Giới hạn ôn tập môn Khoa học, Lịch sử, Địa lý Lớp 5

Giới hạn ôn tập môn Khoa học, Lịch sử, Địa lý Lớp 5

Câu 1: Nêu cách tạo một dung dịch có thể dùng trong bữa ăn hằng ngày ?

Câu 2: Nêu cách tách muối ra khỏi dung dịch nước muối ?

Câu 3: Tại sao khi phơi quần áo ngoài nắng lại nhanh bạc màu ?

Câu 4: Vẽ sơ đồ mạch điện đơn giản ?

Câu 5: Mục đích của sự kiện Giờ Trái đất là gì ? Em đã làm gì để hưởng ứng sự kiện đó.

 

doc 10 trang xuanhoa 06/08/2022 5310
Bạn đang xem tài liệu "Giới hạn ôn tập môn Khoa học, Lịch sử, Địa lý Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIỚI HẠN ÔN TẬP MÔN KHOA HỌC LỚP 5
Câu 1: Nêu cách tạo một dung dịch có thể dùng trong bữa ăn hằng ngày ? 
Câu 2: Nêu cách tách muối ra khỏi dung dịch nước muối ?
Câu 3: Tại sao khi phơi quần áo ngoài nắng lại nhanh bạc màu ? 
Câu 4: Vẽ sơ đồ mạch điện đơn giản ? 
Câu 5: Mục đích của sự kiện Giờ Trái đất là gì ? Em đã làm gì để hưởng ứng sự kiện đó. 
Câu 6: Em đã làm gì để tiết kiệm điện khi ở trường cũng như ở nhà ?
Câu 7: Em hãy vẽ lại sơ đồ chu trình sinh sản của một con vật ? 
Câu 8: Em cần làm gì để hạn chế tác hại do ruồi gây ra? 
Câu 9: Tại sao khi hươu con mới khoảng 20 ngày tuổi, hươu mẹ đã dạy con tập chạy ? 
Câu 10: Kể tên một số tài nguyên thiên nhiên và nêu ích lợi của các tài nguyên thiên nhiên đó ?
Câu 11: Em cần làm gì để góp phần bảo vệ môi trường ?
Câu 12: Vẽ hạt và chú thích các bộ phận của hạt ?
GIỚI HẠN ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ LỚP 5
Câu 1: Em hãy cho biết Hiệp định Giơ – ne – vơ năm 1954 quy định con sông Bến Hải làm gì ?
Câu 2: Sau Hiệp định Giơ – ne – vơ năm 1954, tình hình đất nước ta như thế nào?
Câu 3: Sau hiệp định Giơ – ne – vơ nguyện vọng tổng tuyển cử thống nhất đất nước của nhân dân ta có thực hiện được không ? Vì sao? 
Câu 4: Nhà máy cơ khí Hà Nội ra đời thể hiện điều gì ?
Câu 4: Đường Trường Sơn có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta ?
Câu 5: Cứ đến ngày 30 tháng 4 hằng năm em lại được nghỉ học 1 ngày. Vậy ngày 30 tháng 4 là ngày gì? Em hãy viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về ngày 30 tháng 4? ? 
Câu 6: Theo Hiệp định Pa – ri về Việt Nam, Mĩ phải thực hiện những điều gì?
Câu 7: Công trình thủy điện Hòa Bình là công trình như thế nào đối với đất nước? Em hãy viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về công trình thủy điện Hòa Bình?
GIỚI HẠN ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ LỚP 5
Câu 1: Hãy kể tên một cảnh thiên nhiên ở châu Á (có thể cảnh thiên nhiên ở Việt Nam hoặc địa phương em) và đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm bảo vệ cảnh thiên nhiên đó ? 
Câu 2: So sánh điểm giống và khác nhau về một số đặc điểm của vị trí và địa hình của hai nước Lào và Cam - pu – chia ?
Câu 3: Dựa vào điều kiện và địa hình em hãy giải thích vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo ?
Câu 4: Vì sao châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới ? 
Câu 5: Vì sao người dân châu Phi sống tập trung ở vùng ven biển và các thung lũng sông? Châu Phi cần có những giải pháp nào để khắc phục sự khắc nghiệt của thiên nhiên? 
Câu 6: Vì sao người ta ví rừng rậm Amazôn là lá phổi xanh của trái đất ? 
Câu 7: Em hãy cho biết vì sao châu Nam Cực không có dân cư sinh sống ? 
GIỚI HẠN ÔN TẬP MÔN KHOA HỌC LỚP 5
Câu 1: Nêu cách tạo một dung dịch có thể dùng trong bữa ăn hằng ngày ? 
Trả lời: Cách tạo một dung dịch có thể dùng trong bữa ăn hằng ngày là: 
 +Vắt nước chanh vào nước rau muống luộc sẽ làm cho nước rau có vị chua.
 + Pha nước mắm với chanh, đường, 
Câu 2: Nêu cách tách muối ra khỏi dung dịch nước muối ?
Trả lời: Cách tách muối ra khỏi dung dịch nước muối là: 
- Bước 1: Đổ dung dịch nước muối vào nồi
- Bước 2: Để nồi lên bếp đun cho đến khi nước trong dung dịch bốc hơi hết ta thu được muối còn lại dưới đáy nồi
Câu 3: Tại sao khi phơi quần áo ngoài nắng lại nhanh bạc màu ? 
Trả lời: 
 Các loại vải khi mới kéo sợi hầu như có màu trắng nên vải màu hầu hết do nhuộm. Phơi quần áo ngoài nắng nhiệt độ cao sẽ làm cho các phân tử chuyển động nhanh hơn ( Đây là hiện tượng biến đổi hóa học) nên màu quần áo dễ bay hơi ra ngoài và nhanh bạc.
Câu 4: Vẽ sơ đồ mạch điện đơn giản ? 
Câu 5: Mục đích của sự kiện Giờ Trái đất là gì ? Em đã làm gì để hưởng ứng sự kiện đó. 
Trả lời: 
 + Nhằm đề cao việc tiết kiệm điện năng. 
 + Làm giảm lượng khí thải điôxít cacbon, một khí gây ra hiệu ứng nhà kính 
 + Nhằm kêu gọi ý thức bảo vệ môi trường của con người.
 + Em đã tắt các thiết bị điện để hưởng ứng sự kiện đó.
Câu 6: Em đã làm gì để tiết kiệm điện khi ở trường cũng như ở nhà ?
Trả lời: 
- Chỉ sử dụng điện khi cần thiết. Trời lạnh không bật quạt, trời nắng không bật điện chiếu sáng
- Tắt các thiết bị sử dụng điện khi ra khỏi nhà, khỏi phòng học, khi đã sử dụng xong: học bài xong tắt đèn bàn, giờ ra chơi tắt điện, quạt, 
- Tiết kiệm điện khi đun nấu, sưởi, là (ủi) quần áo.
Câu 7: Em hãy vẽ lại sơ đồ chu trình sinh sản của một con vật ? 
Câu 8: Em cần làm gì để hạn chế tác hại do ruồi gây ra? 
Trả lời: Những việc cần làm để hạn chế tác hại do ruồi gây ra là: 
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, khơi thông cống rãnh, 
- Đậy thức ăn bằng lồng bàn .
- Treo cây bạc hà tươi hoặc khô treo ở cửa ra vào hoặc cửa sổ.
- Diệt ruồi bằng keo dính ruồi, vỉ đập ruồi hoặc thuốc diệt ruồi.
Câu 9: Tại sao khi hươu con mới khoảng 20 ngày tuổi, hươu mẹ đã dạy con tập chạy ? 
Trả lời: 
 Khi hươu con mới khoảng 20 ngày tuổi, hươu mẹ đã dạy con tập chạy để hươu con chạy trốn, không cho kẻ thù đuổi bắt và ăn thịt.
Câu 10: Kể tên một số tài nguyên thiên nhiên và nêu ích lợi của các tài nguyên thiên nhiên đó ?
Trả lời: 
- Đất: Môi trường sống của thực vật, động vật và con người.
- Nước: Môi trường sống của thực vật, động vật. Năng lượng nước chảy dùng trong nhà máy thủy điện,...
- Gió: Sử dụng năng lượng gió để chạy máy phát điện, chạy thuyền buồm,...
Câu 11: Em cần làm gì để góp phần bảo vệ môi trường ?
Trả lời: Những việc cần làm để góp phần bảo vệ môi trường :
- Giữ vệ sinh chung, luôn vứt rác đúng nơi quy định.
- Sử dụng tiết kiệm điện, nước.
- Tích cực trồng cây và chăm sóc cây xanh.
- Cùng với người thân dọn dẹp nhà cửa, tham gia tổng vệ sinh đường phố sạch sẽ.
- Tuyên truyền, nhắc nhở mọi người có ý thức bảo vệ môi trường.
Câu 12: Vẽ hạt và chú thích các bộ phận của hạt ?
GIỚI HẠN ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ LỚP 5
Câu 1: Em hãy cho biết Hiệp định Giơ – ne – vơ năm 1954 quy định con sông Bến Hải làm gì ?
Trả lời: Theo Hiệp định Giơ – ne – vơ năm 1954 quy định con sông Bến Hải (thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) là giới tuyến phân chia tạm thời hai miền Nam Bắc.
Câu 2: Sau Hiệp định Giơ – ne – vơ năm 1954, tình hình đất nước ta như thế nào ?
Trả lời: Tình hình đất nước ta sau Hiệp định Giơ – ne – vơ năm 1954 là: Mĩ – Diệm tiến hành khủng bố, tàn sát đồng bào miền Nam, âm mưu chia cắt đất nước ta lâu dài.
Câu 3: Sau hiệp định Giơ – ne – vơ nguyện vọng tổng tuyển cử thống nhất đất nước của nhân dân ta có thực hiện được không ? Vì sao? 
Trả lời: Sau Hiệp định Giơ – ne – vơ nguyện vọng tổng tuyển cử thống nhất đất nước của nhân dân ta không thực hiện được. Vì Mĩ ra sức phá hoại hiệp định dần thay chân Pháp xâm lược miền Nam.
Câu 4: Nhà máy cơ khí Hà Nội ra đời thể hiện điều gì ?
Trả lời: Nhà máy cơ khí Hà Nội ra đời đã góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước.
Câu 4: Đường Trường Sơn có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta ?
Trả lời: Đường Trường Sơn có ý nghĩa đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta là: 
- Là con đường huyết mạch để hậu phương miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam.
- Góp phần to lớn vào thắng lợi của sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Câu 5: Cứ đến ngày 30 tháng 4 hằng năm em lại được nghỉ học 1 ngày. Vậy ngày 30 tháng 4 là ngày gì? Em hãy viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về ngày 30 tháng 4? ? 
Trả lời:
- Ngày 30 - 4 hằng năm là ngày kỉ niệm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Gợi ý để học sinh liên hệ:
Ngày 30 - 4 hằng năm là ngày kỉ niệm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ngày lễ giúp cho thế hệ chúng em nhớ lại ngày lịch sử trọng đại của dân tộc đồng thời cũng nhắc nhở chúng em hiểu và tự hào về truyền thống anh hùng, bất khuất, kiên cường của thế hệ ông cha. Giúp em hiểu được khi sống trong hòa bình, được hưởng một nền độc lập, tự do của một nước độc lập thống nhất thì cần phải rèn luyện, tu dưỡng đạo đức tốt, học tập tốt để có kiến thức xây dựng , bảo vệ quê hương đất nước, sánh vai với các nước khác trên toàn cầu.
Câu 6: Theo Hiệp định Pa – ri về Việt Nam, Mĩ phải thực hiện những điều gì?
Trả lời: Theo Hiệp định Pa – ri về Việt Nam, Mĩ phải thực hiện những điều khoản: 
- Phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. 
- Mĩ phải rút hết toàn bộ quân Mĩ và quân Đồng minh ra khỏi Việt Nam. 
- Mĩ phải chấm dứt dính líu quân sự ở Việt Nam. 
- Mĩ phải có trách nhiệm trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam.
Câu 7: Công trình thủy điện Hòa Bình là công trình như thế nào đối với đất nước? Em hãy viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về công trình thủy điện Hòa Bình?
Trả lời: 
- Công trình thủy điện Hòa Bình là một thành tựu to lớn của nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng đất nước. 
- Gợi ý để học sinh liên hệ:
Công trình thủy điện Hòa Bình là một công trình thủy điện lớn nhất cả nước. Nhờ có công trình thủy điện đã góp phần làm cho đất nước thay đổi hàng ngày, hàng giờ. Nhờ có công trình thủy điện mà đất nước ngày càng phát triển . Em rất tự hào về một công trình điện lưới quốc gia. Là người con của đất nước em sẽ phấn đấu tu dưỡng học tập thật giỏi để tiếp bước ông cha xây dựng, bảo vệ đất nước, sánh vai với các nước khác trên toàn cầu.
GIỚI HẠN ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ LỚP 5
Câu 1: Hãy kể tên một cảnh thiên nhiên ở châu Á (có thể cảnh thiên nhiên ở Việt Nam hoặc địa phương em) và đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm bảo vệ cảnh thiên nhiên đó ? 
Trả lời: Một số cảnh thiên nhiên: Vịnh Hạ Long, bãi biển Nha Trang, đảo Phú Quốc, ...
* Các giải pháp: 
- Lắp đạt các thùng rác tại các bến cá.
- Di rời, làng chài và địa điểm nuôi hải sản bằng lồng bè.
- Cấm các hoạt động khai thác, sàng tuyển, bóc rót than thên vịnh.
- Thường xuyên thu gom rác thải trên vịnh.
- Tuyên truyền bảo vệ môi trường tới người dân với nhiều hình thức.
Câu 2: So sánh điểm giống và khác nhau về một số đặc điểm của vị trí và địa hình của hai nước Lào và Cam - pu – chia ?
Trả lời: 
* Giống nhau: Nằm trên bán đảo Đông Dương của Đông Nam Á
* Khác nhau: 
- Lào không giáp biển địa hình phần lớn là núi và cao nguyên
- Cam- pu - chia giáp biển, địa hình chủ yếu là đồng bằng dạng lòng chảo trũng.
Câu 3: Dựa vào điều kiện và địa hình em hãy giải thích vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo ?
Trả lời: Đông Nam Á là khu vực sản xuất nhiều lúa gạo vì: khu vực Đông Nam Á có các đồng bằng màu mỡ tập trung dọc các sông lớn và vùng ven biển, lại có khí hậu gió mùa nóng ẩm thích hợp cho cây lúa phát triển.
Câu 4: Vì sao châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới ? 
Trả lời: Châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới vì: châu Phi nằm trong vành đai nhiệt đới, diện tích rộng lớn, không có biển ăn sâu vào đất liền.
Câu 5: Vì sao người dân châu Phi sống tập trung ở vùng ven biển và các thung lũng sông? Châu Phi cần có những giải pháp nào để khắc phục sự khắc nghiệt của thiên nhiên? 
Trả lời: Người dân châu Phi sống tập trung ở vùng ven biển và các thung lũng sông vì: 
- Châu Phi là một nước có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới.
- Đại bộ phận lãnh thổ châu Phi là hoang mạc và xa – van.
- Do đó người dân châu Phi phải sống tâp trung ở ven biển và thung lũng sông mới có điều kiện để phát triển về kinh tế và mới có thể duy trì được sự sống. 
* Để khắc phục được những khó khắn trong quá trình khai thác và bảo vệ tự nhiên, các nước Châu Phi cần:
- Phát triển kinh tế trên cơ sở sử dụng hợp lí các tài nguyên của đất nước.
- Liên kết với nhau để sử dụng tài nguyên có hiệu quả nhất giữa các nước trong khu vực.
- Học tập kinh nghiệm phát triển kinh tế của các nước phát triển trên thế giới.
- Áp dụng các biện pháp thủy lợi nhằm hạn chế sự khô hạn.
Câu 6: Vì sao người ta ví rừng rậm Amazôn là lá phổi xanh của trái đất ? 
Trả lời: Người ta ví rừng rậm Amazôn là lá phổi xanh của trái đất: Rừng Amazôn được gọi là "lá phổi" của Trái Đất vì rừng có diện tích lớn nhất trên bề mặt hành tinh này, có chức năng hấp thụ khí thải (CO2).
Câu 7: Em hãy cho biết vì sao châu Nam Cực không có dân cư sinh sống ? 
Trả lời: Châu Nam Cực không có dân cư sinh sống vì: 
- Châu Nam Cực nằm ở vùng địa cực nên là châu lạnh nhất thế giới.
- Là châu Quanh năm nhiệt độ dưới 0 độ C.Toàn bộ bề mặt bị phủ một lớp băng dày, trung bình trên 2000 m. Điều kiện sống không thuận lợi nên châu Nam Cực không có dân cư sinh sống.

Tài liệu đính kèm:

  • docgioi_han_on_tap_mon_khoa_hoc_lich_su_dia_ly_lop_5.doc