Ôn thi Tiếng Việt Lớp 3

Ôn thi Tiếng Việt Lớp 3

III. Đọc thầm và làm bài tập: (Thời gian 35 phút)

BÀI HỌC CỦA GÀ CON

 Một hôm, Vịt con và Gà con đang chơi trốn tìm trong rừng, bỗng nhiên có một con Cáo xuất hiện. Nhìn thấy Cáo, Vịt con sợ quá khóc ầm lên. Gà con thấy thế vội bỏ mặc Vịt con, bay lên cành cây để trốn. Chú giả vờ không nghe, không thấy Vịt con đang hoảng hốt kêu cứu.

Cáo đã đến rất gần, Vịt con sợ quá, quên mất bên cạnh mình có một hồ nước, chú vội vàng nằm giả vờ chết. Cáo vốn không thích ăn thịt chết, nó lại gần Vịt, ngửi vài cái rồi bỏ đi.

Gà con đậu trên cây cao thấy Cáo bỏ đi, liền nhảy xuống. Ai dè “tùm” một tiếng, Gà con rơi thẳng xuống nước, cậu chới với kêu:

- “Cứu tôi với, tôi không biết bơi!”

Vịt con nghe tiếng kêu, không ngần ngại lao xuống cứu Gà con lên bờ. Rũ bộ lông ướt sũng, Gà con xấu hổ nói:

- Cậu hãy tha lỗi cho tớ, sau này nhất định tớ sẽ không bao giờ bỏ rơi cậu nữa.

 Theo Những câu chuyện về tình bạn

Chọn ý trả lời đúng nhất hoặc viết câu trả lời vào bài làm:

1. Khi thấy Vịt con kêu khóc, Gà con đã làm gì?

a. Khóc ầm lên.

b. Nằm giả vờ chết.

 

doc 7 trang xuanhoa 06/08/2022 3850
Bạn đang xem tài liệu "Ôn thi Tiếng Việt Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Chính tả: (Thời gian 15 phút):
Viết bài: ““Bác sĩ Y- éc-xanh” (SGK Tiếng việt 3, tập 2, trang 106). Viết từ Tuy nhiên, tôi với bà .đến được rộng mở, binh yên.
II. Tập làm văn: (Thời gian 25 phút) 
 Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kể về một ngày lễ hội ở quê em.
III. Đọc thầm và làm bài tập: (Thời gian 35 phút) 
BÀI HỌC CỦA GÀ CON
 Một hôm, Vịt con và Gà con đang chơi trốn tìm trong rừng, bỗng nhiên có một con Cáo xuất hiện. Nhìn thấy Cáo, Vịt con sợ quá khóc ầm lên. Gà con thấy thế vội bỏ mặc Vịt con, bay lên cành cây để trốn. Chú giả vờ không nghe, không thấy Vịt con đang hoảng hốt kêu cứu.
Cáo đã đến rất gần, Vịt con sợ quá, quên mất bên cạnh mình có một hồ nước, chú vội vàng nằm giả vờ chết. Cáo vốn không thích ăn thịt chết, nó lại gần Vịt, ngửi vài cái rồi bỏ đi.
Gà con đậu trên cây cao thấy Cáo bỏ đi, liền nhảy xuống. Ai dè “tùm” một tiếng, Gà con rơi thẳng xuống nước, cậu chới với kêu:
- “Cứu tôi với, tôi không biết bơi!”
Vịt con nghe tiếng kêu, không ngần ngại lao xuống cứu Gà con lên bờ. Rũ bộ lông ướt sũng, Gà con xấu hổ nói:
- Cậu hãy tha lỗi cho tớ, sau này nhất định tớ sẽ không bao giờ bỏ rơi cậu nữa. 
 Theo Những câu chuyện về tình bạn
Chọn ý trả lời đúng nhất hoặc viết câu trả lời vào bài làm: 
1. Khi thấy Vịt con kêu khóc, Gà con đã làm gì?
a. Khóc ầm lên. 
b. Nằm giả vờ chết. 
c. Bỏ mặc Vịt con, bay lên cành cây để trốn.
d. Cứu Vịt con. 
2. Trong lúc nguy hiểm, Vịt con đã làm gì để thoát thân? 
 a. Vịt con vội vàng nằm giả vờ chết.
 b. Vịt con hoảng hốt kêu cứu.
 c. Vịt con nhảy xuống hồ nước ngay bên cạnh.
 d. Vịt con chạy trốn. 
3. Cuối cùng Gà con xấu hổ và nói gì? 
a. Tớ sẽ không tha lỗi cho tớ.
b. Tớ sẽ không chơi với cậu nữa.
c. Tớ sẽ bỏ rơi cậu.
d. Tớ sẽ không bao giờ bỏ rơi cậu nữa.
4. Tại sao Gà con cảm thấy xấu hổ? 
5. Em có suy nghĩ gì về việc làm của Vịt con?
6. Em rút ra được bài học gì cho mình từ câu chuyện trên?
7. Dòng nào dưới đây bao gồm các từ ngữ thuộc chủ điểm Sáng tạo?
a. Kỹ sư, nghiên cứu, bào chế thuốc chữa bệnh, phát minh, sáng chế. 
b. Bào chế thuốc chữa bệnh, phát minh, sáng chế, ảo thuật, xiếc. 
c. Phát minh, sáng chế, ảo thuật, đua thuyền, bào chế thuốc chữa bệnh.
d. Kỹ sư, nghiên cứu, bào chế thuốc chữa bệnh, kéo co, võ thuật. 
8. Chép lại câu văn sau và đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp:
	Hai bên bờ suối đồng bào miền núi dựng cối giã gạo đặt guồng dẫn nước vào đồng.
9. Đặt một câu có sử dụng hình ảnh nhân hóa.
IV. Đọc thành tiếng:
Mỗi học sinh đọc thành tiếng một đoạn khoảng 60 chữ trong bài Bài học của Gà con và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của thầy, cô giáo.
I. Chính tả: (Thời gian 15 phút):
Viết bài: “Cóc kiện Trời” (SGK Tiếng việt 3, tập 2, trang 124). 
II. Tập làm văn: (Thời gian 25 phút) 
 Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kể về một người lao động trí óc.
III. Đọc thầm và làm bài tập: (Thời gian 35 phút) 
BÀI HỌC CỦA GÀ CON
 Một hôm, Vịt con và Gà con đang chơi trốn tìm trong rừng, bỗng nhiên có một con Cáo xuất hiện. Nhìn thấy Cáo, Vịt con sợ quá khóc ầm lên. Gà con thấy thế vội bỏ mặc Vịt con, bay lên cành cây để trốn. Chú giả vờ không nghe, không thấy Vịt con đang hoảng hốt kêu cứu.
Cáo đã đến rất gần, Vịt con sợ quá, quên mất bên cạnh mình có một hồ nước, chú vội vàng nằm giả vờ chết. Cáo vốn không thích ăn thịt chết, nó lại gần Vịt, ngửi vài cái rồi bỏ đi.
Gà con đậu trên cây cao thấy Cáo bỏ đi, liền nhảy xuống. Ai dè “tùm” một tiếng, Gà con rơi thẳng xuống nước, cậu chới với kêu:
- “Cứu tôi với, tôi không biết bơi!”
Vịt con nghe tiếng kêu, không ngần ngại lao xuống cứu Gà con lên bờ. Rũ bộ lông ướt sũng, Gà con xấu hổ nói:
- Cậu hãy tha lỗi cho tớ, sau này nhất định tớ sẽ không bao giờ bỏ rơi cậu nữa. 
 Theo Những câu chuyện về tình bạn
Chọn ý trả lời đúng nhất hoặc viết câu trả lời vào bài làm: 
1. Nhìn thấy Cáo, Vịt con như thế nào?
a. Cười khoái chí. 
b. Khóc ầm lên 
c. Bay lên cành cây 
d. Nhảy xuống ao 
2. Vì sao Cáo lại gần Vịt, ngửi vài cái rồi bỏ đi? 
a. Vì Cáo không thích ăn thịt chết.
b. Vì Vịt con xấu xí.
c. Vì Vịt con van xin.
d. Vì Vịt con khóc ầm lên.
3. Khi Gà con rơi xuống nước, Vịt con đã làm gì?
a. Bỏ đi và không nói gì.
b. Đứng cười Gà con.
c. Không ngần ngại lao xuống cứu Gà con lên bờ.
d. Một lát sau mới lao xuống cứu.
4. Tại sao Gà con nói lời xin lỗi Vịt con? 
5. Em có suy nghĩ gì về việc làm của Vịt con?
6. Em rút ra được bài học gì cho mình từ câu chuyện trên?
7. Dòng nào dưới đây bao gồm các từ ngữ thuộc chủ điểm Nghệ thuật?
a. Nghệ sĩ, ảo thuật, tác phẩm nghệ thuật, nghiên cứu, phát minh.
b. Tác phẩm nghệ thuật, nghiên cứu, phát minh, đóng phim, ảo thuật.
c. Nghệ sĩ, diễn viên, ảo thuật, tác phẩm nghệ thuật, múa hát.
d. Tác phẩm nghệ thuật, phát minh, đóng phim, nghiên cứu, múa hát.
8. Chép lại câu văn sau và đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp:
Để trở thành con ngoan trò giỏi em cần chăm chỉ học tập và rèn luyện tốt.
9. Đặt một câu có sử dụng hình ảnh so sánh.
IV. Đọc thành tiếng: 
Mỗi học sinh đọc thành tiếng một đoạn khoảng 60 chữ trong bài Bài học của Gà con và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của thầy, cô giáo.
I. Chính tả: (Thời gian 15 phút):
Viết bài: “Rước đèn ông sao” (SGK Tiếng việt 3, tập 2, trang 71). Viết từ đầu đến nom rất vui mắt. 
II. Tập làm văn: (Thời gian 25 phút) 
Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kể về một ngày lễ hội ở quê em.
III. Đọc thầm và làm bài tập: (Thời gian 25 phút) 
SỰ TÍCH HOA DẠ LAN HƯƠNG
Ngày xưa, có một ông lão thấy một cây hoa bị vứt lăn lóc ở ven đường, bèn mang về nhà trồng. Nhờ ông hết lòng chăm bón, cây hoa sống lại. Rồi nó nở những bông hoa thật to và lộng lẫy để tỏ lòng biết ơn ông. Nhưng ban ngày ông lão bận, làm gì có thời gian mà ngắm hoa.
Hoa đành xin Trời cho nó được đổi vẻ đẹp thành hương thơm để mang lại niềm vui cho ông lão tốt bụng. Cảm động trước tấm lòng của hoa, Trời biến nó thành một loài hoa nhỏ bé, màu sắc không lộng lẫy nhưng hương thơm nồng nàn vào ban đêm. Đó là hoa Dạ lan hương.
 (Sưu tầm)
Chọn ý trả lời đúng nhất viết vào bài làm hoặc viết câu trả lời vào bài làm: 
1. Ông lão thấy cây hoa ở đâu?
 a. Trên đường. b. Trong vườn. c. Ven đường. d. Giữa vườn.
2. Nhờ đâu cây hoa sống lại? 
a. Nhờ ông lão mang về và hết lòng chăm bón.
b. Nhờ trời mưa to, làm hoa tươi tỉnh lại.
c. Nhờ hương thơm của các loài hoa khác.
d. Nhờ ánh sáng mặt trời chiếu xuống.
3. Hoa dạ lan hương có đặc điểm như thế nào? 
a. Là loài hoa có bông to, màu đỏ rực rỡ, thơm ngát.
b. Là loài hoa lộng lẫy, hương thơm nồng nàn vào ban đêm.
c. Là loài hoa nhỏ bé, hương thơm nồng nàn vào ban đêm.
d. Là loài hoa nhỏ bé, màu sắc không lộng lẫy, hương thơm nồng nàn vào ban đêm.
4. Tại sao hoa lại xin Trời đổi vẻ đẹp thành hương thơm? 
5. Theo em, ông lão là người như thế nào?. 
6. Dựa vào bài đọc, em hãy viết 2 - 3 câu nói về loài hoa dạ lan hương. 
7. Bộ phận in đậm trong câu “Nó xin Trời đổi vẻ đẹp thành hương thơm để mang lại niềm vui cho ông lão tốt bụng” trả lời cho câu hỏi nào? 
a. Ở đâu? b. Khi nào? c. Bằng gì? d. Để làm gì?
8. Từ nào sau đây không chỉ môn thể thao? 
a. Chạy vượt rào b. Đua xe đạp c. Đá bóng d. Nhảy cao 
9. Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong từng câu văn sau và chép lại vào bài làm: 
	Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã lại trở về với dáng vẻ xanh mát trầm tư.
10. Viết câu có hình ảnh nhân hóa .
I. Chính tả: (Thời gian 15 phút):
Viết bài: “Một nhà thông thái” (SGK Tiếng việt 3, tập 2, trang 37).
II. Tập làm văn: (Thời gian 25 phút) 
Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kể về một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường..
III. Đọc thầm và làm bài tập: (Thời gian 25 phút) 
NGƯỜI BÁN MŨ VÀ CON KHỈ
Có người đem một gánh mũ đi chợ bán. Giữa đường, trời nóng nực, anh ta ngồi nghỉ dưới một gốc cây, che mũ lên đầu rồi thiu thiu ngủ.
Đàn khỉ trên cây thấy vậy, đợi anh ta ngủ say bèn kéo xuống lấy mỗi con một chiếc mũ, đội lên đầu rồi leo tót lên cây. Tỉnh dậy, thấy mất mũ, anh kia nhìn lên cây, thấy lũ khỉ đội mũ của mình liền lấy đá ném. Đàn khỉ bắt chước, dùng quả cây ném xuống. Anh ta tức giận la hét om sòm, vò đầu bứt tai vẻ khổ sở lắm. Đàn khỉ cũng nhăn nhó nhại lại. Anh ta không biết làm thế nào, liền giật chiếc mũ trên đầu ném xuống đất, ngồi ôm mặt khóc. Đàn khỉ thấy vậy cũng bắt chước giật hết mũ trên đầu ném xuống đất.
Anh chàng bán mũ mừng rỡ nhặt lấy mũ rồi lại gánh đi bán.
 (Truyện ngụ ngôn Việt Nam)
Chọn ý trả lời đúng nhất viết vào bài làm hoặc viết câu trả lời vào bài làm: 
1. Khi thấy đàn khỉ lấy mũ, người bán mũ đã làm gì? 
a. Leo lên cây đòi khỉ trả mũ.
b. Lấy đá ném đàn khỉ trên cây.
c. La hét lũ khỉ, đòi trả lại mũ.
d. Bỏ đi không nói gì.
2. Hành động nào giúp người bán mũ nhặt lại đủ số mũ để đem ra chợ bán? 
a. Giật chiếc mũ trên đầu ném xuống đất.
b. Giật mũ trên đầu ném đàn khỉ trên cây.
c. Giật mũ, vò đầu bứt tai vẻ khổ sở lắm.
d. Giật mũ, xé nát mũ ra.
3. Câu chuyện cho thấy điểm gì nổi bật ở loài khỉ? 
a. Hay lấy trộm mũ của người khác.
b. Hay nhăn nhó, nhại lại người khác.
c. Hay bắt chước theo người khác.
d. Hay trêu đùa người khác.
4. Tại sao đàn khỉ lại giật hết mũ trên đầu ném xuống đất? 
5. Theo em, khỉ là loài vật như thế nào? 
6. Dựa vào bài đọc, em hãy viết 2 - 3 câu nói về loài khỉ. 
7. Bộ phận in đậm trong câu “Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất” trả lời cho câu hỏi nào? 
a. Ở đâu? b. Khi nào? c. Bằng gì? d. Để làm gì?
8. Từ nào sau đây không chỉ môn thể thao? 
a. Chạy vượt rào b. Đua xe đạp c. Đá cầu d. Nhảy cao 
9. Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu văn và chép lại vào bài làm: 
	Muốn cơ thể khoẻ mạnh em phải năng tập thể dục.
10. Đặt 1 câu có hình ảnh so sánh.

Tài liệu đính kèm:

  • docon_thi_tieng_viet_lop_3.doc