Đề kiểm tra cuối học kì II môn Toán 4 - Năm học 2018-2019 - Đề 3

Đề kiểm tra cuối học kì II môn Toán 4 - Năm học 2018-2019 - Đề 3

Câu 1: (M1) Trong các số: 105; 5643; 2718; 345 số nào chia hết cho 2?

 A. 105 B. 5643 C. 2718 D. 345

Câu 2: (M1) giá trị chữ số 4 trong số 17 406 là:

 A. 4 B. 40 C. 400 D. 4000

Câu 3: (M1) Phân số được rút gọn thành phân số tối giản là: M1

 A. B. C. D.

Câu 4: (M2) Giá trị của biểu thức 125 x 2 + 36 x2 là:

 A. 232 B. 322 C. 323 D. 324

Câu 5: (M2) Số thích hợp để viết vào chỗ chấm:

 1m2 25cm2 = cm2

 195 phút = . giờ . phút

 

doc 11 trang xuanhoa 05/08/2022 1620
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì II môn Toán 4 - Năm học 2018-2019 - Đề 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ II ( ĐỀ 3)
 NĂM HỌC: 2018 – 2019
 MÔN: TOÁN - 4
Mạch kiến thức,
kĩ năng
Số câu và số điểm 
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Số học: Số tự nhiên và phép tính với các số tự nhiên. Phân số và các phép tính với phân số.
Số câu
3
2
1
6
Số điểm
1.5
3.0
1.0 
5.5
Đại lượng và đo đại lượng: với các đơn vị đo đã học.
Số câu
1
1
Số điểm
1.0
1.0
Yếu tố hình học: hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song; hình thoi, diện tích hình thoi. 
Số câu
1
1
Số điểm
0.5
0,5
Giải bài toán có lời văn: Tính chu vi, diện tích hình chữ nhật; Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
Số câu
1
1
2
Số điểm
2,0
1,0
3,0
Tổng
Số câu
4
3
1
1
1
7
2
Số điểm
2,0
4,0
1,0
2,0
1,0
7,0
3,0
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018 – 2019- ĐỀ 3
 MÔN: TOÁN - 4 
Thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: ............................................................................. Lớp: ....................... 
Trường: .................................................................................................................
Điểm
Nhận xét của giáo viên
Câu 1: (M1) Trong các số: 105; 5643; 2718; 345 số nào chia hết cho 2?
 A. 105 B. 5643 C. 2718 D. 345 	
Câu 2: (M1) giá trị chữ số 4 trong số 17 406 là:
 A. 4 B. 40 C. 400 D. 4000	
Câu 3: (M1) Phân số được rút gọn thành phân số tối giản là: M1
 A. 	 B. 	 	 	 C. D. 	
Câu 4: (M2) Giá trị của biểu thức 125 x 2 + 36 x2 là:
	A. 232 B. 322 C. 323 D. 324
Câu 5: (M2) Số thích hợp để viết vào chỗ chấm:
	1m2 25cm2 = cm2 
	195 phút = ....... giờ ...... phút
Câu 6: (M2) Tính: 
a) =............................................................................................................
b) =..............................................................................................................
c) =..............................................................................................................
d) ..............................................................................................................
Câu 7: (M3) Tính bằng cách thuận tiện nhất: 
a) 5 x 36 x 2 
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
b) 127 + 1 + 73 + 39
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Câu 8: (M1) Trên hình vẽ sau: A E
 B C 	D
a. Đoạn thẳng nào song song với AB?.............................................................
b. Đoạn thẳng nào vuông góc với ED?........................................................... 
Câu 9: (M3) Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài 36 m. Chiều rộng bằng chiều dài. 
a) Tính chu vi của thửa ruộng đó.
b) Tính diện tích của thửa ruộng đó.
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 10: (M4) Tổng của hai số là 30. Tìm hai số đó, biết số lớn gấp đôi số bé? 
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ĐỀ 3 - ĐÁP ÁN TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ II
NĂM HỌC: 2018 – 2019
 MÔN: TOÁN - 4
Câu 1: 0.5 điểm C. 2718 	
Câu 2: 0,5 điểm C. 400 
Câu 3: 0.5 điểm A. 	
Câu 4: 1 điểm B. 322 
Câu 5: 1 điểm 
	1m2 25cm2 = 10025 cm2 
	195 phút = 3 giờ 15 phút
Câu 6. 2 điểm 
a) = b) = 
c) = d) 
Câu 7: 1điểm
a) 5 x 36 x 2 = (5 x 2) x 36 b) 127 + 1 + 73 + 39 = (127 + 73) + (1 + 39)
 = 10 x 36	 = 200 + 40
 = 360 	= 240 
Câu 8: 0,5 điểm
a. Đoạn thẳng AB song song với đoạn thẳng DE
b. Đoạn thẳng ED vuông góc với đoạn thẳng DC
Câu 9: 2điểm
Bài giải:
 Chiều rộng của thửa ruộng hình chữ nhật là: (0,25 điểm)
 36 : 6 x 4 = 24 (m) (0,25 điểm)
 a. Chu vi thửa ruộng hình chữ nhật là: (0,25 điểm)
 (36 + 24) x 2 = 120 (m) (0,25 điểm)
 b. Diện tích của thửa ruộng hình chữ nhật là: (0,25 điểm)
 36 x 24 = 864 (m2) (0,5 điểm)
 Đáp số: a. 24m (0,25 điểm)
 b. 864 m2
Câu 10: 1 điểm Bài giải
 Số bé: 	 
	30 (0,25 điểm)
 Số lớn: 
 Tổng số phần bằng nhau là: 
 1 + 2 = 3 (phần)	(0,25 điểm)
 Số bé là: 30 : 3 = 10 (0, 25 điểm)
 Số lớn là: 10 x 2 = 20
 Đáp số: 10; 20 (0,25 điểm)
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ II ĐỀ 3
 MÔN: TIẾNG VIỆT - 4
Mạch kiến thức,
kĩ năng
Số câu 
và 
số điểm
Mức 1 
Mức 2
Mức 3
Mức 4 
Tổng 
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Đọc hiểu văn học
Số câu 
3
1
1
4
1
Số điểm
1.5
0.5
1,0
2.0
1.0
Kiến thức tiếng việt
Số câu 
1
1
1 
1
1
3
2
số điểm
1.0
0,5
1.0 
1.0
0.5
2.5
1.5
 Tổng
Số câu 
4
2
1 
1
1
1
7
3
số điểm
2.5
1.0
1.0 
1.0
0.5
1.0
4.5
2.5
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018 – 2019 ( ĐỀ 3)
 MÔN: TIẾNG VIỆT - 4 
Thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: ............................................................................. Lớp: ....................... 
Trường: .................................................................................................................
Điểm
Nhận xét của giáo viên
A. Kiểm tra đọc:
I. Đọc thành tiếng:
- HS bốc thăm chọn và đọc một đoạn khoảng 55 - 60 tiếng trong các bài tập đọc ở học kì II (SGK Tiếng Việt 4 - Tập II.) 
II. Đọc thầm bài văn sau:
HOA TÓC TIÊN
 	Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một khoảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc: xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới. Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rực rỡ. Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm. Chắc là những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc nên thứ cỏ này mới có tên gọi như thế.
 Mùa hè, tôi thường đến nhà thầy, đúng mùa hoa tóc tiên. Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen. Cầm một bông tóc tiên thường là năm cánh, mỏng như lụa, còn mát sương đêm, sẽ thấy mùi hương ngòn ngọt và thơm thơm của phong bánh đậu Hải Dương muốn ăn ngay.
Thầy thường sai tôi ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thủy tinh trong suốt, có mưa cũng trong suốt, để lên bàn thầy. Cốc hoa tóc tiên trông mới tinh khiết làm sao, trong sạch làm sao, tưởng như tôi vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc, mà cũng tưởng như đó là nếp sống của thầy, tinh khiết, giản dị, trong sáng, trong sáng từ trong đến ngoài.
 Bây giờ nhiều nơi trồng tóc tiên, hoa tóc tiên có ở nhiều nhà nhiều vườn, có cả hoa màu trắng, nhưng ít ai cắm hoa tóc tiên trong bình.
 Riêng tôi, tôi nhớ cốc hoa tóc tiên trên bàn thầy giáo cách đây mấy chục năm ở một cái thôn hẻo lánh, hoa có màu cánh sen nhẹ, lá thì xanh biếc, còn hương thơm thì thoảng nhẹ và ngon lành như một thứ bánh. Thầy giáo tôi đã mất. Nhưng chắc ở trên trời, thầy vẫn có cốc hoa tóc tiên tinh khiết của mình 
 Theo Băng Sơn
Câu 1: (0,5 đ M1) Tác giả cho rằng tên gọi cây tóc tiên có nguồn gốc là do đâu?
	A. Do cây xanh tốt quanh năm
	B. Do những cô tiên không bao giờ già
	C. Do những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc
D. Do thầy giáo chăm sóc tốt
Câu 2: (0,5 đ M1) Tác giả so sánh mùi thơm của hoa tóc tiên với gì?
	A. Mùi thơm mát của sương đêm
	B. Mùi thơm ngọt của phong bánh đậu Hải Dương
	C. Mùi thơm của một loại bánh
	D. Hương thơm thoảng nhẹ và ngon lành
Câu 3: (0,5 đ M1) Mảnh vườn của thầy giáo trồng những loại cây gì?
 A. Xương xông, lá lốt, bạc hà, tóc tiên
 B. Xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, tóc tiên
 C. Lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, tóc tiên
 D. Xương xông, lá lốt, kinh giới, ớt, bạc hà
Câu 4: (0,5 đ M2) Ngắm cốc hoa tóc tiên tinh khiết, tác giả liên tưởng đến những điều gì?
A. Tưởng như vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc 
B. Một thứ lụa mỏng manh và tóc những cô tiên
	C. Tưởng như nếp sống của thầy 
	D. Liên tưởng đến buổi sáng và nếp sống của thầy giáo
Câu 5: (1 đ M2) Để miêu tả cốc hoa tóc tiên trên bàn của thầy giáo tác giả quan sát bằng những giác quan nào?
 .
Câu 6: (1đ M1). Dòng nào dưới đây là những đồ dùng cần thiết cho cuộc thám hiểm:
A. Quần áo bơi, la bàn, lều trại, điện thoại, dụng cụ thể thao.
 B. Va li, cần câu, bật lửa, vũ khí, đồ ăn.
 C. Dụng cụ thể thao, la bàn, lều trại, thiết bị an toàn
 D. Quần áo, đồ ăn, nước uống, vũ khí, đèn pin, la bàn, lều trại.
Câu 7: (0.5đ M2): Trạng ngữ có trong câu: “Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen” là:
 A. Trạng ngữ chỉ thời gian
 B. Trạng ngữ chỉ nơi chốn
 C. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
 D. Trạng ngữ chỉ mục đích
Câu 8: (1đ M3). Câu: “ Cuộc đời tôi rất bình thường.” Là kiểu câu:
 A. Ai làm gì?
 B. Ai là gì?
 C. Ai thế nào?
 D. Câu cảm.
Câu 9: (M4)(1 đ) Theo em, nội dung chính của bài văn là gì?
Câu 10: (M3)(0,5 đ) Chuyển câu kể sau thành câu cảm: Cốc hoa tóc tiên của thầy giản dị, tinh khiết.
Hết 
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018 – 2019- ĐỀ 3
 MÔN: TIẾNG VIỆT - 4 
B. Kiểm tra viết:
I. Chính tả: QUẢ CẦU TUYẾT
 Tuyết rơi ngày càng dày.
 Một đám học sinh vừa ra khỏi cổng trường nắm những quả cầu bằng thứ tuyết ẩm, cứng và nặng như đá, ném vào nhau. Vỉa hè rất đông người qua lại. Bỗng người ta nghe một tiếng thét to bên kia đường và thấy một cụ già đang lảo đảo, hai tay úp lấy mặt. Bên cạnh cụ, một em bé kêu : “ Cứu ông cháu với ! ”
Lập tức, mọi người từ tứ phía đổ tới. Cụ già tội nghiệp bị một quả cầu tuyết đập trúng mắt. Cụ đeo kính, kính vỡ, mảnh kính đâm vào mắt cụ. Đám học trò hoảng sợ bỏ chạy.
Đám đông vây quanh cụ già. Mấy người qua đường thét hỏi : “ Đứa nào ném ? Đứa nào ? Nói mau ! ” Người ta khám tay đám trẻ để xem có ướt vì tuyết không. Ga-rốp-phi run lẩy bẩy, mặt nhợt nhạt.
Theo A- Mi- Xi
II. Tập làm văn: 
 Em hãy tả một con vật mà em yêu thích.
Hết 
 ĐÁP ÁN : ĐỀ 3 - KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ II
NĂM HỌC: 2018 – 2019
MÔN: TIẾNG VIỆT- 4
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm).
I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: (3 điểm)
	HS đọc lưu loát các bài tập đọc đã học từ HKII, phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản.
	GV tùy theo lỗi của HS mà có thể trừ mỗi lỗi từ 0,1 đến 0,2 	
II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)
Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập đạt số điểm như sau:
Câu 1: (0,5 đ M1) T
	C. Do những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc
Câu 2: (0,5 đ M1) 
	B. Mùi thơm ngọt của phong bánh đậu Hải Dương
Câu 3: (0,5 đ M1) 
 B. Xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, tóc tiên
Câu 4: (0,5 đ M2) 
	D. Liên tưởng đến buổi sáng và nếp sống của thầy giáo
Câu 5: (1 đ M2) ?
 Để miêu tả cốc hoa tóc tiên trên bàn của thầy giáo tác giả quan sát bằng những giác quan như: thị giác, khứu giác 
Câu 6: (1đ M1). 
	D. Quần áo, đồ ăn, nước uống, vũ khí, đèn pin, la bàn, lều trại.
Câu 7: (0.5đ M2): 
 A. Trạng ngữ chỉ thời gian
Câu 8: (1đ M3).
 C. Ai thế nào?
Câu 9: Tác giả ca ngợi vẻ đẹp tinh khiết của loài hoa tóc tiên và nếp sống trong sáng, giản dị của thầy giáo cũ.(1 điểm)
Câu 10: Học sinh chuyển câu đúng yêu cầu được 0,5 điểm.
	VD: Cốc hoa tóc tiên của thầy giản dị, tinh khiết quá!
 Cốc hoa tóc tiên của thầy giản dị, tinh khiết thật!
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả: Nghe - viết (3 điểm) -15 phút: QuẢ cầu tuyết 
	- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng, đẹp (2 đ).
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng qui định) trừ 0,2 điểm. 
- Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn, trừ 0,25 điểm toàn bài. 
II. Tập làm văn: (7điểm) - 25 phút.
- Học sinh tả được một loài cây mà em yêu thích.
- Viết được bài văn đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. (1 điểm).
- Phần mở bài: (0,75đ) Giới thiệu được loài cây yêu thích.
- Phần thân bài: (1,5 đ) Tả được bao quát một loài cây (0,75 điểm).
 Tả được một số bộ phận của cây (0,75 điểm).
- Phần kết bài: (0,75 đ) nêu được ích lợi, cách bảo quản, 
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả; chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
* Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_toan_4_nam_hoc_2018_2019_de_3.doc