Kế hoạch dạy học Buổi sáng Lớp 4 - Tuần 1

Kế hoạch dạy học Buổi sáng Lớp 4 - Tuần 1

TOÁN: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000

I. MỤC TIÊU:

- Em biết đọc, viết, cấu tạo các số đến 100 000

- Thực hiện làm toán nhanh, chính xác.

- Học sinh chủ động, tích cực học tập

II. CHUẨN BỊ:

Giáo viên: Các tấm thẻ bìa màu trắng, bút dạ.

Các câu hỏi:

1. Số lớn nhất có năm chữ số là? 2. Số liền trước số bé nhất có sáu chữa số là?

3. Chữ số 7 trong số 27 820 có giá trị là? 4. Số 4009 viết thành tổng là?

Học sinh: Tài liệu hướng dẫn Toán 4

 

docx 19 trang xuanhoa 03/08/2022 2000
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học Buổi sáng Lớp 4 - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC TUẦN 1 BUỔI SÁNG
 Từ ngày 07/ 9 đến ngày 10/9/2020
Thứ
Tiết
Môn học
Tên nội dung bài học
Ghi chú
2
3
4
Toán
Tiếng Việt
Ôn tập các số đến 100 000
Thương người như thể thương thân (T1)
3
1
2
4
Toán
Tiếng Việt
Tiếng Việt
Ôn tập các số đến 100 000 (Tiếp theo)
Thương người như thể thương thân (T2)
Thương người như thể thương thân (T3)
4
1
2
3
Toán
Tiếng Việt Tiếng Việt
Ôn tập các số đến 100 000 (Tiếp theo)
Thương người, người thương (T1)
Thương người, người thương (T2)
5
1
2
4
Toán
Tiếng Việt
Tiếng Việt
Biểu thức có chứa một chữ
Thương người, người thương (T3)
Làm người nhân ái (T1)
6
1
3
Toán
Tiếng Việt
Biểu thức có chứa một chữ (Tiếp theo)
Làm người nhân ái (T2)
Thứ hai ngày 07 tháng 9 năm 2020
TOÁN: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000
I. MỤC TIÊU:
- Em biết đọc, viết, cấu tạo các số đến 100 000
- Thực hiện làm toán nhanh, chính xác.
- Học sinh chủ động, tích cực học tập
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Các tấm thẻ bìa màu trắng, bút dạ. 
Các câu hỏi:
1. Số lớn nhất có năm chữ số là? 2. Số liền trước số bé nhất có sáu chữa số là?
3. Chữ số 7 trong số 27 820 có giá trị là? 4. Số 4009 viết thành tổng là?
Học sinh: Tài liệu hướng dẫn Toán 4
III. HOẠT ĐỘNG HỌC: 
A/Khởi động: Trò chơi Bắn tên
- CTHĐTQ điều hành cả lớp chơi dựa vào 4 câu hỏi T đã chuẩn bị.
- Xác định mục tiêu tiết học
- Đánh giá: Quan sát, nhận xét bằng lời.
+ Trả lời nhanh, chính xác các câu hỏi, diễn đạt trôi chảy, to rõ ràng.
+ H xác định đúng mục tiêu trọng tâm của tiết học: Em biết đọc, viết, cấu tạo các số đến 100 000
B. Hoạt động thực hành: 
Bài 1: Chơi trò chơi : Xem tôi có số nào ?
* HĐ nhóm 
- Đánh giá: Quan sát, nhận xét bằng lời.
+ Lập được số bé nhất, lớn nhất có năm chữ số và biết giá trị của từng chữ số trong số đó.
+ Tham gia hoạt động nhóm tích cực, thao tác nhanh.
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
* HĐ cá nhân
Đánh giá: nhận xét, viết
- Viết đúng số thích hợp vào chỗ chấm. Biết được mối quan hệ của dãy số này là dãy số tròn chục nghìn và tròn nghìn
a, 30 000, 40 000, 60 000, 70 000, 80 000.
b, 66 000, 67 000, 68 000, 69 000, 71 000.
Bài 3: Viết (theo mẫu)
* HĐ cá nhân:
- Biết đọc, viết đúng các số có năm chữ số.
98 230; Tám mươi tư nghìn bảy trăm mười bảy; 74 386; Bốn mươi nghìn không trăm hai mươi.
Bài 4: Viết (theo mẫu)
* HĐ cá nhân
- Biết viết các số thành tổng và tổng thành số.
* Lưu ý cho H: Hàng nào có chữ số 0 không cần cộng vào tổng; Tổng nào khuyết hàng nào thì thêm chữ số 0 vào hàng tương ứng của số đó.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: 
- Cùng người thân hoàn thành phần ứng dụng trong tài liệu
TIẾNG VIỆT: BÀI 1A: THƯƠNG NGƯỜI NHƯ THỂ THƯƠNG THÂN (T1)
I. MỤC TIÊU:
- Đọc, hiểu bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu: Ca ngợi Dế mèn có tấm lòng nghĩa hiệp- bênh vực người yếu, xóa bỏ áp bức, bất công.
- Đọc đúng, trôi chảy toàn bài, biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật trong truyện.
- Tích cực trao đổi, hợp tác, chia sẻ, trả lời câu hỏi lưu loát. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Tranh ảnh minh họa câu chuyện trong TLHD
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Khởi động: 
- Trưởng ban văn nghệ tổ chức hát múa
- Xác định mục tiêu tiết học
- Đánh giá: Quan sát, nhận xét bằng lời.
+ Tự tin, mạnh dạn, tạo không khí vui vẻ khi tham gia hát múa
+ Xác định đúng mục tiêu tiết học: Đọc hiểu bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
B. Hoạt động cơ bản
Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
Hoạt động 2: Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài thơ
Hoạt động 3: Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa
Hoạt động 4: Cùng luyện đọc
- Đánh giá: quan sát, vấn đáp.
+ Quan sát tranh và đã trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung tranh.
+ Tích cực lắng nghe nội dung bài đọc.
+ Đọc đúng và hiểu nghĩa các từ khó ở HĐ3.
+ Đọc trôi chảy, diễn cảm, biết phân biệt được giọng các nhân vật
Hoạt động 5: Thảo luận trả lời các câu hỏi
* HĐ nhóm:
- Đánh giá: Quan sát, bằng lời
+ Hiểu câu hỏi, tích cực thảo luận tìm hiểu nội dung bài để trả lời đúng các câu hỏi: 
Câu 1: Chị Nhà Trò được miêu tả: rất yếu ớt, thân hình bự phấn, như mới lột, cánh mỏng, ngắn.
Câu 2: Chị Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp: Trước đây, mẹ Nhà Trò có vay lương ăn của bọn nhện. Sau đấy chưa trả được thì đã chết. Nhà Trò ốm yếu, kiếm không đủ ăn, không trả được nợ. Bọn nhện đã đánh Nhà Trò mấy bận. Lần này chúng chăn tơ chặn đường , đe bắt chị ăn thịt.
Câu 3: Những chi tiết thể hiện tính cách nghĩa hiệp của Dế Mèn: Xòe càng bảo vệ Nhà Trò, Hứa sẽ không để ai ức hiếp Nhà Trò, dắt Nhà Trò đi tìm bọn nhện.
Câu 4: Tìm hình ảnh nhân hóa trong bài mà em thích:
+ Chị Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội, người bự những phấn.
+ Chị Nhà Trò khóc nức nở kể lại câu chuyện cho Dế Mèn....
+ Nắm được nội dung chính của bài: Ca ngợi Dế mèn có tấm lòng nghĩa hiệp- bênh vực người yếu, xóa bỏ áp bức, bất công.
C. Hoạt động ứng dụng: 
- Kể cho người thân trong gia đình nghe câu chuyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
 Thứ ba ngày 08 tháng 9 năm 2020
TOÁN: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (Tiếp theo) -T1
I. MỤC TIÊU:
- Em thực hiện được các phép tính cộng, trừ các số có đến năm chữ số; nhân (chia) số có năm chữ số với (cho) số có một chữ số.
- H đặt tính chính xác, tính toán nhanh, thành thạo.
- Học sinh yêu thích, hứng thú với tiết học.
II. CHUẨN BỊ: 
- Tài liệu hướng dẫn Toán 4
III. HOẠT ĐỘNG HỌC: 
A/Khởi động: 
- HĐTQ tổ chức trò chơi Hỏi -đáp nhanh:
- Xác định mục tiêu tiết học
 - Đánh giá: Quan sát, nhận xét bằng lời.
+ Tích cực, sôi nổi khi tham gia khởi động, phản ứng nhanh, linh hoạt.
+ H xác định đúng mục tiêu trọng tâm của tiết học: Em thực hiện được các phép tính cộng, trừ các số có đến năm chữ số; nhân (chia) số có năm chữ số với (cho) số có một chữ số
B. Hoạt động thực hành:
- Hoạt động cá nhân
- Đánh giá: nhận xét, viết
+ Tính nhẩm nhanh các phép tính +, -, x, : các số tròn chục nghìn, tròn nghìn...
+ Đặt tính và tính chính xác các phép tính +, -, x, : các phép tính trong phạm vi 100 000.
+ Nắm vững các cách ytinhs giá trị biểu thức để vận dụng làm bài tốt.
Bài 1: Tính nhẩm:
a, 8000; 5000; 4000; 6000 
b, 2000; 20 000; 50 000; 30 000
c, 64 000; 6000; 20 000; 100 000
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
a, 9943 4332 19680 5725
b, 9181 30823 8040 5682
Bài 3a: Tính giá trị biểu thức:
a, 57250 + 35685 – 27345 = 92935 – 27345 = 65590
52945 – 7235 x 2 = 52945 – 14470 = 4475
+ Tích cực, tự giác hoàn thành nhiệm vụ. Biết chia sẻ kết quả với bạn.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Đố người thân tìm kết quả các phép tính +, -, x, : các số tròn trăm, tròn nghìn, tròn chục nghìn 
TIẾNG VIỆT: BÀI 1A: THƯƠNG NGƯỜI NHƯ THỂ THƯƠNG THÂN (T2)
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết được cấu tạo 3 phần của tiếng: âm đầu, vần, thanh
- Biết nhận diện các bộ phận của tiếng , từ đó có khái niệm về bộ phận vần cảu tiếng nói chung và vần trong thơ nói riêng.
- Tích cực học tập, hứng thú với tiết học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- TLHD Tiếng Việt 4
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Khởi động: 
- Trưởng ban văn nghệ tổ chức trò chơi Làm người lịch sự
- Xác định mục tiêu tiết học
- Đánh giá: Quan sát, nhận xét bằng lời.
+ Nhanh nhạy, hào hứng khi tham gia trò chơi.
+ Xác định đúng mục tiêu tiết học: nhận biết được cấu tạo của tiếng
B. Hoạt động cơ bản
Hoạt động 6: Tìm hiểu về cấu tạo của tiếng:
* HĐ cả lớp
- Đánh giá: quan sát, nhận xét bằng lời.
+ Nắm được cấu tạo của tiếng gồm 3 phần: âm đầu, vần, thanh.
+ Lấy được ví dụ để phân tích cấu tạo của tiếng.
+ Rút ra được ghi nhớ và nhẩm thuộc ghi nhớ đó.
B. Hoạt động thực hành:
Hoạt động 1: Phân tích cấu tạo của tiếng vào bảng (theo mẫu)
* HĐ cá nhân:
- Đánh giá: quan sát, nhận xét bằng lời.
+ Vận dụng làm bài tập nhanh, đúng.
+ Tích cực, tự giác hoàn thành nhiệm vụ. Biết chia sẻ kết quả với bạn.
Tiếng
Âm đầu
Vần
Thanh
Điều
đ
iêu
huyền
phủ
ph
u
hỏi
lấy
l
ây
sắc
giá
gi
a
sắc
gương
g
ương
ngang
người
ng
ươi
huyền
trong
tr
ong
ngang
một
m
ôt
nặng
nước
n
ươc
sắc
.....
Hoạt động 2: Giải câu đố?
* HĐ nhóm
- Đánh giá: quan sát, nhận xét bằng lời.
+ Tìm ra được đáp án của câu đố: sao- ao
+ Biết chia sẻ kết quả với bạn.
C. Hoạt động ứng dụng: Chia sẻ với người thân về cấu tạo của tiếng
TIẾNG VIỆT: BÀI 1A: THƯƠNG NGƯỜI NHƯ THỂ THƯƠNG THÂN (T3)
I. MỤC TIÊU:
- Nghe, viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
- Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu l/n hoặc vần an/ang dễ lẫn. Giải câu đố.
- H viết chữ đẹp, cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- TLHD Tiếng Việt 4
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Khởi động: 
- Trưởng ban văn nghệ tổ chức hát tập thể một bài
- Xác định mục tiêu tiết học
- Đánh giá: Quan sát, nhận xét bằng lời.
+ Vui tươi, tạo không kh sôi nổi, vui vẻ
+ Xác định đúng mục tiêu tiết học: Nghe – viết đúng đoạn văn; viết đúng các từ chứa tiếng bắt đầu l/n; an/ang
B. Hoạt động thực hành:
Hoạt động 3: Nghe- viết bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (từ Mộ hôm- vẫn khóc)
* HĐ cả lớp
- Đánh giá: quan sát, nhận xét bằng lời.
+ Viết đúng, đẹp đoạn chính tả. Đảm bảo tốc độ và thời gian.
+ Chia sẻ bài viết với bạn bên cạnh để rút kinh nghiệm.
Hoạt động 4: Điền vào chỗ trống (câu b)
* HĐ cá nhân:
- Đánh giá: quan sát, hỏi đáp.
+ Phân biệt được vần an/ ang để viết vào chỗ trống cho đúng.
+ Tích cực, tự giác hoàn thành nhiệm vụ. Biết chia sẻ kết quả với bạn.
Đáp án:
- Mấy chú ngan con dàn hàng ngang lạch bạch đi kiếm mồi
- Lá bàng đang đỏ ngọn cây. Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời
Hoạt động 5: Giải câu đố? (câu a)
* HĐ nhóm đôi:
- Đánh giá: quan sát, vấn đáp
+ Tìm ra được đáp án của câu đố: Cái La bàn
+ Biết chia sẻ kết quả với bạn.
+ Hiểu tác dụng của cái la bàn: Giúp xác định phương hướng và địa điểm.
C. Hoạt động ứng dụng: 
- Cùng người thân hoàn thành phần ứng dụng trong tài liệu.
Thứ tư ngày 09 tháng 9 năm 2020
TOÁN: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (TT) –T2
I. MỤC TIÊU:
- HS thực hiện được các phép tinh giá trị biểu thức,tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải toán .
- H tính cẩn thận, chính xác,
- Học sinh yêu thích, hứng thú với tiết học.
II. CHUẨN BỊ: 
- Tài liệu hướng dẫn Toán 4, thẻ số.
III. HOẠT ĐỘNG HỌC: 
A/Khởi động: 
- HĐTQ tổ chức trò chơi Gọi thuyền với các thẻ số có nội dung các phép tính +,-, x : số tròn trăm, tròn nghìn, tròn chục nghìn.
- Xác định mục tiêu tiết học
 - Đánh giá: Quan sát, nhận xét.
+ HS tính nhấm nhanh,đúng chính xác
+ Tích cực, sôi nổi khi tham gia khởi động, phản ứng nhanh, linh hoạt.
+ H xác định đúng mục tiêu trọng tâm của tiết học
B. Hoạt động thực hành:
- Hoạt động cá nhân
- Đánh giá: nhận xét, viết
+ Nắm vững các cách tính giá trị biểu thức để vận dụng làm bài tốt.
+Tìm đúng các thành phần chưa biết trong phép cộng, trừ, nhân, chia.
+Giải được bài toán về tính chu vi khi biết diện tích và chiều rộng tấm bìa hình chữ nhật
Bài 3b: Tính giá trị biểu thức:
3275 + 4659 – 1300 = 7934 – 1300 = 6634
( 70850 – 60320) x 3 = 10530 x3 = 31590
Bài 4:a) x + 928 = 1204 x – 337 = 6528
 x = 1204 – 928 x = 6528 + 337
 x = 276 x = 6865
 b) X x 2 = 4716 x : 3 = 2057
 x = 4716 : 2 x = 2057 x 3
 x = 2358 x = 6171
+ Tích cực, tự giác hoàn thành nhiệm vụ. Biết chia sẻ kết quả với bạn.
Bài 4: 
Bài giải :
Chiều dài tấm bìa là:108 : 9 = 12 (cm)
Chu vi tấm bìa là: (12 + 9) x 2 = 42( cm2)
Đáp số : 42 cm2
C. Hoạt động ứng dụng:
 Chia sẻ cùng người thân cách tìm thành phần chưa biết trong các phép tính
TIẾNG VIỆT: BÀI 1B: THƯƠNG NGƯỜI , NGƯỜI THƯƠNG (T1)
I. MỤC TIÊU: 
- Đọc, hiểu bài Mẹ ốm: Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm.
- Đọc đúng, trôi chảy toàn bài, bước đầu biết đọc diễn cảm 1, 2 khổ thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Học thuộc 1-2 khổ thơ.
- Tích cực trao đổi, hợp tác, chia sẻ, trả lời câu hỏi lưu loát, cảm nhận được tình cảm gắn bó của những người thân trong gia đình. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh ảnh minh họa câu chuyện sách giáo khoa. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Khởi động: 
- Trưởng ban văn nghệ tổ chức trò chơi: Bắn tên- nêu nhanh từ chỉ gộp những người thân trong gia đình như: ông bà, bố mẹ, chú bác...
- Đánh giá: Quan sát, nhận xét bằng lời.
+ Nêu đúng từ: ông bà, bố mẹ, chú bác... phản ứng nhanh, nói to, không bị lặp kết quả.
B. Hoạt động cơ bản
Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
Hoạt động 2: Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài thơ
Hoạt động 3: Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa
Hoạt động 4: Cùng luyện đọc
* HĐ nhóm
- Đánh giá: quan sát, vấn đáp.
+ Quan sát tranh và đã trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung tranh.
+ Tích cực lắng nghe nội dung bài đọc.
+ Đọc đúng và hiểu nghĩa các từ khó ở HĐ3.
+ Ngắt đúng nhịp thơ, đọc diễn cảm, biết nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm.
Hoạt động 5: Thảo luận trả lời các câu hỏi
Hoạt động 6: Nối từng ô ở cột A với nội dung thích hợp ở cột B
* HĐ nhóm
- Đánh giá: Quan sát, bằng lời
+ Hiểu câu hỏi, tích cực thảo luận tìm hiểu nội dung từng câu, khổ thơ để trả lời đúng các câu hỏi: 
Câu 1: Lá trầu, Truyện Kiều, ruộng vườn như đều buồn vì mẹ ốm.
Câu 2: Thể hiện qua các câu thơ: Cô bác xóm giềng đến thăm/ Người cho trứng, người cho cam/ Và anh y sĩ đã mang thuốc vào.
+Nối đúng cột B với nội dung thích hợp ở cột B.
Đáp án hđ 6: a - 2; b - 3; c – 4; d – 1
+ Nắm được nội dung chính của bài: Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm.
Hoạt động 7: Học thuộc lòng 1-2 khổ thơ em thích
* HĐ cá nhân
Đánh giá: Quan sát, nhận xét bằng lời
- Đọc thuộc 1-2 khổ thơ mình thích. Nói được lí do vì sao mình thích khổ thơ đó..
C. Hoạt động ứng dụng - Đọc cho người thân trong gia đình nghe bài thơ Mẹ ốm.
TIẾNG VIỆT: BÀI 1B: THƯƠNG NGƯỜI , NGƯỜI THƯƠNG (T2)
I. MỤC TIÊU: 
- Hiểu thế nào là kể chuyện. Phân biệt được văn kể chuyện với những loại văn khác.
- Bước đầu biết kể lại một câu chuyện ngắn có đầu có cuối.
- Tích cực tham gia hoạt động học, hợp tác, chia sẻ với các bạn và thêm yêu những mẫu chuyện hay 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh ảnh minh họa câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Khởi động: 
- Trưởng ban văn nghệ tổ chức hát tập thể
- Đánh giá: Quan sát, nhận xét bằng lời.
+ H tự giác phối hợp cùng bạn, không khí lớp học sôi nổi thêm hứng thú trước tiết học.
B. Hoạt động cơ bản
Hoạt động 8: Nghe thầy cô kể chuyện Sự tích hồ Ba Bể.
* HĐ cả lớp
- Đánh giá: quan sát, vấn đáp.
+ Tích cực lắng nghe nội dung câu chuyện, chú ý quan sát tranh minh họa.
Hoạt động 9: Tìm hiểu thế nào là kể chuyện?
* HĐ nhóm
- Đánh giá: quan sát, vấn đáp.
+ H trả lời đúng các câu hỏi. Hiểu được ý nghĩa câu chuyện và rút ra được nội dung kiến thức cần ghi nhớ về văn kể chuyện.
+ Viết được câu trả lời đúng vào vở (câu 2).
Câu 1: Câu chuyện có những nhân vật: Mẹ con bà nông dân; Bà cụ ăn xin; Những người dự lễ hội.
Câu 2: Các sự việc được sắp xếp: 1 – d; 2 – e; 3 – b; 4 – a; 5 – g; 6 – c.
Câu 3: Câu chuyện giải thích về sự hình thành hồ Ba Bể, ca ngợi những người có lòng nhân ái, sẵn lòng giúp đỡ mọi người; những người có lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng.
Câu 4: Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật. Mỗi câu chuyện cần nói lên được một điều có ý nghĩa.
+HS tích cực thảo luận cùng bạn, tự tin chia sẻ ý kiến trước lớp.
C. Hoạt động ứng dụng
- Hãy tìm một câu chuyện minh họa cho phần ghi nhớ và chia sẻ câu chuyện đó với bố mẹ.
Thứ năm ngày 10 tháng 9 năm 2020
 TOÁN: BIỂU THỨC CÓ CHỨA MỘT CHỮ(T1)
I.MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Bước đầu nhận biết được biểu thức có chứa một chữ.
- Biết cách tính giá trị của biểu thức chứa một chữ khi thay chữ bằng số 
- Học sinh tích cực hợp tácđể chiếm lĩnh kiến thức,chủ động chia sẻ kết quả học tập.
II. CHUẨN BỊ: 
- Sách hướng dẫn học, vở.
- Quân súc sắc,các thẻ số, kẻ bảng ghi kết quả cộng
II. HOẠT ĐỘNG HỌC. 
A. Khởi động. Tổ chức trò chơi – “ Thay chữ bằng số”
 (Đưa nội dung HĐ 1 -Ở Tài liệu vào)
Đánh giá: Nhận xét,quan sát bằng lời
 - HS thao tác nhanh, chính xác.
 - Tích cực hợp tác nhóm, thi đua sôi nổi.
 B. Hoạt động cơ bản
Hoạt động 1: 
* HĐ cá nhân 
Hoạt động 2: 
* HĐ nhóm 2 
Đánh giá: Nhận xét,quan sát bằng lời
 - HS điền đúng số vào bảng theo từng hàng tương ứng.
 - Hiểu và giải thích đúng cho bạn nội dung như ở tài tiệu.
Hoạt động 3: 
* HĐ nhóm 2 
Đánh giá: Nhận xét, viết
 -Viết tiếp vào chỗ chấm: 
 Đáp án: a)16 ; b)20; c) 15
 -Tính nhanh ,chính xác
C. Hoạt động ứng dụng: 
- Cùng người thân lấyVD về biểu thức có chứa một chữ và tìm được giá trị biểu thức với giá trị cho trước của chữ 
TIẾNG VIỆT: BÀI 1B: THƯƠNG NGƯỜI , NGƯỜI THƯƠNG (T3)
I. MỤC TIÊU: 
- Kể được câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể.
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể và ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái.
- Rèn luyện kĩ năng nói,tính mạnh dạn khi đứng trước đám đông, tích cực tham gia trao đổi, chia sẻ trong nhóm. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh ảnh minh họa câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Khởi động: 
- Trưởng ban văn nghệ tổ chức trò chơi: Cua kẹp.
- Đánh giá: Quan sát, nhận xét bằng lời.
+ H chơi sôi nổi, tạo hứng thú trước tiết học.
B. Hoạt động thực hành
Hoạt động 1: Tìm hiểu các sự việc trong truyện
* HĐ nhóm
- Đánh giá: quan sát, vấn đáp.
+ Trả lời đúng các câu hỏi dưới tranh:
Tranh 1: Thân thể gầy còm, lở loét, mùi hôi thối xông ra rất khó chịu. Đến đâu bà cũng phều phào mấy tiếng “Đói lắm ...” Rồi giơ rá ra bốn phía, cầu xin.
Tranh 2: Hai mẹ con đã thương tình, đưa bà cụ về nhà, lấy cơm cho ăn, rồi mời nghỉ lại.
Tranh 3: Lúc ra đi, bà nói : “Vùng này sắp có lụt lớn. Ta cho hai mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc ngay xung quanh nhà mới tránh được nạn.”
Tranh 4: Có 1 trận lũ lụt đã xảy ra trong đêm lễ hội.
Tranh 5: Hai mẹ con đem hai mảnh vỏ trấu ra đặt xuống nước, vỏ trấu hoá thành hai chiếc thuyền. Họ chèo thuyền đi khắp nơi, cố sức vớt những người bị nạn.
Tranh 6: Chỗ đất sụt ấy, nay là hồ Ba Bể. Còn cái nền nhà của hai mẹ con kia thành một hòn đảo nhỏ trong hồ. Người địa phương gọi hòn đảo nhỏ ấy là gò Bà Goá.
+ Mỗi em kể lại được 1 nội dung câu chuyện theo từng tranh với bạn trong nhóm và liên kết đoạn thành cả câu chuyện. Thể hiện đúng cốt chuyện và giọng nhân vật. 
Hoạt động 2: Kể lại câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể
* HĐ nhóm
- Đánh giá: quan sát, vấn đáp.
+ H nối tiếp kể mỗi bạn 1 đoạn đến hết câu chuyện.
+ Nhiều H kể được toàn bộ câu chuyện.
+ Khả năng kể lưu loát, thể hiện đúng nhân vật, tự tin kể trước lớp.
C. Hoạt động ứng dụng
- Hãy kể và chia sẻ câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể với người thân.
TIẾNG VIỆT: Bài 1C: LÀM NGƯỜI NHÂN ÁI (T1)
I.MỤC TIÊU:
- Nhận biết được nhân vật trong chuyện .
- Biết nhận xét về tính cách nhân vật 
- Biết thể hiện tính cách nhân vật qua hành động, lời nói, suy nghĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tài liệu hướng dẫn học, vở ghi
II. HOẠT ĐỘNG HỌC:
 A. Khởi động: 
- HĐTQ tổ chức cho cả lớp trò chơi :
(Đưa nội dung HĐ 1 -Ở Tài liệu vào) Nói về một hành động nhân ái.
 - Đánh giá: Quan sát, nhận xét bằng lời.
+ H chơi sôi nổi, tao hứng thú trước tiết học.
B. Hoạt động cơ bản:
Hoạt động 1: 
* HĐ nhóm 
Đánh giá: Quan sát, viết
+Thực hiện đúng các yêu cầu:
1)-Nh©n vËt lµ con vËt: DÕ MÌn, chÞ Nhµ Trß, Giao Long, NhÖn. 
 Nh©n vËt lµ ngêi:Hai mÑ con ngêi n«ng d©n, bµ ¨n xin, nh÷ng 
ngêi dù lÔ héi.
2) -DÕ MÌn: kh¼ng kh¸i, cã lßng th¬ng ngêi.
 -MÑ con ngêi n«ng d©n: giµu lßng nh©n hËu 
3) Viết kết quả trên vào bảng
4) C¨n cø vµo lêi nãi, hµnh ®éng nhân vật
+ HS tích cực thảo luận và chia sẻ kq với bạn
+ HS hiểu được nội dung ghi nhớ và học thuộc
Hoạt động 2: 
* HĐ nhóm 2 
Đánh giá: Quan sát, nhận xét bằng lời
+Trả lời đúng các câu hỏi:
1)Nhân vật trong chuyện là Ni-ki-ta,Gô-sa, Chi-ôm và bà ngoại
2)HS nêu được ý kiến đồng ý hay không đồng
3)Dựa vào hành động,việc làm của các cháu mà bà có nhận xét như vậy
+ HS tự tin chia sẻ kết quả với bạn.
C. Hoạt động ứng dụng: 
	- Về nhà kể câu chuyện Ba anh em cho người thân nghe.
Thứ sáu ngày 11 tháng 9 năm 2020
TOÁN: BIỂU THỨC CÓ CHỨA MỘT CHỮ (T2)
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết biểu thức có chứa một chữ.
- Thực hiện tính được giá trị của biểu thức có chứa một chữ với giá trị cho trước của chữ.
- Học sinh tích cực hoàn thành nhiệm vụ, chủ động chia sẻ kết quả học tập.
II. CHUẨN BỊ: 
- Sách hướng dẫn học, vở.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
A. Khởi động: 
- Trưởng ban văn nghệ tổ chức trò chơi: Cua kẹp.
- Đánh giá: Quan sát, nhận xét bằng lời.
+ Tích cực, sôi nổi khi tham gia khởi động, tạo không khí vui vẻ.
B. Hoạt động thực hành:
* HĐ cá nhân
- Đánh giá: nhận xét, viết
+ Thực hiện tính được giá trị của biểu thức chứa một chữ với giá trị cho trước của chữ. Trình bày bài làm đúng theo mẫu.
Bài 1: Viết tiếp vào ô trống
a
6 + a
a x 3
a - 4
9
 6 + 9 = 15
 9 x 3 = 27
 9- 4 = 5
11
 6 + 11 = 17
 11 x 3 = 33
 11- 4 = 7
10
 6 + 10 = 16
 10 x 3 = 30
 10- 4 = 6
Bài 2: Viết giá trị thích hợp của biểu thức vào chỗ chấm
a. 20 b. 14 c. 10 d. 6
Bài 3: Tính giá trị biểu thức (theo mẫu)
a. a + 25 với a = 30; Nếu a = 30 thì a + 25 = 30 + 25 = 55
b. 10 x c với c = 4; Nếu c = 4 thì 10 x c = 1- x 4 = 40
c. 30 + 2 x m với m = 6; Nếu m = 6 thì 30 + 2 x m = 30 + 2 x 6 = 42
Bài 4: Đọc nội dung ở phần a rồi thực hiện yêu cầu phần b.
- Nếu a = 3 cm thì chu vi hình vuông là: 3 x 4 = 12 (cm)
- Nếu a = 5 dm thì chu vi hình vuông là: 5 x 4 = 20 (cm)
- Nếu a = 8 m thì chu vi hình vuông là: 8 x 4 = 32 (cm)
+ Tích cực, tự giác hoàn thành nhiệm vụ. Biết chia sẻ kết quả với bạn.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Em nghĩ ra biểu thức chứa một chữ có cả phép cộng và phép nhân rồi cùng bố, mẹ tính giá trị biểu thức khi thay chữ bằng các số khác nhau.
TIẾNG VIỆT: Bài 1C: LÀM NGƯỜI NHÂN ÁI ( Tiết 2)
I.MỤC TIÊU
- Điền được cấu tạo của tiếng theo 3 phần đã học (âm đầu, vần, thanh) theo bảng mẫu ở bài tập 1.
- Nhận biết được các tiếng có vần giống nhau.
- Hiểu thế nào là hai tiếng bắt vần với nhau trong thơ.
II. ĐỒ DÙNG: SGK, phiếu học tập
III.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
*Khởi động: HS hát bài: “ Quả”
*Giới thiệu bài:
Việc 1: Giới thiệu, ghi tên bài: “ Làm người nhân ái”
Việc 2: Nêu mục tiêu bài học
A. HĐ thực hành:
Hoạt động 1: ( Theo tài liệu)
Việc 1: HS phân tích cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ
Việc 2: Hoàn thành bài làm của mình vào phiếu 
Việc 3:Trao đổi bài cùng bạn
Đánh giá: Quan sát, bằng lời
Tiếng
Âm đầu
Vần
Thanh
Khôn
kh
ôn
ngang
Ngoan
ng
oan
ngang
đối
đ
ôi
Sắc
Hoạt động 2: ( Theo tài liệu)
Việc 1: HS tìm những tiếng bắt vần với nhau
Việc 2: Hoàn thành bài làm của mình vào vở
Việc 3: Báo cáo kết quả
Đánh giá: Quan sát, bằng lời
 ngoài, hoài.
- Vì hai tiếng đó có vần giống nhau.
Hoạt động 3: ( Theo tài liệu)
Việc 1: HS tìm những tiếng bắt vần với nhau
Việc 2: làm việc theo nhóm
Việc 3: Báo cáo kết quả
Đánh giá: Quan sát, bằng lời
+ Không hoàn toàn: xinh xinh– nghênh nghênh
 + Hoàn toàn: choắt - thoắt
- nhờ vào cấu tạo của tiếng.
Hoạt động 4: ( Theo tài liệu)
Việc 1: Đọc câu đố
Việc 2: Giải câu đố
Đánh giá: Quan sát, bằng lời
Dòng 1: - Chữ bút bớt đầu thành chữ út
Dòng 2: Đầu đuôi bỏ hết thì chữ bút thành chữ ú
Dòng 3,4: Để nguyên thì đó là chữ bút
B. HĐ ứng dụng
Việc 1:Cùng người thân chơi trò thi tìm nhanh từ láy vần. Một người nêu vần một người kia nói ngay từ láy vần.
Việc 2:Tập đóng vai nhân vật làm cử chỉ điệu bộ, nói câu nói của nhân vật cho người thân xem.
Đánh giá hoạt động: 
-ênh 	lênh đênh
-oa 	lòa xòa
- Kể và làm được điệu bộ.
SINH HOẠT: BẦU HỘI ĐỒNG TỰ QUẢN
I/ Mục tiêu: 
- H tự bầu ra được ban HĐTQ trong tháng 8 có tinh thần trách nhiệm, năng nổ để lãnh đạo tốt các hoạt động và phong trào của lớp.
- Rèn cho H tính mạnh dạn và tự tin trước đám đông.
- Giáo dục H tính tự giác và tinh thần tập thể cao
II/ Chuẩn bị: Hòm phiếu, phiếu
III/Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát tập thể bài: Lớp chúng mình
2. Tiến hành:
a. Chủ tịch HĐTQ (cũ) giới thiệu đại biểu và nêu lí do: 
Hội đồng tự quản tiến hành cuộc họp nhằm bầu ra 7 bạn trong HĐTQ. Gồm có:
 + Chủ tịch HĐTQ : 1 
 + Phó CTHĐTQ : 2 
+ Trưởng ban học tập: 1
+ Trưởng ban đối ngoại: 1
+ Trưởng ban văn nghệ- TDTT: 1
+ Trưởng ban thư viện: 1 
* Các vấn đề được thảo luận và biểu quyết.
- Các thành viên HĐTQ phải đủ tư cách, năng lực để đảm nhiệm chức vụ của mình
Tiêu chuẩn : 
- Những H có kiến thức kỹ năng học tập tốt; Phẩm chất đạt. Có khả năng tổ chức và hoàn thành tốt hoạt động giáo dục. Nhiệt tình, có trách nhiệm trong công việc. Có sức khỏe tốt.
- Thống nhất bầu 7 chọn 7
* Bầu HĐTQ.
a. Ứng cử: không
b, Bầu cử: 
* H tranh cử để bầu Chủ tịch HĐTQ
* Kết quả biểu quyết
* Hội đồng tự quản ra mắt:
* Bầu các trưởng ban :
* Giáo viên chủ nhiệm giao nhiệm vụ và dặn dò 
 Kết thúc tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_day_hoc_buoi_sang_lop_4_tuan_1.docx