét vuông 402km2 Bốn trăm linh hai ki-lô-mét vuông 3600km2 Ba nghìn sáu trăm ki-lô-mét vuông 547 000km2 Năm trăm bốn bảy nghìn ki-lô-mét vuông ? Nêu cách thực hiện? Bài 2: Em đọc bạn nói kết quả, sau ssos đổi vai lần lượi đến hết. - NX, sửa sai - 1 HS đọc đề. Kết quả: 4km2 = 1 000 000m2 6km2 = 6 000 000m2 280dm2 = 28000 cm2 15m2 25dm2 = 1525 cm2 3 000 000m2 = 3km2 5 000 000m2 = 5km2 410 500dm2 = 4105m2 35m2 8dm2 = 3508cm2 - Làm vào vở, 2 HS lên bảng. Bài 5: a. Xem biểu đồ. b. Dựa vào biểu đồ trên viết vào chỗ chấm cho phù hợp. ? Nêu cách so sánh các số đo đại lượng? Bài 6: - XĐ yêu cầu đề. b. Dựa vào biểu đồ trên viết vào chỗ chấm cho phù hợp. = Biểu đồ cho biết diện tích của thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Đà nẵng, TPHCM. + Thành phố có diện tích lớn nhất là: Hà Nội. - 1 HS đọc đề, PT đề, nêu KH giải Giải Chiều dài của khu đất là: 4 x 2 = 8 (km) DT của khu đất là: 8 x 4 = 32 (km2) Đ/s: 32km2 - Làm BT vào vở, đọc BT 3. Củng cố - dặn dò: NX giờ học. CB bài (T93) KỂ CHUYỆN Tiết 19: BÁC ĐÁNH CÁ VÀ GÃ HUNG THẦN I. Mục tiêu: 1. Rèn kĩ năng nói: - Dựa vào lời kể của GV, nói được lời thuyết minh cho từng tranh minh hoạ(BT1), kể được từng đoạn của câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần rõ ràng đủ ý ( BT2). - Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện. 2. Rèn luyện kĩ năng nghe: - Chăm chú nghe thầy(cô) kể chuyện, nhớ cốt truyện. - Nghe bạn kể chuyện, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn. II. Độ dùng: - Tranh minh họa SGK. III. Các HĐ dạy- học: 1. GT chuyện: 2. GV kể chuyện: - GV kể lần 1 - GV kể làn 2 kết hợp giải nghĩa từ: Ngày tận số: ngày chết. Hung thần: thần độc ác, hung dữ. Vĩnh viễn: mãi mãi. - Nghe 3-Hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu của BT: a-Tìm lời thuyết minh cho mỗi tranh bằng 1-2 câu: - Gv dán tranh lên bảng - 1 HS đọc yêu cầu của BT1 - HS suy nghĩ, nói lời thuyết minh cho 5 tranh. - Tranh 1: Bác đánh các kéo lưới cả ngày, cuối cùng được mẻ lưới trong có một chiếc bình to. Tranh 2: Bác mừng lắm vì cái bình đem ra chợ bán cũng được khối tiền. Tranh 3: Bác cạy nắp bình và vô cùng kinh ngạc khi thấy từ trong bình một làn khói đen bay đen ra, tụ. Tranh 4: Con quỷ đòi giết bác đánh cá để thực hiện lời nguyền củ nó. Tranh 5: Mắc mưu bác ddxánh cá, con quỷ chui vào bình. Bác lập tức đóng nắp bình lại và vứt nó về biển sâu. b- Kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: - KC theo nhóm - Thi KC trước lớp Nêu ý nghĩa câu chuyện? - 1 HS đọc BT 2, 3 - KC theo nhóm 4 - Kể nối tiếp - 3 HS kể toàn bộ câu chuyện - Lớp bình chọn nhóm , cá nhân KC hay nhất. *ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi bác đánh cá thông minh, mưu trí đã thắng gã hung thần vô ơn, bạc nghĩa. 4. Củng cố - dặn dò: - NX giờ học: - Kể lại câu chuyện cho người thân nghe - CB bài tuần 20. HĐGD:Kĩ thuật Tuần 19 Lợi ích của việc trồng rau hoa I. Mục tiêu: - HS biết ích lợi của việc trồng rau, hoa. - Yêu thích công việc trồng rau, hoa. II. Đồ dùng dạy học: - Sưu tầm tranh ảnh một số loại cây rau, hoa. III. Tiến trình: 1. Khởi động: Hát 2. Giới thiệu bài: GV và HS cùng ghi đàu bài 3. Bài mới: 2 HS đọc mục tiêu bài học * Hoạt động 1: Tìm hiểu về lợi ích của việc trồng rau, hoa. a. ích lợi của rau: - Tổ chức h/s quan sát tranh và trả lời. - HS quan sát tranh SGK, và tranh sưu tầm. - Nêu ích lợi của việc trồng rau? - Làm thức ăn: cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho con người làm thức ăn cho vật nuôi. - Gia đình em thường sử dụng những loại rau nào? - HS nêu. - Rau còn được sử dụng để làm gì? - Bán, xuất khẩu, chế biến thực phẩm... b. ích lợi của hoa: ( Làm tương tự) - HS quan sát hình 2. - GV yêu cầu h/s liên hệ ở địa phương mình về trồng và sử dụng rau, hoa. * Hoạt động 2: Điều kiện, khả năng phát triển cây rau, hoa ở nước ta. - Tổ chức h/s thảo luận nhóm 2. - HS thảo luận nhóm , trả lời. - Nêu điều kiện khí hậu của nước ta có ảnh hưởng đến rau, hoa? - Điều kiện khí hậu, đất đai ở nước ta rất thuận lợi cho cây rau, hoa phát triển quanh năm. - Liên hệ ở địa phương em? - HS liên hệ... 4. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị cho tiết sau: hạt giống, một số phân hoá học, phân vi sinh, cuốc, cào, vồ đập, đất, dầm xới, bình có vòi hoa sen, bình xịt nước. _____________________________________________________________________ Thứ tư ngày 11 tháng 1 năm 2017 (Chiều) Tiết 37 Tập làm văn Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật I. Mục tiêu: - Củng cố nhận thức về hai kiểu mở bài trực tiếp và gián tiếp trong bài văn miêu tả đồ vật. - Thực hành viết đoạn mở bài cho một bài văn miêu tả đồ vật theo 2 cách trên. - Có ý thức học tập tốt. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết ghi nhớ 2 kiểu mở bài (trực tiếp - gián tiếp) - Giấy , bút 4 nhóm. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu 2 cách mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật? - Thế nào là mở bài trực tiếp ? - Thế nào là mở bài gián tiếp ? 2. Bài mới: *. Giới thiệu bài: *. HDHS luyện tập: - Mở bảng phụ viết sẵn 2 cách mở bài. - 2 – 4 em. Bài 1: - HDHS trao đổi, so sánh, tìm ra sự giống và khác nhau. - 2 HS nối tiếp đọc yêu cầu, lớp đọc thầm, trao đổi, so sánh, tìm ra sự giống và khác nhau. - Giống nhau: Các đoạn mở bài trên đều có mục đích giới thiệu đồ vật định tả là chiếc cặp sách. - Khác nhau: - Đoạn a, b ( Mở bài trực tiếp): Giới thiệu ngay đồ vật định tả. - Đoạn c ( mở bài gián tiếp) nói chuyện khác để dẫn vào giới thiệu đồ vật định tả. Bài 2: - BT yêu cầu gì? - Chỉ viết phần mở bài có thể là cái bàn học ở trường hoặc ở nhà. - Em phải viết 2 đoạn mở bài theo 2 cách khác nhau. - Nhận xét . 3. Củng cố dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Em nào viết bài chưa đạt về viết lại. - Viết đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em. - Làm vào vở. - 4 HS làm vào giấy to - Nối tiếp nhau đọc bài - Bình chọn bạn viết mở bài hay nhất. KHOA HỌC Tiết 38: GIÓ NHẸ, GIÓ MẠNH, PHÒNG CHỐNG BÃO. I. Mục tiêu: Sau bài học HS biết: - Phân biệt gió nhẹ, gió mạnh, gió to, gió dữ. - Nói về những thiệt hại do dông, bão gây ra và cách phòng chống bão. II. Đồ dùng: - Phiếu HT, hình vẽ (T76- 77) SGK. - Sưu tầm tranh, ảnh các cấp gió, thiệt hại do dông, bão gây ra. III. Các HĐ dạy- học : 1. KT bài cũ: ? Khi nào có gió? ? Tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển? 2. Bài mới: GT bài. HĐ1: Tìm hiểu về cấp độ gió *Mục tiêu : Phân biệt gió nhẹ, gió mạnh, gió to, gió dữ. Bước 1: ? Ai là người nghĩ ra cách phân biệt cấp gió? Ông chia thành bao nhiêu cấp? Bước 2: Phát phiếu HT. Bước 3: Gọi HS lên trình bày. - GV chốt lại những ý đúng. - Đọc thông tin (T76) SGK. - ... ông thuyền trưởng người Anh đã chia sức gió thành 13 cấp độ... - TL nhóm 3. - Đại diện các nhóm trình bày. - Nhận xét, bổ sung. Cấp 5 gió khá mạnh, cấp 9 gió dữ (bão to), cấp không ( không có gió), cấp 7 ( gió to) bão, cấp 2 gió nhẹ. HĐ2: Thảo luận về sự thiệt hại của bão và cách phòng chống bão. * Mục tiêu: Nói về những thiệt hại do dông, bão gây ra và cách phòng chống bão. Bước 1 : Làm việc theo nhóm. Bước 2: Làm việc cả lớp. ? Nêu những dấu hiệu đặc trưng của bão? ? Nêu tác hại do bão gây ra? ? Nêu một số cách phòng chống bão? - Thảo luận nhóm 2. - Q/s hình 5, 6 và nghiên cứu mục bạn cần biết(T77). - Trả lời câu hỏi. - Trời tối, cây lớn đu đưa, người đi bộ ở ngoài đường rất khó khăn vì phải chống lại sức gió. - Đổ nhà cửa, đắm tàu thuyền, ngập lụt ảnh hưởng tới SX..
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_buoi_sang_lop_4_tuan_19_nam_hoc_2016_2017.doc