Đề kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

Đề kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II - LỚP 4

MÔN: TIẾNG VIỆT

NĂM HỌC: 2018 – 2019

(Thời gian: 40 phút)

II/ KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

1.Chính tả (Nghe – viết) (2 điểm) - 15 phút:

Bầu trời ngoài cửa sổ.

 Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. Ở đấy, Hà thấy bao nhiêu điều lạ. Một đàn vàng anh, vàng như dát vàng lên lông, lên cánh, mà con trống bao giờ cũng to hơn, óng ánh sắc lông hơn chợt bay đến rồi chợt bay đi. Nhưng có lúc, đàn vàng anh ấy đậu lên ngọn chót vót những cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những “búp vàng”. Rồi từ trên chót vót cao, vàng anh trống cất tiếng hót. Tiếng hót mang theo hương thơm lá bạch đàn chanh từ bầu trời bay vào cửa sổ. Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ, và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà. Trích Nguyễn Quỳnh

2- Tập làm văn: (7 điểm)

 Em hãy tả về một cây mà em yêu thích nhất.

 

doc 5 trang xuanhoa 5482
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN NỘI DUNG
KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 - GIỮA KÌ II
Năm học: 2018 - 2019
Mạch kiến thức kĩ năng
Số câu, số điểm
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng
Kiến thức tiếng Việt: 
- Hiểu nghĩa và sử dụng được một số từ ngữ thuộc các chủ điểm đã học.
- Nhận biết và xác định định được chủ ngữ, vị ngữ của các câu kể Ai là gì ?, Ai làm gì ?, Ai thế nào ?, câu khiến. Biết đặt câu với các kiểu câu trên. Sử dụng được dấu gạch ngang.
- Nhận biết và bước đầu cảm nhận được cái hay của những câu văn có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa; biết dùng biện pháp so sánh, nhân hóa để viết được câu văn hay.
Số câu
01
02
01
04
Số điểm
01
02
01
04
Đọc hiểu văn bản:
- Xác định được hình ảnh, nhân vật, chi tiết có ý nghĩa trong bài đọc.
- Hiểu nội dung của đoạn, bài đã đọc, hiểu ý nghĩa của bài.
- Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin từ bài đọc.
- Nhận xét được hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc; biết liên hệ những điều đọc được với bản thân và thực tế.
Số câu
02
01
01
02
06
Số điểm
01
0,5
0,5
01
03
Tổng:
Số câu
02
02
03
03
10
Số điểm
01
1,5
2,5
02
07
MA TRẬN CÂU HỎI
KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 - GIỮA KÌ II
Năm học: 2018 - 2019
TT
Chủ đề
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1
Đọc hiểu văn bản
Số câu
02
01
01
02
06
Câu số
1-2
3
4
5-6
2
Kiến thức 
tiếng Việt
Số câu
01
02
01
04
Câu số
8
7-9
10
Tổng số câu
02
01
01
01
02
03
10
Trường Tiểu học Thị Trấn
 Lớp: 4 
Họ và tên: 
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II - LỚP 4
MÔN: TIẾNG VIỆT
 NĂM HỌC: 2018 – 2019
 (Thời gian: 40 phút)
Điểm
Nhận xét
Chữ ký GV
	A- KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
	1- Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)
	Học sinh bốc thăm để đọc một trong các bài Tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 27 (Sách Tiếng Việt 4, tập 2). Sau đó, trả lời câu hỏi có liên quan đến nội dung bài đọc do giáo viên yêu cầu.
	2- Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm)
	a. Đọc – hiểu: (4 điểm)
 Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Câu chuyện về túi khoai tây
	Vào một buổi học, thầy giáo tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên những người mình không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí, có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo.
	Sau đó thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải mang theo.
	Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tồi tệ hơn khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy giáo cho quẳng hết chõ khoai tây ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng.
	Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: "Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà nó còn là một món quà tốt đẹp để mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình."
Lại Thế Luyện
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Thầy giáo mang túi khoai tây đến lớp để làm gì ? M1
a. Để cho cả lớp liên hoan.
b. Để giáo dục cho cả lớp một bài học về lòng vị tha.
c. Để cho cả lớp học môn sinh học.
d. Để hướng dẫn học sinh cách trồng cây khoai tây. 
Câu 2: Túi khoai tây đã gây ra điều gì phiền toái ? M1
a. Đi đâu cũng mang theo. b. Các củ khoai tây bị thối rữa, rỉ nước.
c. Đi đâu cũng mang theo những củ khoai tây vừa nặn vừa bị thối rữa, rỉ nước.
d. Muốn vứt nhưng thầy giáo lại không đồng ý.
Câu 3: Theo thầy giáo, vì sao nên có lòng vị tha, cảm thông với lỗi lầm của người khác ? M2
	a. Vì sự oán giận hay thù ghét không mang lại lợi ích gì; nếu có lòng vị tha và có sự cảm thông sẽ đem lại niềm hạnh phúc cho bản thân và cũng là món quà tặng cho mọi người.
	b. Vì càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. 	
	c. Vì lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp để mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình.
	d. Vì lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở ! 
Câu 4: Theo em, thế nào là lòng vị tha ? M3
	a. Rộng lòng tha thứ. b. Cảm thông và chia sẻ.
	c. Rộng lòng tha thứ, không hề có sự cố chấp; biết cảm thông và chia sẻ.
	d. Không hẹp hòi, ích kỉ và biết tha thứ cho người khác khi họ biết lỗi. 
Câu 5: Cụm từ nào là từ láy? M2
A. mệt mỏi B. nhẹ nhàng C. thoải mái
Câu 6: Gạch chân dưới động từ trong câu sau: M3 
 Vào một buổi học, thầy giáo tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. 
Câu 7*: Qua câu chuyện này em rút ra được bài học gì cho bản thân ? M4
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
b. Kiến thức Tiếng Việt (3 điểm)
* Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
Câu 8: Câu Cơn mưa bất chợt đổ xuống đúng lúc thuộc kiểu câu gì? M1
A. Ai làm gì? B. Ai thế nào? C. Ai là gì?
Câu 9: Câu nào là câu khiến? M2
A. Cho bác đứng nhờ đây một tí nhé. 
B. Ông lão nhìn Hoa trìu mến và cảm ơn rối rít.
C. Nó bảo tôi đứng đây chờ nó một tí.
Câu 10: Điền vị ngữ cho bộ phận chủ ngữ sau để có câu kiểu Ai là gì? M3 
Bác Hồ ..
 .
Câu 11: Nhóm từ nào cùng nghĩa với từ dũng cảm trong mỗi dòng sau: M2
gan dạ, anh dũng, nhát gan
gan dạ, anh dũng, can đảm
gan dạ, anh dũng, thông minh
Câu 12*: Em hãy viết một đoạn văn từ 3 đến 5 câu miêu tả hoa của một loài cây trong đó có sử dụng biện pháp so sánh hoặc nhân hóa. M4
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II - LỚP 4
MÔN: TIẾNG VIỆT
NĂM HỌC: 2018 – 2019
(Thời gian: 40 phút)
II/ KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
1.Chính tả (Nghe – viết) (2 điểm) - 15 phút: 
Bầu trời ngoài cửa sổ.
 Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. Ở đấy, Hà thấy bao nhiêu điều lạ. Một đàn vàng anh, vàng như dát vàng lên lông, lên cánh, mà con trống bao giờ cũng to hơn, óng ánh sắc lông hơn chợt bay đến rồi chợt bay đi. Nhưng có lúc, đàn vàng anh ấy đậu lên ngọn chót vót những cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những “búp vàng”. Rồi từ trên chót vót cao, vàng anh trống cất tiếng hót. Tiếng hót mang theo hương thơm lá bạch đàn chanh từ bầu trời bay vào cửa sổ. Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ, và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà. Trích Nguyễn Quỳnh
2- Tập làm văn: (7 điểm)
	Em hãy tả về một cây mà em yêu thích nhất.
ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4
GIỮA HỌC KÌ II
 NĂM HỌC: 20178– 2019
A. KIỂM TRA ĐỌC
I. Đọc thành tiếng (3 điểm)
II. Đọc hiểu văn bản và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)
Đáp án
Hướng dẫn chấm
Điểm
1. Đọc hiểu văn bản
Câu 1: Khoanh b
Câu 2: Khoanh c
Câu 3: Khoanh c
Câu 4: Khoanh c
Câu 5: Khoanh b
Câu 6: động từ: mang
Câu 7: HS nêu theo ý hiểu và nêu được điều em học tập là: lòng vị tha và sự cảm thông với lỗi lầm của người khác.
2. Kiến thức tiếng Việt
Câu 8: Khoanh b
Câu 9: Khoanh a
Câu 10: Điền đúng bộ phận vị ngữ để tạo được câu kể Ai là gì 
Câu 11: Khoanh b
Câu 12: Học sinh viết được đoạn văn miêu tả được loài hoa, biết sử dụng biện pháp so sánh hoặc nhân hóa.
(4 điểm)
Câu 1: Khoanh đúng
Câu 2: Khoanh đúng
Câu 3: Khoanh đúng
Câu 4: Khoanh đúng
Câu 5: Khoanh đúng
Câu 6: tìm đúng
 Câu 7: Nếu có ý đúng, có thể ghi điểm theo các mức 1 – 0,5 điểm
 (3 điểm)
Câu 8: Khoanh đúng
Câu 9: Khoanh đúng
Câu 10: Khoanh đúng
Câu 11: Khoanh đúng
Câu 12: HS viết được đoạn văn miêu tả được loài hoa
 Biết sử dụng biện pháp so sánh hoặc nhân hóa 
 0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
 0,5 điểm
 0,5 điểm
 0,5 điểm
 1 điểm
 0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
 0,5 điểm
0,5 điểm
B- KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
	1- Chính tả: (2 điểm)	 
Yêu cầu: Bài viết đẹp, không sai - sót lỗi chính tả (2 điểm)
 Sai 4 lỗi: trừ 1 điểm
	2- Tập làm văn: (8 điểm)
	Hãy viết 1 bài văn tả về cây cối mà em yêu thích nhất.
Yêu cầu: Bố cục đầy đủ, rõ ràng. Nội dung trọng tâm. 
 Kĩ năng dùng từ, đặt câu hay và câu văn đúng ngữ pháp.
	 Bài văn có sử dụng các biện pháp nghệ thuật.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2018.doc