Giáo án Toán học 4 - Bài: Tính chất giao hoán của phép nhân

Giáo án Toán học 4 - Bài: Tính chất giao hoán của phép nhân

I. Mục tiêu : Sau bài học, học sinh có khả năng :

1. Kiến thức:

- Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân.

2. Kĩ năng:

- Vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để làm bài tập liên quan

3. Thái độ:

- Có ý thức học tập, yêu thích môn học.

4. Góp phần phát triển các NL:

- Năng lực tự học và giải quyết vấn đề, NL tính toán.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên :

+ Sách giáo khoa Toán lớp 4, bài giảng điện tử

- Học sinh: Sách giáo khoa Toán lớp 4; Vở ghi bài.

 

doc 5 trang xuanhoa 10/08/2022 3790
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán học 4 - Bài: Tính chất giao hoán của phép nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN TOÁN LỚP 4
BÀI : TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN 
I. Mục tiêu : Sau bài học, học sinh có khả năng :
1. Kiến thức:
- Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân. 
2. Kĩ năng:
- Vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để làm bài tập liên quan
3. Thái độ:
- Có ý thức học tập, yêu thích môn học.
4. Góp phần phát triển các NL:
- Năng lực tự học và giải quyết vấn đề, NL tính toán.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên : 
+ Sách giáo khoa Toán lớp 4, bài giảng điện tử
- Học sinh: Sách giáo khoa Toán lớp 4; Vở ghi bài.
III. Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. Khởi động
- Chơi trò chơi: “Thu hoạch cà rốt”
Câu 1: Tính: 1231 × 3 =?
- Nêu cách thực hiện phép tính này.
+ Gọi HS nhận xét
+ Chúng mình cùng kiểm tra đáp án của cô nhé! 
- GV: Rất đúng, cô khen các con
Câu 2: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
2800 + 12389 = 12 389 + ........
+ Chúng mình cùng kiểm tra đáp án của cô nhé! 
- Một bạn cho cô biết, vì sao con điền được số 2800 vào biểu thức 2800 + 12389 = 12 389 + ........
- Một bạn nhắc lại cho cô tính chất giao hoán của phép cộng
GV chốt, chuyển: Tính chất giao hoán của phép nhân.
- GV chiếu tên đề bài. 
- Yc HS ghi đầu bài, 2 HS nhắc lại
 II. Bài mới
Giới thiệu bài:
Bắt từ phần Khởi động
2. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân.
a. Tính và so sánh giá trị của các cặp phép nhân có thừa số giống nhau
- GV: Cô mời các con cùng đến với ví dụ đầu tiên.
a) Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức 7 x 5 và 5 x 7
- Các con hãy nhẩm nhanh và so sánh giá trị của 2 biểu thức 7x 5 và 5 x 7
- GV hỏi: 7 x 5 =?; Còn 5 x 7 =?
 Ta có: 7 x 5 = 35
 5 x 7 = 35
- Hãy so sánh giá trị của hai biểu thức này?
- Vậy cô có thể viết 7 x 5 = 5 x 7
- Các con hãy quan sát, nhận xét về các thừa số trong hai phép nhân 5 x 7 và 7 x 5 ?
- 2 phép nhân có thừa số giống nhau thì sẽ có kết quả như thế nào?
- GV chốt: Hai phép nhân có thừa số giống nhau thì bằng nhau.
- GV chuyển: 
b) So sánh giá trị của hai biểu thức a × b và b × a trong bảng sau:
 a
b
a x b
b x a
4
8
6
7
5
4
- HS nhắc lại yêu cầu phần b
- Nêu cách tính giá trị của biểu thức a x b và b x a.
- Với a = 4; b = 8 thì a x b và b x a bằng bao nhiêu?
- Tương tự như vậy, Các con hãy so sánh giá trị của biểu thức a x b và với giá trị của biểu thức b x a trong hai trường hợp còn lại. Đó là: Với a = 6; b = 7 và với a = 5 và b = 4.
- Nếu a = 6, b= 7 thì cô mời 1 bạn so sánh cho cô 2 bthuc này.
- Còn nếu a = 5, b = 4 ..
- Giá trị của biểu thức a x b và của b x a luôn luôn như thế nào?
- Ghi bảng:
+ Ta thấy giá trị của a x b và của b x a luôn luôn bằng nhau mỗi khi ta thay từng cặp số vào chữ a và b
 Ta có: a x b = b x a
- Trong biểu thức a x b và b x a thì a, b được gọi là gì?
- Kết quả của phép nhân a x b và b x a được gọi là gì?
- Nhìn vào 2 tích a x b và b x a em có nhận xét gì về các thừa số?
- Khi đổi chỗ các thừa số của tích a x b cho nhau thì ta được tích nào?
- Khi đó giá trị của a x b có thay đổi không?
- Khi đổi chỗ các thừa số trong 1 tích thì tích đó như thế nào?
- GV: Đây chính là tính chất giao hoán của phép nhân. 
- Ghi nhớ: Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.
- GV mời 2 HS nhắc lại
* Bạn nào có thể nêu công thức biểu thị tính chất giao hoán bằng một biểu thức chứa chữ khác
* GV chuyển ý: 
c) Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1. Viết số thích hợp vào ô trống:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Các con hãy làm bài vào SGK với thời gian 2 phút.
- 1 HS gọi các bạn chữa bài
- GV hỏi: Trong phép tính cuối của phần b, tại sao con lại điền số 9. 
- Một bạn nhắc lại tính chất giao hoán của phép nhân.
- GV chốt: 
Bài 2( a, b): Tính.
- Ghi bảng: 
a) 1357 x 5 b) 40263 x 7
 7 x 853 5 x 1326
- Nhận xét các phép tính đầu của 2 phần a và b
 - À, đúng rồi. Ở tiết học trước, các con đã tìm hiểu cách nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số. Còn đối với hai phép tính phía dưới. Đây là phép nhân với số có 3,4 chữ số chúng ta chưa học. Vậy bây giờ chúng ta phải làm như thế nào để tính được kết quả?
 - Rất chính xác! Các con hãy vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để chuyển đổi phép tính nhân số có 3 chữ số thành phép tính nhân với số có 1 chữ số. 
- Yêu cầu HS làm bài vào vở. Bạn nào xong, các con gửi bài qua Zalo
- GV nhận xét bài trên Zalo hoặc AZota
- GV hỏi: Con đã vận dụng tính chất gì của phép nhân để thực hiện phép tính này?
- Khi thực hiện phép nhân với số có một chữ số, ta làm như thế nào?
- GV chốt, chuyển: Vừa rồi các con đã biết vận dụng tính chất giao hoán để giải toán rất tốt ở bài tập 1,2. Bây giờ, các con tiếp tục làm bài tập số 3 nhé.
Bài 3: Tìm hai biểu thức có giá trị bằng nhau:
 - GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV hỏi: Con đã làm thế nào để tìm được
 4 x 2145 = (2100 + 45) x 4
- Hs làm trực tiếp trên phiếu học tập, 
- Gọi HS nhận xét bài của bạn
- GV: Khi các biểu thức có dấu ngoặc đơn, thì hãy nhẩm phép tính trong dấu ngoặc đơn trước, rồi so sánh các thừa số và vận dụng tính chất giao hoán để tìm ra các cặp biểu thức có giá trị bằng nhau.
Bài 4: Điền số vào chỗ chấm:
- GV: HS chơi Quizzi
+ Câu hỏi 1: Số thích hợp điền vào chỗ chấm là: a x ....= ...... x a = a
Câu 2, a x ....= ...... x a = 0
Câu 3. Chọn đáp án đúng: Khi đổi chỗ các thừa số trong 1 tích thì tích .
- GV: 
 Đây cũng chính là nội dung BT4 trong SGK. Những bạn nào trong quá trình làm bài còn nhầm lẫn thì về nhà các con sẽ làm lại bài này vào vở nhé!
IV. Củng cố dặn dò:
- Các con đã học được gì trong tiết học hôm nay?
- Nêu tính chất giao hoán của phép nhân.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS.
- HS nhập đáp án vào ô chát
- nhân thừa số có một chữ số với lần lượt các chữ số của thừa số có nhiều chữ số theo thứ tự từ phải sang trái
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- Con vận dụng tính chất giao hoán của phép cộng
- HS lắng nghe và 2 HS nêu tên bài.
- HS ghi tên bài vào vở.
- HS quan sát.
- HS trả lời
- 2 biểu thức có giá trị bằng nhau và bằng 35
- Có 2 thừa số giống nhau là 5 và 7.
- Hai phép nhân có thừa số giống nhau thì bằng nhau.
- HS lắng nghe.
- 1 HS nêu yêu cầu phần b.
- Muốn tính được giá trị của biểu thức a x b và b x a, con thay chữ bằng số vào biểu thức rồi thực hiện tính.
- HS trả lời
- 1 HS trả lời- nhận xét.
- Nhận xét: a x b và b x a luôn bằng nhau.
- 1 HS làm- lớp quan sát, nhận xét.
- 2 HS trả lời- Nhận xét.
- Thừa số
- Tích
- HS trả lời: các thừa số của hai tích giống nhau nhưng vị trí khác nhau.
- Khi đổi chỗ .ta được tích b x a
- Không thay đổi
- 1 HS trả lời: không thay đổi.
- 2 HS nhắc lại.
m x n = n x m
- Phép tính cộng.
- 1 HS đọc yêu cầu và nội dung bài 1
- 1 HS trả lời.
- HS làm bài cá nhân.
- HS trả lời.
- 1 HS trả lời: Dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân.
- 2 HS nêu tính chất giao hoán của phép nhân- nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu. 
- 1 HS trả lời
- Đều là phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số.
- 1 HS trả lời- nhận xét.
- HS làm bài vào vở
- 1 HS trả lời: Tính chất giao hoán- Nhận xét.
- 1 HS trả lời: Ta thực hiện phép tính nhân theo thứ tự từ phải sang trái
-Tìm hai biểu thức có giá trị bằng nhau
- HS trả lời
 - HS chơi

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_hoc_4_bai_tinh_chat_giao_hoan_cua_phep_nhan.doc