Các đề ôn tập cuối học kì 2 môn Toán Lớp 5
Đề 1
Phần I: Mỗi bài dưới đây có nêu kèm theo các câu trả lời A,B,C,D (là đáp số, kết quả tính ). Hãy lựa chọn chữ đặt trước câu trả lời đúng.
1. Giá trị của chữ số 8 trong số 217,908 là:
A. 0,8 B. 0,008 C. 8 D. 0,08
2. Cho 1 giờ 45 phút = . giờ.
Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. 1,45 B. 1,75 C. 175 D. 1,25
3. Cho 5m3 17dm3 = . m3. Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. 5,17 B. 517 C. 5,017 D. 5017
4. Giá trị của biểu thức 200 x 0,5 x 3,125 + 12,5 x 31,25 x 8 là:
A. 3437,5 B. 343,75 C. 35,375 D. 34375
Bạn đang xem tài liệu "Các đề ôn tập cuối học kì 2 môn Toán Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN TOÁN Đề 1 Phần I: Mỗi bài dưới đây có nêu kèm theo các câu trả lời A,B,C,D (là đáp số, kết quả tính ). Hãy lựa chọn chữ đặt trước câu trả lời đúng. 1. Giá trị của chữ số 8 trong số 217,908 là: A. 0,8 B. 0,008 C. 8 D. 0,08 2. Cho 1 giờ 45 phút = ...... giờ. Số thích hợp điền vào chỗ chấm là: A. 1,45 B. 1,75 C. 175 D. 1,25 3. Cho 5m3 17dm3 = .......... m3. Số thích hợp điền vào chỗ chấm là: A. 5,17 B. 517 C. 5,017 D. 5017 4. Giá trị của biểu thức 200 x 0,5 x 3,125 + 12,5 x 31,25 x 8 là: A. 3437,5 B. 343,75 C. 35,375 D. 34375 5. 45% của 320 tấn là: A. 144 tấn B. 134 tấn C. 3,2 tấn D. 1440 tấn 6. Một hình tam giác có độ dài đáy là 35cm và chiều cao là 15cm. Diện tích hình tam giác đó là: A. 262,5 cm2 B. 26525 cm2 C. 2,625 m2 D. 262 m 7. Một hình lập phương có diện tích toàn phần bằng 54cm2. Thể tích hình lập phương là: A. 2,7cm3 B. 27cm3 C. 9cm3 D. 3cm3 8. Người ta trồng lúa trên một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi 160 m. Chiều rộng bằng chiều dài. Trung bình cứ 100m2 thì thu được 80 kg thóc. Số tấn thóc thu được trên thửa ruộng đó là: A. 1,2 tấn B. 1200 tấn C. 12 tấn D. 120 tấn Phần II: Làm các bài tập sau: 9. Tìm x : a) 9,5 x x = 399 b) x : 15 = 25,4 10. Một ô tô đi với vận tốc 52km/giờ được quãng đường 182 km. Hỏi ô tô đến nơi lúc mấy giờ nếu nó khởi hành lúc 7 giờ 10 phút? Đề 2 Phần I: Mỗi bài dưới đây có nêu kèm theo các câu trả lời A,B,C,D (là đáp số, kết quả tính ). Hãy lựa chọn chữ đặt trước câu trả lời đúng. 1. Giá trị của chữ số 8 trong số 217,809 là: A. 0,8 B. 0,008 C. 8 D. 0,08 2. Cho 1 giờ 15 phút = ...... giờ. Số thích hợp điền vào chỗ chấm là: A. 1,45 B. 1,25 C. 175 D. 125 3. Cho 6m3 15dm3 = .......... m3. Số thích hợp điền vào chỗ chấm là: A. 6,15 B. 615 C. 6,015 D. 6015 4. Giá trị của biểu thức 12,5 x 31,25 x 8 + 200 x 0,5 x 3,125 là: A. 3437,5 B. 343,75 C. 35,375 D. 34375 5. 30% của 320kg là: A. 96kg B. 32kg C. 960kg D. 3,2kg 6. Một hình tam giác có độ dài đáy là 25cm và chiều cao là 15cm. Diện tích hình tam giác đó là: A. 187,5cm2 B. 1875cm2 C. 375m2 D. 3750m 7. Một hình lập phương có diện tích toàn phần bằng 96cm2. Thể tích hình lập phương là: A. 6,4cm3 B. 64cm3 C. 16cm3 D. 12cm3 8. Người ta trồng ngô trên một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi 320 m. Chiều dài bằng chiều rộng. Trung bình cứ 100m2 thì thu được 30 kg ngô. Số tấn ngô thu được trên thửa ruộng đó là: A. 1,8 tấn B. 1800 tấn C. 18 tấn D. 180 tấn Phần II: Làm các bài tập sau: 9. Tìm x : a) 8,6 x x = 387 b) x : 14 = 22,5 10. Một ô tô đi với vận tốc 56km/giờ được quãng đường 154 km. Hỏi ô tô đến nơi lúc mấy giờ nếu nó khởi hành lúc 8 giờ 10 phút? Đề 3 Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. Câu 1: Chữ số 5 trong số 162,57 chỉ: A. 5 đơn vị B. 5 phần trăm C. 5 chục D. 5 phần mười Câu 2: Số 2 được viết dưới dạng phân số là: A. 1/2 B. 2/2 C. 3/2 D. 4/2 Câu 3: 5840g = . kg A. 58,4kg B. 5,84kg C. 0,584kg D. 0,0584kg Câu 4: 5% của 120 là: A. 0,06 B. 0,6 C. 60 D. 6 Câu 5: Khoảng thời gian từ lúc 9 giờ kém 10 phút đến 9 giờ 30 phút là: A. 10 phút B. 20 phút C. 30 phút D. 40 phút Câu 6: Một huyện có 320ha đất trồng cây cà phê và 480ha đất trồng cây cao su. Hỏi diện tích đất trồng cây cao su bằng bao nhiêu phần trăm diện tích đất trồng cây cà phê ?: A. 150% B. 15% C. 1500% D. 105% Câu 7: Hình lập phương có cạnh là 5m. Vậy thể tích hình đó là: A. 150 m3 B. 125 m3 C. 100 m3 D. 25 m3 Câu 8: Tìm y, biết: 34,8 : y = 7,2 + 2,8 Câu 9: Một người đi xe máy khởi hành từ A lúc 8 giờ 30 phút và đến B lúc 9 giờ 30 phút. Quãng đường AB dài 60km. Hãy tính vận tốc trung bình của xe máy với đơn vị đo là km/giờ? Câu 10: Một thửa ruộng hình chữ nhật có dài 120m, chiều rộng bằng 90m. Người ta trồng lúa trên thửa ruộng đó, trung bình cứ 100m2 thu được 15kg thóc. Tính: a) Diện tích thửa ruộng hình chữ nhật đó? b) Trên cả thửa ruộng đó, người ta thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc? ĐỀ 4 Câu 1. Số thập phân gồm 55 đơn vị, 7 phần trăm, 2 phần nghìn viết là: A. 55, 720 B. 55, 072 C. 55,027 D. 55,702 Câu 2: Phép trừ 712,54 – 48,9 có kết quả đúng là : A. 70,765 B. 223,54 C. 663,64 D. 707,65 Câu 3. Viết số thích hợp vào chỗ chấm: Giá trị của biểu thức : 201,5 – 36,4 : 2,5 ´ 0,9 là : Câu 4. Một hình hộp chữ nhật có thể tích 300dm3, chiều dài 15dm, chiều rộng 5dm. Vậy chiều cao của hình hộp chữ nhật là: A.10dm B. 4dm C. 8dm D. 6dm Câu 5. Đổi : 55ha 17m2 = ... ha. Số thích hợp viết vào chỗ chấm là : A. 55,17 B. 55,0017 C. 55,017 D. 55,000017 Câu 6. Lớp học có 18 nữ và 12 nam. Hỏi số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh cả lớp ? A. 150% B. 60% C. 40% D. 80% Câu 7. Một người đi xe máy từ khởi hành từ A lúc 8 giờ 30 phút và đến B lúc 9 giờ 42 phút. Quãng đường AB dài 60km. Em hãy tính vận tốc của xe máy với đơn vị đo là km/giờ. Bài 8. Một đám đất hình thang có đáy lớn 150m và đáy bé bằng đáy lớn, chiều cao bằng đáy lớn. Tính diện tích đám đất hình thang đó. ĐỀ 5 Bài 1. Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng. 1) Tỉ số phần trăm của 32 và 50 là : A. 64% B. 65% C. 32% D. 50% 2) Hình lập phương có cạnh 1,5m. Thể tích của hình lập phương đó là : A. 3375cm3 B. 3,375dm3 C. 3,375m3 D. 33750cm3 Bài 2. Viết số thích hợp vào chỗ chấm. a) 0,79m3 = ...................... cm3 b) 3,08 tấn = ................ tạ ................ kg Bài 3. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống. a) Diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh 9cm là 324cm2. b) Diện tích của một hình tròn là 50,24dm2. Bán kính của hình tròn đó là 4dm. Bài 4. Tính giá trị của biểu thức. 305,6 – 786 : 25 Bài 5. Viết số thích hợp vào chỗ chấm. Lúc 7 giờ 40 phút, bạn Lan bắt đầu làm bài tập. Đến 9 giờ 15 phút thì Lan làm xong bài tập. Vậy bạn Lan đã làm bài hết khoảng thời gian là bao nhiêu? Bài 6. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. Một người đi xe đạp với vận tốc 16km/giờ. Sau 30 phút, người đó đi được quãng đường là : A. 480km B. 80km C. 8km D. 0,8km Bài 8. Một hình tam giác có độ dài đáy 75cm, chiều cao bằng 45 độ dài đáy. Tính diện tích của hình tam giác đó. Bài 9. Lớp em quyên góp giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn số tiền là 180 000 đồng. Số tiền các bạn nam quyên góp bằng 40% số tiền cả lớp. Hỏi các bạn nữ quyên góp bao nhiêu tiền ? Bài 10. Biết : 1,2 < < 1,3 5 số thập phân thích hợp có thể viết vào ô trống là : ĐỀ 6 Bài 1. Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng. 1) Phân số 74 bằng số thập phân nào dưới đây ? A. 7,4 B. 4,7 C. 17,5 D. 1,75 2) Hỗn số 2 35 bằng số thập phân nào dưới đây ? A. 2,35 B. 23,5 C. 2,6 D. 2,06 Bài 2. Viết số thích hợp vào chỗ chấm. a) 5340cm2 = .................... dm2 b) 495 phút = ................ giờ ................ phút Bài 3. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống. a) Muốn tính chu vi hình tròn, ta lấy bán kính nhân với số 3,14. b) Muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật, ta có thể lấy diện tích toàn phần trừ đi diện tích hai mặt đáy. Bài 4. Tìm x, biết : 512 : x = 1,6 ´ 32 Bài 5. Viết số thích hợp vào chỗ chấm. a) Tỉ số phần trăm của 0,03 và 0,1 là ................................... . b) 25% của 70 tạ gạo là ................................... tạ gạo. Bài 6 Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. Một ô tô đi với vận tốc 48km/giờ. Thời gian ô tô đó đi hết quãng đường dài 120km là : A. 5760 giờ B. 2 giờ 30 phút C. 2 giờ 5 phút D. 0,4 giờ Bài 8. Một tấm kính hình tròn có bán kính 0,6m. Tính chu vi và diện tích tấm kính đó. Bài 9. Một cái thùng dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 7,2dm ; chiều rộng 4,8dm ; chiều cao 50cm. Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của cái thùng đó. Bài 10. Một bình đựng 4,8 lít dầu cân nặng 4,148kg (riêng vỏ bình cân nặng nửa kí). Hỏi một thùng chứa 15,6 lít dầu loại đó cân nặng tất cả bao nhiêu ki-lô-gam (biết vỏ thùng cân nặng 2,5kg) ? Đề 7 Phần I. Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc thực hiện theo đúng yêu cầu của các bài tập dưới đây.. Câu 1. Hỗn số 3 được viết dưới dạng số thập phân là: A. 3,25 B. 32,5 C. 3,4 D. 3,2 Câu 2. Số lớn nhất trong các số thập phân: 53,02; 35,2; 53,2; 32,05 là: A. 53,2 B. 35,2 C. 53,02 D. 32,05 Câu 3: Một người thợ làm 1 sản phẩm hết 1 phút 12 giây. Hỏi người thợ đó làm 8 sản phẩm như thế hết bao nhiêu thời gian? A. 1 phút 12 giây B. 8 phút 36 giây C. 9 phút 36 giây Câu 4. Thể tích của cái hộp có chiều dài 4cm, chiều rộng 3cm và chiểu cao 2,5cm là : A. 14cm3 B. 35cm3 C. 59cm3 D. 30cm3 Câu 5. 3km 48m = ..km. Số thích hợp để điền vào chỗ chấm là: A. 3,48 B. 3,048 C. 348 D. 3048 Câu 6. Một khối kim loại hình lập phương có thể tích 2,45cm3 nặng 18,62g. Hỏi khối kim loại cùng chất có thể tích 3,5cm3 cận nặng bao nhiêu gam? A. 7,6 g B. 13,034 g C. 26,6 g D. 26,22 g Câu 7: Một trường tiểu học có 600 học sinh, số học sinh nữ chiếm 55% số học sinh toàn trường. Số học sinh nam của trường tiểu học đó là: A. 270 học sinh B. 330 học sinh C. 45 học sinh Câu 8: Một hình tam giác có độ dài cạnh đáy 4,2dm và chiểu cao 1,2dm. Diện tích của hình tam giác dó là: A. 5,4dm2 B. 10,8 dm2 C. 2,7 dm2 Câu 9. Kết quả của phép tính: 17giờ 25 phút : 4 = ........ là : A. 4 giờ 6 phút B. 4 giờ 21 phút C. 4 giờ 15 phút Câu 10. Y + 3,18 = 2,5 x 4. Giá trị của số Y là: A. 10 B. 10,18 C. 10,22 D. 6,82 Câu 11. Một hình tròn có bán kính 5dm. Diện tích của hình tròn đó là: A. 78,5 dm2 B. 314 dm2 C. 31,4 dm2 D. 15,7 dm2 Câu 12. Một cái hộp có chứa 120 viên bi gồm 15 viên bi màu đỏ, 28 viên bi màu xanh, 41 viên bi màu tím và 36 viên bi màu vàng. Nếu không nhìn vào hộp thì cần phải lấy ra ít nhất bao nhiêu viên bi để chắc chắn số bi lấy ra có đủ cả bốn màu? A. 120 viên B. 85 viên C. 80 viên D. 106 viên Phần II: Tự luận Câu 13. Đặt tính rồi tính: 134,57 + 302,31 86,345 – 42,582 27,35 x 3,2 58,039 : 4,57 Câu 14. Một ô tô khởi hành từ Ninh Bình lúc 7 giờ 30 phút và đến Hà Nội lúc 9 giờ với vận tốc 63 km/giờ. Hỏi quãng đường từ Ninh Bình đến Hà Nội dài bao nhiêu ki-lô-mét? MÔN TIẾNG VIỆT ĐỀ 01 I. Chính tả: Viết bài: Núi non hùng vĩ (SGK Tiếng Việt 5, tập 2, trang 58). II. Tập làm văn: Đề bài: Tả một loại cây mà em thích. III. Đọc thầm và làm bài tập: Đom Đóm và Giọt Sương Tối hôm ấy không có trăng nhưng bầu trời đầy sao sáng. Đom Đóm bay từ bụi tre ngà ra ruộng lúa. Cây đèn của Đom Đóm cứ chớp lên trong đêm, trông đẹp như ngôi sao Hôm đang nhấp nháy. Đom Đóm sà xuống ruộng lúa bắt mấy con rầy nâu hại lúa để ăn lót dạ. Sau đó, cậu ta bay lên một gò cao, đậu lên một bông cỏ may, vừa hóng gió thu về đêm, vừa làm cho cây đèn của mình sáng thêm. Bỗng Đom Đóm nhìn sang bên cạnh, thấy cô bạn Giọt Sương đang đung đưa trên lá cỏ. Đom Đóm thầm nghĩ : “Ôi ! Bạn Giọt Sương thật là xinh đẹp !”. Rồi Đom Đóm cất cánh bay quanh Giọt Sương. Lạ thật ! Càng đến gần, Đom Đóm lại càng thấy Giọt Sương đẹp hơn. Đom Đóm cất tiếng : - Chào bạn Giọt Sương, trông bạn lung linh, toả sáng như một viên ngọc vậy ! Giọt Sương dịu dàng nói : - Bạn Đom Đóm ơi ! Mình sáng đẹp thế này là vì mình phản chiếu ánh sáng từ các ngôi sao trên bầu trời, có khi còn mờ hơn ánh sáng cây đèn của bạn ! Mình nghĩ bạn mới là người đẹp nhất vì bạn sáng lên được từ chính bản thân mình. Bạn thật đáng tự hào ! Đom Đóm nói : - Bạn Giọt Sương khiêm tốn quá ! Nhưng mình xin cảm ơn bạn về những lời tốt đẹp bạn dành cho mình. Thôi, chào bạn ! Mình đi bắt bọn rầy nâu hại lúa đây ! Đom Đóm bay đi, Giọt Sương còn nói với theo, giọng đầy khích lệ : - Xin chúc bạn làm tròn nhiệm vụ của mình để đồng ruộng thêm tươi tốt nhé ! Theo Cổ tích ngày nay II. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ đặt trước ý trả lời đúng nhất hoặc viết câu trả lời thích hợp vào chỗ chấm. Câu 1. Đom Đóm gặp Giọt Sương khi đang làm gì ? A. Bay từ bụi tre ngà ra ruộng lúa và lượn quanh Giọt Sương. B. Sà xuống chân ruộng, bắt rầy nâu hại lúa để ăn lót dạ. C. Đậu lên bông cỏ may, hứng gió đêm và làm cho cây đèn sáng thêm lên. D. Đáp xuống một gò cao, đậu trên bụi tre ngà và đung đưa. Câu 2. Cây đèn của Đom Đóm được miêu tả đẹp như thế nào ? A. Như ngôi sao Hôm đang nhấp nháy. B. Như ánh trăng rằm vằng vặc đang chiếu sáng. C. Như viên ngọc đang lung linh toả sáng. D. Như viên kim cương đang lấp lánh. Câu 3. Giọt Sương sáng đẹp nhờ đâu ? A. Nhờ phản chiếu ánh đèn của Đom Đóm. B. Nhờ phản chiếu ánh trăng trên bầu trời. C. Nhờ phản chiếu ánh đèn từ các ngôi nhà. D. Nhờ phản chiếu ánh sáng từ các ngôi sao trên bầu trời. Câu 4. Vì sao Giọt Sương cho rằng Đom Đóm thật đáng tự hào ? Trả lời : Câu 5. Đom Đóm khen Giọt Sương khiêm tốn là vì Giọt Sương đã : A. Biết từ chối, không nhận mình sáng bằng ngôi sao. B. Tiếc cho mình không sáng đẹp như cây Đèn của Đom Đóm. C. Biết đánh giá đúng mực về mình, về bạn, không cho mình hơn dù được khen. D. Buồn bã khi mình không tự phát sáng được như Đom Đóm. Câu 6. Qua câu nói của Giọt Sương : “Mình nghĩ bạn mới là người đẹp nhất vì bạn sáng lên được từ chính bản thân mình.”, chúng ta nên toả sáng bằng cách nào ? Trả lời : Câu 7. Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ “khiêm tốn” có trong bài đọc ? A. tự hào B. tự trọng C. kiêu ngạo D. khinh thường Câu 8. Dấu phẩy trong câu “Bỗng Đom Đóm nhìn sang bên cạnh, thấy cô bạn Giọt Sương đang đung đưa trên lá cỏ.” có tác dụng gì ? A. Ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ trong câu. B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. C. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép. D. Ngăn cách chủ ngữ với vị ngữ. Câu 9. Dòng nào dưới đây chỉ gồm từ láy ? A. nhấp nháy, đung đưa, tươi tốt, dịu dàng. B. nhấp nháy, lung linh, khiêm tốn, dịu dàng. C. nhấp nháy, ánh sáng, lung linh, dịu dàng. D. nhấp nháy, đung đưa, lung linh, dịu dàng. Câu 10. Em hãy đặt một câu ghép có sử dụng cặp từ “càng càng ”. ĐỀ 02 I. Chính tả: Viết bài: Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực (SGK Tiếng Việt 5, tập 2, trang 6). II. Tập làm văn: Đề bài: Tả một con vật mà em yêu quý. III. Đọc thầm và làm bài tập: Út Vịnh Nhà Út Vịnh ở ngay bên đường sắt. Mấy năm nay, đoạn đường này thường có sự cố. Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray. Lắm khi, trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu. Tháng trước, trường của Út Vịnh đã phát động phong trào Em yêu đường sắt quê em. Học sinh cam kết không chơi trên đường tàu, không ném đá lên tàu và đường tàu, cùng nhau bảo vệ an toàn cho những chuyến tàu qua. Vịnh nhận việc khó nhất là thuyết phục Sơn - một bạn rất nghịch, thường chạy trên đường tàu thả diều. Thuyết phục mãi, Sơn mới hiểu ra và hứa không chơi dạy như vậy nữa. Một buổi chiều đẹp trời, gió từ sông cái thổi vào mát rượi. Vịnh dang ngồi học bài, bỗng nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi dài như giục giã. Chưa bao giờ tiếng còi lại kéo dài như vậy. Thấy lạ, Vịnh nhìn ra đường tàu. Thì ra hai cô bé Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đó. Vịnh lao ra như tên bắn, la lớn: - Hoa, Lan, tàu hỏa đến ! Nghe tiếng la, bé Hoa giật mình, ngã lăn khỏi đường tàu, còn bé Lan đứng ngây người, khóc thét. Đoàn tàu vừa réo còi vừa ầm ầm lao tới. Không chút do dự, Vịnh nhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng, cứu sống cô bé trước cái chết trong gang tấc. Biết tin, ba mẹ Lan chạy đến. Cả hai cô chú ôm chầm lấy Vịnh, xúc động không nói nên lời. Theo TÔ PHƯƠNG Dựa vào nội dung bài đọc em hãy hoàn thành bài tập sau : Câu 1. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Nhà Út Vịnh ở dâu ? a. Bên đường quốc lộ. b. Bên đường sắt. c. Bên bờ sông. Câu 2. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Mấy năm nay, đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh có mấy sự cố ? a. Hai sự cố. b. Ba sự cố. c. Bốn sự cố. Câu 3. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Khi nhà trường phát động phong trào Em yêu đường sắt quê em Út Vịnh nhận nhiệm vụ gì ? a. Thuyết phục Sơn không thả diều trên đường tàu. b. Thuyết phục bé Hoa và Lan không chơi chuyền trên đường tàu. c. Thuyết phục các bạn nhỏ không ném đá lên tàu. Câu 4. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Hành dộng cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu cho thấy Vịnh là người như thế nào ? a.Thông minh. b.Dũng cảm. c. Trách nhiệm. Câu 5. Em học tập được ở Út Vịnh điều gì ? Câu 6. Ý nghĩa của bài là gì ? Câu 7. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. (0,5 điểm) Dấu phẩy trong câu: “ Cây cối trơ cành, rụng lá” có tác dụng gì ? a. Ngăn cách các bộ phận cùng làm vị ngữ trong câu. b. Ngăn cách các bộ phận cùng làm chủ ngữ trong câu. c. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. d. Ngăn cách các vế trong câu ghép. Câu 8. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Dấu chấm hỏi dùng để làm gì ? a. Để kết thúc câu hỏi. b. Để kết thúc câu cảm hoặc câu khiến. c. Để ngăn cách các vế câu. Câu 9. Thêm một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép : Nhờ bạn giúp đỡ .............................. Tuy đêm đã khuya ............................... Câu 10. Em hãy nêu những phẩm chất tiêu biểu cho nữ tính và nam tính. - Phẩm chất nữ tính: .............. - Phẩm chất nam tính:.................................................................................. ĐÊ 03 I. Chính tả: Viết bài: Trong lời mẹ hát (SGK Tiếng Việt 5, tập 2, trang 146). II. Tập làm văn: Đề bài: Tả một người mà em yêu quý. III. Đọc thầm và làm bài tập: CHIẾC KÉN BƯỚM Có một anh chàng tìm thấy một cái kén bướm. Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ. Anh ta ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu. Rồi anh ta thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú-bướm không thể cố được nữa. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú-bướm nhỏ. Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm. Chú-bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn chàng thanh niên thì cứ ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú-bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú. Nhưng chẳng có gì thay đổi cả! Sự thật là chú.bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình căng phồng. Nó sẽ không bao giờ bay được nữa. Có một điều mà người thanh niên không hiểu: cái kén chật chội khiến chú.bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú.bướm bay ngay khi thoát ra ngoài. Đôi khi đấu tranh là điều cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống trong một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn. (Theo Nông Lương Hoài) 1: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng: Có một anh chàng ..một cái kén bướm. 2: Chúbướm nhỏ cố thoát ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu để làm gì? A. Khỏi bị ngạt thở B. Nhìn thấy ánh sáng. C. Trở thành con bướm thật sự trưởng thành. D. Bò loanh quanh. 3: Theo em, chúbướm nhỏ đã thoát ra khỏi kén bằng cách nào? 4: Dựa vào bài đọc, xác định các điều nêu dưới đây đúng hay sai. Thông tin Trả lời Anh thanh niên thấy cái kén hé ra một lỗ nhỏ xíu. Đúng / Sai Anh ta lấy dao rạch lỗ nhỏ cho to thêm. Đúng/Sai Chúbướm tự mình thoát ra khỏi cái kén một cách dễ dàng. Đúng/Sai Chú-bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại. Đúng/Sai 5: Theo em, điều gì đã xảy ra với chú_bướm khi thoát ra ngoài kén? 6: Đóng vai chú_bướm nhỏ, viết vào dòng trống những điều chú bướm muốn nói với chàng thanh niên. (Viết 2-3 câu) Câu 7: Nghĩa của cụm từ “sức mạnh tiềm tàng” là gì? A. Sức mạnh bẩm sinh mọi người đều có B. Sức mạnh đặc biệt của những người tài giỏi. C. Sức mạnh để làm những việc phi thường. D. Sức mạnh bình thường. 8: Em hiểu từ hi vọng trong câu “Còn chàng thanh niên thì cứ ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú..bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú.” như thế nào? 9: Trong câu ghép “Chú..bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm” có mấy vế câu? Các vế câu được nối với nhau bằng cách nào? 10: Viết lại cảm nghĩ và bài học em rút ra được từ câu chuyện trên (sử dụng từ ngữ giàu cảm xúc, gợi tả, gợi cảm ,) ĐỀ 04 I. Chính tả: Viết bài: Những cánh buồm (SGK Tiếng Việt 5, tập 2, trang 140). Viết đầu bài và ba khổ thơ đầu. II. Tập làm văn: Đề bài: Tả khu vui chơi, giải trí mà em thích. III. Đọc thầm và làm bài tập: CHO VÀ NHẬN Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận. Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính. - Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô! – Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện kể rằng: “Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời”. Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”. Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận món quà, mà như người chuyển tiếp món quà đó cho người khác với tấm lòng tận tụy. (Xuân Lương) Chọn ý trả lời đúng rồi viết vào bài làm: Câu 1. Vì sao cô giáo lại dẫn bạn học sinh đi khám mắt? a. Vì bạn ấy bị đau mắt. b. Vì bạn ấy không có tiền. c. Vì bạn ấy không biết chỗ khám mắt. d. Vì cô đã thấy bạn ấy cầm sách đọc một cách không bình thường. Câu 2. Việc làm đó chứng tỏ cô là người thế nào? a. Cô là người quan tâm đến học sinh. b. Cô rất giỏi về y học. c. Cô muốn mọi người biết mình là người có lòng tốt. d. Cô chỉ là người giúp người khác chuyển quà. Câu 3. Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh vui vẻ nhận kính? a. Nói rằng đó là cặp kính rẻ tiền nên bạn không phải bận tâm. b. Kể cho bạn nghe một câu chuyện để bạn hiểu rằng bạn không phải là người được nhận quà mà chỉ là người chuyển tiếp món quà cho người khác. c. Nói rằng có ai đó nhờ cô mua tặng bạn. d. Nhìn bạn học sinh âu yếm. Câu 4. Việc cô thuyết phục bạn học sinh nhận kính của mình cho thấy cô là người thế nào? a. Cô là người thường dùng phần thưởng để khuyến khích học sinh. b. Cô là người hiểu rất rõ ý nghĩa của việc cho và nhận là người luôn sống vì người khác. c. Cô là người rất cương quyết. d. Cô là người biết làm cho người khác vui lòng. Câu 5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? Câu 6. Qua câu chuyện trên em học được điều gì ở các nhân vật? Câu 7. Nghĩa của câu tục ngữ: Trẻ người non dạ là: a. Lớp trước già đi, có lớp sau thay thế. b. Còn ngây thơ, dại dột, chưa biết suy nghĩ chín chắn. c. Dạy trẻ từ lúc còn nhỏ dễ hơn. d. Trẻ lên ba đang tập nói khiến cả nhà vui vẻ nói theo. Câu 8. Biết gánh vác lo toan mọi việc là nghĩa của từ nào dưới đây? a. Anh hùng. b. Bất khuất. c. Trung hậu. d. Đảm đang. Câu 9. Phân tích câu: Khi nhìn thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường và thu xếp cho tôi đi khám mắt. Câu 10. Em hãy đặt câu và dùng dấu câu thích hợp với nội dung: Thể hiện sự ngạc nhiên, vui mừng khi được mẹ tặng một món quà mà em rất thích. ĐỀ 05 I. Chính tả: Viết bài: Ai là thủy tổ loài người. (SGK Tiếng Việt 5, tập 2, trang 70). II. Tập làm văn: Đề bài: Tả một con vật nuôi mà em yêu thích. III. Đọc thầm và làm bài tập: BUỔI CHỢ TRUNG DU Mặt trời cuối thu nhọc nhằn chọc thủng màn sương từ từ nhô lên ngàn cây trên dãy núi đồi lẹt xẹt. Bầu trời dần dần tươi sáng. Tất cả thung lũng đều hiện màu vàng. Hương vị thôn quê đầy vẻ quyến rũ, ngào ngạt mùi lúa chín. Từ các làng xóm, từ các ấp trại, từ các túp nhà linh tinh trên sườn đồi, người và gồng gánh, thúng mủng và bị quai, tay nải và ba lô nữa, lũ dài, lũ ngắn dồn lên mấy con đường lớn. Vai kĩu kịt, tay vung vẩy, chân bước thoăn thoắt. Tiếng lợn eng éc, tiếng gà chíp chíp, tiếng vịt cạc cạc, tiếng người nói léo xéo. Thỉnh thoảng lại điểm những tiếng ăng ẳng của con chó bị lôi sau sợi xích sắt, mặt buồn rầu, sợ sệt Khoảng bảy giờ sáng, trên đồi đã đông nghìn nghịt. Màu nâu, màu chàm, màu ka ki, các thứ quần áo trà trộn dưới bóng cây. Không ai nói to, cũng không ai nói nhiều. Nhưng luồng phát âm của hàng nghìn cái miệng đủ làm cho cả khu rừng ầm ầm. (Ngô Tất Tố) Chọn ý trả lời đúng rồi viết vào bài làm: 1. Tác giả tả buổi chợ trung du vào thời điểm nào trong năm? a. Cuối thu. b. Đầu xuân. c. Cuối đông. d. Đầu hạ. 2. Bầu trời được miêu tả như thế nào? a. Bầu trời ngày một tươi sáng. b. Bầu trời dần dần tối sầm. c. Bầu trời dần dần tươi sáng. d. Bầu trời bồng bềnh mây trôi. 3. Câu: “Màu nâu, màu chàm, màu kaki, các thứ quần áo trà trộn dưới gốc cây.” tác giả muốn gợi lên điều gì? a. Có nhiều người đến buổi chợ. b. Có nhiều màu sắc trong buổi chợ. c. Có nhiều quần áo được bán trong chợ. d. Có nhiều hàng hóa được bán ở chợ. 4. Những sự vật nào trong bài văn trên được nhân hóa? a. Mặt trời, con chó, hương vị thôn quê. b. Mặt trời, con gà, khu rừng. c. Con chó, hương vị thôn quê, con đường. d. Con lợn, con gà, con vịt. 5. Bài văn giúp em cảm nhận được gì về buổi chợ vùng trung du? 6. Dấu phẩy trong câu “ Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo” có tác dụng gì? a. Ngăn cách các vế câu. b. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. c. Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ.. 7. Trong các cụm từ chiếc dù, chân đê, xua xua tay, những từ nào mang nghĩa chuyển. a. Chỉ có từ chân mang nghĩa chuyển. b. Có hai từ dù và chân mang nghĩa chuyển. c. Có ba từ dù chân và tay đều mang nghĩa chuyển. 8. Xác định tính từ có trong câu sau: Mẹ em cười thật dịu hiền. 9. Phân tích cấu tạo câu: Ở lớp, em rất chăm chú nghe giảng và hăng hái phát biểu. 10. Đặt một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tương phản nói về chủ đề học tập
Tài liệu đính kèm:
- cac_de_on_tap_cuoi_hoc_ki_2_mon_toan_lop_5.docx